Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bác Sĩ riêng của Mao - Chương 8 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.98 KB, 12 trang )

Chương 8

Giữa tháng sáu 1955 người ta gọi tôi vào Bắc Đới Hà, thành phố nghỉ ngơi ở vịnh
Bắc Hải Văn. Lãnh đạo cao cấp đảng thường đến đay tránh cơn nóng Bắc Kinh.
Mao cùng đoàn tùy tùng vừa rời đây vài ngày trước đây. Đi cùng ông có bác sĩ
Châu Thế Đào, người trước khi tôi thay. Tôi vẫn còn là giám đốc bệnh viện Trung
Nam Hải và chưa có lượt nào du lịch cùng với Mao. Cuộc gọi bất ngờ này nghĩa là
có một cái gì đó nghiêm trọng.
Tôi ngồi trên đoàn tàu đặc biệt chạy hàng ngày giữa Bắc Kinh và Bắc Đới Hà,
vàtrong ngày ấy tôi đã đến nơi.
Tôi được nói lại là Mao đêm qua ngủ không ngon giấc, sớm nay đột nhiên quyết
định ra biển bơi. Các vệ sĩ can ông đừng làm cuộc phiêu lưu dại dột này. Vấn đề ở
chỗ đêm nay ở Bắc Đới Hà có giông, và biển có sóng lớn, gió to. Sáng nay gió đã
bắt đầu mạnh lên và biển rất không hiền hoà. Các vệ sĩ sợ Mao chết đuối. Nhưng
Mao cứ khăng khăng giữ ý định và ra biển. Theo sau ông là các vệ sĩ vẻ mặt buồn
rầu.
Bảo vệ cầu cứu Uông Đông Hưng, và Uông cũng ra biển để can Mao. Nhưng Chủ
tịch, chẳng để ý đến lời khuyên của ai cả, nhảy xuống nước và bơi một cách dứt
khoát trên biển. Các vệ sĩ phải bơi theo sát ông. Uông Đông Hưng thất vọng. Nếu
xảy ra chuyện không may với Mao, ông phải chịu trách nhiệm. Ông gọi La Thụy
Khanh và Chu Ân Lai để họ trút trách nhiệm tính mạng Mao lên đầu họ. Chu
không biết làm thế nào, ngay lập tức thông báo cho cấp trên là Lưu Thiếu Kỳ,
nhân vật thứ hai sau Mao, tin rằng Lưu Thiếu Kỳ có thể khuyên Mao không liều
mạng nữa. Lưu từ chối can thiệp. Ông là người khôn ngoan và kín đáo và quyết
định để Mao muốn làm gì thì làm.
Trên bờ có Giang Thanh và bác sĩ Chu. Sự bình tĩnh của bác sĩ Chu làm bà vợ
Mao chưa hết lo. Bác sĩ Chu là người nhút nhát, tuổi chừng 50.
Giang Thanh nói:
- Chủ tịch đang vật lộn với sóng biển, và nếu cái gì đó xảy ra với ông ấy, thì đồng
chí sẽ làm gì? Đứng nhìn thôi à?
Tuy nhiên bác sĩ Chu thậm chí còn không biết bơi.


Hai người lính giúp Chu xuống chiếc xuồng nhỏ để ông có thể lại gần Mao.
Nhưng họ lại không biết điều khiển xuồng, và xuồng chao đảo trên sóng trông như
chiếc lá. Bác sĩ rất hốt hoảng. Khi Mao bắt đầu quay về bờ, thì chiếc xuồng của
bác sĩ vẫn còn lắc lư trên sóng. Bác sĩ Chu, nét mặt sợ hãi cuối cùng cũng cập bờ,
lảo đảo rời khoang thuyền. Giang Thanh nhìn ông với vẻ mặt căm thù. Chính thời
điểm ấy, bà ta cho gọi tôi.
Mao quẳng cái nhìn vào Uông Đông Hưng, thét lên:
- Anh là thằng khốn nạn và đểu giả. Anh cần phải biết tôi có thể bơi trên biển
trong thời tiết như thế này. Nhưng anh không những cản tôi, mà còn gọi các đồng
chí lãnh đạo khác nhờ giúp!
Uông Đông Hưng và La Thụy Khanh luôn luôn dưới sự che chở của Mao. Họ
phục vụ Mao một cách tin cẩn và trung thành, nhưng họ cũng nằm trong hoàn
cảnh phức tạp. Họ chịu trách nhiệm sinh mạng của Chủ tịch. Nếu ông bị chết đuối
thì không ai nhớ đến sự trung thành của họ hoặc là họ cố gắng ngăn cản lãnh tụ,
nhưng ông lại không nghe. Không những mất chức mà còn mất đầu như chơi.
Tất cả những hành động của họ, Mao nhìn nhận như là chuyện xâm phạm vào tự
do của ông, các ủy viên Bộ chính trị khác cũng muốn kiềm chế ông. Không ai có
thể bẻ gẫy được ý thích của ông, ông nhanh hiểu những ai có ý làm điều này.
Vụ việc ở Bắc Đới Hà ảnh hưởng mạnh tới mối quan hệ của Mao đối với Uông
Đông Hưng và La Thụy Khanh. Sự giận dữ của Mao trong quan hệ với họ được
tích dần từng năm và cuối cùng làm giảm lòng tin của ông.
Sự kiện trên liên quan đến tôi. Bác sĩ Chu chuyển sang công việc khác và ông lãnh
đạo bệnh viện Bắc Kinh, còn tôi chính thức trở thành bác sĩ riêng của Mao. Công
việc của tôi là điều trị, phòng ngừa bệnh và kiểm tra trạng thái sức khoẻỷ của Mao.
Trong bất kỳ sự không vừa lòng nào của Chủ tịch toii sẽ có lỗi. Kể từ đây không
những công việc mà còn tính mạng của tôi phụ thuộc vào điều là tôi sẽ chú ý đến
sức khoẻ Mao bao nhiêu. Vì thế tôi cần luôn luôn cạnh với Mao, để nghiên cứu
cặn kẽ cơ thể ông ta.
Sau khi Chủ tịch từ Bắc Đới Hà về, tôi gặp ông hàng ngày. Nguyên nhân chủ yếu
là bài học tiếng Anh. Tôi đi cùng Mao khắp nơi, ở cả Bắc Kinh, và ở cả các tỉnh.

Tôi cần phải khám tổng thể Chủ tịch.
Điều này giúp tôi đoán trước căn bệnh tương lai khi tuổi tác ông tăng lên. Ngoài ra,
khám tổng thể để giải thích nguyên nhân hàm lượng tăng cao mỡ trong máu. Tôi
biết điều này khi xem y bạ của ông. Hai năm lại đây chỉ số này của Mao vượt quá
quy định gần 1,5 lần. Chủ tịch bị thiệt hại do viêm nhiễm kinh niên thể nhẹ, và tôi
cần phải là giải thích nguyên nhân.
Tôi không muốn kể cho Mao điều này. Ông tự hào về sức khoẻ và thể lực của
mình, và tự cảm thấy căn bệnh thừa mỡ nào đấy. Ông không thích gọi bác sĩ. Năm
1951 một nhóm bác sĩ giỏi Liên-xô đã khám ông. Do bị thăm bệnh, phân tích và
hỏi han quá nhiều, Mao mất hết kiên nhẫn và bỏ dở việc khám
Tôi quay lại bài học tiếng Anh. Chúng tôi đọc tác phẩm Ăng-ghen Chủ nghĩa xã
hội: từ ảo tưởng đến khoa học. Tại thời điểm này tôi quyết định tế nhị đặt vấn đề.
Tôi giải thích Mao rằng bạch cầu tăng cao nói lên là có một viêm nhiễm nhẹ nào
đấy trong cơ thể.
Chủ tịch ngạc nhiên;
- Đâu mà viêm nhiễm ra thế. Nó là sự bày đặt trong y học hiện đại.
Tôi trấn an ông:
- Chẳng có gì nghiêm trọng đâu. Tôi muốn xác định nơi viêm nhiễm.
Sau đó tôi nói rằng tôi sẽ khám tổng thể mũi, răng, và tuyến nội tiết và việc đó
không chiếm quá nửa giờ. Ông đồng ý.
Hốc mũi bình thường. Tôi xem qua miệng. Mao chưa bao giờ đánh răng cả. Theo
thói quen của nông dân nông dân miền nam Trung quốc, ông chỉ làm sạch răng
bằng chè, mỗi buổi sáng họ nhai một nắm lá chè và xúc miệng bằng nước. Mao
khăng khăng từ chối cho xem răng. Tướng Bành Đức Hoài luôn luôn nói thẳng sự
thật, và có một lần ông khuyên tôi nên chú ý đến vấn đề vệ sinh miệng Mao. Ông
nói răng của Chủ tịch dường như có màu xanh da lá cây và khi tôi khám miệng
ông thì tôi tin điều đó. Gần như tất cả răng của ông đều có cặn cứng màu xanh
nhạt. Một số cái đã bị rụng. Tôi xem lợi, bị tấy sưng. Đáng ngạc nhiên là Mao
chưa bao giờ phàn nàn, dù rằng viêm nhiễm như thế trong miệng thường gây ra
đau nặng. Hình như ông vui lòng chịu đựng đau đớn còn hơn là gọi thày thuốc mà

ông vốn chẳng ưa gì.
- Đồng chí đã thu xếp xong rồi chứ? Mao hỏi khi tôi nói cho ông về những chiếc
răng của ông.
Tôi trả lời rằng không nghiên cứu về nha khoa và khuyên ông gọi các chuyên gia.
Mao cười phá lên và nhận xét:
- Khổng tử nói: Biết cái mình biết, biết cái mà mình chưa biết - nghĩa là biết
Sau đó tôi khám bộ phận tuyến sinh dục.
Chỗ đấy bị sưng tấy. Hình như tôi đã tìm thấy nguồn viêm nhiễm. Sau khi chuyển
vào Trung Nam Hải, Mao không tắm nữa. Ông cho rằng tắm làm mất thời gian.
Các vệ sĩ đứng trong buồng tắm. Họ lau cơ thể lãnh tụ bằng khăn bông tẩm nước
nóng, còn chính Mao lúc ấy nghiên cứu tài liệu, đọc hoặc nói chuyện với thuộc hạ.
Tôi còn nhận ra rằng kích thước tinh hoàn bên phải nhỏ hơn bình thường, nhưng
lại không nằm ở bìu. Sự khiếm khuyết như vậy thường là bẩm sinh và không ảnh
hưởng tới chức năng sinh dục, tuy nhiên dần dần có thể dẫn đến ung thư tinh hoàn.
Tôi cũng tiếp tục chú ý tới sự bất bình thường này. Để xác định vùng phân bố
viêm nhiễm, cần phải phân tích tinh trùng của Mao. Để làm điều này tôi bao một
chiếc túi mềm lên đầu dương vật của ông và mang tinh dịch về phòng thí nghiệm.
Vài ngày sau, Mao cho phép dẫn một bác sĩ răng ở đại học y khoa Bắc Kinh tới.
Tên ông là Trương Quang Hán. Tôi biết Trương từ hồi còn học ở đại học tổng hợp
liên hợp miền Tây Trung quốc. Ông hơn tôi hai tuổi và học về nha khoa.
Việc chữa răng cho Mao tiến hành cũng ở buồng ăn, nơi Mao cắt tóc và cạo râu.
Chiếc ghế tựa nhanh chóng được biến thành thành chiếc ghế để chữa răng. Trương
chuẩn bị đồ nghề, rõ ràng căng thẳng và để ý đến kết quả khám của tôi, cũng như
thái độ tính khí của chính Mao. Tôi ở vị trí này chỉ mới được vài tháng và chưa đủ
được thông tin về tính khí ông ta. Chỉ chắc một điều là Mao thích tất cả nhanh gọn
và không chuyện trò dài dòng. Tô cũng cho Trương biết là Mao đồng ý cho
Trương đến, nghĩa là ông ta muốn thực hiện tất cả những gì đã nêu ra.
Khi chúng tôi vào, Chủ tịch đang đọc một quyển sách về lịch sử Trung quốc. Ông
thích gặp khách với quyển sách trong tay. Dù rằng có đày quyền lực, ông đôi khi
bị bất an khi gặp những người ông chưa quen biết. Nhưng ông, không còn nghi

ngờ, biết rằng những người gặp ông đều bị xúc động được nhìn thấy thiên tử và
người cai quản vũ trụ. Sách làm ông an tâm và giúp ông bắt đầu chuyện trò. Để mà
bớt vẻ ngăn cách với khách, ông biết cách pha trò và trích dẫn sách. Trong cuộc
gặp lần đầu tiên ông chú ý lắng nghe và hóm hỉnh, và người đối thoại của ông trở
nên thoải mái và cởi mở. Như vậy Mao đã tận dụng tất cả những thông tin hay từ
họ.
- Đồng chí đến đây rồi - Mao đặt sách ra một bên, nhận xét - Đọc sách thực là bài
học kỳ diệu.
Ông đứng dậy chìa tay cho bác sĩ Trương bắt. Sau đó mời chúng tôi ngồi. Người
ta mang chè đến. Một vệ sĩ mang cho Mao một khăn bông tẩm nước nóng, lau mặt
và lau lau tay cẩn thận.
Mao chú ý tới nguồn gốc tên của bác sĩ. Trương giải thích rằng tên của ông Quang
Hán, Quang nghĩa là chiếu sáng, Hán - dân tộc Hán. Trung quốc - một quốc gia
nhiều dân tộc, nhưng dân tộc Hán đông hơn, khoảng 93% dân số. Khi nói về
Trung quốc thì người ta nói đến dân tộc này.
- Đồng chí cũng biết làm sáng tỏ dân tộc Hán- Mao nhận xét - Tên của đồng chí
rất nổi tiếng trong thời gian đấu tranh với triều đại nhà Mãn châu - nhà Thanh.
Triều đại Thanh sụp đổ năm 1911. Nó được hình thành bởi những những người đi
chinh phục ở bắc Trung quốc. Dân tộc Hán vĩ đại thực tế biến thành nô lệ của
những người chinh phục ngoại bang, vì thế ở Trung quốc luôn luôn có tâm lý
chống Mãn thanh rất mạnh.
Khi Mao hỏi Trương gốc gác, Trương nói là quê ông tỉnh Hà Bắc, nghĩa là phía
bắc con sông, nhưng từ lâu sống ở tỉnh Tứ Xuyên, nghĩa là bốn con sông.
- Đồng chí biết con sông nào gọi là Hà Bắc? - Mao tò mò.
- Vâng, con sông Vàng, tức Hoàng hà - nha sĩ trả lời.
Trong lịch sử Trung quốc, con sông Hoàng hà thay đổi dòng chảy của mình. Khi
người ta đặt tên tỉnh Hà Bắc, khi ấy tỉnh nằm ở phía nam của con sông. Bây giờ
Hoàng Hà lại còn tụt hẳn xuống phía nam và chảy thậm chí qua tỉnh Sơn Đông.
Mao rít thuốc và hỏi:
- Thế còn bốn con sông mang tên Tứ Xuyên?

Trương chẳng cần nghĩ ngợi nói luôn:
- Sông Minh, sông Tô, sông Giang và sông Thanh.
Mao cười và chữa lại:
- Không phải sông Thanh mà là sông Vũ, rộng hơn sông Thanh.
Trương cũng cười và nói:
- Tôi nhớ một bài thơ của đồng chí nói về Tứ Xuyên. Có câu: Nước sông Thanh
bồi đắp bờ sương mù. Vì thế tôi cũng gọi là sông Thanh.
Mao mỉm cười và nói:
- Đấy là thơ.
Sau đó Mao chuyển sang nói chuyện về trường y khoa thuộc đại học tổng hợp liên
hợp Tây Trung quốc. Người Mỹ lập nên trường này và Mao nói rằng ông rất mừng
là có người Trung quốc học ở trường Mỹ. Mao nói:
- Trong thời gian kháng Nhật, Mỹ gửi cố vấn đến Diên An và họ đã giúp chúng ta
rất nhiều. Bác sĩ Mỹ Gorge Haitem giúp đỡ chúng ta và trị được bệnh lậu. Đó là
đóng góp chính vào chiến thắng bọn xâm lược Nhật. Ông cũng là đồng nghiệp của
các đồng chí đấy.
Bác sĩ Haitem cùng với trợ lý của mình là Edward Snow có mặt ở chiến khu đảng
cộng sản Trung quốc Trung quốc năm 1936 và sau đó ở lại Trung quốc để chữa
cho các chiến sĩ giải phóng quân Trung quốc.
Mao tiếp tục:
- Mỹ đã đào tạo cho chúng ta không ít chuyên gia.
Nếu người dân thường Trung quốc nói câu này thì người ta buộc tội là phản cách
mạng, bởi vì ở Trung quốc, Mỹ được gọi chính thức là kẻ thù số một, và bất kỳ sự
tán dương Mỹ được xem như lời nói phản cách mạng.
- Như thế, tất cả các đồng chí tốt nghiệp đại học Mỹ - Mao nhận xét - Tôi kính
trọng các chuyên gia do Mỹ và Anh đào tạo.
Ông cũng khoe với Trương rằng tôi đã giúp ông học tiếng Anh và ông bắt đầu đọc
nguyên bản tác phẩm của Ăng ghen Chủ nghĩa xã hội từ ảo tưởng đến khoa học.
Tính hay chuyện và cởi mở của Mao đã làm yên lòng Trương, tôi gợi ý khám
miệng Mao. Mao phản đối.

Trương cậy hết cặn răng Mao và gắp các mẩu vụn thức ăn khỏi miệng, sau đó nói:
- Thưa Chủ tịch, Chủ tịch cần đánh răng hàng ngày. Răng đồng chí tồi lắm.
Mao phản đối:
- Tôi thường làm sạch răng bằng chè và chẳng bao giờ dùng bàn chải đánh răng cả.
Xem con hổ đấy, có bao giờ nó đánh răng đâu. Vì sao răng nó cứng và sắc.
Logic của Mao thì không ai bắt bẻ được, dù rằng khá lạ lùng. Tôi và Trương im
lặng. Mao cảm thấy rằng giành được chiến thắng lớn, nháy mắt, chua cay nhận
xét:
- Các đồng chí thấy đấy, thậm chí các đồng chí là bác sĩ bằng cấp hẳn hoi mà cũng
chẳng thể giải thích được.
Trương đồng ý:
- Xin chịu Chủ tịch!
Sau đó Trương nói cho Mao rằng cần phải nhổ vài chiếc răng hàm trên.
- Nó bị sâu rồi, những răng này là nguồn viêm nhiễm. Nếu không nhổ đi, thì nó lại
làm hỏng tiếp các răng bên cạnh.
- Có thật là nặng thế không? - Mao ngạc nhiên.
- Tôi thề với Chủ tịch đúng như thế - Trương trả lời.
- Thôi được, nhưng hãy tính toán cho đúng nhé, tôi sợ đau lắm. Tiêm thuốc tê đi.
Trương quay về phía tôi và hỏi nhỏ:
- Chủ tịch có kháng thuốc giảm đau novocain không?
- Không - Tôi trả lời - đôi lần tôi đã tiêm peneciline và novocain. Không thấy
kháng thuốc.
- Có cần phải dùng tới anestesine không? - Trương lại hỏi nhỏ - Răng này khó giữ
lắm, tôi nhổ nó chỉ trong tích tắc thôi.
- Chúng mình cứ làm như Chủ tịch đã nói - Tôi trả lời - Để ông ấy yên tâm.
Trương tiêm novocain và mấy phút sau khi bệnh nhân bị tê rồi, thì ông nhổ chiếc
răng đau.
Mắt Mao sáng lên.
- Trường học Anh Mỹ đã giành chiến thắng vĩ đại! Mao kêu lên, khẽ cười.
Sau vài ngày, lượng kháng thể trong máu trở lại mức bình thường. Mao vui vẻ

dường như trẻ con. Ông nói:
- Đồng chí đã giải quyết được vấn đề làm băn khoăn tôi nhiều năm. Đó là thành
công lớn. Hoan hô trường học Anh Mỹ!
Sáng hôm sau ông bảo tôi mang cho ông bàn chải và thuốc đánh răng và bắt đầu
cọ răng. Nhưng ông chỉ tiếp tục vài ngày. Thói quen nông dân thâm căn cố đế
đánh răng bằng chè vượt hẳn lên. Ngoài ra Mao không muốn bận thân vào việc
tắm rửa và đánh răng.
Răng Mao dần dần tồi đi, cũng như trước đây ông không khoái gì nha sĩ đến. Răng
của Chủ tịch bị xỉn đen và lần lượt rụng dần. Đến đầu những năm 1970 hàm trên
chẳng còn chiếc răng nào cả. May mắn thay, khi ông cười, chỉ thấy những chiếc
răng tốt còn giữ được, còn những răng đen và bị nhổ rồi thì nằm ở phía trong
không nhìn thấy rõ.
Xét nghiệm tuyến sinh dục cho thấy rằng Mao mất khả năng có con. Tinh dịch của
ông không có tinh trùng khoẻ. Mao từng là ông bố của một số con từ ba nhiều vợ.
Đứa sau cùng là con gái, con của Giang Thanh, tên là Lý Nạp, khi ấy khoảng 15
tuổi. Ông không thể có con, khi tuổi ông chưa tới 50. Tôi không thể giải thích
được nguyên nhân. Tuy nhiên không thể chữa được.
- Nghĩa là tôi trở thành hoạn quan phải không?
Mao đau buồn hỏi thế, khi tôi nói cho ông về sự không thể có con. Ông cực kỳ
hoảng hốt.
- Hoàn toàn không phải thế - Tôi trả lời - Phần đông quan thái giám trong cung
vua, hoàn toàn bị cắt cơ quan sinh dục. Vài người may mắn thì còn giữ được tinh
hoàn.
Phút chốc tôi hiểu rằng Mao thậm chí không có khái niệm cơ bản về các cơ quan
trong cơ thể và chức năng của chúng. Từ cuộc tiếp kiến, tôi biết rằng tinh hoàn
bên phải của ông bị teo. Tuy nhiên sự bất lực không biến ông thành hoạn quan.
Tôi bắt đầu nói để ông hiểu.
- Tinh dịch của ông không có tinh trùng, và vì thế ông không có con. Tuy nhiên
điều này là không ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng tình dục
Tôi hiểu rằng Mao hoàn toàn không vui lòng về sự bất lực của ông. Ông hoảng lên

sợ liệt dương. Một thời gian dài ông vẫn tin thành tâm rằng hoạt động tình đục bị
hạn chế ở tuổi 20 và 60. Về sau ông kẻ cho tôi rằng ông bắt đầu cuộc sống tình
dục khi chưa thành niên. Điều này xảy ra ở quê ông làng Sào Sơn. Ông vui vẻ nhớ
về sự làm quen đầu tiên với tình dục thời trẻ. Bạn tình là cô bé cùng làng 12 tuổi.
Tháng 12 năm 1953, Mao tròn 60 tuổi. Tôi là bác sĩ riêng của ông từ năm 1955, và
khi đó ông chờ đợi trong lo sợ về hết khả năng tình dục. Các bác sĩ trước tôi
thường tiêm cho ông nhung hươu. Trong y học dân tộc Trung quốc đây là một
trong thứ thuốc kích thích mạnh. Tuy nhiên dấu hiệu say yếu tình dục không thấy
mất đi, ông sống trong lo sợ. Ông muốn sống tới 80 tuổi, giữ được vẻ đẹp, khoẻ
mạnh và hoạt động tình dục, và tôi là một bác sĩ cần phải giúp ông thực hiện điều
lạ lùng như thế. Ông mất bình tĩnh, khi tôi tỏ ra nghi ngờ hiệu quả của nhung hươu.
Ngoài ra, tôi không tin vào hiệu dụng của chất này đối với cơ quan sinh dục.
Mao buồn rầu:
Các ông bác sĩ, người thì khuyên thế này, người thì khuyên thế kia. Tôi nghĩ trong
10 trường hợp thì chỉ 7 là gần đúng thôi.
Mao không đòi dùng nhung hươu nữa, nhưng đòi tôi kiếm thần dược để kéo dài
tuổi thọ và tăng tình dục. Trong hoàn cảnh ấy thì ông lại thích đưa ra các ví dụ từ
các vua Trung quốc. Ông vua lâu nhất Trung quốc là Hoàng đế, tổ tiên dân tộc
Hán, người đã tạo ra tất cả người Trung quốc. Truyền thuyết kể rằng ông đạt được
bất tử, vì ngủ với hàng nghìn con gái đồng trinh. Thậm chí các vua đời sau còn
cho rằng càng ngủ nhiều với gái thì tuổi thọ càng tăng lên. Từ đó truyền thống các
vua đều có tới hàng nghìn nữ tỳ. Hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng, lập nên nhà Tần,
theo truyền thuyết, có lần đã cử một nhà sư và năm trăm cô gái trinh bạch ra biển
khơi để kiếm thuốc trường sinh. Truyền thuyết cũng xác nhận là những người
được gửi đi là thuỷ tổ của dân tộc Nhật bản. Mao cho rằng Tần Thuỷ Hoàng là lý
tưởng của mình và cố gắng noi gương ông vua này.
Một thời gian ngắn sau khi tôi làm việc ở chỗ Mao, tôi biết rằng một bác sĩ
Rumani tìm ra công thức thuốc kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng tình dục. Thứ
thần dược này bề ngoài hồi phục sinh lực và có khả năng làm tăng độ dẻo dai ngay
cả khi chỉ dùng một lượng nhỏ. Mao rất khoái thuốc này, nhưng lại muốn, tôi phải

thử trước thần dược. Nếu nó có tác dụng với tôi, Mao nói, thì ông mới dùng.
Tôi cũng phải bóng gió nói cho ông biết tôi và ông chênh lệch nhau gần 30 tuổi và
tôi hãy còn trẻ và không có chứng bệnh ông mắc. Bác sĩ Rumani đặt tên thuốc của
mình là vitamin H3, nhưng té ra là thuốc này chưa chủ yếu novocain. Không tin
vào khả năng thần diệu của nó, nhưng cũng biết là Mao không phản ứng với
novocain, tôi quyết định đưa vitamin này cho ông dùng thử. Trong gần ba tháng
người ta bằng cách này nhồi vào cơ thể lãnh tụ, nhưng chẳng đem lại kết quả.
Trong tất cả những năm làm việc với Mao, tôi chẳng mở mang hiểu biết cho ông
về lĩnh vực y học. ý nghĩ phản khoa học cản trở ông. Tôi ngày càng ngờ rằng
nguyên nhân sự bất lực của ông là do tinh thần hơn là thể xác. Sau khi tham khảo
các chuyên gia bài tiết và thần kinh, tôi tin là tôi chẩn đúng. Tôi quyết định sử
dụng phương pháp tác động tinh thần. Tôi cho chế tạo glucoza và chế phẩm làm từ
nhân sâm, tôi đưa cho ông và nói là đây là một loại thuốc mới từ thảo mộc. Trong
thời gian đấu đá chính trị hậu quả không lường được, thì bệnh liệt dương của ông
đặc biệt xuất hiện mạnh. Nhưng đầu những năm 60, khi quyền lực của ông còn
bền vững, thì không thấy ông phàn nàn về vấn đề yếu tình dục. Tại thời gian cao
điểm Cách mạng văn hoá, cuối những năm 60, khi giữa Mao và Giang Thanh
không có quan hệ tình dục nào cả, Chủ tịch thường xuyên lôi các cô gái trẻ lên
giường, đồng thời số lượng các cô ấy tăng lên, nhưng độ tuổi lại nhỏ đi.
Lãnh tụ của chúng ta thực hiện chương trình kéo dài tuổi thọ theo công thức hoàng
đế cổ Trung quốc như thế đấy.
Mao tiếp tục tìm kiếm thuốc trường sinh, thậm chí cũng chẳng hề nghi ngờ có thứ
thuốc đó trên đời. Lại còn trong những dòng thơ ông bốc đồng viết là sẽ sống hai
trăm tuổi và bơi qua con sông lớn dài ba nghìn dặm. Những dòng thơ này là ngôi
sao dẫn đường cho ông. Ông tin điều đó cho đến cuối đời. Giữa những năm 60 ông
tuyên bố với khách nước ngoài là chuẩn bị gặp chúa trời và cụ Các Mác, đó là
mánh khóe chiến lược của ông. Năm ấy ông còn khỏe và lạc quan và lúc đó chịu
đựng đau đớn và yếu, tránh biểu lộ ra ngoài để rồi sau đó tính sổ những người đối
lập của mình. Sức khoẻ của Mao Chủ tịch và chính trị Trung quốc có quan hệ
tương hỗ.

Năm 1963, Mao đóng vai một ông già ốm yếu trước đại sứ Liên-xô ở Bắc Kinh.
Ông ta muốn dò xét phản ứng của Liên-xô trước cái chết giả tưởng của mình. Mối
quan hệ Trung quốc -Liên-xô trong những năm ấy là xấu, và vì thế đối với Mao
điều này cực kỳ quan trọng. Trước khi chuẩn bị màn kịch này, Mao một số lần tập
nhập lại vai ông già run rẩy sắp chết cho chúng tôi xem, và hỏi xem liệu ông có
giống như người sắp chầu trời hay không. Sau đó chui vào giường và cho gọi đại
sứ Liên-xô. Buổi diễn đạt được thành công.
Cũng đúng vào năm 1965, Mao nói với người bạn cũ của mình là nhàbáo Mỹ
Edward Snow rằng ông sắp chầu thượng đế. Mao rất chú ý thái độ phản ứng của
người Mỹ về tin tức ông sắp chết. Ông rất muốn cải thiện quan hệ với Mỹ. Mao tin
rằng E. Snow, tác giả cuốn sách Ngôi sao đỏ trên đất nước Trung hoa, cuốn sách
trở thành phổ biến ở Trung quốc và Anh, là người của Cục tình báo trung ương
Mỹ (CIA), và vì thế thông tin về cái chết gần kề của lãnh tụ rơi vào tay chính
quyền Mỹ. Mánh khóe tương tự Mao cũng sử dụng cũng trong cùng năm ấy cả
trước bộ trưởng bộ văn hoá Pháp Andre Malro và sau đó ông chú ý theo dõi tin tức
báo chí phương tây.
Mao thường buộc tội những người khác về lòng trung thành và tính đa nghi nhưng
chính bản thân ông lại là một trong người mánh khóe nhất và không những lừa
từng người một, mà còn lừa toàn bộ chính quyền.

×