Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề cương phân loại tài liệu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.21 KB, 9 trang )

Đề cương phân loại tài liệu
Câu 1: nêu khái niệm, những tính chất chung và các loại phân loại?
Trả lời:
Khái niệm: phân loại là sự phân chia xắp xếp các sự vật hiện tượng, khái
niệm theo một trật tự nhất định ở những cấp độ nhất định dựa trên những
thuộc tính giống và khác nhau giữa chúng để đưa chúng vào vào từng nhóm
riêng biệt tùy thuộc mục đích phân loại.
Ý nghĩa phân loại:
Giúp con người nhận thức đâỳ đủ hơn về sự hiện tượng, về đối tượng được
quản lý.
_ các tính chất chung của phân loại
a. đặc tính lớp
- Lớp là tập hợp các phần tử có chung một hoặc một số đặc tính nhất định.
Các đơn vị trong cùng một lớp thường tồn tại có chung mục đích và có
mối quan hệ trong không gian.
- Ví dụ: toán học, thiên văn học, vật lý học, hóa học đều có đặc tính chung
là nghành khoa học tự nhiên.các nghành khoa học tự nhiên đó đã tạo nên
lớp khoa học tự nhiên.
b. cơ sở phân chia lớp
- dựa vào đặc tính của sự vật hiện tượng người ta phân chia thành những
lớp. những điểm giống nhau và khác nhau của sự vật hiện tượng.
- người ta chia thành các lớp và các lớp con. Lớp phân loại bao gồm :lớp
khởi đầu và lớp phái sinh.
- Lớp khởi đầu: là lớp từ đó có thể phái sinh ra các lớp con
- Lớp phái sinh: là lớp được chia ra từ lớp khởi đầu được tạo ra bằng cách
tìm ra những điểm khác nhau trong lớp khởi đầu , điểm khác nhau này là
cơ sở phân chia lớp phái sinh.
- Ví dụ: khoa học tự nhiên là lớp khởi đầu và toán, thiên văn học, vật lý
học, hóa học là các lớp phái sinh
- Lớp có thể phân chia nhỏ tiếp tục được chia nhỏ được gọi là lớp nút lớp
nhỏ nhất không thể chia nhỏ được nữa được gọi là lớp cực biên.


- Ví dụ: toán học là lớp phái sinh . lớp này có thể chia nhỏ thành toán học
sơ cấp và toán học cao cấp . toán học sơ cấp có thể phân cấp thành số
học , đại số học, hình học sơ cấp và lượng giác học trong lượng giác có
thể phân thành lượng giác phẳng và lượng giác cầu.
c. tính đẳng cấp trong phân loại
- sự phân chia các lớp từ khái quát đến cụ thể , từ lớn đến nhỏ từ chung
đến riêng. Thực chất là phân chia theo thứ tự bậc hoặc là phân chia theo
đẳng cấp.
- quan hệ đẳng cấp được phân chia theo nguyên tắc bao tùm và phụ thuộc
2. các loại phân loại
Căn cứ vào tính chất của đối tượng phân loại
Phân loại tự nhiên: là dạng phân loại dựa vào những đặc điểm ,dấu hiệu
giống nhau và khác nhau thuộc bản chất của sự vật hiện tượng. là phân loại
dựa trên những đặc điểm thuộc bản chất của của sự vật hiện tượng
- ví dụ:sinh vật là khái niệm chỉ các vật sống bao gồm động vật và thực vật
, vi sinh vật có trao đổi chất vơi môi trường bên ngoài có sinh để lớn lên
và chết.
Phân loại nhân tạo: dựa vào dấu hiệu hình thức của sự vật hiện tượng có
tính chất ngẫu nhiên
-căn cứ vào chức năng nhiệm vụ cuả phân loại
+ phân loại cơ sở
+ phân loại bổ trợ
Phân loại khoa học:
Khoa học là hệ thống những tri thức về tất cả các quy luật của thế giới vật
chất và sự vận động của vật chất những quy luật của tự nhiên xã hội tư duy
Phân loại khoa học: là sự phân chia và sắp xếp các lĩnh vực tri thức theo 1
trật tự nhất định và dựa trên những nguyên tắc nhất định trên cơ sở xem xét
nội dung, đối tượng nghiên cứu và phạm vi ứng dụng của chúng . đối tượng
của phân loại khoa học là cá khoa học.
Phân loại tài liệu:

Là quá trình phân tích tài liệu nhằm xây dựng nội dung chủ yếu và thẻ hiện
nội dung bằng các kí hiệu của khung phân loại cụ thể, ký hiệu này có thể
đơn giản hơn hoặc phức tạp tùy thuộc vào nội dung của vấn đề cần đề cập

Câu2. nêu khái niệm và ứng dụng phân loại tài liệu?
Là quá trình phân tích tài liệu nhằm xây dựng nội dung chủ yếu và thẻ hiện
nội dung bằng các kí hiệu của khung phân loại cụ thể, ký hiệu này có thể
đơn giản hơn hoặc phức tạp tùy thuộc vào nội dung của vấn đề cần đề cập .
- ứng dụng của phân loại tài liệu:
+ tổ chức kho mở
+tổ chức mục lục tra cứu cả hiện đại và truyền thống
+xây dựng các hệ thống thư mục chuyên đề
+triển lãm giới thiệu
+phục vụ cho việc quản trị các nguồn tin, kiểm soát vốn tài liệu của thư viện
Câu 3. phân tích mối quan hệ giữa phân loại khoa học và phân loại tài liệu?
Giống nhau: đều là phân loại, nghĩa là: phân loại là sự phân chia xắp xếp
các sự vật hiện tượng, khái niệm theo một trật tự nhất định ở những cấp độ
nhất định dựa trên những thuộc tính giống và khác nhau giữa chúng để đưa
chúng vào vào từng nhóm riêng biệt tùy thuộc mục đích phân loại.
Khác nhau: Phân loại khoa học:
Khoa học là hệ thống những tri thức về tất cả các quy luật của thế giới vật
chất và sự vận động của vật chất những quy luật của tự nhiên xã hội tư duy
– phân loại dựa trên
+ sự phát hiện của các quy luật mới
+ sự phân lập các khoa học
+ sự tích hợp của các khoa học
Phân loại khoa học
+ để nhận biết cấu trúc của toàn bộ hệ thống tri thức
+ xác định vị trí cuả bộ môn khoa học nào đó nằm trong hệ thống khoa học
tri thức đó

+ Lấy đó làm cơ sở khoa học đi đến các bộ môn khoa học
Phân loại khoa học: là sự phân chia và sắp xếp các lĩnh vực tri thức theo 1
trật tự nhất định và dựa trên những nguyên tắc nhất định trên cơ sở xem xét
nội dung, đối tượng nghiên cứu và phạm vi ứng dụng của chúng . đối tượng
của phân loại khoa học là các khoa học
Quan hệ trong phân loại khoa học là quan hệ đa tuyến
Ví dụ :
Toán học: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học tư duy
Khoa học tư duy:khtn, khxh
Tâm lý học:khxh,khtd
_phân loại tài liệu :
Là quá trình phân tích tài liệu nhằm xây dựng nội dung chủ yếu và thẻ hiện
nội dung bằng các kí hiệu của khung phân loại cụ thể, ký hiệu này có thể
đơn giản hơn hoặc phức tạp tùy thuộc vào nội dung của vấn đề cần đề cập .
+ Phân loại tài liệu phải dựa vào phân loại khoa học, lấy phân loại khoa học
làm cơ sở. tuy nhiên đặc điểm của phân loại tài liệu là phân loại sản phẩm
cụ thể của trí tuệ được in ấn thành các xuất bản phẩm còn phân loại khoa
học là phân loại các khái niệm
+ không giống phân loại khoa học phân loại tài liệu là phân loại nhất tuyến
hay phân loại theo đường thẳng
+ phân loại tài liệu phải sử dung những quy ước những ngoại lệ mà phân
loại khoa học không chấp nhận mối quan hệ đồng Thời giữa nhiều bộ môn
khoa học
+ với mục đích hệ thống hóa vốn tài liệu phân loại tài liệu không chấp nhận
việc xếp một nội dung cụ thể của tài liệu vào nhiều vị trí khác nhau ttrên giá
sách cũng như trong tủ mục lục
+ so với phân loại khoa học thì phân loại tài liệu được mở rộng hơn vì đây là
phân loại thực hành với các đối tượng là các xuất bản phẩm. phân loại tài
liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nội dung chủ đề hình thức đối tượng sử
dụng.

+ các thời kỳ lịch sử:
- thời cổ đại:theo các nhà nghiên cứu phân loại tài liệu trong các thưviện
thời cổ đại đã chịu nhiều ảnh hưởng của quan điểm phân loại khoa học
của các nhà triết học đương thời
- thời trung cổ và cận đại: quan điểm về phân loại khoa học đã ảnh không
nhỏ đến việc phân loại tài liệu trong cácthư viện đặc biệt là các tu viện và
các trường đại học .
Câu 4: nêu khái niệm và các loại ký hiệu phân loại?
- do các nhà thư viện lập ra và quy ước để biểu đạt các khái niệm trong quá
trình biên soạn các khung phân loại .ký hiệu phân loại thể hiện các lớp
trong hệ thống phân loại . ký hiệu phân loại là ngôn ngữ tìm tin, là dạng
ngôn ngữ tư liệu dùng để mô tả nội tài liệu theo dấu hiệu của môn ngành
tri thức
- là ngôn ngữ tiền kết hợp có cấu trúc theo thứ bậc gồm các từ các cặp từ
diễn đặt các khái niệm được xây dựng từ trước được gắn với các ký hiệu
để thể hiện nội dung chính của tài liệu
- cấu tạo ký hiệu phân loại bao gồm :
+chữ số
+chữ cái
+các dấu quy ước
Ký hiệu phân loại có thể chỉ là chữ số, hoặc chữ cái nhưng các dấu quy ước
thì phải có sự kết hợp.
_ ký hiệu phân loại thể hiện nội dung của tài liệu
_ yêu cầu của ký hiệu phân loại:
+ đơn giản dế hiểu, đễ nhớ, tiện lợi linh hoạt khi sử dụng , mang tính phổ
biến, thuận tiện. phạm vi sử dụng rộng không bị gò bó về ngôn ngữ và văn
tự.
_ Các loại ký hiệu phân loại
- căn cứ trên hình thức của ký hiệu phân loại:
+ ký hiệu đồng nhất: là loại ký hiệu sử dụng đơn thuần một hệ thống dấu

hiệu quy ước hoặc chữ cái hoặc chữ số.
Ví dụ:bảng phân loại thập phân dewey sử dụng ký hiệu đồng nhất là là chữ
số ả rập . ưu điểm: đơn giản dễ nhớ, dễ hiểu phạm vi sử dụng rộng . nhược
điểm là khi muốn chi tiết hóa các đề mục thì ký hiệu phải thêm nhiều chữ số
và ký hiệu sẽ dài nếu mức độ chi tiết hóa cao, làm hạn chế phạm vi sử dụng
của bảng phân loại , gây khó nhớ
+ ký hiệu hỗn hợp:là loại ký hiệu sử dụng đồng thời 2 hay nhiều hệ
thống dấu hiệu quy ước, sử dụng kết hợp chữ số và chữ cái để tận dụng các
ưu thế và khắc phục các nhược điểm của các loại ký hiệu. sử dụng trong các
bảng phân loại hiên đại
-Căn cứ trên cấu tại nội dung:
+ ký hiệu theo số thứ tự: là loại ký hiệu được xây dựng trên cơ sở số
nguyên dương của một hệ đếm nào đó. Ký hiệu đơn thuần chỉ mang tính liệt
kê, không có khả năng phản ánh lôgic giữ các vấn đề mà nó biểu đạt .khả
năng chi tiết các đề mục hạn chế , khó lập ký hiệu cho các đề mục mới giáp
danh xuất hiện giữa các đề mục đã có ký hiệu cố định theo số thứ tự.
Ví dụ: với ký hiệu 527 theo số thứ tự ta chỉ biết đề mục này chiếm vị trí thứ
bao nhiêu trong đè mục của bảng phân loại, không thể biết mức độ chi tiết
cấp mấy hoặc nó là vấn đề chi tiêt hay cụ thể của môn loại tri thức nào.
Các đề mục có càng đứng về cuối thì càng có ký hiệu dài .
+ ký hiệu đẳng cấp: là loại ký hiệu bao gồm cả ký hiệu hỗn hợp và ký
hiệu đồng nhất phản ánh cấu tạo logic của các đề mục trong bảng phân loại ,
thứ bậc giữa giữa các khái niệm mà nó biểu đạt.
Phản ánh các cấp phân chia chi tiết theo trình tự từ chung đến riêng từ tổng
quát đến cụ thể . cấu tạo ký hiệu phân loại theo đẳng cấp cho phép người
biên soạn bảng phân loại có thể chi tiết hóa , bảng phân loại đảm bảo được
tính mềm dẻo , linh hoạt
Nhược điểm: phân loại một vấn đề càng cụ thể bao nhiêu thì ký hiệu càng
phải kéo dài bấy nhiêu
Tuy nhiên những ưu điểm nổi trội làm cho hầu hết các bảng phân loại trên

thế giới đều sử dụng hệ thống ký hiệu này.

Câu 5:Phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ tìm tin theo phân loại?
Ngôn ngữ tìm theo phân loại là một trong những dạng ngôn ngữ tìm tin
được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng thư viện trên thế giới cũng như ở việt
nam.
Ngôn ngữ tìm tin theo phân loại là ngôn ngữ tìm tin tiền kết hợp . áp dụng
trong phân loại chúng ta sử dụng bảng phân loại trong công tác xử lý tài liệu
và tra cứu thông tin . sau quá trình phân loại tài liệu , các ký hiệu phân loại
sẽ được xác định tương đương theo bảng phân loại cơ quan thông tin thư
viện sử dụng. từ đó chúng ta thu được những dấu hiệu để tổ chức phương
tiện để tra cứu theo phân loại
Việc sử dụng ngôn ngữ tìm tin theo phân loại, tri thức được chia thành các
môn loại lớn trong từng môn loại lớn có sự phân chiachi tiết theo nguyên
tắc : từ chung đến riêng , từ khái quát đến cụ thể , các khái niệm được sắp
xếp theo đẳng cấp. quan hệ cơ bản trong hệ thống phân loại là quan hệ thứ
bậc
- ngôn ngữ tìm tin có ưu điểm sau:
+ tính hệ thống cao, trình bày chặt chẽ logic
+sắp xếp và tập hợp tất cả các khái niệm thuộc một lĩnh vực tri thức hoặc
môn nghành và đặt ra một hệ thống ký hiệu tương ứng
+ tính phổ thông của một hệ thống phân loại dựa trên thống các ký hiệu
bảng phân loại sử dụng mà không phụ thuộc vào một ngôn ngữ nào đó .
ngược lại mục lục chủ đề và từ khóa từ chuẩn được xây dựng trên cơ sở
ngôn ngữ tự nhiên mà mỗi ngôn ngữ lại có đặc thù riêng về hình thức, từ
vựng ngữ pháp . Nên khi sử dụng các ký hiệu phân loại người các bộ thư
viện không phải tính đến việc sử lý các hiện tượng từ đồng nghĩa, từ đa
nghĩa hay cách diễn đạt như lựa chọn định từ khóa từ chuẩn hay định chủ
đề.
- Nhược điểm:

+ khoa hoc phát triển xuất hiện khái niệm mới là một hệ quả tất yếu. nhiều
nghành khoa học đan xen xuất hiện cập nhật các khái niêm mơi là một vấn
đề cần thiết. nhưng không phải bảng phân loại nào cũng làm được điều đó,
do vậy nó thường lạc hậu bất cập hơn so với thực tế.
+ việc bổ sung cac khái niệm mới vào bảng phân loại còn nhiều nan giải khó
khăn , nhiều khi làm phá vỡ tính hệ thống của trật tự xắp xếp đẳng cấp của
môn loại.
ví dụ : công nghệ sinh học và tin học được coi là nghành mũi nhọn hiện nay
nhưng trong bảng phân loại 19 lớp và bảng phân loại bbk 2 ngành này vẫn
chưa giành được vị trí thỏa đáng
+ muốn diễn đạt khái niệm phức tạp cần phải sử dụng những ký hiệu dài và
phức tạp. có thể lên tới 9 ký hiệu và chữ số.
Ký hiệu dài khó nhớ, khó tra cứu
+nhiều môn nghành đã được đua vào vị trí chưa thỏa đáng trong bảng phân
loại
+ việc tra tìm lài liệu theo phân laoij không đơn giản như tra bằng từ khóa
tra theo chủ đềvì phải nắm được cấu trúc của bảng phân loại mà thư viên và
cơ quan thông tin đang sử dụng.
Tuy nhiên để kiểm soát được các dạng tài liệu và các nguồn thông tin hiện
nay công tác phan loại tài liệu giữ một vị trí hết sức quan trọng.
Câu 6: nêu khái niệm và các bộ phận của bảng phân loại?
Khung phân loại là một hệ thống phân loại dùng để phân loại tài liệu được
trình bày dưới dạng sơ đồ nhằm phản nahs mối quan hệ logic đẳng cấp theo
thứ bậc giữa các khái niệm môn nghành tri thức nhằm mục đích áp dụng vào
phân loại tài liệu
Bảng phân loại là khung phân loại được thể hiện dưới hình thức bảng kế
những đề mục chính và đề mục chi tiết ở các mức độ khác nhau kèm theo ký
hiệu đặc trưng và dùng làm công cụ chủ yếu trong việc phân loại cho từng
tài liệu cho từng loại hình thư viện.
- các bộ phận của một bảng phân loại hiện đại:

+ Bảng chính
+ Bảng phụ
+Bảng tra chủ đề chữ cái
_ bảng chính là bảng đóng vai trò quyết định trong quá trình xác lập và định
ký hiệu phân loại cho tài liệu cũng như trong quá trình xây dựng mục phân
loại ký hiệu phân loại của của các đề mục được quy định sẵn trong bảng
phân loại.
- Bảng phụ hay còn gọi là bảng trợ ký hiệu. thông thường các bảng trợ ký
hiệu thường có các:
+ trợ ký hiệu hình thức
+ trợ ký hiệu chuyên nghành
+ trợ ký hiệu địa lý
+ trợ ký hiệu ngôn ngữ
Các bảng trợ ký hiệu là phương tiện để chi tiết hóa các đề mục theo nhiều
khía cạnh khác nhau có thể là nội dung hoặc hình thức
+ tạo khả năng chi tiết hóa các đề mục
+ phản ánh các khía cạnh phụ của tài liệu . Đồng thời mở rộng khả năng
đánh ký hiệu của bảng chính
+ Làm cho hệ thống ký hiệu của bảng phân loại thống nhất về nội dung và
hình thức, dễ nhớ, dễ sử dụng
+ rút ngắn khối lượng của bảng phân loại mà vẫn không giảm số lượng các
đề mục của bảng.
Số lượng các bảng trợ ký hiệu trong các bảng phân loại không hoàn toàn
giống nhau. Bảng phân loại thập phân dewey, bảng phân loại thập phân bách
khoa có tới 7 bảng trợ ký hiệu trong khi đó bảng phân loại bbk hay bảng
phân loại 19 lớp chỉ có 4 bảng trợ ký hiệu . thường thì các bảng phân loại
thường có 3 bảng trợ ký hiệu
+ bảng trợ ký hiệu hình thức: hay còn gọi là bảng tiểu phân mục chung
trong DDC, hay bảng mẫu chung trong DDK . phản ánh các khía cạnh của
tài liệu được lặp đi lặp lại trong tất cả các ngành khoa học, phản ánh vấ đề

theo nội dung đề tài, hình thức xuất bản, công dụng mục đích sử dụng của tài
liệu
+ bảng trợ ký hiệu địa lý: phản ánh phân chia theo khu vực, lãnh thổ. Dựa
vào dấu hiệu lãnh thổ, thành phần là chữ cái hoặc cả chữ cái và chữ số đặt
trong ngoặc đơn hoặc không là tùy theo quy định của từng bảng phân loại
Ví dụ: bảng phân loại 19 lớp của thư viện quốc gia việt nam
Thế giới : (T)
Phe xhcn: (T1)
Châu á : (4)
Châu âu: (5)
Trung quốc: (N414)
+ Bảng trợ ký hiệu chuyên ngành hay là trợ ký hiệu phân tích hoặc bảng
mẫu riêng: dùng để chi tiết hóa các đề mục trong từng ngành khoa học cụ
thể. In ngay sau ký hiệu, và tên của đề mục đó.
Ngoài ra còn có bảng trợ ký hiệu thời gian, ngôn ngữ xuất bản, các dân tộc.
_ cách gép: kết hợp phân loại bảng chính và bảng phụ
Ghép trực tiếp: bảng chính + bảng phụ
Ghép thông qua các dấu: =, -, “ ”, ( ), ., …

- Bảng tra chủ
- Là bảng tra cứu các chủ đề khái niệm đã được phản ánh trong bảng phân
loại, bảng tra cứu chủ đề được sắp xếp theo vần chữ cái , các chủ đề, có
góc độ nghiên cứu ký hiệu phân loại tương ứng. thực chất các bảng tra
cứu chủ đề là bảng tra ngược các khái niệm , các vấn đề trong phân loại.
- Ý nghĩa: giúp cán bộ thư viện phân loại có thể nhanh chóng xác định
được vị trí môn loại cho vấn đề cần phân loại.
Câu 7 : Các khuynh hướng phân loại của thế giới hiện nay? So sánh vơi các
khuynh hướng phân loại của việt nam?
- Công tác phân loại tài liệu trên thế giới:
a. thời kỳ cổ đại

Công tác phân loại tài liệu được áp dụng từ rất sớm gắn liền với sự xuất
hiện của các thư viện cổ xưa
Vào thế kỷ thứ 7 trước cn thư viện của Atxeri dã có tiến hành công tác
phân loại tài liệu. 20.000 tấm đất sét sách thời bấy giờ đã sắp xếp phân loại
theo các nhóm : lịch sử, luật pháp, kiến thức tụ nhiên, ma thuật, giáo lý ,
thần thoại…
Đến thế kỷ thứ 3 trước cn, tại Ai cập xuất hiện thư viện Alechxangdri
một thư viện thời cổ đại vốn sách là 700.000 bản sách viết tay trên da cừu
và papirut.Nhà bác học vĩ đại Calimac Ptolomep đã phân loại sắp xếp biên
mục cho 90.000 bản sách. Chia tài liệu thành 120 nhóm, với 120 lớp gồm:
anh hùng ca, thơ trữ tình, kịch, lịch sử triết học, nghệ thuật, khoa học tự
nhiên: toán học, địa lý , thiên văn, đạo luật . các lớp được sắp xếp theo thời
gian.

×