Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cách pha sữa đảm bảo chất dinh dưỡng pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.71 KB, 6 trang )

Cách pha sữa đảm bảo chất dinh dưỡng
Cứ nghe chuyện pha sữa cho con uống, tưởng rằng
dễ ợt, và bố mẹ nào cũng có thể thực hiện một cách
nhanh chóng. Nhưng thực tế không phải như vậy. Pha
sữa không đúng cách khiến bé có thể bị tiêu chảy
hoặc táo bón khi uống sữa.

Sữa pha xong cần cho bé ăn ngay
Cách tốt nhất, bố mẹ nên pha sữa vừa đủ một cữ bú
và cho con măm măm ngay không phải bảo quản tủ
lạnh.
Khi pha sữa, trước hết, bố mẹ cần phải tiệt trùng các
dụng cụ pha sữa, bình sữa. Mẹ nên đặt nồi đun sôi
nước, sau đó đặt các bình sữa vào đun sôi tiếp 15
phút nữa. Tiếp đó, cho núm vú, nắp đậy, nắp vặn vào
đun tiếp 5 phút. Nối nước sôi phải đổ đầy, tránh để
núm vú, bình sữa tiếp xúc với đáy nồi.
Nếu mẹ dùng bình thủy tinh cho bé, sau khi đun
xong, không nên vớt bình ra ngay. Sự thay đổi nhiệt
độ khiến bình rất dễ vỡ đấy nhé!
Trước khi pha sữa cho con, bao giờ bố mẹ cũng phải
rửa tay sạch sẽ.
Mẹ chú ý trên nắp/bao bì của hộp sữa bao giờ cũng
hướng dẫn rất cụ thể và tỉ mỉ: độ tuổi bao nhiêu, pha
bao nhiêu thìa sữa, tương ứng với bao nhiêu ml.
Trong hộp sữa cũng luôn có sẵn thìa để đong sữa. Mẹ
phải pha đúng và chính xác tỉ lệ này mới đảm bảo
đúng dinh dưỡng cho con.
Nếu mẹ pha sữa quá đặc, có thể khiến con bị táo bón
và gây hại thận vì làm việc nhiều. Nếu mẹ pha sữa
quá loãng, không đảm bảo chất dinh dưỡng cho con.


Mẹ chỉ nên thay đổi tỉ lệ pha sữa khi có sự chỉ định
của bác sỹ trong trường hợp con có vấn đề về sức
khỏe. Cách tốt nhất để giữ đúng tỷ lệ lượng nước và
lượng sữa, mẹ nên pha đủ tỉ lệ nước ấm trước rồi mới
cho sữa vào sau.
Đun sôi nước và pha với nước lọc để nguội theo nhiệt
độ trên bình sữa quy định. Thông thường là từ 40 –
50 độ C, rót lượng nước cần dùng vào bình. Trước
khi pha, mẹ nên nhỏ vài giọt vào mu bàn tay để thử
độ nóng của nước. Tránh thử bằng miệng. Nếu nước
pha sữa quá nóng hoặc quá lạnh so với nhiệt độ quy
định cũng sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng của sữa.

Mẹ cần rửa sạch tay trước khi pha sữa cho bé
Sau khi cho đủ lượng sữa vào nước, mẹ có thể đậy
nắp bình và lắc đều cho đến khi sữa tan hoàn toàn
trong nước. Nếu mẹ lắc mãi mà thấy sữa không tan
hết, vón cục, nên kiểm tra lại hạn sử dụng của sữa,
tránh để bé bị uống sữa có vấn đề.
Mẹ chỉ nên pha một lượng sữa vừa đủ với bé. Nếu bé
uống không hết, mẹ có thể uống hộ bé phần sữa thừa.
Nếu để lại lượng sữa đó lâu, có thể lượng sữa đó sẽ bị
nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi
trường nước ấm và theo nước bọt của bé vào sữa.
Nên đậy kín hộp sữa sau mỗi lần sử dụng và để ở
những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực
tiếp. Hộp sữa đã được mở ra, chỉ nên dùng trong 1
tháng trở lại.
Khi mẹ pha sữa đúng cách mà con vẫn bị táo bón
hoặc tiêu chảy, không lên cân, cần hỏi ý kiến bác sỹ

hoặc thay đổi loại sữa mẹ nhé!
Sau khi con ti sữa, mẹ cần vệ sinh dụng cụ sạch sẽ:
như tráng tất cả bình sữa, núm vú, nắp đậy qua
nước. Sau đó cho dung dịch cọ rửa bình sữa dành
riêng cho bé vào để rửa. Dùng bàn chải cọ bình sữa
dành riêng cho bé để cọ sạch sẽ, không để vết sữa
bám. Có thể dùng muối ăn sát vào bên trong núm vú
để rửa sạch các vết sữa. Rửa sạch tất cả các dụng cụ
đó dưới vòi nước xối mạnh.

Theo Afamily

×