Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CẬN THỊ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.33 KB, 8 trang )

CẬN THỊ
Trẻ em thường sẽ không nói với các bậc cha mẹ về
những thay đổi bất thường của mắt, vậy nên các phụ
huynh phải thường xuyên theo dõi những biểu hiện
của trẻ và có những biện pháp chữa trị phù hợp.

Bệnh cận thị ở trẻ em đang ngày càng gia tăng
(google image)
Chữa trị

Đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng, là cách đơn
giản để chữa trị cận thị và thường mang lại hiệu quả.
Trẻ em nên được đưa đi kiểm tra hàng năm để phát
hiện những thay đổi của mắt.

Phẫu thuật mắt: Sử dụng phương pháp LASIK hoặc
PRK.

Phẫu thuật LASIK là phẫu thuật tạo ra một vạt giác
mạc và loại bỏ một số mô trước khi lắp vạt giác mạc
đó. Phương pháp này giúp giảm bớt độ dài của mắt từ
trước ra sau và giúp mắt có thể tập trung một cách
bình thường.

Phẫu thuật PRK là phẫu thuật loại bỏ một số mô ở bề
mặt của mắt để sửa độ cong của giác mạc.

Độ tuổi phẫu thuật: Các bậc cha mẹ cần lưu ý chỉ
cho con mổ mắt khi độ cận đã ổn định (18 tuổi trở lên
và độ tuổi mổ mắt tốt nhất là khoảng 23 tuổi).


Trước khi phẫu thuật: Cần cho bé đến bác sĩ để
kiểm tra có bệnh gì về mắt hay không (bệnh cườm,
tăng áp suất nhãn cầu, các bệnh nhiễm trùng về mắt,
khô mắt…).

Sau khi phẫu thuật: Với bất kì phương pháp phẫu
thuật nào đều có thể xảy ra biến chứng như rách vạt,
đứt vạt giác mạc với tỷ lệ rất thấp dưới 1%, hoặc biến
chứng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Để phòng tránh
những tổn hại cho mắt sau phẫu thuật, các bậc cha mẹ
cần chú ý cho con:

- Ngủ vài giờ sau ca phẫu thuật để giúp mắt bớt khó
chịu.

- Đeo kính bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày trong 7 ngày
sau khi mổ để tránh bụi bặm, dị vật bay vào mắt.

- Hạn chế tối đa xem phim, nhìn màn hình máy tính,
thường xuyên nhỏ nước mắt nhân tạo.

- Không để nước vào mắt trong tuần đầu sau khi mổ.
Tuyệt đối không dụi tay lên mắt.

- Không đi bơi, tắm biển, chơi những môn thể thao
hoạt động mạnh trong ba tháng sau khi mổ.

- Đưa bé đến bệnh viện ngay nếu mắt mờ đột ngột,
đau buốt, chảy nước mắt nhiều và kéo dài trên 6 giờ.


Bệnh cận thị ở trẻ em đang ngày càng gia tăng
(google image)
Phòng tránh cận thị

- Cứ sau khoảng 45 phút đọc sách, bạn hãy cho trẻ
nghỉ 15 phút, đưa mắt nhìn ra xa để hết co thắt thị
giác. Ngay cả những máy móc hiện đại nhất cũng cần
nghỉ ngơi thường xuyên nên điều này cũng đúng với
đôi mắt.

- Đảm bảo trẻ có đủ ánh sáng khi đọc sách hoặc làm
những công việc liên quan tới mắt. Giảm căng thẳng
về mắt cũng làm giảm đau đầu và sự mệt mỏi.

- Ngồi đúng tư thế với khoảng cách nhìn vừa phải để
làm giảm áp lực lên nhãn cầu và giúp chúng giữ
nguyên hình dạng:

Tư thế ngồi: ngồi thẳng lưng, khép chân, hai bàn
chân để ngay ngắn sát nền nhà.

Khoảng cách nhìn: Khoảng cách từ mắt trẻ đến sách
vở trung bình là 25 cm đối với học sinh tiểu học, 30
cm với học sinh trung học cơ sở, 35 cm với học sinh
trung học phổ thông và người lớn. Cha mẹ cần
thường xuyên nhắc nhở, không để các em cúi sát mắt
vào sách vở, nằm bò lên bàn, áp má lên bàn học khi
đọc hoặc viết.

Khi đọc sách buổi tối, cần đèn đủ sáng và có chụp

phản chiều. Không dùng đèn ống neon, nên dùng
bóng điện dây tóc.

Đeo kính khi đi dưới ánh nắng mặt trời để làm giảm
những tác động của ánh sáng đến mắt.

Cha mẹ cần chú ý cho bé ăn uống đầy đủ chất như
thực phẩm chứa nhiều vitamin A như gan, trứng, các
loại rau có màu đỏ, cam, vàng như cà chua, gấc, cà
rốt, bí đỏ, các loại rau màu xanh đậm , đồng thời bổ
sung thêm vitamin A, B, Polyvitamine, Difrarel E,
dầu gấc

Chỉ cần nhận thức và cảnh giác với những dấu hiệu
của trẻ, bạn sẽ giữ cho trẻ có một đôi mắt khỏe mạnh.
Bạn nên chú ý tới các dấu hiệu về mắt của bé để có
phương pháp chữa trị phù hợp
Quan sát trẻ nếu thấy những dấu hiệu :

- TRẺ TRÁNH NHỮNG MÔN THỂ
THAO ĐÒI HỎI PHẢI CÓ TẦM
NHÌN XA

- TRẺ NGỒI SÁT BẢNG

- TRẺ KÊU ĐAU ĐẦU

- TRẺ KÊU NGỨA MẮT HOẶC MỎI
MẮT


Thùy Linh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×