Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Con ăn nhiều nhưng không lớn? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.89 KB, 7 trang )

Con ăn nhiều nhưng không lớn?
Trên các diễn đàn làm cha mẹ online, các bố mẹ
thường hay than phiền với nhau: “Trộm vía con ăn
được. Uống sữa này đi ngoài đều đặn. Nhưng khổ nỗi
là con không tăng cân”.

Con ăn nhiều nhưng không lớn? (google image)
Vì sao con lại không tăng cân?

Trên các diễn đàn làm cha mẹ online, các bố mẹ
thường hay than phiền với nhau: “Trộm vía con ăn
được. Uống sữa này đi ngoài đều đặn. Nhưng khổ nỗi
là con không tăng cân”. Và hầu như tất cả các loại
bánh, sữa, thức ăn… cha mẹ cho con ăn, chỉ với một
mong muốn: làm sao con lớn nhanh như thổi và tăng
cân vù vù.

Tuy nhiên không phải con không tăng cân nghĩa là
con không lớn và không phát triển. Những tháng đầu
đời, con thường tăng khoảng từ 1- 2kg/tháng tùy theo
từng bé. Và khi con lớn, mỗi tháng con chỉ tăng từ
200 - 300g/tháng và thậm chí còn không tăng gam
nào. Nhưng đó là tốc độ tăng trưởng bình thường của
các bé, không vì thế mà bố mẹ nên lo lắng.

Có một số lý do khiến con ăn nhiều mà vẫn không
lên cân. Bố mẹ hãy thử xem con mình có bị vướng
một trong những “lỗi” sau đây không:

Con ăn nhiều nhưng ít chất béo: Các bố mẹ hãy thử
so sánh xem nhé! Trong khi 1g chất bột đường, chất


đạm cho 4Kcal thì 1g chất béo cho đến 9Kcal. Đối
với trẻ dưới 5 tuổi, loại chất béo tốt nhất cho trẻ là
các loại tinh dầu luyện làm từ đậu nành, phộng, mè
cho trực tiếp vào bột/cháo đang nóng của con.

Khi trẻ lớn, vẫn có thể sử dụng dầu tinh luyện cho
vào thức ăn nếu trẻ chậm tăng cân. Nếu con bị ngán,
có thể thay đổi cho con ăn các món xào, món chiên,
thịt rim…

Lượng chất béo được khuyên dùng cho mỗi bữa ăn
chính của trẻ là 8-10g (tương đương với 2 muỗng
canh nhỏ hoặc 3 muỗng cafe cán dài).

Bé trên 6 tháng tuổi nhưng chỉ bú mẹ hoặc uống sữa
không ăn bất kỳ một thức ăn nào khác cũng dễ gây
thiếu chất cho bé.

Hơn thế, cùng một dung tích và cách chế biến đúng
thì cháo cung cấp năng lượng nhiều hơn bột, bột cung
cấp năng lượng nhiều hơn sữa.Nhiều gia đình sợ dạ
dày con chưa phát triển hoàn thiện, chưa tiêu hóa
được thức ăn nên thường nấu bột/cháo quá loãng so
với tháng tuổi của trẻ.

Bé ăn nhiều nhưng chủ yếu là thức ăn vặt hoặc trái
cây, thiếu chất béo hoặc tinh bột trong bữa ăn của trẻ
cũng khiến con chậm tăng cân. Rau, củ, quả dùng để
nấu cháo/bột cho bé sẽ cung cấp ít năng lượng hơn
dùng gạo nấu cho bé.


Bé ăn nhiều nhưng kém tiêu hóa, hấp thu: Theo các
bác sĩ khuyến cáo, tình trạng này thường xảy ra ở trẻ
thường xuyên sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh
nhiễm trùng (viêm họng, viêm amidan, viêm phế
quản ).

Hệ khuẩn có lợi cho cơ thể thường trú trong ruột bị
kháng sinh tiêu diệt dẫn đến biếng ăn, kém tiêu hóa,
kém hấp thu. Việc bổ sung men vi sinh bằng cách
cho trẻ ăn sữa chua, hoặc sử dụng các loại thực phẩm
chức năng, các dược phẩm có chứa các vi khuẩn có
lợi cho đường ruột sẽ giúp bé dễ tăng cân hơn.

Bé bị nhiễm giun, sán cũng dẫn đến trẻ ăn nhiều
nhưng chậm lớn: Vì bé đã bị các ký sinh trùng đường
ruột này chia bớt lượng thức ăn ăn vào. Bố mẹ cần
tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần.

Giải pháp cho các bố mẹ

Điều quan trọng nhất là bố mẹ nên cho con ăn dặm
đúng tuổi (từ khi con được 4 - 6 tháng tuổi)

Khi trẻ biếng ăn do bệnh nên cố gắng duy trì các bữa
ăn bột, cháo cho trẻ nhưng không ép. Nếu trẻ ăn ít thì
bổ sung thêm sữa hoặc những món ăn trẻ thích ngay
sau bữa ăn. Không nên cho chỉ cho trẻ uống sữa trong
thời gian trẻ bị ốm. Điều này làm trẻ quen và khi hết
bệnh chỉ đòi uống sữa mà không chịu ăn nữa.


Trong các bữa ăn hàng ngày của con, cho trẻ ăn đa
dạng các thực phẩm và chú ý trong mỗi bữa ăn đều
có đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau). Chú ý
đến lượng thực phẩm cần dùng cho trẻ trong mỗi bữa
ăn.

Các món ăn vặt chỉ nên ăn ngay sau bữa ăn chính
hoặc bữa phụ xem như bổ sung, không cho trẻ ăn
giữa hai bữa ăn sẽ gây hiện tượng ngang dạ.

Khi các bé bị ốm, bé cần nhiều năng lượng hơn lúc
bình thường để chống lại các tác nhân gây bệnh và
chịu đựng các triệu chứng khó chịu của bệnh. Bố mẹ
cần cho con ăn nhiều bữa, ăn loãng để con dễ hấp
thu.

Trong sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ nên cho con uống
nhiều nước, tránh ăn hoặc uống thức ăn quá lạnh.
Hạn chế cho con tiếp xúc nơi đông người trong mùa
dịch hoặc dễ lây bệnh, nơi có nhiều khói thuốc lá.
Theo Afamily

×