Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Luận văn: Tìm hiểu SVG và xây dựng ứng dụng tìm đường đi trên bản đồ dựa trên đồ họa vectơ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.35 KB, 20 trang )











TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM


HUỲNH NGỌC ĐOÀN - 0112083
LÊ ANH TOÀN - 0112074



TÌM HIỂU SVG
VÀ ỨNG DỤNG


LUẬN VĂN CỬ NHÂN TIN HỌC

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS DƯƠNG ANH ĐỨC
Th.S LÊ THỤY ANH





NIÊN KHÓA 2001 - 2005









i

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

















































ii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


















































iii


LỜI CÁM ƠN
Chúng em xin chân thành cám ơn Khoa Công Nghệ Thông
Tin, trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TpHCM đã tạo điều

kiện tốt cho chúng em thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp
này.
Chúng em xin chân thành cám ơn Thầy Dương Anh Đức và
Thầy Lê Thụy Anh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng em
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chúng em xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô trong Khoa
đã tận tình giảng dạy, trang bò cho chúng em những kiến thức
quý báu trong những năm học vừa qua.
Chúng con xin nói lên lòng biết ơn sâu sắc đối với Ông
Bà, Cha Mẹ đã chăm sóc, nuôi dạy chúng con thành người.
Xin chân thành cám ơn các anh chò và bạn bè đã ủng hộ,
giúp đỡ và động viên chúng em trong thời gian học tập và
nghiên cứu.
Mặc dù chúng em đã cố gắng hoàn thành luận văn trong
phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong nhận được sự
cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý Thầy Cô và các
bạn.
Nhóm thực hiện
Huỳnh Ngọc Đoàn và Lê Anh Toàn
07/2005











iv






LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của Internet đang vươn tới mọi ngóc ngách trong đời sống kinh
tế, xã hội. Các ứng dụng của Internet đang làm cho cuộc sống ngày hoàn thiện hơn,
rút ngắn khoảng cách về không gian. Các công ty lớn trên thế giới đang chuyển
hướng công nghệ của mình vào siêu xa lộ thông tin. Họ ra sức phát triển các cơ sở
hạ tầng, các ứng dụng, các dịch vụ giá trị gia tăng và các chuẩn mực. Nếu nhà phát
triể
n nào tạo ra một chuẩn mực tốt thì sẽ chiếm lĩnh được thị trường, lật đổ những
chuẩn mực trước đó. Sự phát triển công nghệ cho Internet đang thu hút các tổ chức,
các công ty ra sức áp đặt các chuẩn mực riêng của mình lên ngành công nghiệp này.
Hệ quả là thế giới đã chứng kiến nhiều sự thay đổi chuẩn mực, kèm theo đó là phí
tổn khi phải chuyển đổi từ định dạng theo chuẩn cũ sang định dạng của chuẩn mới.
Một những sự chuyển đổi đó là sự chuyển đổi từ các định dạng ảnh quét này
sang định dạng ảnh quét khác, chuyển từ định dạng ảnh quét sang định dạng ảnh
véc-tơ. Khi các ảnh đã được mô tả bằng véc-tơ, các hệ nến, các trình soạn thảo và
các ứng dụng đòi hỏi phả
i có một hệ thống quy ước chung để xử lý. Một loạt các
chuẩn véc-tơ đã ra đời nhưng đều là các định dạng độc quyền của từng công ty. Từ
năm 1999, chuẩn đồ họa véc-tơ SVG đã ra đời đánh dấu sự hợp nhất của các công
ty trong việc xử lý đồ họa véc-tơ.
Sự xuất hiện của SVG đã dẫn đến một loạt
ứng dụng đã ra đời, tận dụng được

những ưu điểm của chuẩn này. Trong các ứng dụng của SVG, ứng dụng bản đồ là
thể hiện rõ nhất tính ưu việt của SVG. Như vậy tại sao không tận dụng SVG và GIS
để tạo ra một chương trình tìm kiếm đường đi trên bản đồ?









v

Với ý tưởng trên, chúng em đã chọn và tập trung phát triển đề tài “Tìm hiểu
SVG và xây dựng ứng dụng tìm đường đi trên bản đồ dựa trên đồ họa véc-tơ”.



Nội dung của luận văn được chia làm 5 chương như sau:
Chương 1. Mở đầu: giới thiệu vai trò của đồ họa véc-tơ và GIS. Dẫn nhập
khả năng sử dụng SVG kết hợp GIS để tạo bản
đồ, l ý do thực hiện đề tài, đồng thời
giới thiệu sơ lược về đề tài và mục tiêu phải đạt được.
Chương 2. Các vấn đề tổng quan: khái quát về chuẩn véc-tơ cho bản đồ, các
định dạng véc-tơ thông dụng hiện nay và minh họa bằng các ví dụ đơn giản, mô
hình đối tượng tài liệu DOM, ngôn ngữ XML, cũng như trình bày về những điều cơ
bản nhất c
ủa hệ thống thông tin địa lý GIS.
Chương 3. Cấu trúc định dạng tập tin SVG: trình bày chi tiết về SVG, các

thành phần chính thường được sử dụng trong đặc tả SVG, kiến trúc nội vi SVG,
kiến trúc ứng dụng SVG.
Chương 4. Giải pháp cho vấn đề phát triển ứng dụng bản đồ dựa trên đồ
họa véc-tơ SVG: trình bày các vấn đề liên quan trực tiếp đến việc xây dựng ứng
dụng.
Chương 5. T
ổng kết: tóm lại các vấn đề đã giải quyết và nêu ra một số hướng
phát triển trong tương lai.









vi

MỤC LỤC
Chương 1
Mở đầu 14
1.1 Vai trò của đồ họa véc-tơ trong ứng dụng bản đồ 14
1.2 Mục tiêu của đề tài 15
Chương 2 Các vấn đề tổng quan 16
2.1 Tổng quan về chuẩn véc-tơ cho bản đồ 16
2.1.1 Giới thiệu về chuẩn véc-tơ cho bản đồ 16
2.1.1.1 Chuẩn chính thức 16
2.1.1.2 Chuẩn bất thành văn 17


2.1.2 Các định dạng của véc-tơ 18
2.1.2.1 SVF 18
2.1.2.2 DWF 20
2.1.2.3 Flash (còn gọi là SWF) 21
2.1.2.4 PGML 22
2.1.2.5 WebCGM 23
2.1.2.6 VML 24
2.1.2.7 PDF 27
2.1.2.8 SVG 30
2.1.2.9 VRML 36
2.1.2.10 HGML 37
2.1.2.11 DrawML 38
2.1.3 Mô hình DOM 39
2.1.4 Ngôn ngữ XML 40
2.1.5 Tổng quan về GIS 42
2.1.5.1 Khái niệm GIS? 42
2.1.5.2 Các thành phần của GIS 42
2.1.5.3 - Chuyên viên (personnel): nhân viên, chuyên viên phân tích,
thiết kế, phát triển, bảo trì hệ thống thông tin dữ liệu GIS 42

2.1.5.4 Chức năng của GIS 42
2.1.5.5 Các ứng dụng cơ bản trong thực tế của GIS 42
Chương 3 Cấu trúc định dạng tập tin SVG 44
3.1 Định nghĩa 44
3.2 Sự tương thích với các chuẩn khác 44
3.3 Loại MIME của SVG và Không gian tên SVG 46
3.3.1 Loại MIME của SVG, mở rộng tên tập tin và loại tập tin Macintosh: 46
3.3.2 Không gian tên SVG, định danh công cộng và định danh hệ thống: 47
3.4 Định nghĩa một phân đoạn tài liệu SVG : thành phần ‘SVG’ 47
3.4.1 Tổng quan: 47

3.4.2 Thành phần ‘svg’: 50
3.5 Gom nhóm : thành phần ‘g’: 52









vii

3.6
Tham chiếu và thành phần ‘defs’: 53
3.6.1 Tổng quan: 53
3.6.2 Các thuộc tính tham chiếu URI: 57
3.6.3 Thành phần ‘defs’ 58
3.7 Thành phần ‘desc’ và ‘title’: 59
3.8 Thành phần ‘symbol’: 62
3.9 Thành phần ‘use’: 62
3.10 Thành phần ‘image’: 74
3.11 Các hình cơ bản 77
3.11.1 Hình chữ nhật – thành phần ‘rect’ 77
3.11.2 Hình tròn – thành phần ‘circle’ 79
3.11.3 Hình e-lip – thành phần ‘ellipse’ 79
3.11.4 Đường thẳng – thành phần ‘line’ 81
3.11.5 Đường gấp khúc – thành phần ‘polylinbe’ 82
3.11.6 Đa giác – thành phần ‘polygon’ 83
3.12 Hệ trục toạ độ, các phép biến đổi và các đơn vị đo 84

3.12.1 Giới thiệu 84
3.12.2 Khung nhìn ban đầu 85
3.12.3 Hệ trục toạ độ ban đầu 87
3.12.4 Các phép biến đổi hệ trục toạ độ 88
3.12.5 Thuộc tính ‘transform’ 95
3.12.6 Thuộc tính ‘viewBox’ 97
3.12.7 Thuộc tính ‘preserveAspectRatio’ 100
3.12.8 Thiết lập khung nhìn 106
3.13 Định kiểu (styling) 108
3.13.1 Các thuộc tính định kiểu của SVG 108
3.13.2 Định kiểu dùng thuộc tính trình diễn 108
3.13.3 Định kiểu bằng CSS 109
3.13.4 Thành phần ‘style’ 112
3.13.5 Thuộc tính ‘class’ 112
3.13.6 Phạm vi của trang định kiểu: 113
3.14 Đường xén 114
3.14.1 Giới thiệu: 114
3.14.2 Đường xén ban đầu 114
3.14.3 Thuộc tính ‘overflow’ và ‘clip’ 114
3.14.4 Đường xén đối với khung nhìn và đường xén đối với ‘viewBox’ 116
3.14.5 Thiết lập đường xén mới 117
3.15 Thành phần ‘path’ 121
3.15.1 Giới thiệu 121
3.15.2 Thành phần ‘path’ 121
3.15.3 Dữ liệu đường (path data) 121
3.16 Thành phần ‘text’ 122
3.16.1 Giới thiệu 122










viii

3.16.2
Thành phần ‘text’ 123
3.16.3 Thuộc tính thiết lập phông chữ cho thành phần ‘text’ 126
3.16.4 Thuộc tính canh lề 127
3.16.5 Thành phần ‘tspan’ 128
3.16.6 Thành phần ‘tref’ 131
3.17 Vẽ chữ dọc theo một đường 132
3.17.1 Giới thiệu: 132
3.17.2 Thành phần ‘textPath’ 133
3.18 Khả năng ảnh động của SVG - thành phần ‘animate’ 138
3.18.1 Giới thiệu 138
3.18.2 Các thành phần ảnh động 139
3.18.2.1 Tổng quan 139
3.18.2.2 Mối quan hệ của ảnh động SVG với SMIL Animation 139
3.18.3 Ví dụ ảnh động: 141
3.19 Viết script (kịch bản) 142
3.19.1 Chỉ định ngôn ngữ viết script 142
3.19.1.1 Chỉ định ngôn ngữ viết script mặc định 142
3.19.1.2 Khai báo cục bộ ngôn ngữ viết script 143
3.19.2 Thành phần ‘script’ 143
3.19.3 Quản lý sự kiện 146
3.19.4 Thuộc tính sự kiện 146

3.19.5 ECMAScript và DOM 148
3.19.5.1 Lấy đối tượng tài liệu 148
3.19.5.2 Lấy thành phần gốc 148
3.19.5.3 Tạo một node trong cây tài liệu 148
3.19.5.4 Xóa một thành phần ra khỏi thành phần cha của nó 149
3.19.5.5 Thiết lập thuộc tính sự kiện 149
3.19.5.6 Thiết lập bộ lắng nghe sự kiện 149
Chương 4 Giải pháp cho vấn đề phát triển ứng dụng bản đồ dựa trên đồ họa
véc-tơ SVG 151

4.1 Các kĩ thuật và công nghệ 151
4.2 WMS 151
4.3 WFS 152
4.4 GEOSERVER 154
4.5 Kiến trúc ứng dụng 155
4.6 Client-side 156
4.7 Server- side 156
4.8 Sơ đồ tương tác chi tiết giữa client và server 158
4.8.1 Mô tả chi tiết client 159
4.8.1.1 Vấn đề hiển thị nội dung SVG ở phía client 159
4.8.1.2 Vấn đề tương tác với nội dung SVG ở phía client 159
4.8.1.3 Tìm đường đi từ giữa hai điểm 160
4.8.1.4 Vấn đề thay đổi tỉ lệ phóng to thu nhỏ 161










ix

4.8.2
Mô tả chi tiết server 162
4.8.2.1 Mô tả chi tiết “Bản đồ ASPX” 162
4.8.2.2 Mô tả “Service tìm đường” 163
4.8.2.3 Mô tả Geoserver 163
4.8.2.4 Mô tả Microsoft SQL Server 169
4.8.3 Mô tả chi tiết quá trình tìm kiếm đường đi 171
Chương 5 TỔNG KẾT 173
5.1 Kết luận 173
5.2 Hướng phát triển: 173
Phụ lục A Mô tả bổ sung cho các định dạng véc-tơ 174
Phụ lục B Kết quả cài đặt 190
Tài liệu tham khảo 194







































x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Ứng dụng bản đồ SVG của Sở Khoa học và Công nghệ

TP. Hồ Chí Minh 12
Hình 2.1 Luồng công việc của VML và HTML 23
Hình 2.2 Minh họa VML 25
Hình 2.3 Các thành phần của PDF 27
Hình 2.4 Minh họa đơn giản về SVG 33
Hình 2.5 Một ví dụ đơn giản về cây phân cấp DOM 37
Hình 2.6 Kiến trúc và hình thái XML 39
Hình 3.1 Minh họa nội dung SVG được nhúng nội tuyến 47
Hình 3.2 Minh họa thành phần gom nhóm ‘g’ 51
Hình 3.3 Minh họa thành phần ‘defs’ 57
Hình 3.4 Cây DOM của nội dung SVG cho ví dụ hình chữ nhật tô tuyến tính 57
Hình 3.5 Cây tài liệu của thành phầ
n ‘use’ chỉ dùng ‘g’ 65
Hình 3.6 Minh họa thành phần ‘use’ chỉ dùng ‘g’ 65
Hình 3.7 Cây tài liệu của thành phần ‘use’ dùng ‘g’ và ‘svg’ 66
Hình 3.8 Minh họa thành phần ‘use’ dùng ‘g’ và ‘svg’ 67
Hình 3.9 Minh họa thành phần ‘use’ với thuộc tính ‘transform’ 68
Hình 3.10 Minh họa thành phần ‘use’ với trang định kiểu CSS 69
Hình 3.11 Minh họa thành phần ‘rect’ vuông góc 76
Hình 3.12 Minh họa thành phần ‘rect’ tròn góc 76
Hình 3.13 Minh họa thành phần ‘circle’ 77
Hình 3.14 Minh họa thành phần ‘ellipse’ 79
Hình 3.15 Minh họa thành phần ‘line’ 80
Hình 3.16 Minh họa thành phần ‘polyline’ 81
Hình 3.17 Minh họa hệ trục tọa độ ban đầu 86
Hình 3.18 Minh họa hiển thị không có phép biến đổi 87
Hình 3.19 Minh họa phép tịnh ti
ến 89










xi

Hình 3.20 Minh họa phép quay và phép co giãn 90
Hình 3.21 Minh họa phép kéo xiên theo trục X, trục Y 91
Hình 3.22 Minh họa phép các phép biến đổi lồng nhau 93
Hình 3.23 Minh họa thuộc tính ‘viewBox’ 96
Hình 3.24 Minh họa thuộc tính ‘preserveAspectRatio’ 104
Hình 3.25 Minh họa thuộc tính ‘fill’ 107
Hình 3.26 Minh họa nội dung SVG có tham chiếu đến trang định kiểu CSS 108
Hình 3.27 Minh họa thành phần ‘clipPath’ 118
Hình 3.28 Minh họa thành phần ‘path’ 120
Hình 3.29 Minh họa thành phần ‘text’ 124
Hình 3.30 Minh họa thành phần ‘tspan’ 127
Hình 3.31 Minh họa thành phần ‘tspan’ có một vị trí đặc biệt 128
Hình 3.32 Minh họa thành phần ‘tspan’ thiết lập vị trí mới cho mỗi
kí tự trong chuỗi 129
Hình 3.33 Minh họa thành phần ‘tref’ 130
Hình 3.34 Minh họa thành phần ‘textPath’ 134
Hình 3.35 Minh họa thành phần ‘textPath’ có sử dụng thuộc tính ‘tspan’ 135
Hình 3.36 Minh họa thành phần ‘textPath’ sử dụng thuộc tính ‘startOffset’ 136
Hình 3.37 Minh họa thành phần ảnh động animateMotion 140
Hình 3.38 Minh họa chức năng bắt sự kiện chuột 142
Hình 3.39 Minh họa bộ timer và thuộc tính mờ ‘opaque’ 144

Hình 4.1 Mô hình kiến trúc giao tiếp giữa client và WFS 150
Hình 4.2 Sơ đồ phân tầng của GeoServer 153
Hình 4.3 Sơ đồ kiến trúc ứng dụng 154
Hình 4.4 Kiến trúc client-server được cài đặt 155
Hình 4.5 Kiế
n trúc chi tiết client-server được cài đặt 156
Hình 4.6 Minh họa yêu cầu hiển thị nội dung ở phía client 157
Hình 4.7 Cây DOM quản lý qui trình bắt sự kiện 158
Hình 4.8 Mô tả chức năng server “Bản đồ ASPX” 160









xii

Hình 4.9 Mô tả server “Service tìm đường” 161
Hình 4.10 Mô tả Geoserver 161
Hình 4.11 Kết xuất của Geoserver 162
Hình A.1 Ví dụ về ảnh VRML 178
Hình B.1 Bản đồ SVG được phát sinh bởi GenerateSVGMap 189
Hình B.2 Bản đồ SVG được hiển thị trong chương trình client 190
Hình B.3 Minh hoạ chú thích khi rê chuột lên một đối tượng 191












































xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 4.1 Bảng MapNetworkWithLength 167
Bảng 4.2 Bảng MapNetworkArc_AutoWithDirection 168
Bảng 4.3 Bảng MapNetworkDanhSachNodeKe 168
Bảng A.1 Cấu trúc tập tin Flash 175
Bảng A.2 Danh sách 18 thẻ của HGML 180










Chương 1. Mở đầu

14

Chương 1 Mở đầu
1.1 Vai trò của đồ họa véc-tơ trong ứng dụng bản đồ
SVG (Scalable Vector Graphics) (Đồ họa véc-tơ khả co) là một chuẩn ra đời
vào năm 1999. SVG là một định dạng đồ họa véc-tơ hỗ trợ các nhà phát triển mô tả
các hình ảnh bằng văn bản. Những năm gần đây, các ứng dụng về SVG ngày càng
được phát triển mạnh trên khắp thế giới, trên các hệ thống máy tính để bàn và gần
đây là trên các thiết bị nhúng chẳng hạn như thiết bị di động.
Tạ
i Việt Nam, việc nghiên cứu SVG cũng đã đạt được một số kết quả đáng
khích lệ. Có thể kể đến kết quả nghiên cứu của Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ
Chí Minh ( />).
SVG ngày càng phát triển lớn mạnh. Bên cạnh đó là GIS cũng đang chiếm vai
trò quan trọng trong lĩnh vực bản đồ. Việc kết hợp SVG và GIS sẽ tạo ra một hệ
mới được gọi là SVG GIS. Hệ này có chức năng tìm kiếm, tra cứu thông tin bản đồ
đồng thời lại tận dụng được tính ưu việt của SVG. SVG GIS cho phép phóng to bản
đồ đến kích cỡ bất kỳ mà không vỡ ảnh. SVG có thể đượ
c xén theo kích thước tùy ý
để truyền tải trên mạng được nhanh chóng. Bản thân SVG đã hàm chứa dữ liệu.
















Hình 1.1. Ứng dụng bản đồ SVG của Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh








Chương 1. Mở đầu
15

Một điều cần lưu ý khi phát triển ứng dụng với SVG là tốc độ hiển thị nội
dung SVG phụ thuộc vào độ phức tạp của nội dung SVG và tốc độ xử lý của máy
tính. Do đó đối với ứng dụng bản đồ SVG, người phát triển cần phải chọn giải pháp
tối ưu nhất là giảm tối đa kích thước tập tin .svg cần hiển th
ị tại một thời điểm bằng
cách xén nội dung SVG bên trong nó.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Hiện nay, trên thế giới, các ứng dụng bản đồ đang chuyển dần sang sử dụng
chuẩn SVG. Các ứng dụng này vô cùng đa dạng, từ quản lý mùa màng, dịch bệnh,
dân số, thời tiết, tội phạm cho đến quản lý đường trong đô thị. Tại Việt Nam, việc
xây dựng một ứng dụng bản đồ SVG cũng rất cần thiết vì sớm hay muộn thì chúng
ta cũng phải thực hiện điều này để tận dụng lợi thế của SVG.
Chính vì xuất phát từ nhu cầu trên, cùng với sự hấp dẫn của công nghệ nên

chúng em đã chọn và xây dựng đề tài “TÌM HIỂU SVG VÀ XÂY DỰNG ỨNG
DỤNG TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ DỰA TRÊN ĐỒ HỌA VECTƠ”, với dữ
liệu là bản đồ đường đi trong Thành phố Hồ Chí Minh.
Các chức năng chính của ứng d
ụng cần phải xây dựng :
- Chương trình đòi hỏi về giao diện : cho phép người dùng duyệt từng phần
trên bản đồ theo các chiều : sang trái, sang phải, lên trên và xuống dưới và cho phép
phóng to, thu nhỏ phần bản đồ đang xem. Đồng thời phải có các luật giao thông như
đường một chiều kí hiệu trên bản đồ để tránh cho người dùng vi phạm. Cho phép
thay đổi các thông số như tỉ lệ phóng to thu nhỏ mỗi lần, tỉ lệ di chuyể
n.
- Cho phép người dùng tra cứu các tên đường.
- Cho phép người dùng tìm đường đi ngắn nhất giữa 2 đường bằng chỉ dẫn
lời hoặc bằng hình ảnh trực quan.









Chương 2. Các vấn đề tổng quan
16

Chương 2 Các vấn đề tổng quan
2.1 Tổng quan về chuẩn véc-tơ cho bản đồ
2.1.1 Giới thiệu về chuẩn véc-tơ cho bản đồ
Trong lĩnh vực bản đồ, bằng cách sử dụng véc-tơ, chúng ta có thể làm cho việc

tương tác, phân tích, sử dụng các chức năng liên quan đến màn hình trở nên dễ dàng
hơn, chẳng hạn như phóng to thu nhỏ (zoom) và kéo (pan). Chất lượng của các hình
ảnh được tái hiện cũng tăng lên rất đáng chú ý. Cách đây không lâu, chỉ có việc hiển
thị văn bản và ảnh quét (raster image)
được tiêu chuẩn hóa. Trong khi đó, bản thân
bản đồ lại cần một lượng các hàm bổ sung. Điều này có thể đạt được bằng cách sử
dụng server scripts hoặc các chỉ thị javascript phức tạp, và bằng cách nạp các ảnh
quét.
Thời điểm cuối năm 1999 đã chứng kiến sự ra đời của một chuẩn mới đầy hứa
hẹn được gọi là SVG (Scalable Vector Graphics). Chuẩn này tạo ra kh
ả năng trang
bị đồ họa véc-tơ cho các web site. SVG được phát triển theo yêu cầu của giới công
nghiệp, nên một lượng lớn các ứng dụng sẽ được phát triển tiếp. Khi xét về mặt lợi
ích cho bản đồ, lần đầu tiên trong lịch sử của web, đã có một chuẩn tuân thủ tối đa
các yêu về đồ họa.
Chuẩn véc-tơ được chia ra làm hai phần:
• Chuẩn chính thức
• Chuẩn bất thành văn
2.1.1.1 Chuẩn chính thức
Các chuẩn chính thức là sự thỏa thuận bằng tài liệu chứa các đặc tả kỹ thuật
hoặc các tiêu chuẩn được sử dụng dưới vai trò là các luật, các hướng dẫn hoặc các
định nghĩa về các chức năng chính. Các chuẩn được tạo ra để đảm bảo rằng các tài
liệu, sản phẩm, qui trình và dịch vụ luôn đúng với mục tiêu ban
đầu của nó. Chúng
được chứng nhận bởi các tổ chức về tiêu chuẩn, chẳng hạn như ISO (International









Chương 2. Các vấn đề tổng quan
17

Organization for Standardization = Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa) hoặc IEEE
(Institute of Electrical and Electronical Engineers = Viện kỹ sư điện và điện tử Hoa
Kỳ) và được bắt buộc phải sử dụng thông qua các văn bản qui định. ECMA
(European Computer Manufacturer's Assocation = Hiệp hội các nhà sản xuất máy
tính châu Âu) hoặc W3C (World Wide Web Consortium = Tổ chức World Wide
Web) cũng công bố các chuẩn có khả năng trở thành chuẩn chung nhưng không bắt
buộc các nhà sản xuất phải áp dụng chúng. Trong th
ế giới WWW, có một sự thuận
lợi trong việc cân bằng các ngôn ngữ soạn thảo văn bản. Người dùng có thể viết
một đoạn văn bản không chỉ bằng ngôn ngữ HTML mà còn có thể sử dụng các
thành phần trong các ngôn ngữ hiện có khác (chẳng hạn như “formatting”,
“animating”, “interactivity”). Các thành phần trong các ngôn ngữ khác nhau được
đặt chung với nhau nên cần phải “giao tiếp với nhau”. Việc giao tiếp này chỉ có
được thực hiện thông qua m
ột cú pháp chính xác được cung cấp bởi các chuẩn.

2.1.1.2 Chuẩn bất thành văn
Đây là một tiêu chuẩn hiện đang được chấp nhận và sử dụng rộng rãi mặc dù
không có tổ chức tiêu chuẩn nào thông báo chấp nhận nó. Vì các lý do kỹ thuật, các
công ty phần mềm thường không chấp nhận tất cả các chuẩn bất thành văn của công
ty khác. Mặt khác, vì các lý do thương mại, họ muốn thiết lập các chuẩn riêng của
mình, cố
gắng tạo ra một chuẩn bất thành văn mới. Flash là một chuẩn như vậy.
Hậu quả của việc trên là chúng tạo ra một lượng khỗng lồ các chuẩn bất thành

văn. Điều này có nghĩa là các phần của các chuẩn không thể được áp dụng trong
thực tế (chẳng hạn như HTML 4.0). Tiếp theo của việc này là rất nhiều các chuẩn
riêng của các công ty tạo nên vấn đề không tương thích khi k
ết hợp các sản phẩm,
hoặc khi sử dụng các biến môi trường.
Không phải chỉ có các công ty lớn mới có khả năng tạo ra các chuẩn mới.
Thậm chí một nhóm nghiên cứu cũng có khả năng nghĩ ra và công bố một ý tưởng
nào đó, miễn là nó có được cộng đồng người dùng chấp nhận hay không. Một ví dụ








Chương 2. Các vấn đề tổng quan
18

cho việc này là Tổ chức CERN (European Organization for Nuclear Research = Tổ
chức Nghiên cứu về Hạt nhân của châu Âu) đã tạo ra trình duyệt đồ họa đầu tiên
đang được sử dụng rộng rãi. Một ví dụ khác là Viện Fraunhofer (tại Đức) đã tạo ra
chuẩn nén âm thanh MP3 rất thông dụng hiện nay. Cũng giống như các chuẩn bất
thành văn, nếu thực sự hữu ích, chúng sẽ được chấp nhận trong lĩnh vực thươ
ng
mại. Sau đó sẽ được tinh chỉnh và thương mại hóa.

2.1.2 Các định dạng của véc-tơ
Các định dạng thông dụng hiện nay trên Internet:
• SVF

• DWF
• Flash
• PGML
• WebCGM
• VML
• PDF
• SVG
• VRML
• HGML
• DrawML

Sau đây là mô tả tổng quan từng định dạng trên:

2.1.2.1 SVF
SVF (Simple Vector Format = Định dạng véc-tơ đơn giản) là một định dạng
đồ họa véc-tơ hỗ trợ thông tin về lớp và các siêu liên kết. Nó được SoftSource và
NCSA phát triển nhằm cung cấp một định dạng véc-tơ hai chiều hữu ích trong thế
giới World Wide Web.
Ban đầu SVF được dự định sử dụng cho lĩnh vực trình bày web của các ảnh vẽ
CAD. SVF có một plugin, được giới thiệu vào năm 1996 để tham gia vào việc biểu
diễn các véc-tơ trong thể giới World Wide Web. Sau năm 1997, nó không còn được
phát triển nữa. Các ấ
n bản tài liệu chỉ hỗ trợ cho các phiên bản thương mại. Hiện









Chương 2. Các vấn đề tổng quan
19

nay, không có bộ chuyển đổi giữa SVF với hai định dạng HPGL và DXF. Các chức
năng của nó: phóng to thu nhỏ không rung (mịn), cửa sổ phóng to thu nhỏ, kéo,
ẩn/hiện các lớp. Việc tương tác bị giới hạn nhiều hơn: các đường thẳng và bề mặt
chỉ có thể được gắn với các siêu liên kết với sự trợ giúp của các chương trình bên
ngoài. Trong việc hiển thị, SVF không hỗ trợ phép khử răng cưa và không có ho
ạt
ảnh.
SVF được thiết kế thành một định dạng đơn giản để mô tả ảnh véc-tơ. Các đối
tượng vẽ cơ bản gồm có điểm, đường thẳng, đường tròn, cung, đường cong Bezier
và văn bản. Các chức năng của định dạng này bao gồm:
• các lớp (điều khiển sự xuất hiện của các đối tượng)
• các siêu liên kết (cho phép người dùng nh
ấn vào một vùng của ảnh vẽ để
thực thi một tác vụ)
• các thông báo (gửi các thông điệp khi người dùng vượt qua một mức phóng
to hay thu nhỏ nhất định nào đó)
• các phép tô màu
• khả năng cho phép khai báo lại các màu mặc định
Tập tin SVF được chia thành 3 phần: phần giới thiệu (intro), phần đầu (header)
và phần thân (main). Phần giới thiệu chỉ đơn giản là một chuỗi văn bản xác
định tập
tin hiện tại là một tập tin dạng SVF. Phần đầu (header) chứa thông tin tổng quát
dùng trong việc hiển thị và chỉnh sửa ảnh chẳng hạn như các lớp, các phạm vi và
màu sắc. Phần thân mô tả các ảnh và siêu liên kết sẽ được vẽ như thế nào. (xin vui
lòng xem phụ lục A mục 1 để biết thêm về ba phần trên)


Kiểu MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions)
Kiểu MIME cho các tập tin SVF là “vector/vnd.svf”. Phần mở rộng của tập tin
theo quy ước là .SVF hoặc .svf.

Cú pháp cho SVF phiên bản 1.1

×