Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình chứng khoán-thế nào là người đầu tư chứng khoán đúng nghĩa p3 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.21 KB, 10 trang )

Người mua DR có quyền bầu cử và nhận cổ tức khi được công bố, nhưng họ
không có đặc quyền mua trước cổ phần quyền ưu tiên/preemptive right. Cổ
tức được gởi vào ngân hàng giám hộ, vì đó là chủ sở hữu đăng ký sở hữu
danh nghĩa. Ngân hàng giám hộ gom tất cả các món cổ tức lại, chuyển đổi
các khoản thanh toán đó thành nội tệ đối với các ADR là USD cho các chủ
sở hữu thụ hưởng trong nước và giữ lại các khoản trả thuế cho nước ngoài,
nếu có.
Khi ngân hàng nhận được các đặc quyền mua rights và cam kết bán warrants
từ nhà phát hành gốc, họ sẽ bán những sản phẩm đó đi tại thị trường chính
quốc gia của nhà phát hành và phân phối thu nhập đó lại bằng tiền mặt cho
những người sở hữu thụ hưởng DR.
 Giao nhận chứng khoán gốc ngoại quốc:
Những người mua DR, dựa theo những điều kiện đã được giao kết, có quyền
hoán đổi các chứng chỉ DR DR certificates để lấy cổ phần thực mà các
chứng chỉ đó đại diện.
Theo luật lệ của Mỹ, nếu tổ chức phát hành tạo ra các ADR bằng cách ký
thác cổ phần gốc vào một ngân hàng giám hộ và đồng ý thực hành đúng theo
các yêu cầu về thủ tục lập chứng từ và báo cáo với Uỷ Ban Chứng Khoán
Nhà Nước SEC thì loại ADR đó được mệnh danh là loại ADR có bảo lãnh.
Còn khi một ngân hàng mua các cổ phần ngoại quốc để tạo ra các ADR và
chỉ lưu ký theo thủ tục nước ngoài với một ngân hàng giám hộ thôi thì được
gọi là ADR không có bảo lãnh unsponsored ADR.
Trái phiếu không lãi suất
Thông thường, hễ nhắc đến trái phiếu người ta liên tưởng ngay đến món tiền
lãi sẽ nhận được định kỳ. Thuật ngữ trong tiếng Anh gọi các món tiền lãi đó
là "coupon". Theo thông lệ được nhiều nước áp dụng thì các trái phiếu
coupon coupon bond nhận lãi mỗi sáu tháng một lần. Tuy nhiên, trong thị
trường tài chánh và chứng khoán còn có các loại trái phiếu không nhận lãi.
Các sản phẩm đặc biệt này, gọi là zéro- coupon bond, dù có những đặc điểm
riêng nhưng không xa lạ, lại hữu ích trong một bối cảnh cần đa dạng mà bất
cứ thị trường nào cũng có thể tham khảo áp dụng.


Trái phiếu không nhận lãi là loại không trả lãi định kỳ cho người sở hữu. Bù
lại, chúng được phát hành ở một mức có giá trị đầu tư khởi điểm thấp hơn
mệnh giá. Người đầu tư mua và sở hữu trái phiếu xem như đã được hưởng
một tỉ lệ chiết khấu, giá trị đầu tư đó theo thời gian tăng dần, tiệm cận và đạt
tới mệnh giá trái phiếu vào ngày đáo hạn.
Nói theo ngôn ngữ tài chánh thì giá phát hành trái phiếu là một khoản đầu tư
hiện tại present value, mệnh giá trái phiếu là giá trị tương lai future value,
khoản bồi đắp dần được tính theo cách xác định lãi kép và quá trình đó thuật
ngữ gọi là accretion, ta tạm gọi đó là khoản bồi vốn, có thể được tính hằng
năm nếu có yêu cầu, nhưng thường là chỉ để phục vụ cho mục đích tính
thuế.
Như vậy, thu nhập mà người sở hữu trái phiếu loại này có được chủ yếu là
sự gia tăng từ khoản bồi vốn. Tuy nhiên, điều đó lại không có nghĩa là giá
của chúng sẽ ổn định. Ngược lại, thực tế tại các thị trường chứng khoán có
mua bán sản phẩm này, thì trái phiếu không nhận lãi có giá cả biến động
nhiều. Ở Mỹ, đây là loại trái phiếu có thể được hoãn thuế, tạo cho nhà đầu tư
có thêm một công cụ chọn lựa. Do đó, trong nhiều trường hợp, chúng có thể
hữu ích cho những cân nhắc về quản trị tài chánh hơn là một sản phẩm dành
cho các mục đích đầu tư bình thường.
Trái phiếu không nhận lãi thường được bán với một chiết khấu dưới mệnh
giá khá sâu. Thu nhập đối với người mua loại zéro- coupon bond này dù rất
dễ thấy ở khoản chênh lệch giữa giá phát hành đã chiết khấu và giá ghi trên
mặt trái phiếu mệnh giá face value lúc đáo hạn, nhưng thực tế đó chưa cho
người đầu tư một khái niệm khi cần so sánh. Do đó, nó thường được tính ra
một lãi suất tương đương để ta dễ hình dung hơn và chọn lựa. Cách tính toán
như vậy có thể thực hiện tương tự như cách tính mà các ngân hàng áp dụng
trong chiết khấu bank- discount basis, bằng cách lấy chênh lệch chiết khấu
chia cho giá trị sau khi chiết khấu, rồi quy ra lãi suất năm. Để minh hoạ đơn
giản, ta có thể lấy ví dụ một trái phiếu không nhận lãi có mệnh giá
1.000.000đ, đáo hạn 5 năm và được bán với giá 500.000đ khoản chiết khấu

là 500.000đ thì lãi suất tương đương đó là:
1.000.000đ - 500.000đ / 1.000.000đ = 5% 5 năm
Nhưng nếu tính theo hiệu quả đầu tư, thực tế người đầu tư chỉ bỏ ra có
500.000đ, cho nên khoản chênh lệch thu nhập dựa trên giá trị chiết khấu
500.000đ sẽ được so sánh với vốn đầu tư trường hợp này cũng là 500.000đ
ta có lãi suất trái phiếu tương đương coupon- equivalent rate là:
1.000.000đ - 500.000đ / 500.000đ = 100% 5 năm
Để có một nhận dạng đầy đủ hơn, cần biết rằng trong thị trường tài chính và
chứng khoán còn có các sản phẩm tương tự nhưng không được gọi là zéro-
coupon bond, thường là loại dưới một năm, mà người ta gọi bằng những tên
khác nhau trong thị trường vốn ngắn hạn money market. Điển hình cho loại
này là loại giấy nợ kho bạc Mỹ T- bill. Giới chuyên môn gọi đây là chứng
khoán chiết khấu discount securities hay chứng khoán không chịu lãi non-
interest bearing securities. Trong tương lai chắc rằng tại thị trường Việt Nam
rồi cũng sẽ có những sản phẩm như vậy. Theo kỹ thuật chào bán trên thị
trường chứng khoán, những sản phẩm đó cũng được nêu giá bằng phần trăm
% chiết khấu. Đây là cách giúp người đầu tư đối chiếu tham khảo nhanh và
cần thiết cho một thị trường đồng bộ. Nhưng nếu không nắm vững ta lại dễ
bị nhầm lẫn khi mới tiếp cận những sản phẩm này, dẫn đến phán đoán sai
lệnh hoặc có thể bối rối.
Lấy một ví dụ để minh hoạ. Một giấy nợ kho bạc trị giá 1.000.000đ đáo hạn
91 ngày, bán theo suất chiết khấu và có giá bán theo số tuyệt đối là
975.000đ. Nhưng theo cách yết giá trên TTCK ta có thể nhận được thông tin
đại loại như sau:
"…đáo hạn tháng 9, thu vào 9,99%, bán ra 9,89%"
Cần lưu ý giá thu vào bid và bán ra ask/offer ở đây là cách gọi theo nhà buôn
chứng khoán, vì giống như thị trường vàng ở ta, khi diễn đạt "giá mua, giá
bán" luôn phải xác định mình đang đứng ở phía nào.
Ta có thể bị nhầm khi đọc và hiểu cách yết giá như vậy. Tại sao giá bán ra
lại để là 9,89%? Không ít trường hợp do chưa quen, người đầu tư “mới ra

sân" có thể nghĩ họ chỉ phải trả "901.100đ" thôi chứ! Quả thật, nếu là loại 52
tuần 1 năm thì điều đó không sai. Nhưng ta nên lưu ý đây là loại 13 tuần 91
ngày, do đó cần có một phép tính quy đổi để thị trường có các thông số yết
giá chuẩn đồng bộ theo năm. Bách phân giá yết bán 9,89% có từ phép tính
sau đây:
1.000.000đ - 975.000đ / 1000.000đ x 360 / 91 = 9,89% giả định quy ước
năm tròn là 360 ngày
Tuy nhiên thế vẫn chưa đủ, khi xem xét hiệu quả đầu tư, ta cần tính lãi suất
tương đương với trái phiếu dựa trên số tiền thực thụ bỏ ra, theo phép tính:
1.000.000đ - 975.000đ / 975.000đ x 360 / 91 =10,14%
Rõ ràng thu nhập từ đầu tư qua một thoáng tính toán như vậy có thể cho ta
một nhận định lạc quan hơn.
Việc phát hành các trái phiếu không nhận lãi có thể là do nhu cầu của các
công ty cổ phần, hoặc chúng cũng có thể được tạo ra bằng một kỹ thuật kinh
doanh tài chính của các công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán. Chúng
được "chế biến" từ các loại chứng khoán khác nhau, gồm cả các loại do nhà
nước phát hành. Ở Mỹ các chính quyền địa phương và kho bạc nhà nước
cũng từng tham gia phát hành loại này. Điển hình là loại STRIPS công cụ
giao dịch thứ cấp theo lãi và gốc tách biệt mà ta đã có dịp khảo sát trong
chuyên đề "Chứng khoán Chính phủ".
Một ví dụ về kỹ thuật tạo ra chứng khoán không nhận lãi. Vào những đầu
năm 1980, nhiều định chế tài chính tại Mỹ sở hữu một lượng lớn các trái
phiếu kho bạc nhà nước trả lãi định kỳ. Trong một bối cảnh kinh tế tài chính
được dự đoán là có điều kiện khả dĩ tăng vòng quay vốn, họ đưa lượng tài
sản này vào các ngân hàng thương mại quản lý. Các ngân hàng sau đó phát
hành các chứng chỉ dựa theo các kỳ trả lãi cũng như trên đợt thanh toán
lượng tiền gốc của mỗi trái phiếu. Theo cách như vậy, một tập hợp trái phiếu
kho bạc bình thường được quy đổi sang nhiều loại trái phiếu không nhận lãi,
mỗi loại có kỳ hạn hoàn trái khác nhau. Chẳng hạn, một công ty đầu tư có
thể mua giữ một lượng lớn trái phiếu kho bạc T-bond 15 năm, và ngay sau

đó họ ký thác lượng trái phiếu kia vào một ngân hàng thương mại. Ngân
hàng thương mại với nghiệp vụ của mình sẽ thu xếp phát hành một loạt các
zéro- coupon bond có thời kỳ đáo hạn thay đổi từ sáu tháng ngày trả lãi đầu
tiên đến 15 năm ngày trả lãi cuối cùng và thanh toán tiền gốc. Như thế, các
trái phiếu 15 năm có thể được quy đổi thành 30 loại trái phiếu không nhận
lãi!
Ưu điểm của việc đầu tư vào trái phiếu không nhận lãi là tránh được rủi ro
về tái đầu tư, hay còn được gọi là rủi ro về lãi suất. Tuy đây chỉ là một ưu
điểm tương đối trong phạm vi hẹp, nhưng ít ra nó giúp cho một số người đầu
tư có cảm giác chắc chắn và an tâm. Lý giải đơn giản của lợi điểm này là tối
thiểu tỉ lệ thu được ở tiền lãi do tái đầu tư sẽ bằng zéro, bởi vì trong thực tế
làm gì có khoản tiền nào được trả lãi định kỳ để mà tái đầu tư ?. Điều này
khác với trái phiếu thường, cứ sáu tháng nhận lãi thì phải tính đến hiệu quả
tái đầu tư khoản tiền lãi đó để sinh lợi liên tục. Do đó mà có sự so sánh giữa
lãi mẹ và lãi con.
Một thuận lợi khác, chứng khoán không nhận lãi xem ra rất hữu ích trong
hoạch định tài chánh. Công cụ này cho phép ta có thể tính toán và lập kế
hoạch tài chánh khá chắc chắn đo ta có được mức tăng giá trị cụ thể ngay từ
đầu đối với một món tiền đầu tư. Chúng có vai trò đắc lực giúp bảo toàn và
phát triển các nguồn tiền dài hơi, đặc biệt là các quỹ hưu trí, các tài khoản
giám hộ…
Những điểm lợi mà ta vừa nêu rất thuyết phục khi người đầu tư mua và giữ
các trái phiếu phi lãi suất đó lâu dài và chờ hoàn trái khi đáo hạn. Trường
hợp phải thanh lý ngắn hơn vì bất cứ lý do gì, người sở hữu chúng đều có
thể bị đứng trước bất lợi. Kinh nghiệm của thị trường chứng khoán thế giới
đã tổng kết và gọi đó là rủi ro về giá cả market risk. Bởi vì các trái phiếu
không nhận lãi, nhất là loại dài hạn, có giá cả biến động theo một biên độ
lớn, điều này làm cho người bán khó lòng thực hiện được sự tái tạo giá trị
trở lại thành tiền tương đương với giá trị tích luỹ của trái phiếu tại thời điểm
bán. Bản thân công cụ thiếu tính thanh khoản cũng là sự giải thích tại sao

người đầu tư khi cần bán sớm và gấp không thể mong nhận được sự chào
đón thoả đáng.
Với các phân tích trên đây hy vọng sẽ cung cấp thêm một nguồn tham khảo
nữa để người đầu tư nắm vững và, nếu cần, thận trọng hơn khi tiếp cận với
các loại chứng khoán đặc biệt.
Các loại lãi suất của thị trường tiền tệ
Các công cụ trong thị trường tiền tệ - là nguồn cung vốn ngắn hạn - hoạt
động và tồn tại theo cơ chế các lợi suất yield. Một cơ chế lợi suất hợp lý và
hữu hiệu là yếu tố nền tảng cho các giao dịch chứng khoán ngắn hạn. Ngược
lại, một thị trường vốn ngắn hạn thị trường tiền tệ hoạt động hiệu quả sẽ là
cơ sở xác lập các lãi suất interest rates trên thị trường vốn nói chung. Khi
khảo sát về lãi suất, nhất là tại thị trường tài chính Mỹ, nếu thuật ngữ lãi suất
được viết với số nhiều - interest rates - thì ta nên hiểu nó muốn diễn đạt một
tập hợp các lãi suất được tham khảo qua lại chính thức, đang có hiệu lực tác
động trên thị trường tài chính. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của các
loại lãi suất đó.
Lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản prime rate, còn gọi là prime được các ngân hàng thương mại
tầm cỡ tại các trung tâm tài chính chủ lực của một nền kinh tế công bố và áp
dụng đối với các khoản nợ dành cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn. Dù
các ngân hàng không nhất thiết thu lãi đúng như mức công bố, thường thì
thu cao hơn và đôi khi thấp hơn, lãi suất cơ bản được xem là cơ sở để các
mức lãi khác tham khảo áp dụng hoặc dựa vào đó để điều chỉnh. Vì nhiều lý
do ảnh hưởng khác nhau, khi một lãi suất cơ bản tăng lên nhìn chung giá cả
chứng khoán được xem là bất lợi. Có thể nhiều người nghĩ rằng lãi suất cơ
bản chỉ quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn, bởi khi các "đại gia" đi vay
họ luôn quan tâm đặc biệt tới mức lãi "ưu đãi số một" này, thật ra, sự chuyển
biến của lãi suất cơ bản còn có ảnh hưởng trực tiếp đối với từng nhà đầu tư.
Trước tiên, lãi suất này là yếu tố quyết định mức lãi mà nhà đầu tư phải trả
nếu giả định họ phải mua chứng khoán bằng tiền đi vay, theo hình thức tài

khoản bảo chứng margin. Khi lãi suất cơ bản tăng, lãi suất áp dụng trên tiền
huy động sẽ tăng theo, do vậy chi phí mua giữ chứng khoán hoặc duy trì một
vị thế đầu tư trong thị trường chứng khoán cost of carry hay carrying
charges sẽ cao, người đầu tư dễ rơi vào tình huống rủi ro. Ngược lại, một sự
cắt giảm lãi suất cơ bản sẽ làm giảm chi phí mua giữ chứng khoán đối với
các khoản tiền huy động, điều này lại khuyến khích người đầu tư mua nhiều
chứng khoán hơn, làm lượng cầu tăng, và hẳn là giá chứng khoán cũng tăng.
Ta thấy đó, cả hai đằng có thể đều là bất lợi!
Kế đó là, các sự thay đổi về lãi suất cơ bản là dấu hiệu quan yếu cho những
thay đổi đang hoặc có thể xảy ra đối với các loại lãi suất khác. Chẳng hạn
các tổ chức cho vay thường nâng lãi suất cơ bản lên để bù đắp sự gia tăng
của chính chi phí tạo lập các nguồn vốn của họ, hoặc cũng có nghĩa là để
đáp ứng sự cạnh tranh trong nhu cầu vay nợ của khách hàng. Như vậy, một
sự gia tăng lãi suất cơ bản có thể là dấu hiệu của một trào lưu đói vốn. Ngoài
ra, các khoản cho vay khi bị thu hẹp có thể gây áp lực làm tăng mặt bằng các
lãi suất nói chung.
Lãi suất cơ bản được xem là một loại lãi suất tham khảo quan trọng trong thị
trường. Nhìn chung nó thay đổi chậm hơn hầu hết các lãi suất khác, do nó
nằm trong tầm kiểm soát của các tổ chức cho vay. Nếu lãi suất huy động
nóng federal funds rate có thể biến động lớn trong thời gian rất ngắn, thì lãi
suất cơ bản được duy trì ở mức tương đối ổn định lâu hơn và nếu có biến
động, nó sẽ diễn biến theo những nấc nhỏ 1/4%. Cũng cần xác định rằng lãi
suất cơ bản là loại lãi suất ngắn hạn, nó có thể so sánh với loại lãi suất của
các trái khoản kho bạc ngắn hạn của nhà nước T- bills. Và như một tất yếu,
lãi suất cơ bản thường thường thấp hơn các lãi suất được trả cho trái phiếu
công ty. Tuy nhiên, ta nên lưu ý thêm rằng, một sự gia tăng của loại lãi suất
này sẽ luôn luôn còn là tin đáng buồn cho thị trường trái phiếu.
Lãi suất tiết kiệm
Lãi suất tiết kiệm passbook rate là lãi suất được xác lập bởi hoạt động tiết
kiệm giữa khách hàng ký thác với ngân hàng hoặc các tổ chức phát triển gia

cư. Các định chế tài chính này được lập ra chủ yếu huy động vốn để cho vay
phục vụ cho mục đích phát triển bất động sản. Đây là hoạt động thu hút tiết
kiệm rất phổ biến ở Mỹ, tổ chức theo các Hiệp hội Tiết kiệm và Cho vay
Savings and Loan Association - S&L. Các hiệp hội này thường được sở hữu
tập thể bởi những người đã gởi tiền vào đó, nhưng cũng có thể là tổ chức tài
chính được lập ra nhằm để kiếm lợi nhuận. Lãi suất tiết kiệm được quần
chúng rộng rãi quan tâm và nó được xem là loại lãi suất có độ biến động rất
thấp so với các lãi suất khác.
Lãi suất huy động nóng
Lãi suất huy động nóng hay có thể gọi là lãi suất qua đêm federal funds rate
là loại lãi suất được xác lập bởi thị trường cho vay tạm thời các khoản nợ để
đáp ứng cân đối dự trữ theo luật định mà các ngân hàng thương mại phải duy
trì tại Ngân hàng Trung ương. Những ngân hàng có cân đối dự trữ vượt yêu
cầu có thể sử dụng khoản vượt này để cho các ngân hàng bị hụt vay tạm.
Các khoản cho vay "tình thế" này tại Mỹ thường được thực hiện với số tiền
tương đối lớn, từ một triệu đô la trở lên. Mặc dù các khoản nợ này luôn luôn
được thực hiện trên cơ sở một ngày tròn đáo hạn, chúng có thể được gia hạn
thêm. Do bởi Ngân hàng Trung ương kiểm tra rất chặt chẽ các khoản dự trữ
bắt buộc này, lãi suất huy động qua đêm được xem là một biểu thị quan
trọng về chính sách tiền tệ của cấp nhà nước và chiều hướng tương lai của
các lãi suất khác. Các nhà phân tích tài chính theo dõi rất sát các diễn biến
nhạy cảm trong lãnh vực này để đưa ra các tiên đoán về những thay đổi sắp
xảy ra trên các thị trường tín dụng.
Một sự sụt giảm lãi suất qua đêm có thể cho thấy là Ngân hàng Trung ương
đã quyết định kích thích nền kinh tế, muốn nó nóng lên hơn, bằng cách nới
lỏng các khoản dự trữ áp dụng cho cả hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, các nhà tài chính khuyến cáo ta nên thận trọng khi sử dụng chỉ số
này, và khi sử dụng cần kết hợp một số tham khảo khác của bối cảnh để xác
định. Bởi vì một lãi suất sụt giảm có thể đơn giản chỉ là vì các ngân hàng đã
thực hiện việc cho vay thương mại thấp hơn do nhu cầu vốn bên ngoài giảm

xuống, như vậy theo lẽ tự nhiên, ngân hàng sẽ cần ít hơn các khoản vay
mượn để cân đối dự trữ.
Bản thân lãi suất qua đêm mang ý nghĩa huy động vốn nóng, cho nên đây là
loại lãi suất có biến động nhiều nhất trong các loại lãi suất nó thay đổi hằng
ngày để phản ánh nhu cầu vốn cần điều chuyển qua lại giữa các ngân hàng
cho hoạt động tín dụng của mình.

×