Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một vài nét về Tam Quốc diễn nghĩa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.93 KB, 3 trang )

Một vài nét về Tam Quốc diễn nghĩa

1. Tác giả
La Quán Trung sống vào đầu thời Minh đã dựa vào các chuyện kể dân
gian, các truyền thuyết và sử sách để viết nên bộ “Tam Quốc diễn nghĩa”,
tác phẩm hay nhất trong toàn bộ các tác phẩm tiểu thuyết cổ điển Trung
Quốc.
2. Tóm tắt
Tam Quốc diễn nghĩa kể lại cuộc phân tranh trong vòng 87 năm giữa 3 tập
đoàn phong kiến: Ngụy, (Tào Tháo), Thục, (Lưu Bị) và Ngô (Tôn Quyền).
- Từ hồi 1 đến hồi 14 (năm 184–190) cuộc khởi nghĩa nông dân khăn
vàng. Đổng Trác thâu tóm quyền hành. Vương Doãn dùng mĩ nhân kế diệu
Trác.
- Từ hồi 15 đến hồi 50 (năm 190–208) Viện Thiệu xưng hùng rồi đại bại.
Tào Tháo tiêu diệt sạch các tập đoàn phương Bắc, làm chủ trung nguyên
Lưu Bị đã có binh hùng tướng mạnh nhưng chưa có đất. Tào Tháo đại bại ở
Xích Bích. Lưu Bị được đất Kinh Châu: Thế chân vạc Ngụy–Thục–Ngô
hình thành.
- Từ hồi 51 đến hết (208–280) Tào Tháo có binh hùng tướng mạnh, lúc
đánh Ngô, lúc tiến công Thục, thế trận giằng co, thì Táo Tháo chết. Con là
Tào Phi lên thay, phế vua Hán, lập ra nước Ngụy, quyền hành rơi dần vào
tay thừa tướng Tư Mã Ý.
Lưu bị có mưu sĩ Khổng Minh, có ngũ hổ tướng, thế lực ngày một mạnh.
Lưu Bị lên ngôi vua. Quan Vũ bị Đông Ngô giết. Trương Phi cất quân đánh
báo thù cho anh mà bị hại. Lưu Bị thảm bại về trận hoả công của Đông Ngô
rồi ốm chết. Con là Lưu Thiện nối ngôi. Khổng Minh “thất cầm Mạnh
Hoạch”, “Lục xuất Kỳ Sơn”, sự nghiệp đang dở dang thì ốm chết. Thục suy
vong dần. Năm 263, tướng Ngụy là Đặng Ngải, diệt Thục, Lưu Thiện đầu
hàng. Nhà Ngô có địa thế Giang Đông hiểm yếu, có binh hùng tướng mạnh,
lấy thủ, làm công, nhiều lần đánh bại Ngụy, Thục. Sau khi Tôn Quyền chết,
Tôn Hạo lên thay, thế yếu dần. Năm 279 Tư Mã Viêm (cháu Tư Mã Ý), kéo


đại binh đánh Đông Ngô, Tấn Hạo đầu hàng. Tư Mã Ý phế Ngụy, lập ra nhà
Tôn thống nhất Trung Quốc.
3. Giá trị của “Tam Quốc diễn nghĩa”
- Ca ngợi những tấm gương anh hùng nghĩa sĩ, trung dũng, có tài thao
lược một thời loạn lạc.
- Nêu lên khát vọng của nhân dân về một bậc minh quân, về hòa bình ổn
định.
- Xây dựng được những điển hình như Ngũ hổ tướng, (Quan Vũ, Trương
Phi, Triệu Tử Long, Hoàng Trung, Mã Siêu), “Ngũ tuyệt” như Tuyệt nhân
(Lưu Bị), Tuyệt trí (Khổng Minh), Tuyệt nghĩa (Quan Vũ), Tuyệt gian (Tào
Tháo), Tuyệt dũng (nhiều tướng lĩnh của ba phe).
- Kể chuyện dùng mưu, tường thuật các trận đánh hào hùng, đầy kịch tính,
hấp dẫn…. “Hoa Dung lộ”, “Quá Ngũ quan trảm lục tướng”, “Hồi trống Cổ
Thành”, “Thất cầm Mạnh Hoạch” v.v… Đọc “Tam Quốc diễn nghĩa” không
ai là không nhớ…
- “Tam Quốc diễn nghĩa” từ lâu đã đi vào tuồng, gần đây đã đi vào Truyền
hình làm chấn động 5 châu, 4 biển.

×