Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Vài nét về Vương Quốc Anh và Aixơlen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.58 KB, 7 trang )

VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC AI-LEN VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM-LIÊN
HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC AI-LEN
I. Khái quát chung:
Tên nước Liên Hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (gọi tắt là Anh)
Thể chế Quân chủ lập hiến
Thủ đô London (7,3 triệu người).
Vị trí địa lý nằm ở Tây Âu, giáp Cộng hòa Ai Len 360km
Khí hậu Ôn đới
Diện tích 244.820km2; diện tích đất liền 241.590km2; diện tích biển 3.230km2.
Dân số 60.609.153 người (7/2006), đông dân thứ 3 châu Âu (2006)
Quốc khánh 11/6, kỷ niệm chính thức ngày sinh Nữ Hoàng Elizabeth II
Đồng tiền Pound (Bảng Anh - GBP); 1 GBP = 1,9 USD
Các dân tộc Người Anh: 83,6%, người Scotland 8,6%; người xứ Wales 4,9%; người
Bắc AiLen 2,9%
Ngôn ngữ Tiếng Anh là tiếng phổ thông. Ngoài ra có các tiếng địa phương như tiếng Welsh,
tiếng Scottish
Tôn giáo Đa số theo đạo Tin Lành/Anh Giáo
Lãnh đạo chủ chốt hiện nay:
- Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Elizabeth II (sinh ngày 21/4/1926, xây dựng gia đình
20/11/1947, lên ngôi 6/2/1952, đăng quang ngày 2/6/1953, kỷ niệm ngày sinh chính thức 11/6 hàng
năm).
- Thủ tướng: Tony Blair, lãnh tụ Công Đảng, cầm quyền từ năm 1997.
- Bộ trưởng Ngoại giao: Margaret Beckett (từ tháng 5/2006).
- Lãnh tụ Thượng Viện: The Rt Hon. the Baroness Amos (10/2003).
- Lãnh tụ Hạ Viện: The Rt Hon Jack Straw MP (5/2006)
II. Lịch sử:
Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai len bao gồm 4 xứ: Anh (England, diện tích 130.281 km2, dân
số 49.537.000 người), Xứ Gan (Wales, 20.732 km2, 2.919.000 người), Xcốt-len (Scotland,
5.055.000 người) và Bắc Ai-len (Northern Ireland, 1.679.000 người); mỗi xứ có lịch sử và văn
hoá riêng.
Các mốc chính trong lịch sử:


43-409 bị người La Mã chiếm đóng
450 người Bắc Âu xâm chiếm và hình thành các Vương quốc Anglo- Saxon
597 bắt đầu sự xâm nhập của Thiên Chúa giáo
789 bắt đầu các cuộc tấn công của người Viking
1017-1042 triều đại của người Viking gốc Đan Mạch
1066 Người Norman xâm chiếm, du nhập tiếng Pháp vào giới quí tộc Anh
1337 Cuộc chiến tranh trăm năm giữa Anh và Pháp bắt đầu
1547 Tin Lành trở thành Quốc đạo ở Anh
1707 Đạo luật hợp nhất Anh và Xcốt-len
1760 - 1830 Cách mạng Công nghiệp ở Anh
1775 – 1783 Thất bại trong cuộc chiến thuộc địa tại Mỹ
1800 Đạo luật hợp nhất Anh và Bắc Ai-len
1947 Với việc Ấn độ và Pakistan giành độc lập, Đế chế Anh bắt đầu tan vỡ
1973 Vương quốc Anh gia nhập EEC (nay là Liên hiệp châu Âu-EU)
III. Chính trị:

Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai Len là nước quân chủ lập hiến, có hệ thống luật pháp theo
mô hình Luật án lệ. Các thể chế chính trị chính:
1. Nữ hoàng: là Nguyên thủ quốc gia, đứng đầu Cơ quan Lập pháp và Hành pháp, Tổng tư lệnh tối
cao các lực lượng vũ trang và là người đứng đầu Giáo hội Anh. Trên thực tế, quyền lực của Nữ
hoàng chỉ có tính chất tượng trưng. Ngoài ra, Nữ Hoàng là nguyên thủ quốc gia của 15/48 nước
thuộc Khối Liên Hiệp Anh.
2. Cơ quan lập pháp: Quốc hội Anh được cấu thành bởi 3 thành phần: Vua (hay Nữ Hoàng),
Thượng Viện và Hạ Viện, và cả ba thành phần chỉ họp chung trong những sự kiện đặc biệt (như
khi Nữ Hoàng khai mạc Quốc hội mới) và chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. Hạ viện là cơ quan duy
nhất được dân bầu và trên thực tế là cơ quan lập pháp chủ yếu.
+ Thượng viện - (House of Lords): Còn gọi là Viện Nguyên Lão, hiện có 674 nghị sỹ, nhiệm kỳ 5
năm, gồm các Thượng nghĩ sỹ cha truyền con nối có dòng dõi quý tộc và Hoàng gia, Thượng nghị
sĩ là những chức sắc quan trọng của Giáo hội Anh, và những chính khách có công lao lớn với đất
nước. Chính phủ Công Đảng hiện đang tiến hành cải cách Thượng Viện theo hướng xoá bỏ chế

độ cha truyền con nối, thay vào đó là cử những người có công với đất nước được Nữ Hoàng
phong cấp.
+ Hạ viện (House of Commons): Là Cơ quan lập pháp chủ yếu gồm 659 nghị sỹ, được bầu theo
nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Chức năng chính là thông qua các đạo luật,
các chủ trương, chính sách lớn về kinh tế, xã hội, chính trị đối nội và đối ngoại, giám sát hoạt động
của chính phủ. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Đảng Bảo Thủ và Công Đảng thay
nhau chiếm đa số trong Hạ Viện. Hiện nay Công Đảng chiếm đa số tuyệt đối và là đảng cầm
quyền. Sau tuyển cử 7/6/2001, Công Đảng chiếm 412 ghế, Bảo Thủ 166 ghế, Dân chủ tự do 52
ghế. Ngoài ra còn các đảng mang tính chất địa phương như đảng Plaid Cymru ở Xứ Uên, đảng
Quốc gia Scốt ở Scotland, đảng Liên hiệp Ulster ở Bắc Ai-len..
3. Cơ quan hành pháp:
+ Thủ tướng : do Nữ hoàng bổ nhiệm và được Hạ viện thông qua. Chức năng chính là điều hành
nội các, kiến nghị cho Nữ hoàng bổ nhiệm các giám mục và quan toà. Thủ tướng có quyền, được
sự đồng ý của Nữ Hoàng, tuyên bố giải tán Quốc Hội và định ngày tuyển cử Quốc Hội.
+ Nội các : Khoảng 20-22 thành viên do Thủ tướng chỉ định và Nữ Hoàng phê duyệt, bao gồm các
Bộ trưởng các Bộ, Bộ trưởng không Bộ. Chức Quốc Vụ khanh tương đương với chức Thứ trưởng
của Việt Nam. Từ năm 1995 dưới chính quyền của Đảng Bảo Thủ có chức Phó Thủ tướng. Hiện
nay dưới chính phủ mới chức vụ này vẫn được duy trì.
IV. Kinh tế:
Kinh tế Anh là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chủ yếu dựa vào khu vực kinh tế tư nhân
(chiếm 80% sản lượng và 75% lao động). Trong những năm 80, dưới thời Thủ tướng M.Thatcher,
Anh đi đầu các nước phương Tây trong việc tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước. Trong thời gian
qua, nền kinh tế đã có những thành tựu quan trọng như : duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế
tương đối cao so với các nước EU, trung bình 2,5%/năm trong 5 năm qua; thất nghiệp thấp,
khoảng 2.9% (2006), thuộc hàng thấp nhất EU; lạm phát thấp khoảng 3% năm 2006.
GDP: 1.900 tỷ USD (2006)
Thu nhập bình quân đầu người: 31.000 USD (2006)
Các ngành kinh tế mũi nhọn: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm; sản xuất thép, đóng tàu, khai thác
than; các ngành công nghiệp hoá chất, điện tử; viễn thông, công nghệ cao; dệt, may mặc.
1. Thương mại:

Xuất khẩu 469 tỷ USD (2006)
Nhập khẩu 603 tỷ USD (2006)
Thị trường chủ yếu là EU, chiếm 53% tổng xuất khẩu và 52% tổng nhập khẩu của Anh, sau đó đến
Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Anh tính theo đầu người cao hơn Mỹ
hoặc Nhật. Hàng xuất chủ yếu gồm sản phẩm dịch vụ, công nghiệp chế tạo, chất đốt, hoá chất,
lương thực, đồ uống, thuốc lá trong khi hàng nhập khẩu chủ yếu gồm nguyên nhiên liệu, sản phẩm
công nghiệp chế tạo, lương thực.
2. Đầu tư:
Anh đứng thứ 4 thế giới về đầu tư ra nước ngoài chiếm khoảng 6,1% tổng đẩu tư của thế giới và
thứ 7 thế giới về nhận đầu tư nước ngoài, chiếm 3,8% tổng đầu tư thế giới (2004).
Tổng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Anh : 626 tỉ Bảng Anh
Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Anh : 398 tỉ Bảng Anh (2001)
3. Hợp tác phát triển:
Công đảng lên cầm quyền chú trọng hơn đến lĩnh vực hợp tác phát triển. Bộ phát triển quốc tế
(DFID) được thành lập năm 1999 chịu trách nhiệm thực hiện chính sách cung cấp viện trợ, chủ
yếu tập chung thực hiện các mục tiêu phát triển quốc tế trong đó có sự cam kết của Anh như xoá
đói giảm nghèo, tăng cường năng lực chính phủ, quyền con người, phát triển phụ nữ, y tế, giáo
dục, bảo vệ môi trường, phòng ngừa xung đột, cứu trợ thiên tai. Viện trợ của Anh chủ yếu được
thực hiện qua hai kênh: một nửa viện trợ thông qua các tổ chức quốc tế (chủ yếu là các tổ chức
thuộc hệ thống Liên hợp quốc), nửa còn lại thông qua kênh song phương. Phần lớn các dự án
dùng ODA của Anh đều được thực hiện thông qua các nhà thầu do phía Anh chỉ định. Qũy dành
cho viện trợ phát triển liên tục tăng: 2,06 tỷ Bảng Anh cho 1997/1998; 3,04 tỷ cho 1999-2000; 3,3
tỷ cho 2002-2003; dự kiến là 3,7 tỷ cho 2003/2004 và 4,6 tỉ 2005/2006. Phân bổ viện trợ tập trung
vào các nước nghèo ở châu Á và tiểu Sahara, (khoảng 76%). Tại các nước Trung và Đông Âu,
Anh chỉ viện trợ cho các dự án nhỏ chủ yếu theo định hướng và nhằm tác động đến quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
V. Chính sách đối ngoại:
Anh có một chính sách đối ngoại mang tính toàn cầu. Anh là Uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc, thành viên quan trọng trong NATO, thành viên EU, thành viên G8, đứng đầu Khối
Thịnh Vượng chung gồm 48 nước (chủ yếu là những nước thuộc địa cũ của Anh), và là thành viên

của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng khác, có tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế. Anh có
quan hệ ngoại giao với 165 nước.
Mục tiêu chính sách đối ngoại của Anh hiện nay:
- Ưu tiên đối ngoại hàng đầu là củng cố và phát triển quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ trong
đó NATO là hạt nhân quan trọng;
- Phát triển quan hệ với EU nhưng không đối trọng với Mỹ, tăng cường ảnh hưởng và sự lãnh đạo
của Anh tại châu Âu, phát huy vai trò cầu nối giữa châu Âu và Mỹ;
- Tăng cường sức mạnh Khối Thịnh vượng chung;
- Phát huy vai trò của Liên Hiệp Quốc trong các hoạt động gìn giữ an ninh và hoà bình, phát triển
quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, hợp tác quốc tế trong các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá và
nhân đạo mang tính toàn cầu, và bảo vệ nhân quyền;
- Đi đầu trong các vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Gần đây Anh bắt đầu đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN và châu Á, khu vực trước đây Anh
chưa mấy chú trọng. Một mặt, Anh có nhu cầu củng cố vai trò và vị trí của mình tại các thuộc địa
cũ trong khu vực trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc, mặt khác Anh thực sự thấy lợi
ích trong phát triển quan hệ hợp tác kinh tế với khu vực này.
QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC AI-LEN
I. Quan hệ chính trị:
Việt Nam và Anh thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ ngày 11/9/1973. Tuy nhiên quan hệ hai
nước chỉ thực sự phát triển tốt từ giữa thập kỷ 90. Hợp tác đầu tiên giữa hai nước là nhằm giải
quyết vấn đề hồi hương người Việt Nam ra đi bất hợp pháp trong các trại tị nạn ở Hongkong. Hiện
nay quan hệ Việt-Anh có thể nói đang phát triển khá rộng trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo
dục, an ninh quốc phòng… Anh đã ký với ta hầu hết các hiệp định kinh tế khung; trở thành một
trong những nhà tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam; ủng hộ Việt nam tăng cường quan hệ với
EU và ứng cử ghế Uỷ viên không thường trực HĐBA LHQ khoá 2008-09. Chuyến thăm chính thức
Vương quốc Anh của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tháng 5/2004 và của Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Văn An tháng 3/2005 đánh dấu một mốc phát triển quan trọng trong quan hệ hai nước.
Trong những năm qua, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, chủ yếu là:
- Phía ta : Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1993); Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (1994); Thủ tướng

Phan Văn Khải dự ASEM-2 và thăm Anh (1998); Phó Thủ tướng Vũ Khoan (2003); Bộ trưởng
Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (2003; các Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư, Nội vụ, Giáo dục, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, Bí thư thành ủy Hà Nội, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội, nhiều Thứ trưởng,
Chủ tịch tỉnh và thành phố của ta đã thăm Anh. Gần đây nhất là chuyến thăm chính thức của Chủ
tịch nước Trần Đức Lương tháng 5/2004 theo lời mời của Nữ hoàng Anh, và của Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Văn An tháng 3/2005 theo lời mời của Chủ tịch Hạ viện Anh.
- Phía Anh: Công chúa Anne (1995 và 2002), Công tước Xứ York - Hoàng tử Andrew (1999 và
2006); Phó Thủ tướng John Prescott (2001 và 2004); Ngoại trưởng Anh (1995 và 1997); các Bộ
trưởng và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Tài chính, Hợp tác phát triển, Thương mại, Giáo dục; Uỷ
ban Hợp tác phát triển Hạ viện; Thị trưởng Khu Tài chính London.
II. Quan hệ kinh tế:
1. Thương mại:
Quan hệ thương mại Việt Nam - Anh tăng nhanh từ những năm 90 đến nay. Chính sách thương
mại của Anh tương đối cởi mở, không theo chủ nghĩa bảo hộ. Trong các vấn đề tranh chấp
thương mại giữa ta và EU như một số vụ EU kiện ta bán phá giá, hay vụ hải sản ta nhiễm kháng
thể, Anh thường có lập trường ủng hộ Việt Nam.
Trong 5 năm qua, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh tăng từ 18 - 25%/năm, ta liên tục xuất siêu.
Những mặt hàng xuất chủ yếu : giày dép (53%), dệt may (12%), chè và cà phê (8%), gạo (8%),
thuỷ sản (3%), cao su… Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Anh: hàng gia công chế biến và
thiết bị công nghiệp (38%), hoá chất (21%), thiết bị viễn thông (6%), thuốc lá (3%)…
Riêng năm 2006, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh tăng 12,5%, đạt khoảng 1,45 tỷ USD. Ta
nhập khẩu từ Anh khoảng 170 triệu USD, tăng 17%.

Hiện Anh có 138 văn phòng đại diện thương mại thường trú và chi nhánh thương nhân tại Việt
Nam. Các văn phòng này nhìn chung hoạt động tốt. Anh lập Cộng đồng các Nhà doanh nghiệp
Anh tại Việt Nam (BBGV) năm 1998 nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam và các hoạt động
từ thiện tại Việt Nam
Trao đổi thương mại Việt Nam - Anh (đơn vị : triệu USD) :
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Kim ngạch hai chiều 478,6 518 746,4 860 1470 1444 1620

Xuất khẩu sang Anh 385,4 511,6 579,8 755 1280 1297 1450
Nhập khẩu từ Anh 93,2 176,6 166,6 217 190 147,6 170
2. Đầu tư:
Các công ty Anh vào Việt Nam sớm (1988-89) nhưng thời gian đầu chủ yếu tập trung vào dầu khí
(70% tổng đầu tư). Nay đầu tư của Anh đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực mới như ngân hang tài
chính, công nghiệp chế tạo, may mặc... Nhìn chung các dự án đầu tư của Anh có quy mô vừa và
nhỏ, tập trung vào các lĩnh vực: dầu khí (5 dự án chiếm 61,3% tổng vốn đầu tư của Anh), công
nghiệp nặng (6 dự án chiếm 29,2% tổng vốn đầu tư), công nghiệp nhẹ (8 dự án, chiếm 3% tổng
vốn đầu tư), tài chính ngân hàng, bảo hiểm, may mặc, công nghiệp chế tạo…
Tính đến tháng 6/2006, Vương quốc Anh có 70 dự án đang còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là
1,272 tỷ đô la, đứng thứ 12/61 trong số các nước và vùng lãnh thổ và đứng thứ 3 trong các nước
EU, sau Pháp và Hà Lan (theo con số của Anh là 2,2 tỷ USD do tính cả các công ty Anh đầu tư từ
Hông Kông, Singapore...).
Các công ty lớn có mặt tại Việt Nam: Công ty dầu khí BP-Amoco liên doanh với Statoil (Na Uy),
Công ty Petro Vietnam trong Dự án Đường dẫn khí đốt và tiêu thụ khí đốt Nam Côn Sơn, Tập
đoàn vận tải P&O, Graig Shipping, Shell, BAT, GlaxoSmithKline, Tate & Lyle, Uniliver, Coats, ICI,
Finley Tea, Castrol, các ngân hàng HSBC, Standard Chartered Bank. Gần đây một số quỹ tài
chính đầu tư lớn tại Việt Nam như Dragon Capital (200 triệu USD), Prudential (500 triệu USD).
Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential có mặt tại Việt Nam từ 1994, chính thức họat động theo giấy
phép đầu tư 100% vốn nước ngoài ngày 29/10/1999; thuê trên 5.000 lao động; bán bảo hiểm nhân
thọ cho trên 200.000 người, dẫn đầu các công ty bảo hiểm nước ngoài hiện có mặt tại ta; doanh
thu trên 1000 tỷ VNĐ năm 2001; là dự án đầu tư thành công nhất của Anh tại Việt Nam.
3. Hợp tác phát triển:
Năm 1992, Chính phủ Anh bắt đầu nối lại viện trợ cho Việt Nam. Từ 2001, viện trợ của Anh dành
cho Việt Nam tăng nhanh rõ rệt do 2 nguyên nhân chính: thứ nhất, chính phủ Công đảng ưu tiên
hợp tác phát triển và xây dựng một chính sách hỗ trợ đối với các nước đang phát triển, lập ra Bộ
Hợp tác phát triển Quốc tế (DFID – Department for International Development) chuyên trách viện
trợ phát triển thay vì để Bộ Ngoại giao quản lý như trước đây; thứ hai, Việt Nam với chính sách
xóa đói giảm nghèo đúng đắn đã tạo dựng được uy tín đối với các nhà tại trợ quốc tế, do đó thu
hút được sự chú ý của chính phủ Anh. Một số dự án tài trợ của Anh tại Việt Nam đã rất thành công

và được Anh coi là “tấm gương điển hình” cho các dự án tài trợ. Anh thành lập văn phòng đại diện
của DFID tại Hà Nội từ năm 1999 để trực tiếp quản lý viện trợ phát triển tại Việt Nam.
Nhờ những yếu tố trên, Anh đã tăng đáng kể mức tài trợ cho Việt Nam và trở thành một trong
những nước viện trợ hàng đầu cho Việt Nam: viện trợ của Anh giai đoạn 2002-04 tăng từ 20 triệu
bảng Anh năm 2002 (tương đương 35 triệu USD lên tới 40,5 triệu bảng Anh năm 2004 (tương
đương 60 triệu USD). Tại chuyến thăm Anh của Chủ tịch nước Trần Đức Lương năm 2004, Anh
cam kết tăng mức viện trợ cho Việt Nam 55 triệu bảng Anh năm 2005 (tương đương 90 triệu
USD). Ngoài ra Anh cam kết thay Việt Nam trả nợ Ngân hàng thế giới 100 triệu USD (bằng 10%
tổng nợ của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2015. Anh dự định dành cho Việt Nam 250 triệu bảng (
khoảng 442 triệu USD) cho giai đoạn 2006-2010.

×