Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề tài thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.39 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Khoa Kinh Tế - QTKD
***
Danh Sách Thành Viên:
Trang 1
THÂM HỤT CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI
CỦA VIỆT NAM, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
GIAI ĐOẠN 2005 – 2010
GVHD: Lê Thị Kim Chi
1. Võ Minh Thi DQT112661
2. Khưu Thị Tú Trinh DQT112676
3. Phan Hữu Quốc Duy DQT112697
4. Bùi Thị Như Ý DQT112693
5. Nguyễn Thị Ánh Vân DQT112689
6. Trương Quốc Uy DQT112685
I. Bố cục bài thuyết trình.
Trang 2
A. Tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế.
1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế.
2. Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế.
2.2. Cán cân vãng lai (Current Account – CA).
2.3. Cán cân vốn (Capital Balance – K).
B. Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam.
1. Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam.
1.1. Giai đoạn 2005 – 2007
1.2. Giai đoạn 2008 – 2010
2. Tác động.
C. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục thâm thụt cán cân tài khoản vãng lai.
D. Kết luận.
II. Lý do chọn đề tài.
Trang 3


⋅ Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh hoạt động kinh tế
đối ngoại của một quốc gia. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với yếu tố vĩ mô khác như cán cân
ngân sách, cân đối tiền tệ. Chính vì vậy, cán cân thanh toán đã trở thành công cụ tham khảo
quan trọng để nhà nước đề ra các chính sách phát triển kinh tế đất nước.
⋅ Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực song
vẫn còn nhiều mặt hạn chế như áp lực lạm phát tăng cao, sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam về hàng hóa xuất khẩu còn kém, mức tiết kiệm trong nước còn rất thấp, thiếu vốn
đầu tư, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, nhập siêu vẫn kéo dài… Tuy cán cân thanh toán quốc tế
của Việt Nam đã thặng dư và sẽ tiếp tục thặng dư song cán cân thương mại ngày càng thâm
hụt do nhập siêu. Sự thặng dư ở đây là do nguồn đầu tư vào trong nước ngày càng tăng và
lượng kiều hối chuyển về nước cũng tăng mạnh. Mà đối với một nước luôn nhập siêu như
Việt Nam hiện nay thì việc cán cân thanh toán thặng dư do thặng dư cán cân vốn bù đắp cho
thiếu hụt cán cân vãng lai thì chưa chắc đã là một dấu hiệu tốt. Nếu Việt Nam sử dụng vốn
đầu tư ( vốn vay) kém hiệu quả thì nợ quốc gia sẽ nhanh chóng trở thành gánh nặng, gây áp
lực phải trả nợ rất lớn đối với Ngân sách Nhà nước.
⋅ Với tình hình trên, nhóm mong muốn đưa ra những ý kiến đóng góp về cán cân thanh toán
quốc tế mà cụ thể nào cán cân vãng lai (tài khoản vãng lai), vì thế chúng tôi đã chọn đề tài “
Tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp”.
Nguyện vọng đóng góp thì nhiều, song lực thì có hạn và thiếu kinh nghiệm thực tế nên mặc
dù đã có nhiều cố gắng nhưng bài thảo luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Do
vậy, nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài thuyết trình được hoàn thiện
hơn.
Trang 4
III. Nội dung.
A. Tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế.
1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế.
⋅ Cán cân thanh toán hay cán cân thanh toán quốc tế (balance of payments - BOP) là một bản
báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc
gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Cán cân thanh toán là chỉ tiêu
có tầm quan trọng lớn, là 1 trong 4 yếu tố quan trọng nhất của một nền kinh tế: tăng trưởng

nhanh, lạm phát thấp, thặng dư cán cân thanh toán, thất nghiệp ít.
⋅ Đối tượng giao dịch của cán cân thanh toán bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản
thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một
quý, song thường là một năm.
⋅ Các chỉ tiêu của BOP cho biết: có bao nhiêu hàng hóa, dịch vụ mà một quốc gia đó xuất
khẩu, nhập khẩu; quốc gia này hiện đang là con nợ hay chủ nợ đối với phần còn lại của thế
giới; dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương tăng lên hay giảm xuống trong kỳ báo cáo
là như thế nào.
2. Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế.
Theo thông lệ, BOP bao gồm 2 bộ phận chính: tài khoản vãng lai (cán cân vãng lai) và tài
khoản vốn (cán cân vốn).
2.1 Cán cân tài khoản vãng lai (Current Account – CA).
⋅ Cán cân vãng lai là một bộ phận của cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép lại những
giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước.
Bao gồm 4 cán cân bộ phận là:
- Cán cân thương mại.
- Cán cân dịch vụ.
- Cán cân thu nhập.
- Cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều
2.1.1 Cán cân thương mại -TB.
⋅ Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc
gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa
chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương
mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có
thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Trang 5
⋅ Các nhân tố ảnh hưởng lên cán cân thương mại bao gồm các nhân tố ảnh hưởng lên giá
trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất khẩu là
giống với các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị nhập khẩu nhưng có tác động ngược chiều.
⋅ Bao gồm:

- Tỷ giá
- Lạm phát
- Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu
- Thu nhập của người không cư trú
- Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài
2.1.2 Cán cân dịch vụ.
⋅ Cán cân dịch vụ bao gồm các khoản thu, chi về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính viễn
thông, hàng không, ngân hàng, thông tin, xây dựng và các hoạt động dịch vụ khác giữa người
cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước.
⋅ Tương tự như xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu dịch vụ làm phát sinh cung ngoại tệ, nên khi
hạch toán BOP thặng dư. Ngược lại, nhập khẩu dịch vụ làm phát sinh cầu ngoại tệ, nên nó
thâm hụt. Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ cũng giống như các yếu
tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa.
2.1.3 Cán cân thu nhập.
Cán cân thu nhập bao gồm:
⋅ Thu nhập của người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập
khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại. Các nhân tố
ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động bao gồm: số lượng và chất lượng của những
người lao động ở nước ngoài.
⋅ Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu trực tiếp, lãi từ đầu tư giấy tờ có giá và
các lãi đến hạn trả của các khoản vay giữa người cư trú trong nước và người cư trú ở nước
ngoài.
2.1.4 Cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều.
⋅ Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sự phân phối lại thu nhập của người cư trú
trong nước với người cư trú ngoài nước. Các khoản thu làm phát sinh cung ngoại tệ và các
khoản chi làm phát sinh cầu ngoại tệ. Nhân tố ảnh hưởng chủ yếu lên cán cân chuyển giao
vãng lai 1 chiều là lòng tốt, tình cảm và mối quan hệ giữa người cư trú trong và ngoài nước.
2.2 Cán cân tài khoản vốn.
Trang 6
⋅ Cán cân vốn là một bộ phận cán cân thanh toán của một quốc gia, nó ghi lại tất cả những giao

dịch về vốn và tài sản (gồm tài sản thực và tài sản tài chính) giữa người cư trú trong nước với
người cư trú ngoài nước.
⋅ Bao gồm:
− Cán cân vốn dài hạn
− Cán cân vốn ngắn hạn
− Chuyển giao vốn 1 chiều.
B. Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam.
Trong phạm vi bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi. Chỉ xin đề cập tới thực trạng về cán cân tài
khoản vãng lai của Việt Nam từ năm 2005 - 2010, giai đoạn mà Việt Nam đã hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới. Sau đây là thực trạng của cán cân vãng lai, thành phần chủ chốt trong
cán cân thanh toán của Việt Nam, để có thể thấy rõ hơn những biến động cũng như nguyên nhân
của những biến động đó đối với cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
1. Tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai (Current Account – CA).
1.1. Giai đoạn từ năm 2005-2007
⋅ Thực hiện đường lối cải cách, mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã hội nhập một cách sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới. Các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng được mở
rộng và các giao dịch kinh tế quốc tế đã tăng lên một cách nhanh chóng. Trong giai đoạn từ
năm 2005-2007, cán cân vãng lai của Việt Nam bị thâm hụt, tuy nhiên mức độ thâm hụt chưa
nhiều và nhìn chung vẫn ở mức an toàn.
Bảng 1. Cán cân vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn từ 2005-2007
Năm 2005 2006 2007
Cán
cân vãng lai
-479 -164 -6992
%GDP 0,9 0,3 9,8
(Đơn vị : Triệu USD) Nguồn: IMF
Trang 7
- Căn cứ vào bảng số liệu và biểu đồ trên, ta có thể thấy xu hướng thâm hụt cán cân vãng lai
trong năm 2005-2007, đặc biệt năm 2007 với mức thâm hụt kỷ lục 6,992 tỷ USD tương
đương với 9,8% GDP, vượt quá mức an toàn 5%. Nguyên nhân chủ yếu do lạm phát trong

nước bắt đầu có dấu hiệu tăng cao từ những quý cuối năm 2007.
1.2. Giai đoạn từ năm 2008 - 2010.
Bảng 2: Cán cân vãng lai của Việt Nam từ năm 2008-2010
Năm 2008 2009 2010
CA -11100 -8000 -10600
%GDP 10,3 7,3 10,5
(Đơn vị : Triệu USD) Nguồn: IMF
Trang 8
⋅ Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ vào cuối năm 2007 đã lan nhanh và ảnh hưởng
sâu rộng Các tác động của cuộc khủng hoảng trên lan tràn trên diện rộng, không chỉ trong
hoạt động của các ngân hàng, mà tất cả các nền kinh tế, các thị trường bước vào thời kì suy
thoái nghiêm trọng, cán cân vãng lai của hầu hết các quốc gia đều bị ảnh hưởng, trong đó có
Việt Nam.
⋅ Theo số liệu ước tính của IMF, trong năm 2008 cán cân vãng lai của Việt Nam thâm hụt
11.100 triệu USD, tương đương 10,3 % GDP, vượt ngưỡng an toàn 2 lần, cao hơn nhiều so
với con số cao kỉ lục của thâm hụt cán cân vãng lai 2007 (6,992 triệu USD), tất cả những con
số này cho thấy thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam đã thật sự đáng báo động.
⋅ Sang năm 2009, 2010, thâm hụt cán cân vãng lai tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, lần lượt
là 8 tỷ USD chiếm 7,3 % GDG và 10,6 tỷ USD chiếm 8.34% GDP.
⋅ Nguyên nhân trực tiếp do những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới tới nền
kinh tế Việt Nam, lạm phát trong nước tăng cao trong những tháng đầu năm 2008, giá xăng
dầu trên thế giới tăng cao…
⋅ Để thấy rõ hơn mức độ nghiêm trọng của thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam, chúng tôi
sẽ so sánh Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực.
Trang 9
Dựa trên số liệu như đã thấy, chúng tôi có một số nhận định như sau:
- Trong năm 2010 Việt Nam thuộc trong một số ít các nước (Việt Nam, Ấn Độ và Myanma)
có thâm hụt cán cân vãng lai trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á;
- Mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam cao hơn hẳn các quốc gia khác, chiếm
8,34% GDP, cao hơn mức 5% GDP – mức được coi là có thể chấp nhận được (mức an

toàn).
- Ở các nước láng giềng trong khu vực như Thái Lan, Phillipine, Indonesia, Malaysia, Trung
Quốc… cho thấy các nước này luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai. Theo số liệu của IMF,
năm 2010 mặc dù kinh tế thế giới chưa thoát khỏi khủng hoảng, cán cân vãng lai của nhiều
nước so với GDP vẫn thặng dư: Thái Lan, Philipines, Trung Quốc đều có mức thặng dư
khoảng 5% GDP; Malaysia có mức thặng dư xấp xỉ 15%. Ngược lại, thâm hụt cán cân vãng
lai của Việt Nam lại ở mức 8,34%.
⋅ Bên cạnh việc so sánh Việt Nam với các nước trong khu vực, khi so sánh tài khoản vãng lai
của Việt Nam với các nền kinh tế mới nổi cũng cho thấy kết luận tương tự về thực trạng thâm
hụt cán cân vãng lai của Việt Nam.
Trang 10
- Từ hình cho thấy tuy nhiều nước cũng phải chịu đựng tình trạng thâm hụt tài khoản vãng
lai, nhưng Việt Nam vẫn dẫn đầu về quy mô thâm hụt.
- Thâm hụt tài khoản vãng lai của các nền kinh tế mới nổi chủ yếu nằm dưới mức 5% của
GDP trong khi mức thâm hụt của Việt Nam luôn cao hơn ngưỡng đó.
2. Tác động.
⋅ Thực ra nhập siêu hoặc/và thâm hụt tài khoản vãng lai không hoàn toàn mang hàm ý xấu mà
chỉ trở nên xấu trong từng trường hợp kinh tế vĩ mô và cơ cấu kinh tế nhất định. Có thể nói
trong điều kiện một nền kinh tế mở, việc xuất hiện tình trạng thâm hụt hay thặng dư thương
mại (và tài khoản vãng lai) là hoàn toàn bình thường.
⋅ Xét đến trường hợp của Việt Nam, tài khoản vãng lai qua được tài trợ khá đều đặn bởi những
luồng chuyển giao và thặng dư từ tài khoản vốn. Mặc dù nguồn kiều hối và FDI tăng khá đều
đặn song do lượng nhập siêu lớn nên dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong năm 2010 đã giảm
đi nhiều. Dự trữ ngoại hối ít đã dấy lên lo ngại khó giữ giá đồng tiền nếu trường hợp xấu nhất
xảy ra: tiền đồng mất giá do khủng hoảng cán cân thanh toán khi thâm hụt tài khoản vãng lai
quá trầm trọng.
⋅ Bên cạnh đó, nợ nước ngoài của Việt Nam tăng đáng kể trong năm 2009 là 27,929 tỷ USD và
2010 là 32,5 tỷ USD, mức độ nợ được IMF dự báo tăng lên tới 40,8% vào năm 2010 từ mức
chỉ hơn 33% năm 2008. Giá trị các khoản nợ ngắn hạn đang tăng dần, nếu như năm 2009, các
khoản nợ này là dưới 0.1 tỷ USD thì sang 2010, nợ ngắn hạn là 0.4 tỷ USD. Điều này khiến

chỉ số dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn của Việt Nam cũng sụt giảm mạnh. Với
những chỉ số cho thấy tình trạng nợ và thanh khoản xấu đi, một khi đồng tiền mất giá mạnh
thì Việt Nam sẽ khó có thể trả nợ, hệ quả một khủng hoảng nợ là không tránh khỏi.
(Nguồn: />so-moi-nhat.htm)
⋅ Nhập siêu tăng nhanh và dù tiềm năng những nguồn bù đắp thâm hụt như kiều hối, thặng dự
trên tài khoản vốn từ ODA, FDI, hay các khoản vay nợ vẫn còn nhưng trong trường hợp
thâm hụt thương mại tiếp tục xấu đi thì khả năng xảy ra khủng hoảng cán cân thanh toán là
rất lớn. Thực trạng này đã đặt ra yêu cầu hết sức cấp thiết cần phải hạn chế nhập siêu và cải
thiện thâm hụt cán cân vãng lai.
C. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục thâm hụt cán cân vãng lai.
1. Nguyên nhân
1.1. Nhập siêu liên tục qua các năm.
Trang 11
⋅ Nguyên nhân làm thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai là nhập siêu, do nhập khẩu nhiều hơn
xuất khẩu, mà cụ thể ở Việt Nam khi cả nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng thì đó là do tốc độ
tăng xuất khẩu không bù đắp được tốc độ gia tăng nhập khẩu.
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình cả giai đoạn 2000 – 2010 là 17,43% trong khi tốc
độ tăng trưởng nhập khẩu là 18,42%; chính sự chênh lệch này đã khiến cho thâm hụt thương
mại tăng từ 1,15 tỷ USD năm 2000 lên tới 18,028 tỷ USD năm 2008. Năm 2010 kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam đạt 72,19 tỷ USD nhưng nhập khẩu cũng đồng thời tăng lên 84,81 tỷ
USD, do vậy thâm hụt thương mại ước tăng lên tới 12,8 tỷ USD.
(Nguồn: />%20hut%20tai%20khoan%20vang%20lai_nguyen%20nhan%20va%20giai
%20phap_final.pdf)
1.2. Sự mất cân đối tiết kiệm và đầu tư.
1.2.1. Đầu tư tăng cao
⋅ Trong thời gian qua đầu tư của Việt Nam đã tăng cao chủ yếu do tác động của chính sách tiền
tệ có thể nói là nới lỏng trong năm 2009 và sự thắt chặt nhưng không nhất quán trong năm
2010.
⋅ Trên thực tế, nếu lãi suất thấp thúc đẩy đầu tư được hướng vào sản xuất thì sẽ góp phần gia
tăng xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu hàng hóa của nền kinh tế, theo chiều hướng này thì thâm

hụt thương mại tài trợ cho đầu tư trong thời gian đầu sẽ giúp cho cán cân vãng lai trong
những năm sau được cải thiện và đồng thời phát triển kinh tế. Tuy nhiên với mức lãi suất
thấp và dễ dàng trong vay vốn sẽ khiến doanh nghiệp sẵn sàng chuyển hướng từ vay sản xuất
kinh doanh sang đầu tư vào tài sản, không tăng thêm năng suất lao động cũng như hỗ trợ cho
Trang 12
việc gia tăng xuất khẩu, từ đó thâm hụt thương mại do đầu tư trong trường hợp này là không
bền vững, ẩn chứa nhiều rủi ro.
1.2.2. Mức tiết kiệm thấp
⋅ Tiết kiệm của Việt Nam trong thời gian qua đã giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do tiêu
dùng cuối cùng đã tăng đáng kể, đặc biệt là sau tác động của gói kích cầu tiêu dùng. Khi
chính phủ tung ra gói kích cầu hỗ trợ tiêu dùng với việc trợ giá cho nhà sản xuất và các hình
thức tín dụng kích thích người dân tiêu dùng đẩy mạnh yếu tố tiêu dùng cuối cùng trong tổng
cầu của nền kinh tế thì mức tiết kiệm trong nước sẽ giảm.
⋅ Về thâm hụt ngân sách:
- Có thể xem nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách cũng chính là nguyên nhân gây ra
nhập siêu trong dài hạn.
- Nhìn chung có hai nhân tố chính: đó là do chính sách tài khóa không nhất quán và đầu tư
công tràn lan kém hiệu quả.
3. Giải pháp.
2.1. Giải pháp giảm nhập siêu.
⋅ Giải pháp để giảm thâm hụt thương mại là điều chỉnh tỷ giá linh hoạt đi kèm với giảm mức
lạm phát để đồng Việt Nam có thể xuống giá từ từ, không gây bất ổn mất giá đồng tiền.
⋅ NHNN cần linh hoạt hơn nữa trong điều chỉnh tỷ giá cho đồng bộ với chính sách tiền tệ và
mỗi khi điều chỉnh thì cần có những can thiệp cần thiết để hỗ trợ cho mục tiêu tỷ giá đặt ra.
2.2. Giải pháp chung để giảm đầu tư.
⋅ Để có thể giảm đầu tư theo như lý thuyết kinh tế vĩ mô thì chính sách cần thiết vẫn là chính
sách tiền tệ thắt chặt. Tháng 11 năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã tăng mức lãi suất cơ bản
từ 8% lên 9%, ra dấu hiệu cho một giai đoạn thắt chặt tiền tệ, tiếp theo vào tháng 2 và tháng
3 năm 2011, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn cũng lần lượt được tăng lên mức
12%, đi kèm với những điều chỉnh này là chiến dịch kiềm chế lạm phát của thủ tướng chính

phủ vào cuối tháng 2 khẳng định hơn chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2011. Sự thắt
chặt tiền tệ này là hợp lý, có thể giúp giảm nhu cầu đầu tư trong nước, tuy nhiên mặt bằng lãi
suất của Việt Nam đã quá cao nên việc sử dụng công cụ lãi suất mạnh tay, do vậy thời gian
tới đòi hỏi phải tích cực thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát nhằm tăng khả năng
thực hiện công cụ thắt chặt tiền tệ thông qua lãi suất nhằm nắn dòng đầu tư đúng hướng một
cách hiệu quả.
(Nguồn: />2.3. Giải pháp tăng tiết kiệm.
Trang 13
⋅ Để có thể giảm nhập siêu thì cần phải dần nâng cao mức tiết kiệm trong nền kinh tế một cách
hợp lý, điều này có thể thực hiện được thông qua việc hạn chế một số khoản tiêu dùng bằng
cách đánh thuế đối với các mặt hàng xa xỉ và các mặt hàng nhập khẩu mà trong trong nước
có khả năng sản xuất.
⋅ Để có thể khắc phục vấn đề thâm hụt ngân sách thì chúng ta chỉ có thể sử dụng cách: tăng
nguồn thu hoặc giảm nguồn chi: tức là giảm bớt mức đầu tư và chi tiêu chính phủ trong nền
kinh tế. Để có thể tăng nguồn thu thì cần tăng cường hiệu quả thu ngân sách của ngành thuế
bằng cách thực hiện cải cách hệ thống thuế, tăng cường khả năng giám sát hoạt động thu và
nộp thuế. Giảm nguồn chi thông qua việc giảm các khoản đầu tư và chi thường xuyên chưa
hợp lý.
2.4. Giải pháp khác.
⋅ Tìm kiếm thêm các dòng vốn khả dĩ bù đắp trong ngắn hạn:
- Đẩy mạnh thu hút dòng vốn nước ngoài, đặc biệt là FDI (trên cơ sở thận trọng nhằm tránh
nguy cơ tiếp nhận FDI chất lượng kém để lại tác động tiêu cực dài hạn), đồng thời cải thiện
tốc độ giải ngân thực hiện các dự án đã cấp phép.
- Tạo thuận lợi thu hút kiều hối.
⋅ Ổn định tâm lý nhà đầu tư và tìm kiếm các dòng vốn trong ngắn hạn thông qua các định chế
tài chính và các khối kinh tế, như vậy thì cần phải:
- Hợp tác chặt chẽ với các định chế tài chính quốc tế truyền thống : IMF, WB
- Kêu gọi, xây dựng, triển khai Quỹ dự phòng bình ổn trong ASEAN – Đông Á (các nước
cũng rất e ngại tác động dây chuyền từ đổ vỡ của bất kỳ thành viên nào trong khu vực)
2.5. Các biện pháp dài hạn

⋅ Đẩy mạnh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong
nước để thúc đẩy xuất khẩu.
⋅ Tăng hiệu quả đầu tư của cả khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh lẫn DNNN. Cải thiện chỉ
số ICOR.
⋅ Xây dựng sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp.
⋅ Giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công: Đặt mục tiêu cắt giảm
thâm hụt ngân sách thành chiến lược dài hạn.
Trang 14
D. Kết luận
⋅ Bài viết này trình bày những phân tích về mức độ, nguyên nhân và giải pháp đối với tình
trạng thâm hụt vãng lai của Việt Nam. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô mà thâm hụt
thương mại là dấu hiệu tích cực hay là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Trong giai
đoạn 2005 - 2010, mức độ thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai của Việt nam là nghiêm
trọng cả về tương đối và tuyệt đối. Thâm hụt thương mại đã vượt quá ngưỡng được coi là an
toàn, đồng thời so với các nước trong khu vực và các nền kinh tế mới nổi trên thế giới, tình
trạng thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai của Việt nam là cao. Nguyên nhân chính dẫn
đến thâm hụt thương mại ngày càng tăng là do cơ cấu kinh tế, mất cân đối vĩ mô giữa tiết
kiệm và đầu tư, thâm hụt ngân sách chính phủ, và việc sử dụng chưa hiệu quả của các dòng
vốn nước ngoài.
⋅ Trên cơ sở đó, cùng với việc xem xét các chính sách chính phủ đưa ra trong thời gian qua,
chúng tôi đã đưa ra các giải pháp hạn chế nhập siêu trong cả ngắn hạn và dài hạn. Về ngắn
hạn Việt Nam nên sử dụng các công cụ trực tiếp của chính sách thương mại để hạn chế thâm
hụt cán cân vãng lai làm khủng hoảng cán cân thanh toán, cùng với đó là chính sách tiền tệ
thắt chặt, thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, tìm kiếm và sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn
ngoài nước một cách hiệu quả. Về dài hạn cần tích cực cắt giảm đầu tư công, giảm thâm hụt
ngân sách, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm xây dựng cơ cấu hợp lý cho nền
kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng hấp thụ công nghệ từ các nguồn vốn nước
ngoài.
⋅ Để có thể thực hiện triệt để các biện pháp này đòi hỏi chính phủ phải kiên quyết. Điều này có
thể ảnh hưởng tới quyền lợi của các nhóm lợi ích khác nhau song chính phủ cần phải cân

nhắc sao cho hài hòa những lợi ích đó nhằm giải quyết vấn đề nhập siêu, lấy lại ổn định vĩ
mô cho nền kinh tế Việt Nam hướng tới một giai đoạn phát triển bền vững ./.
Trang 15

×