Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Quá trình hình thành giáo trình đọc và hiểu giá cổ phiếu trong quy tắc cho nhận của thị trường chứng khoán p1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.02 KB, 10 trang )

Đồng thời bạn cũng không thể bỏ tất cả số tiền kiếm được vào một công ty
nào đó, cho dù công ty ấy có là Microsoft chăng nữa. Sự sụp đổ của Enron
vào cuối năm 2001 cho thấy ngay cả những công ty trông khổng lồ vẫn có
thể phá sản như thường. Và bạn hoàn toàn có thể gặp trường hợp thiếu may
mắn như thế. Tốt nhất bạn nên bỏ hết tiền bạc định đầu tư vào vài công ty
hàng đầu trong những lĩnh vực khác nhau. Điều này có vẻ như là một sự đa
dạng hoá hợp lý hơn.
Như vậy bạn nên sở hữu bao nhiêu loại chứng khoán?
Điều duy nhất muốn nhấn mạnh ở đây là bạn chỉ nên đầu tư tối đa vào năm
hay sáu loại cổ phiếu, không có lý do gì để nắm giữ 20 loại cổ phiếu khác
nhau, bạn sẽ không thể nắm bắt đầy đủ thông tin về chúng và những loại cổ
phiếu hoạt động kém trong nhóm sẽ làm giảm lợi nhuận chung.
Nếu bạn thấy những loại cổ phiếu mới quá tuyệt thì sao?
Với số tiền của mình bạn nên quyết định số cổ phiếu bạn sẽ sở hữu, và đừng
vượt quá chúng. Nếu bạn giới hạn là sáu và bạn đã sở hữu đủ số, đừng mua
loại thứ bảy, ngay cả khi chúng đang rất quyến rũ bạn.
Nếu cổ phiếu mới quá tuyệt vời, hãy bắt buộc mình bán đi loại cổ phiếu kém
hấp dẫn nhất trong sáu cái cũ để thay thế. Bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn
nếu bạn tuân thêm điều này.
Cách xây dựng một danh mục đầu tư tốt nhất.
Hãy làm điều này một cách đơn giản, khởi đầu nếu bạn muốn đầu tư
$100000 vào năm loại cổ phiếu, mỗi loại sẽ được đầu tư $20000. Bạn không
Quá trình hình thành giáo trình đọc và hiểu giá cổ phiếu
trong quy tắc cho nhận của thị trường chứng khoán
cố gắng mua một số lượng cổ phiếu nào đó, bạn chỉ đầu tư một số tiền đã
định cho mỗi loại cổ phiếu.
Nhưng đừng bao giờ quá hồ hởi trong việc mua cổ phiếu, đừng mua cả năm
loại cổ phiếu một lần. Hãy thi hành từng bước một, hãy để cổ phiếu của bạn
tự chứng minh chúng bằng cách chỉ ra một sự phát triển nào đó trước khi
bạn đầu tư 100% số tiền.
Chiến lược mua các loại cổ phiếu đơn lẻ.


Chỉ mua một nửa trong tổng số tiền $20000 của bạn trong lần mua đầu tiên.
Nếu cổ phiếu đi xuống, đừng mua thêm nữa, nếu nó rớt tới 8% so với số tiền
mua, bán tất cả chúng đi để cắt giảm thua lỗ.
Nhưng nếu cổ phiếu tăng giá khoảng 2% tới 3% so với giá mua ban đầu, và
nếu bạn thấy chúng vẫn đang có những dấu hiệu tốt, mua thêm $6500. Lúc
này bạn đã mua hết $16500 trong tổng số $20000 định dành cho cổ phiếu
đó. Nếu cổ phiếu tiếp tục tăng khoảng 2% tới 3% nữa, mua nốt $3500 còn
lại. Bạn đã thành lập xong vị thế của bạn trong cổ phiếu với tổng số tiền là
$20000 trong khoảng thời gian nó tăng giá 5%. Lúc này hãy cho cổ phiếu
một ít thời gian và cơ hội để chúng phát triển.
Khái niệm mua thêm những khối lượng nhỏ hơn trong quá trình cổ phiếu
tăng giá khoảng 5% từ giá mua ban đầu được gọi là tiến hành mua theo kiểu
kim tự tháp. Chỉ mua với chiến lược trung bình tăng, không thi hành chiến
lược trung bình giảm. Không bao giờ thêm tiền vào những loại cổ phiếu
đang có những kết quả tồi tàn.
Bạn cần biết thêm những gì khi mua cổ phiếu và quản lý danh mục đầu
tư của mình?
Bạn nên dùng đồ thị để xác định thời điểm mua bán thêm chính xác. Đừng
theo đuổi những loại cổ phiếu đã tăng giá khá nhiều khi chúng đã ở phía bên
kia những mô hình cơ bản. Điều này tuy đúng với phương pháp trung bình
tăng nhưng nó sẽ làm cho giá trung bình quá cao, và bạn sẽ chịu rắc rối
trong những đợt điều chỉnh tình hình của thị trường.
Nếu giá cổ phiếu rớt 8% từ giá mua ban đầu của bạn, bạn hãy bán tất cả
chúng đi để cắt giảm thua lỗ, bằng cách này bạn đã mua một hợp đồng bảo
hiểm để bảo vệ bản thân. Bạn sẽ dễ dàng bị những thua lỗ trầm trọng khi bạn
không làm gì trong trường hợp này. Nếu bất ngờ chúng tăng giá trở lại, đừng
tiếc nuối và hoang mang, hãy coi 8% ấy như phí bảo vệ để tránh khỏi sự
khủng hoảng.
Và một điều quan trọng vẫn cần nhắc lại, tất cả các cổ phiếu bạn mua cần
phải hội đủ những tiêu chuẩn cơ bản chúng ta đã thảo luận ở phần đầu của

cuốn sách. Chúng nên là số 1 trong lĩnh vực của chúng, lợi nhuận mỗi cổ
phần phải tăng liên tục trong vòng ba năm qua. Doanh số và lợi nhuận của
chúng cũng cần tăng những tỷ lệ đáng kể qua các quý và các năm gần đây.
Tìm kiếm sự tăng trưởng của lợi nhuận biên, lợi nhuận vốn cổ đông phải
trên 17%, chỉ số sức mạnh tương đối phải trên 80. Cổ phiếu cần được những
tổ chức tài chính lớn quan tâm.
Những gì bạn nên làm hại đã sở hữu vài cổ phiếu
Sau khi bạn sở hữu năm hay sáu loại cổ phiếu, bạn phải theo dõi chúng một
cách thận trọng, và tính toán xem loại nào phát triển nhất. Đó có thể là loại
cổ phiếu tốt nhất của bạn và là một người dẫn đường thực sự của thị trường.
Bạn sẽ chờ những thời điểm thích hợp để mua thêm những cổ phiếu này.
Bạn có thể mua khi lần đầu cổ phiếu bị kéo trở lại giá trung bình 50 ngày.
Giá trung bình năm chục ngày sẽ giải quyết những dao động hàng ngày hay
hàng tuần và cho một cái nhìn chính xác hơn về xu hướng giá cả. Hoặc bạn
có thể mua thêm khi cổ phiếu bắt đầu hình thành một mô hình cơ bản mới,
vào thời điểm nó phá vỡ mức giá cơ bản của mô hình tầng thứ hai này.
Con đường để bạn điều hành danh mục đầu tư của mình một cách trôi chảy
nhất là nhận ra những cổ phiếu nào đang hoạt động tốt nhất, đổ thêm tiền
vào những loại cổ phiếu này, và có lẽ nên giảm bớt một ít vị thế của những
loại cổ phiếu đang hoạt động kém nhất trong nhóm.
Khi kỹ năng lựa chọn cổ phiếu của bạn phát triển, một ngày bạn sẽ nhận ra
những Microsoft mới. Bạn sẽ biết cách làm thế nào để có thêm tiền đầu tư
vào nó, và biến nó thành loại cổ phiếu số một trong danh mục đầu tư của
mình.
Để điều khiển danh mục đầu tư của mình một cách chính xác, bạn cần có
những quy luật mua và những quy luật bán, nhưng bạn cũng cần biết tất cả
các điều có liên quan tới cổ phiếu, thêm chúng vào khi thích hợp, và cuối
cùng bán chúng đi khi chúng đã chạm đỉnh và chuẩn bị theo chiều hướng đi
xuống.
Nếu bạn tuân theo phương pháp trong cuốn sách này có lẽ bạn sẽ sở hữu

những cổ phiếu tốt nhất trong vòng một tới hai năm. Một số ít có thể được
bán sớm hơn khi chúng chỉ ra những dấu hiệu xấu rõ ràng.
Bạn không thể đúng trong tất cả những quyết định đầu tư của mình, và điều
này cũng không cần thiết. Nhưng khi bạn phạm sai lầm bạn phải dũng cảm
thừa nhận nó và tìm cách sửa chữa. Ngay cả khi sở hữu những cổ phiếu hàng
đầu bạn cũng cần biết cách điều khiển nó, chuyển nó thành tiền mặt vào
những thời điểm hợp lý để tránh sự khủng hoảng.
Quy trình thực hiện Một Lệnh giao dịch của Nhà đầu tư Việt Nam
Đặt lệnh mua hay bán chứng khoán
Nhà đầu tư muốn mua hoặc bán chứng khoán đã niêm yết đều phải đến gặp
công ty chứng khoán, thông qua việc ký hợp đồng uỷ thác mua hoặc uỷ thác
bán. Khách hàng sẽ đặt lệnh mua, bán chứng khoán với phòng tiếp thị bằng
phiếu lệnh. Nội dung chi tiết của lệnh gồm có:
+ a. Lệnh mua hay lệnh bán;
+ a1. Mã khách hàng;
+ b. Tên chứng khoán - mã số chứng khoán;
+ c. Số lượng chứng khoán;
+ d. Giá;
+ e. Điều kiện về thời gian đáo hạn của trái phiếu nếu có
Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của phiếu lệnh. Phòng tiếp thị công ty chứng
khoán chuyển giao phiếu lệnh cho phòng giao dịch.
Cùng lúc này, một nghiệp vụ rất quan trọng là phòng giao dịch và phòng
thanh toán của công ty chứng khoán phải tiến hành kiểm tra tài khoản của
khách hàng. Luật quy định khách mua phải có đủ tiền 100% trong tài khoản
giao dịch và khách bán phải có đủ 100% chứng khoán.
Công ty kiểm tra lần chót tính hợp lệ của lệnh mua - lệnh bán. Phòng giao
dịch chuyển lệnh qua máy cho đại diện giao dịch tại Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán TTGDCK.
Giao dịch tại TTGDCK
Đại diện giao dịch nhập lệnh mua - bán vào hệ thống máy điện tử của

TTGDCK. Chi tiết nạp vào hệ thống là các khoản a, b, c, d, e; cùng với các
chi tiết kế tiếp sau đây:
+ f. Số hiệu của lệnh giao dịch;
+ g. Lệnh sửa đổi hoặc huỷ bỏ kèm số hiệu của lệnh gốc
+ h. Giao dịch cho khách hàng, hay giao dịch tự doanh;
+ i. Mã số quản lý đầu tư nước ngoài nếu là người đầu tư nước ngoài;
+ k. Mã số của thành viên;
+ Các chi tiết khác do TTGDCK quy định.
Nếu có sửa đổi hay huỷ bỏ lệnh theo ý kiến khách hàng thì đại diện giao
dịch nhập lại lệnh mới kèm số hiệu lệnh gốc. Lệnh mới sửa đổi/huỷ bỏ chỉ
hiệu lực khi lệnh gốc chưa được thực hiện*.
TTGDCK sau mỗi đợt khớp lệnh hiện nay chỉ khớp một lần trong ngày có
giao dịch vào lúc 10 giờ sẽ thông báo kết quả cho lệnh được khớp đến đại
diện giao dịch và cho công ty chứng khoán về các chi tiết kết quả khớp lệnh
đó.
Đại diện giao dịch khi nhận được thông báo của TTGDCK lập tức sẽ báo
cho phòng giao dịch của công ty tất cả chi tiết liên quan đến lệnh.
Phòng giao dịch ghi "đã mua hoặc đã bán” vào phiếu lệnh của khách hàng
và thông báo cho phòng thanh toán.
TTGDCK xác nhận với đại diện giao dịch về kết quả giao dịch sau khớp
lệnh. Chi tiết xác nhận gồm có:
1. Tên chứng khoán;
2. Khối lượng mua và bán;
3. Tên mã số của bên thành viên đối tác;
4. Ngày, thời gian giao dịch được thực hiện;
5. Số hiệu của lệnh được thực hiện;
6. Các chi tiết cần thiết khác theo quy định của TTGDCK.
Kết thúc phiên giao dịch
Phòng giao dịch tổng hợp kết quả giao dịch trong ngày và chuyển đến phòng
thanh toán kèm phiếu lệnh đã được thực hiện.

Phòng thanh toán lập báo cáo thanh toán và bù trừ về chứng khoán và tiền
vốn rồi chuyển cho phòng lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán
của TTGDCK.
Phòng lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán so khớp số liệu và
thực hiện thủ tục thanh toán, đồng thời gởi thông báo cho ngân hàng thanh
toán của hai bên đối tác mua - bán để thanh toán vốn đã giao dịch.
Các công ty và ngân hàng thanh toán vốn ngân hàng hoạt động lưu ký thực
hiện tác nghiệp về thanh toán vốn.
Trong trường hợp công ty chứng khoán chưa kịp thanh toán trong thời hạn
quy định, TTGDCK sẽ dùng quỹ hỗ trợ thanh toán thực hiện thay cho công
ty chứng khoán. Sau đó tính lãi, phạt và các hình thức chế tài khác đối với
công ty chứng khoán - quy định tại các điều 61 - 62 của Quy chế lưu ký,
thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán ban hành theo QĐ số
05/UBCKNN ngày 27/3/99 của UBCKNN.
Chúng ta có thể dễ nhận ra một điều rằng, theo diễn tiến về trình tự và
phương thức khớp lệnh, cùng với một số quy định và thực tế ban đầu, thì vai
trò của người môi giới khá mờ nhạt, nghề nghiệp của họ trong giai đoạn này
có vẻ buồn tẻ. Cả các công ty chứng khoán cũng vậy, xem ra cũng chưa thực
sự giúp được gì nhiều cho nhà đầu tư. Có thể nói, khách đầu tư chưa được
chăm sóc một cách đúng nghĩa theo bài bản rất chu đáo của TTCK. Họ còn
phải tự làm tự chịu nhiều thứ, trong khi tiền phí giao dịch họ phải trả lại khá
cao.
Cách thức đo lường hiệu quả thực hiện
Nhà đầu tư sử dụng một số chỉ báo indicator để đo lường giá trị chứng
khoán trong danh mục của họ. Chẳng hạn họ so sánh các mức giá cao nhất
và thấp nhất lên xuống suốt quá trình giao dịch trong 1 ngày, 1 tuần hay 1
năm để xác định xem liệu chứng khoán ta muốn khảo sát đã tăng hay giảm
giá trị. Phần này ta sẽ bàn đến thêm hai chỉ báo rất thông dụng và hữu ích,
giúp cho ta xác định các chứng khoán nào mua là tốt.
Lợi suất yield

Lợi suất ở đây liên quan đến số tiền mà ta kiếm được trong một năm, dưới
dạng tiền lãi interest và cổ tức dividends. Lợi suất càng cao thì mức thu về
trên vốn đầu tư ROI của ta càng cao. Lợi suất được diễn đạt theo một bách
phân. Ví dụ, một lợi suất 5% trên khoản đầu tư 100 USD có nghĩa là ta đã
kiếm được 5 USD. Bằng cách biến đổi các khoản thu nhập theo số tuyệt đối
sang dạng phần trăm, người đầu tư có thể dễ so sánh về giá trị hai chứng
khoán là các cổ phiếu và trái phiếu khác nhau.
Lợi suất hiện thời current yield của cổ phiếu và trái phiếu là một chỉ báo
tham khảo cần thiết được liệt kê trên các trang tài chính hoặc báo cáo tài
chính. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tự tính được các lợi suất quá khứ và
hiện tại một cách dễ dàng. Đối với cổ phiếu, ta hãy tổng các khoản cổ tức
được trả hằng năm cho mỗi cổ phần chia cho giá thời điểm một cổ phần. Các
khoản cổ tức chia thì đã có trên báo cáo hằng năm của công ty. Nếu ta muốn
có số đo lợi suất so với giá hiện thời để xem mức độ cổ tức theo thời giá ta
lấy cổ tức chia cho giá thị trường hiện tại của cổ phần những người chuẩn bị
mua bán cần thông số này. Nếu muốn tính lợi suất so với giá lúc mua past
yield ta lấy cổ tức chia cho giá ta đã bỏ ra mua trong quá khứ, để biết đồng
vốn đã bỏ ra đang cho "thu nhập” thế nào những người đang nắm giữ cổ
phiếu đôi khi muốn biết số này.
Lấy ví dụ, giả sử ta kiếm được 2 USD một năm từ khoản cổ tức trên một cổ
phần có giá trị là 50 USD, sau đây là công thức tính lợi suất:
2 Cổ tức hằng năm / 50 Giá mỗi cổ phần = 0,04 hay là 4%
Để tính lợi suất hiện hành của một trái phiếu, ta chia tiền lãi nhận được hằng
năm cho giá thị trường của trái phiếu đó. Chẳng hạn, ta có trái phiếu mệnh
giá 1000 USD, nhận lãi sáu tháng một lần - ta tập gọi cho quen là "6 tháng
một lần” thay vì "một năm hai lần" là để tránh lẫn lộn giữa năm lịch và năm
trái phiếu - mỗi lần là 60 USD. Nếu giá trái phiếu trên thị trường hiện nay là
1200 USD thì lợi suất hiện hành được tính là:
120 Tiền lãi một năm / 1200 Giá trái phiếu hiện thời = 0,10 hay là 10%
Nhìn vào đây ta đoán biết là lãi suất thị trường nay nằm ở khoảng 10%, cho

nên giá trái phiếu cũ đã có lãi suất cao 12% nay được bán với giá cao hơn
mệnh giá.
Tỷ lệ P/E Tỷ lệ giá/thu nhập
P/E là cách viết tắt của "Price/Earnings" giá thị trường/ thu nhập. Đây là
cách so sánh giữa giá thị trường của một cổ phần thường với lợi nhuận mặc
nhiên thuộc về cổ phần đó tính trên cơ sở năm tài chánh của niên hạn gần
nhất. Phép chia này có nội dung khá đơn giản là vậy, nhưng nó nói lên được
nhiều điều để ta đắn đo. Một tỉ lệ P/E cao có thể cho ý nghĩa rằng chứng
khoán công ty này đang được định giá cao hơn mức lợi nhuận mà công ty
làm ra được. Ngược lại, tỉ lệ P/E thấp có nghĩa là cổ phiếu công ty đó đã bị
định dưới giá. Các tỷ lệ P/E đối với các cổ phiếu của ngành công nghiệp
bình quân là từ 12 đến 15.
Tuy nhiên ta cần thận trọng khi tham khảo số đo này - cũng như nhiều số đo
khác - bởi nó còn tuỳ thuộc vào độ tin cậy của các yếu tố được sử dụng để
tính toán. Sự đồng bộ, mức độ phát triển và hội nhập của thị trường và cơ
chế công ty cũng cần được xem xét.
Cũng giống như lợi suất, tỉ lệ P/E thường được in trên các trang báo tài
chính, nhưng ta cũng có thể tính được dễ dàng. Trước hết ta tìm thu nhập sau
thuế của công ty trong báo cáo tài chính hằng năm dòng cuối cùng của báo

×