Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

di tích lịch sử văn hóa - Hà Nội - Nhà sàn Bác Hồ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.79 KB, 6 trang )


Hà Nội - Nhà sàn Bác Hồ


Vị trí: Nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội.
Ðặc điểm: Đây là ngôi nhà Bác ở và làm việc từ năm 1958 đến khi qua đời.
Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên
trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây.
Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau.
Ðó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17/5/1958 cho tới khi Người qua
đời. Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về
trồng, như cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi biếu Bác năm 1954, bưởi
Phúc Trạch, Biên Hòa, Mê Linh; cam Hải Hưng, Xuân Mai, Vân Du, Xã Ðoài;
quýt Hương Cầm, Lý Nhân; táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ; song mai Ðông Mỹ;
hồng Tiên Ðiền. Trong vườn còn có cả những loại cây từ nước ngoài như ngàn
hoa, cây bụt mọc quanh ao, cây cau vua gốc từ Caribê
Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là 2
phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị.
Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh
năm.Nhân dân ta từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô
Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng Lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh
quảng trường Ba Ðình lịch sử.


- Quảng trường Ba Đình


Vị trí: Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Đặc điểm: Quảng trường Ba Đình là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của
Thủ đô và cả nước.


Nơi đây vốn là khu vực cửa Tây của thành Hà Nội cổ. Đầu thời Pháp thuộc,
thực dân Pháp phá thành làm một vườn hoa nhỏ gọi là điểm tròn Pugininer. Đến
năm1945 mới có tên là vườn hoa Ba Đình. Chữ Ba Đình là để gợi nhớ dải đất
Ba Đình ở tỉnh Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ
9/1886 đến 1/1887.
Quảng trường cũng là nơi chứng kiến hàng chục vạn đồng bào về dự lễ Độc lập
ngày 2/9/1945. Ngày 9/9/1969, sáu ngày sau khi Hồ Chủ tịch qua đời, cũng tại
quảng trường này, lễ truy điệu Người đã được cử hành trọng thể. Hàng vạn
đồng bào Thủ đô và các địa phương cùng 34 đoàn đại biểu quốc tế đã tới đây
dự lễ.
Ngày nay mặt chính của quảng trường là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước
lăng là khoảng không gian rộng lớn với 320m chiều dài và 100m chiều rộng, đủ
chỗ cho 20 vạn người dự mít tinh. Quảng trường có 168 ô cỏ bốn mùa xanh
tươi. Chính giữa là cột cờ cao 30m. Quảng trường Ba Đình đã trở thành không
gian thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội.



- Thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương


Vị trí: Thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Ðặc điểm: Là một trong những thành cổ nhất Việt Nam.
Ðây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương
xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước
Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9
vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở
Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (chu vi 8km), thành giữa (hình đa
giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành

ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân
thành rộng tới 20-30m. Các cửa của 3 vòng thành cũng được bố trí rất khéo,
không hề nằm cùng trên một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều. Do đó đường
nối hai cửa thành ở cùng một hướng đều là một đường quanh co, lại có ụ phòng
ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh thành.
Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, bạn sẽ
tìm thấy vết tích còn lại của ba vòng thành xưa bằng đất và nơi các nhà khảo cổ
tìm được hàng vạn mũi tên đồng, lưỡi cày, rìu sắt, xương thú vật
Qua cổng làng, cũng là cổng thành trong là tới đình làng Cổ Loa. Theo truyền
thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan triều hội ngày xưa, nên
trong đình còn tấm hoành phi "Ngự triều di quy".
Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, nằm nép dưới
gốc đa già cổ thụ. Miếu am bé bỏng như cuộc đời ngắn ngủi của nàng công
chúa đáng thương "trái tim lầm chỗ để lên đầu". Trong am có một tảng đá hình
người cụt đầu. Ai cũng bảo đó là tượng Mỵ Châu.Qua am Mỵ Châu tới đền
Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền nội cung
ngày trước. Ðền này mới được làm lại hồi đầu thế kỷ 20, có đôi rồng đá ở bậc
tam cấp cửa đền là di vật đời Trần hoặc Lê sơ. Trong đền có tượng An Dương
Vương bằng đồng mới đúc cùng dịp làm lại đền. Trước đền là giếng Ngọc,
tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nước giếng này mà đem rửa
ngọc trai thì ngọc sáng bội phần!


- Thư Viện Quốc Gia
Thư viện Quốc gia Hà Nội là Thư viện Quốc gia lớn nhất nước, nằm trên phố
Tràng Thi. Được thành lập năm 1919, thư viện lúc đó có tên là Thư viện Pierre
Pasquier. Năm 1939, thư viện chứa 92.163 cuốn sách, chiếm 20% số lượng sách
hiện có tại Việt Nam lúc đó.
Sau năm 1954, thư viện được đổi tên thành Thư viện Trung tâm. Ngày 26/6/1957,
được đổi lại tên là Thư viện Quốc gia.

Hàng năm, thư viện Quốc gia luôn tiếp nhận sách mới xuất bản tại Việt Nam và n-
ước ngoài. Tổng số sách trong thư viện lên đến hơn 1 triệu cuốn sách, hơn 7 nghìn
loại báo, tạp chí của Việt Nam và nước ngoài. Các luận văn tiến sĩ và thạc sĩ của
các nhà khoa học Việt Nam đều được lưu giữ tại đây. Thư viện Quốc gia thường
xuyên trao đổi sách với hơn 300 thư viện, các viện nghiên cứu lớn của hơn 100 n-
ước trên thế giới và là thành viên của Hiệp hội Thư viện Quốc tế.
Thư viện Quốc gia đã lưu giữ hàng trăm nghìn cuốn sách quý từ khắp nơi trên thế
giới. Thư viện lưu giữ sách theo các chủ đề lớn về đời sống, kinh tế, văn hoá, lịch
sử, khoa học và kỹ thuật.
Các thư viện khác ở Hà Nội là Thư viện Khoa học và Kỹ thuật, Thư viện Khoa
học Xã hội (26 Lý Thường Kiệt), Thư viện Quân đội (Phố Lý Nam Đế) và Thư
viện Hà Nội (47 Bà Triệu).

×