Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CHUYỆN VỀ BÁC HỒ - Bức tranh thêu Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng đại tá Stephen ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.89 KB, 5 trang )


Bức tranh thêu Chủ tịch Hồ Chí Minh
tặng đại tá Stephen L. Nordlinger tháng
10-1945
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 116 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày
13/5/2006, bà Jane Coyle, cháu dâu của Đại tá Stephen L.Nordlinger, người cách
đây 62 năm đã được tiếp xúc và làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã trao tặng
Bảo tàng Hồ Chí Minh Bức tranh thêu tùng hạc, một kỷ vật quý của Chủ tịch Hồ
Chí Minh tặng Đại tá L. Nordlinger, tháng 10-1945.
62 năm trước, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, cũng là lúc nước ta chớp
thời cơ, giành được độc lập, vào cuối tháng 8 năm 1945. Đội quân G5, đơn vị cứu
tế xã hội của Hoa Kỳ đối với quân Đồng minh do Đại tá L. Nordlinger đứng đầu
đến Hà Nội, với sứ mệnh nhân đạo là giải phóng tù binh đang bị Nhật giam giữ,
đồng thời chăm sóc, hỗ trợ thuốc men, lương thực cho những số phận bất hạnh đến
từ các nước khác nhau. Đoàn cứu tế xã hội Hoa Kỳ đến Hà Nội đã được Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam quan tâm, giúp đỡ.
Đầu tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Đại tá L. Nordlinger để bàn
việc giúp đỡ, vận chuyển lương thực từ Nam ra Bắc. Sự kiện này đã được Chủ tịch
Hồ Chí Minh thông báo trong phiên họp Hội đồng Chính phủ, ngày 9-10-1945.
Bức tranh có kích thước không lớn (60 x 215cm), nhưng dưới bàn tay tài hoa
của nghệ nhân, trên nền vải thô màu vàng nhạt, những đường thêu đã làm hình ảnh
chim hạc đậu trên cây tùng hiện lên sinh động, cùng lời chúc tốt đẹp nhất của Hồ
Chí Minh: "Best greetings from Hô Chi Minh, oct. 1945" (Những lời chúc tốt đẹp
nhất của Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 1945). Đường bo bằng vải xatanh màu đỏ
nâu càng tôn them vẻ đẹp tinh tế của tặng vật.
Sinh thời Đại tá L. Nordlinger đã treo bức tranh này ở nơi trang trọng nhất trong
nhà riêng của ông, tại New York.
Trải qua hơn 60 năm, bức tranh được gia đình Đại tá L. Nordlinger gìn giữ, để
ngày nay vượt hàng nghìn cây số, từ nước Mỹ bên kia bán cầu, trở về Việt Nam,
với một thông điệp hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã xây dựng.


Phát biểu tại buổi lễ trao tặng bức tranh, bà Jane Coyle nói: "Cá nhân tôi rất xúc
động vì được tham gia một phần nhỏ bé của mình vào số mệnh đã đưa Đại tá L.
Nordlinger và Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với nhau như những người bạn. Sau thời
gian chiến tranh chia cắt và khổ đau, giờ đây điều thật hợp lý và vì lợi ích của hoà
bình và tình hữu nghị mà bức tranh thêu lại trở về nhà.

Raymond Aubrac : "Nhờ có Bác tôi đã gắn trọn đời mình với Việt Nam"
(VH - HN). Chiều muộn ngày 3.9, trong gian trưng bày của Bảo tàng Hồ
Chí Minh có một cụ già người nước ngoài mặc bộ comlê màu sẫm, tay chống gậy
ba toong cùng người con gái của mình chầm chậm lần theo những hiện vật về Bác.
Bảo tàng giờ này đã thưa khách, cụ già dường như chẳng để ý đến điều đó mà cứ
chầm chậm, chầm chậm
Cụ là Raymond Aubrac, người đã mời Bác Hồ về nhà mình trong khoảng
thời gian vị Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sang thăm Pháp với tư
cách là thượng khách của nước Pháp ( từ giữa tháng 6 đến tháng 9-1946).
Cụ không còn nhớ rõ lắm đây là lần thứ mấy mình trở lại thăm Việt Nam.
Lần này, theo lời mời của Nhà nước ta cụ cùng con gái Elisabeth Aubrac, năm nay
cũng đã ngoại sáu mươi - người đã vinh dự được Bác nhận đỡ đầu kể từ khi bà vừa
cất tiếng khóc chào đời - sang thăm một số thành phố lớn của nước ta, mà Bảo
tàng Hồ Chí Minh là một điểm đến quan trọng nhân dịp Quốc khánh 2.9. Những
tưởng ở độ tuổi chín mươi tư "thượng thượng thọ" như cụ sẽ khó lòng bước đều
đặn để ngắm nhìn những hình ảnh, tư liệu về Bác trong một không gian rộng lớn ở
Bảo tàng Hồ Chí Minh, nhưng với gần một giờ đồng hồ không nghỉ cụ đã xem rất
kỹ những tài liệu, hình ảnh về con người mà mình và gia đình hằng yêu quí.
"Với tôi, ngày 27.7.1946 là ngày đặc biệt"
Ngay sau buổi tham quan, tại gian phòng khách nhỏ nhắn, trang trọng và ấm
cúng, lãnh đạo Bảo tàng Hồ Chí Minh đã có buổi tiếp chuyện hai vị khách đặc biệt
này. Từ từ lật giở từng trang album ảnh về Bác Hồ trong những năm tháng Người
ở Pháp mà Bảo tàng chuyển đến, đôi mắt cụ và con gái như ánh lên niềm vui. Mặc
dù thời gian đã lùi quá xa, những bức ảnh đen trắng đã cũ mờ, có chỗ không nhìn

rõ nhưng cụ và con gái vẫn nhận ra và đọc tên từng người một được chụp chung
với Bác. Cụ bảo rằng, ngày 27.7.1946 là ngày mà suốt đời cụ không thể quên được,
bởi vào thời điểm đó cụ có mặt trong buổi Việt kiều ở Pháp tổ chức cuộc chiêu đãi
chào mừng Người tại vườn hồng Bagatell (Pari). Đây cũng chính là lần đầu tiên cụ
nhìn thấy và được tiếp chuyện với Bác Hồ, để rồi sau đó và mãi mãi, như lời cụ:
Bác Hồ đã tạo nên bước ngoặt cho tôi và gia đình. Và nhờ có Bác, tôi đã gắn trọn
đời mình với Việt Nam. Ngay sau buổi chiêu đãi, với tất cả tấm lòng trọng thị cụ
mời Bác về ở nhà mình. Khoảng ba, bốn ngày sau, Bác đến ở nhà cụ ở phía Bắc
Paris, đi khoảng 20 phút xe hơi. "Bác ở nhà tôi rất thoải mái. Bác đi đâu làm gì tôi
không bao giờ hỏi, bởi đấy là công việc riêng của Bác. Khi Bác đến ở gia đình tôi
trở nên có hai cuộc sống. Một là cuộc sống riêng biệt của Bác để Bác làm việc,
tiếp khách và một cuộc sống của gia đình tôi". Cũng theo lời cụ, Bác đến ở vào
đầu tháng 8 đến giữa tháng chín năm 1946. Trong khoảng thời gian này gia đình
đã phục vụ Bác hết sức tận tình và chu đáo. Vào mỗi buổi sáng, người nhà mang
đến cho Bác sách báo bằng tiếng Pháp, Anh, Đức, Nga Khoảng thời gian đầu, bà
vợ của cụ thường nấu cho Bác ăn nhưng sau thấy Bác nhiều khách, hơn nữa để
tiện cho Bác tiếp khách nên đã cử một Việt kiều yêu nước đến nấu ăn cho Bác. Về
sau này, cụ vinh dự hai lần được gặp Bác Hồ, và trên cương vị công tác của mình
cụ đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
cũng như xây dựng và phát triển đất nước VN.
"Tôi đang có ba kỷ vật thiêng liêng của Người"
Đồng hồ tích tắc điểm về giờ xế chiều. Ngoài kia, thành phố đã sáng đèn và
lún phún mưa thu. Lại một lần nữa mọi người lo sức khỏe cho vị khách đặc biệt.
Dường như không cần biết thời gian trôi đi, cụ cứ chậm rãi lật giở từng trang ảnh.
Bỗng nhiên thấy cụ ngừng giở, đôi mắt nhìn thật sâu và thật lâu vào một tấm ảnh.
Đôi mắt bà Elisabeth ngồi bên cạnh cũng như đang bị hút vào đấy. "Đây là một
trong những bức ảnh quý đã trở thành tài sản tinh thần của gia đình tôi suốt hơn
sáu mươi năm qua", nói xong cụ nhẹ nhàng cầm bút viết sang tờ bên cạnh, sát liền
với tấm ảnh: "Người bế cháu bé là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cháu bé đó là con gái
tôi và bên cạnh là vợ tôi. Bức ảnh có lẽ được chụp vào đầu tháng 8 năm 1946", rồi

cụ ký tên và ghi rõ ngày, giờ. Và tác giả của bức ảnh ấy không ai khác chính là cụ.
Cụ xúc động cho biết thêm, ngày ấy, khi hay tin cụ bà sinh cháu Elisabeth, Bác đã
đến nhà hộ sinh Port-Royal ở Paris thăm, tặng hoa và nhận là người đỡ đầu. Nói
đến đây cụ như nghẹn lại và như lẽ tự nhiên cụ quay sang nhìn con gái với ánh mắt
trìu mến, tự hào. Từ đó, năm nào đến ngày sinh của Elisabeth Bác Hồ cũng gửi
quà mừng kèm theo những lời chúc tốt đẹp đến người con mà mình là người đỡ
đầu.
Không gian cuộc trò chuyện như chững lại, mọi cặp mắt đổ dồn về phía bà
Elisabeth, bà cầm tấm ảnh trên tay, rồi nói rất chậm rãi: "Tôi rất xúc động khi nhìn
thấy bức ảnh này ở đây. Dù chưa một lần được gặp Người vì bố mẹ tôi thường
động viên rằng Bác rất bận, nhưng qua những bức thư Người viết cho thì tôi như
đã gặp Người rồi. Tôi vô cùng vinh dựu khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận là
người đỡ đầu". Cũng như người bố của mình, bà Elisabeth cầm cây bút viết sát lề
tấm ảnh với dòng chữ: "Có lẽ lúc bấy giờ tôi không biết con người vĩ đại này có
tầm đặc biệt quan trọng như thế nào. Nhưng hình như ánh mắt mẹ tôi đã nói điều
đó khi bà nhìn tôi âu yếm". Viết xong, bà lấy trong túi mang theo bên người một
chiếc hộp vuông nhỏ màu xanh nhạt. Không ai biết đó là vật gì, bà giơ lên rồi cho
biết, đây là quả cầu bằng ngà được chạm trổ hết sức tinh xảo. "Đấy là món quà
Bác Hồ tặng tôi khi tôi vừa sinh. Món quà này đã theo tôi hơn sáu mươi năm rồi
đấy". Khi lớn lên, năm nào cũng vậy, đến ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà
lại viết thư chúc mừng Người cha đỡ đầu kính yêu của mình.
"Hiện tôi đang lưu giữ ba kỷ vật thiêng liêng mà Người đã tặng cho: một quả
cầu bằng ngà, một tấm ảnh mà Người đang bế một cháu bé Việt Nam và một tấm
lụa khi tôi chuẩn bị làm đám cưới. Tôi không dám hứa trước rằng sẽ tặng lại cho
Bảo tàng, nhưng tôi sẽ suy nghĩ hoặc tôi sẽ để lại trong di chúc" bà vừa nói vừa
lấy tay gỡ kính để lau nhanh những giọt nước mắt. Hơn hai giờ trôi qua, khoảng
thời gian quá ngắn để được nghe thêm nhiều câu chuyện cảm động nữa từ cụ già
và người con gái đã từ lâu là người bạn thân thiết của Việt Nam.


×