Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tại sao mắt ta nhìn được - Giác quan của con người docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.93 KB, 5 trang )

Tại sao mắt ta nhìn được
Giác quan của con người bao gồm: thị giác, khứu giác, thính giác, xúc giác, vị
giác. Trong đó, thị giác là một trong những giác quan quan trọng nhất của cơ thể,
nó tiếp nhận được 80% những kích thích ngoại cảnh bao quanh con người. Nhờ
mắt mà con người nhìn được bạn bè và muôn vật như cây cối, chim muông, hoa lá,
nhà cửa, máy móc thấy được vẻ đẹp của tạo hóa và cả những hiểm nguy đang
đến gần.
Mắt là một bộ máy quang học hiện đại nhất bao gồm từ ngoài vào trong giác mạc,
thủy dịch, đồng tử, thể thủy tinh, dịch kính, võng mạc và cuối cùng là thị thần kinh.
Trong đó có những tổ chức chiết quang chủ yếu như giác mạc và thể thủy tinh
đóng vai trò một thấu kính. Giác mạc và thể thủy tinh có mặt tròn lồi như được
cấu tạo bởi hai lăng kính nối với nhau bằng các đáy của chúng. Hình ảnh bên
ngoài như cây cối, hoa lá, con người được biệt hóa thành nhiều điểm nhỏ thu vào
trong mắt (ta ví mắt như một cái máy quay phim hiện đại) đến tiêu điểm của mắt
còn gọi là hoàng điểm rồi chuyển thành các xung động thần kinh lên trung khu
thần kinh thị giác ở đồi thị các xung động được dẫn truyền đến từng tế bào võng
mạc truyền lên thị thành thần kinh, lên giao thoa thị giác đến trung khu thị giác để
phân tích hình ảnh cho con người biết đó là người hay vật.
Điều tiết là một khả năng của mắt tăng thị lực khúc xạ hệ thống quang học của
mình, do đó, mắt phân biệt được các vật ở gần hay xa. Sự điều tiết ấy do thể thủy
tinh có khả năng biến đổi độ cong của mình nhờ thần kinh chỉ huy các dây chằng
zinn co giãn, co kéo thể thủy tinh đàn hồi.
Mắt nhìn bình thường là mắt có độ khúc xạ vật lý và chiều dài trục quang học của
mắt phù hợp với nhau, người chính thị nhìn được vật ở xa và ở gần.
Mắt cận thị là khúc xạ mạnh khi điểm nhìn rõ xa nhất ở khá gần mắt. Tiêu điểm
chính của các tia sáng song song ở phía trước võng mạc, nhìn gần rõ, nhìn xa mờ.
Mắt viễn thị là khúc xạ yếu thì điểm nhìn rõ xa nhất là quy ước và ở sau mắt,
người viễn thị hay bị khó khăn khi nhìn các vật ở gần.
Mắt là cửa sổ của tâm hồn, nó có chức năng thị giác quan trọng nhất của cơ thể
nên nó được bảo vệ trong hốc mắt gồm bốn thành xương rắn chắc hình tháp 4 cạnh,
các thành của hốc mắt được tạo bằng các xương sọ và có những lỗ, những khe nối


hốc mắt với các khoang sọ ở bên cạnh – dây thần kinh thị giác và các động tĩnh
mạch mắt chui qua lỗ thị giác ở đỉnh hố mắt. Mắt hoạt động được nhờ các dây
thần kinh và động tĩnh mạch này.
Nếu ví mắt là một ngôi nhà, thì lông mày là mái che và lông mi là những tấm
mành che bụi bảo vệ. Mỗi mắt có hai hàng lông mi trên và dưới, mỗi hàng mi có
khoảng 50 – 60 sợi mọc ra, do day dụi nên hay bị rụng đi, rồi lại mọc ra. Lông mi
cong vút tạo nên vẻ đẹp của con người, do biến chứng của bệnh mắt hột, tất cả
lông mi quặt ngược vào trong thì gọi là lông quặm, một vài sợi chọc vào thì gọi là
lông xiêu. Do lông mi chọc vào giác mạc nên gây loét giác mạc, mắt lúc nào cũng
chảy nước mắt nên hay được gọi đơn giản là mắt toét. Trên cung mày có một lớp
lông dày cứng như hình lá liễu đó là lông mày, lông mày có tác dụng như một mái
hiên che không cho mồ hôi rơi vào mắt. Lông mày tự nhiên có kèm theo một chút
tỉa tót thì đẹp hơn, nhiều chị em cạo hẳn rồi xăm hoặc kẻ bằng chì điều đó là
không khoa học, mồ hôi từ trán rơi vào mắt gây viêm nhiễm.
Lông mi tự nhiên có thể dài 1,5 centimet, lông mày có người có sợi dài 6 centimet.
Cũng như tóc, lông mi lông mày nhổ đi sau một thời gian ngắn lại mọc. Khi già,
nhiều người lông mày bạc trắng, lông mi cũng có sợi bạc, riêng trong bệnh bạch
biến, harada thì lông mi và lông mày cũng có màu trắng.
Muốn giữ cho mắt luôn long lanh không bị khô nhờ mắt có một bộ máy nước mắt,
gồm có tuyến lệ và đường dẫn lưu nước mắt ống lệ nhỏ, túi lệ và ống lệ mũi.
Tuyến lệ sản xuất ra nước mắt theo các ống nhỏ đổ vào cùng đồ kết mạc làm ướt
giác mạc. Khi tủi thân, đau buồn người ta khóc nước mắt chảy giàn giụa, mỗi lần
khóc có thể đến 50 mililit nước mắt, cả đời người chưa có ai đo được bao nhiêu
mililit nước mắt. Nước mắt chảy nhiều làm mờ mắt không nhìn rõ, ngược lại bệnh
khô mắt không có nước mắt thì giác mạc khô nhìn mờ nhiều. Sau khi làm ướt giác
mạc nước mắt theo các điểm lệ vào các ống lệ nhỏ đi dọc 1,5 milimet rồi đi ngang
7 – 9 milimet vào túi lệ theo ống lệ mũi 12 – 14 milimet xuống mũi rồi xuống
mồm. Nếu tuyến lệ bị viêm, tắc lệ đạo thì phải bơm hoặc thông lệ đạo sớm để
nước mắt khỏi chảy ra ngoài.
Con mắt có thể thể hiện các cảm xúc của con người: vui mắt long lanh (mắt cười);

giận hờn mắt buồn khóc; căm thù mắt đỏ vằn máu nổi lên; mắt long sòng sọc; thẹn
thùng mắt cụp xuống, e thẹn mắt mở khẽ; gian giảo mắt luôn lảng tránh ánh mắt
người đối diện, hay liếc trộm. Nam nữ yêu nhau cũng thể hiện trên đôi mắt, liếc
mắt đưa tình, tiếng sét ái tình, sững sờ khi ánh mắt gặp nhau.
Mắt là một máy quang học hiện đại nhất. Nếu tất cả các bộ phận cấu thành của
mắt hoạt động bình thường thì nhìn rõ mọi vật. Nếu một trong các bộ phận ấy bị
trục trặc như viêm loét giác mạc, đục thể thủy tinh, viêm hoàng điểm, xuất huyết
tiền phòng, xuất huyết võng mạc, viêm thị thần kinh đều dẫn đến khả năng nhìn
kém hoặc bị mù. Chính vì thế mà việc “bảo vệ con ngươi của mắt mình” được
xem là vô cùng quang trọng.
BSCKII. Nguyễn Văn Vấn
Tra, nhỏ thuốc mắt thế nào cho đúng?
Tra, nhỏ thuốc mắt tưởng chừng như đơn giản nhưng để có thể phát huy hiệu quả
tối đa mà không gây lãng phí thì không phải ai cũng biết
Nhiều bệnh về mắt, nhất là bệnh của màng nông như kết mạc, giác mạc có thể
dùng cách đưa thuốc trực tiếp ngay vào mắt để điều trị. Đó là các thuốc tra, nhỏ
mắt. Nếu là thuốc nước thì người ta dùng từ nhỏ mắt, nếu là thuốc mỡ thì người ta
dùng từ tra mắt. Thuốc tra, nhỏ mắt ngấm được vào các màng mắt rất nhiều, rất
sâu, thậm chí có thứ rất nhanh. Ví dụ: tetracain ngấm qua kết mạc để vào nội nhãn
còn nhanh hơn qua đường tiêm tĩnh mạch.
Do tính chất của thuốc tra, nhỏ mắt ngấm nhiều và nhanh nên nhiều bệnh của kết
mạc, giác mạc thông thường người ta chỉ dùng thuốc tra, nhỏ mắt là chính. Thậm
chí cả những bệnh sâu hơn trong nhãn cầu như viêm màng bồ đào trước, người ta
cũng dùng thuốc tra, nhỏ mắt. Ví dụ: atropin dưới dạng thuốc nước hoặc thuốc mỡ
để tách dính đồng tử do viêm màng bồ đào trước gây ra. Cho nên khi được cấp
hoặc ghi đơn tra, nhỏ mắt dù có kèm các thuốc tiêm hoặc uống khác hay không thì
chúng ta cũng chớ quan niệm rằng thuốc, tra nhỏ mắt là phụ. Thực ra, một thứ
thuốc tra, nhỏ mắt bao giờ cũng ngấm vào mắt tốt hơn khi uống hoặc tiêm đường
toàn thân. Trừ khi đem thứ thuốc ấy tiêm vào vùng mắt thì mức độ ngấm thuốc có
nhiều hơn và sâu hơn.

Tra, nhỏ thế nào cho đúng? Cách tra, nhỏ đúng là cách tra, nhỏ làm cho thuốc lọt
được vào khe mắt đủ mức mà không bị vương vãi ra ngoài để đạt hiệu quả mà
không tốn thuốc, lãng phí thuốc.
Cách nhỏ thuốc nước
- Trước hết ta lau sạch mắt bằng mẩu bông ẩm, sạch cho hết bụi bặm hoặc dử mắt.
- Tiếp đó nhỏ vài ba giọt thuốc nước vào góc trong của mắt.
- Sau khi nhỏ phải kéo mi dưới xuống một chút cho thuốc chan hòa khắp mắt. Nhớ
là sau khi nhỏ xong mới kéo mi dưới xuống, đừng vừa nhỏ vừa kéo.
- Tiếp đó lau các giọt thuốc thừa chảy ra cạnh gốc sống mũi và hai mi.
- Nên tránh để đầu ống thuốc nhỏ mắt sát vào lông mi gây nhiễm bẩn cho lọ thuốc,
làm đục ngầu lọ thuốc sau khi ta thôi bóp lọ thuốc nhựa hoặc thôi ấn đuôi cao su ra,
tra cách ngọn lông mi vài ba cm là vừa.
Với thuốc nước, ngày có thể nhỏ 3-6 lần tùy theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng khi
phải nhỏ 3-4 loại thuốc khác nhau thì làm thế nào? Việc thứ nhất là tránh nhỏ
chúng cùng nhau một lúc, vì chúng sẽ pha loãng nhau ra, hoặc là thuốc nhỏ sau
rửa mất thuốc nhỏ trước. Vì thế mỗi thuốc nhỏ cách nhau nửa giờ là đủ. Vì với
nửa giờ thuốc nhỏ trước đã ngấm vào mắt rồi.
Cách tra thuốc mỡ
- Tốt nhất là người bệnh nằm ra hoặc ít ra là ngồi ngả đầu trên lưng chiếc ghế tựa.
- Mở khe mắt của người bệnh bằng ngón tay trỏ và ngón tay cái của bàn tay trái.
Ngón trỏ mở mi trên của bệnh nhân, ngón cái kéo mi dưới cho lộ kết mạc mi dưới
màu đỏ ra. Đoạn ta bóp một thỏi thuốc mỡ dài 3-5 ly vào mi dưới.
- Ta giữ mi trên không cho chớp vội bởi vì động tác chớp của mi trên rất nhanh.
Nếu buông mi trên ra trước, mi trên sẽ chộp lấy thuốc mỡ gây dính dáp ra ngoài
mi và không ngấm được vào trong mắt.
Với thuốc mỡ thường ngày tra vài ba lần vào buổi sáng trưa tối. Tốt nhất là tra vào
buổi trưa và tối trước khi đi ngủ.

×