Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chấn thương giác mạc và phần ngoài của mắt do ánh sáng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.14 KB, 5 trang )

Chấn thương giác mạc và phần ngoài của
mắt do ánh sáng
Cho dù phần ngoài của mắt phải tiếp xúc với ánh sáng, điều rất cần thiết cho quá
trình nhìn, nhưng chính ánh sáng cũng gây ra những bệnh tật cho mắt, đặc biệt là
cho giác mạc( lòng đen), bề mặt nhãn cầu ( phần nhãn cầu hở ra ngoài), thể thuỷ
tinh( thấu kính của nhãn cầu) và võng mạc( màng thần kính thuộc đáy mắt).
Giác mạc, kết mạc, các phần phụ của nhãn cầu có nguy cơ bị sang chấn trực tiếp
do ánh sáng , nhất là khi tính chất vật lý của ánh sáng không hề bị biến đối khi
chiếu vào các thành phần trên. Cho dù là có một vài yếu tố tiên thiên giúp che chở
bề mặt nhãn cầu nhưng bệnh lý của giác mạc và phần ngoài của mắt do nhiễm độc
ánh sáng vẫn rất nhiều, trong đó phải kể đến: viêm kết giác mạc do nắng, bệnh lý
giác mạc dạng giọt có liên quan đến khí hậu, mộng mắt, giả mộng, u của mắt hay
bộ phận phụ thuộc như : ung thư liên bào đáy, tăng sản và ung thư tế bào vảy.
Cơ chế bảo vệ tự nhiên để chống lại tác hại của ánh sáng
Cơ thể con người dường như được trang bị một vài cơ chế tự bảo vệ, tráng những
tác hại của việc bị chiếu sáng thái quá. Những cơ chế này bao gồm việc nheo mắt,
bóng che phủ của lông mày hay tư thế đầu, cảm giác ghê sợ nhũng loại ánh sáng
không thuộc về tự nhiên Ví dụ như: việc nheo mắt các tác dụng che chẵn hữu
hiệu bề mặt nhãn cầu, giảm nguy cơ gây hại của ánh sáng lên giác mạc và kết
mạc.Thêm nữa, như một điều thiên phú về hình học, khi tiếp xúc với ánh sáng,
hình thái học tự nhiên của mặt và cơ thể nói chung rất tiện lợi để chống lại ánh
sáng gây hại. Loại bước sóng có hại nhất trong phổ ánh sáng của mặt trời là: tia
cực tím( tia UV) và ánh sáng xanh. Đậm độ của 2 loại ánh sáng độc hại trên cao
nhất ở đỉnh trưa, lớn hơn mười lần so với vài giờ trước và sau đó. Thế nhưng vào
giữa trưa, khi mặt trời chiếu thẳng lên đỉnh đầu thì ánh sáng có phần nào ít khả
năng gây hại cho mắt. Ánh sáng bị cản lại bởi lông mày, sau đó bị phản xạ lại một
phần xuống phần nghiêng của mặt. Ánh sáng vì vậy đã bị phản xạ lại là chính chứ
không phải lại hấp phụ do góc tới quá lớn của anh sáng khi chiếu vào bề mặt nhãn
cầu. Càng về cuối ngày thì ánh sáng càng giảm khả năng gây hại cho mắt bởi khí
quyển đã làm tán xạ ánh sáng mặt trời đi. Đó cũng là một cơ chế bảo vệ tự nhiên.
Lúc hoàng hôn, mặt trời có vẻ như chiếu thẳng góc vào mắt, do vậy tác hại cho


mắt sẽ rất lớn nếu như không có cơ chế làm giảm đậm độ ánh sáng của khí quyển.
Chính bầu khí quyển đã lọc đi hâù hết tia UV và ánh sáng xanh. Việc tán xạ tạo
nên hình ảnh hoàng hôn có màu đỏ, một hình ảnh thú vị của thiên nhiên. Cho dù
có tất cả các cơ chế bảo vệ vừa nêu thì việc tăng thời gian phơi nhiễm với sáng
mặt trời luôn tỷ lệ thuận với khả năng mắt bị nhiễm độc với các loại tia sáng có
hại.
Các cơ chế bảo vệ tự nhiên sẽ thất bại nếu tia sáng chiếu song song với trục thị
giác. Khả năng phản xạ bị giảm thiểu, khả năng tia sáng bị hấp thụ tăng lên , kèm
theo đó là những chấn thương cho mắt. Hiển nhiên là việc nhìn chằm chằm vào
mặt trời luôn là việc nguy hiểm. Giống như tự chúng ta vứt đi vũ khí bảo vệ của
mình, còn việc hứng chịu tia sáng phản xạ từ nước hay tuyết cũng gây hại không
kém. Trên thực tế, tuyết mới rơi có thể phản xạ hơn 80% tia UV và ánh sáng xanh
so với 1% phản xạ từ cánh đồng cỏ lúc trưa hè. Cần chú ý trang bị chuyên dụng
chống ánh sáng gây hại cho mắt cho những người hoặc vì lý do nghề nghiệp hoặc
vì giải trí mà phải phơi nhiễm với ánh sáng quá độ.
Biểu hiện lâm sàng của các bệnh lý tại mắt do ánh sáng
Viêm kết giác mạc do ánh sáng
Viêm kết giác mạc do ánh sáng hay còn được biết đến với cái tên: đau mắt hàn hay
đau mắt do tuyết . Dạng điển hình là do phơi nhiễm thái quá trước tia UV, đặc biệt
là loại có bước sóng < 315nm. Đặc điểm lâm sàng là: diễn tiến nhanh, đau nhiều ,
giảm thị lực. Triệu chứng thường xuất hiện sau khi phơi nhiễm với tia UV từ 6 đến
12 h. Nguyên nhân chính xác của bệnh lý này còn chưa rõ ràng mặc dù có việc
cảm giác giác mạc bị giảm ngay sau khi phơi nhiễm. Những giả thiết khác là việc
biểu mô giác mạc bắt đầu bị lột ra, hậu quả của việc các đầu mút thần kinh giác
mạc bị lộ ra trước ánh sáng và ngay sau đó là xuất hiện triệu chứng đau. Bệnh
nhân thường hay bị bệnh này là thợ hàn và thợ thuộc da mặc dầu là có thể thấy ở
tất cả mọi người, có khi chỉ là đứng xem hàn ở cự ly nhỏ hơn 12 feets.
Khi thăm khám sẽ là biểu hiện viêm giác mạc chấm nông cả hai bên, phù kết mạc,
co quắp mi và sợ sáng. Trong những trường hợp nặng giác mạc sẽ là bong toàn bộ
biểu mô giác mạc. Phương thức điều trị là kháng sinh nhỏ mắt, giảm đau đường

uống, cũng có thể dùng thêm chống viêm loại có và không có steroid. May thay
bệnh hồi phục tương đối nhanh, trên đa phần bệnh nhân quá trình biểu mô hoá
hoàn tất trong vòng 48 đến 72 h sau chấn thương. Thường không có biến chứng
nào đáng kể.
Cơ chế của dạng chấn thương này có vẻ thiên về phản ứng quang hoá hơn là nhiệt.
Bước sóng gây ra viêm kết giác mạc do ánh sáng thường là loại 270 nm, thông
thường nó bị tầng ozôn của khí quyển hấp phụ. Do vậy gần như tất cả các trường
hợp bị bệnh lý này đều do các nguồn ánh sáng nhân tạo như tia hàn, đèn
chiếu Dạng chấn thương này cũng có thể gặp trong tự nhiên, bệnh nhân phơi
nhiễm quá mức ở những nơi có đậm độ cao tia sáng có bước sóng 270 nm. Những
vị trí địa lý này thường là những nơi có tầng ozôn mỏng, độ cao lớn, thiếu tầng khí
quyển lọc tia, điểm trượt tuyết hay trong lúc nhật thực.
Tổn hại hay xuất hiện trên giác mạc. Nhân của tế bào biểu mô bị vỡ ra, giảm quá
trình phân bào, rụng tế bào biểu mô. Trên thỏ thực nghiệm người ta thấy tổn hại
không hồi phục của tế bào giác mạc trong lớp nhu mô. Trên thợ hàn người ta cũng
quan sát thấy nội mô giác mạc mất tính đa dạng. Tuy nhiên không thể qui kết chức
năng thị giác giảm là do tổn hại nội mô.
Nhiễm độc ánh sáng mặt trời mạn tính
Phơi nhiễm lâu dài với tia sáng loại thấy được và tia UV được cho là yếu tố phát
sinh ra một vài bệnh lý tại mắt. Dạng chấn thương này không giống như viêm kết
giác mạc do ánh sáng, thường cấp tính và ngắn hạn, mà mang tính trường diễn.
Phơi nhiễm lâu dài với ánh sáng được coi là thủ phạm của bệnh lý giác mạc dạng
giọt, mộng mắt, giả mộng, u phần phụ nhãn cầu và k liên bào đáy, tăng sản và u tế
bào vảy.
Bênh lý giác mạc dạng giọt do khí hậu( CDK), hay còn gọi là bệnh lý giác mạc
Labrador, có biểu hiện lâm sàng phổ rộng, với các triệu chứng từ hoàn toàn không
có gì, cho đến mù chức năng. Thăm khám sẽ giúp quan sát được các giọt nhỏ màu
xám trên bề mặt giác mạc, ở ngang mức với màng Bowman. Nếu những giọt này
nhỏ và nằm phân tán, thì khả năng tác động đến thị giác, nếu có, có thể sẽ chỉ là
rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu những hạt này thực chất xuất hiện trên diện rộng, chúng có

thể gây ra tán xạ và giảm thị lực. Sẹo dưới biểu mô có thể phát sinh và dẫn tới mất
thị lực và thậm chí là mù nếu sẹo này ở đúng trục thị giác. CDK cũng có thể gặp ở
thể nặng dạng cục bộ trong các điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chẳng hạn như độ
cao tăng lên, và khi giác mạc bị phơi nhiễm. CDK thường gặp nhiều hơn ở nam
giới, tuy nhiên, vẫn chưa xác định được nguy cơ cao hơn ở nam giới là do yếu tố
di truyền hay các yếu tố kinh tế xã hội.
Cơ chế tổn thương trong CDK được cho là có liên quan đến việc phơi nhiễm với
các tia có bước sóng ngắn như UVA và UVB. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên
hệ có ý nghĩa thống kê giữa việc phơi nhiễm với nắng và tỷ lệ mắc bệnh. Thêm
nữa liều đáp ứng giữa thời gian phơi nắng và bệnh CDK cũng đã được chỉ ra. Trên
phương diện thống kê học , người ta đã cố tìm ra mối liên quan có ý nghĩa giữa
việc phơi nhiễm với tia UV và việc xuất hiện u tế bào vảy, K liên bào đáy trên mi
mắt. Hầu hết các bác sĩ mắt đều cho rằng chính việc phơi nhiễm với ánh sáng mặt
trời đã gây ra dị sản hay ung thư tế bào vảy, thế nhưng cho tới nay thì số liệu vẫn
chưa mang tính thuyết phục cao. Các nghiên cứu hồi cứu không cho thấy mối liên
quan có ý nghĩa giữa việc phơi nhiễm với dị sản hay ung thư tế bào vảy. Nhưng lại
cho thấy mối liên quan rõ giữa phơi nhiễm với tia UV và tỷ lệ mộng, CDK hay giả
mộng
Nội mô
Trên lâm sàng người ta không thấy có sự thay đổi của nội mô do ánh sáng, .Tuy
nhiên trên thực nghiệm, nếu cho động vật dùng những phức chất tăng nhạy sáng,
thì nội mô có thể bị tổn thương do ánh sáng, ví dụ như dùng chlorpromazine chẳng
hạn. Tuy nhiên trên người thì không thấy tổn hại như vậy.
Ánh sáng có thể gây hại cho giác mạc, bề mặt nhãn cầu và các phần phụ thuộc của
nó. Không nghi ngời gì nữa đó là hậu quả của việc cơ chế tự bảo vệ đã bị thiếu hụt
hay sự gia tăng của những yếu tố bất lợi trong môi trường sống, có khi là cả hai.
Trừ một vài hoàn cảnh bất khả kháng như tuyết rơi hay độ cao, còn lại chúng ta
đều có thể bảo vệ mắt được khỏi bị chiếu sáng thái quá. Cũng cần có thêm những
nghiên cứu về nhiễm độc ánh sáng với một số bệnh lý tại mắt như viêm kết giác
mạc do ánh sáng hay bệnh lý giác mạc dạng giọt do khí hậu hay mộng mắt. Tuy

nhiên dù các nghiên cứu có được tiếp tục hay không thì chúng ta vẫn nên cảnh
giác với ánh sáng, ngoài việc có khả năng gây hại cho thể thuỷ tinh và võng mạc
chúng còn có khả năng làm tổn hại bề mặt nhãn cầu như vừa nêu trên.

×