Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bệnh gan ở trẻ em - Bệnh Gan Trẻ Em Đặc điểm chính doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.5 KB, 14 trang )

Bệnh gan ở trẻ em

Bệnh Gan Trẻ Em
Đặc điểm chính
- Bệnh gan mắc phải thường gặp ở người lớn hơn là trẻ em. Các bệnh gan phát
hiện ở trẻ em thường do các bệnh bẩm sinh hoặc rối loạn chuyển hóa.
- Có sự chưa hoàn thiện về sinh lý của gan trong thời gian chu sinh và những thay
đổi quan trọng của quá trình chuyển hóa của gan trong thời gian thơ ấu. Chính
những thay đổi này ảnh hưởng s ự tiếp xúc cũng như phản ứng lại khi cơ thể trẻ
tiếp xúc với chất độc hay virus.
- Bệnh gan có thể biểu hiện như :tăng bilirubin máu, gan to, suy tế bào gan, xơ
gan, nang gan, tăng áp lực tỉnh mạch cửa, hoặc bệnh toàn thân do ảnh hưởng thứ
phát của bệnh gan.
- Những ảnh hưởng thứ phát của bệnh gan có thể đe dọa cuộc sống:
- Rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết
- Rối loạn đông máu thứ phát do nồng độ các yếu tố phụ thuộc vitamin K thấp, kết
quả là xuất huyết nội sọ ở trẻ nhi.
- Tiếp xúc "độc tố" kéo dài có thể gặp trong cac bệnh: galactosemia hoặc
fructosemia
- Nhiễm trùng là nguyên nhân của bệnh gan hay là hậu quả thứ phát của suy giảm
miễn dịch do suy dinh dưỡng.
- Tăng áp lực tỉnh mạch cửa với biểu hiện xuất huyết dạ dày ruột trầm trọng.
I.Sinh lý bệnh về sự phát triển chứa hòan thiện của gan trẻ em.
1. Thay đổi quá trình chuyển hóa và thanh lọc các độc tố nội sinh, ngoại sinh , các
phức hợp độc tố:
a.Nồng độ cytochrome P-450 ở gan bệnh nhi thấp. Tương tự, các hoạt động của
aminopyrineN-demethylase và aniline p-hydrosylase thấp. Các quá trình chuyển
hóa ở gan như là thanh lọc một số thuốc hoặc bilirubin phụ thuộc vào hệ thống các
chất vùa nêu, sẽ trở nên không hiệu quả. Vì thế nồng độ các chất độc tố trong
huyết tương sẽ tăng nhanh hơn ở bệnh nhi.
b. Sự thanh lọc các thuốc phụ thuộc vào cytochrome P-450 thường nhanh hơn ở


trẻ lớn hơn là người trưởng thành. Khi đến tuổi dậy thì, một phần chuyển hóa của
người lớn sẽ bắt đầu hình thành.
c. Nồng đô các chất glutathione peroxidase và glutathion S-transferase thường
thấp ở trẻ nhỏ, làm cho gan trẻ nhỏ dễ tiếp xúc với các thương tổn oxyhóa
2.Kích thước hồ chứa acid mật và thành phần có thể thay đổi.
Người ta chưa rõ là điều này có lợi hay là có hại.
3. Vàng da sinh lý:
gần đến 1 phần 3 các trẻ sơ sinh có vàng da trong vòng tuần đầu sau sinh. Những
trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ cao vàng da hơn là trẻ được nuôi bằng sửa
hộp. Tình trạng này được xem là vàng da sinh lý và thông thường tự khỏi không
có biến chứng. Vàng da sinh lý phản ánh sự hoán chuyển từ mẹ sang con quà trình
thanh lọc và chuyển hóa Bilirubin gián tiếp. Đây là một quá trình bệnh sinh do
nhiều yếu tố:
gia tăngsinh sản bilirubin, Trẻ sơ sinh có tế bào hồng cầu khổng lồ và các tế bào
này thì có đời sống thấp hơn hồng cầu ở người lớn.
Protein huyết thanh không đủ để gắn kết bilirubin, điều này ảnh hưởng sự tiếp
nhận bilirubin của tế bào gan.
4. Những dấu hiệu cảnh giác vàng da bệnh lý:
 Bilirubin tăng cao trước 3 ngày hoặc kéo dài hơn 14 ngày kể từ lúc sinh ra.
 Tổng bilirubin huyết thanh > 15mg/dl
 Bilirubin trực tiếp > 2mg/dl
II.Tăng bilirubin máu
Sự thay đổi xảy ra trong bất kỳ bước nào của quá trình chuyển hóa có thể gây vàng
da vượt quá ngưỡng vàng da sinh lý. Các thay đổi quan trọng trong các bước của
quá trình chuyển hóa bIlirubin:
1. Tăng sản xuất Bilirubin: Dẫn đến sự gia tăng phóng thích thể Heme từ hồng
huyết cầu
a. Tan máu do các nguyên nhân: bất tương hợp hệ Rhesus, hệ ABO, hay các nhóm
máu nhỏ khác.
b. Hồng cầu dễ vỡ trong bệnh sphrocytosis bẩm sinh, elliptocytosis di truyền,

polycythemia, hoặc khiếm khuyết men hồng cầu G6PD; Pyruvate kinase, PK;
hexokinase, HK
c. Bệnh u máu đi kèm
2. Giảm tiếp nhận bilirubin tại tế bào gan:
 Có thể do thiểu năng tuyến giáp hoặc thiểu năng hormon giới tính, gây ức
chế hấp thu bilirubin qua màng tế bào gan. Thyroxin đóng vai trò rất quan
trọng đối với chức năng màng plasma tế bào gan.
 Giảm lượng bilirubin gắn kết với protein huyết tương cũng gây nên giảm
lượng bilirubin gắn kết với tế bào gan. Điều này có thể do giảm albumin
máu, giảm protein máu , hoặc do sự chiếm giữ các protein này bởi các
thuốc như sulfonamids, salicylates, heparin, và caffein.
3. Bất thường gắn kết nội bào hay dự trữ Bilirubin trong tế bào gan:
Những bất thường này thường hiếm gặp và bao gồm khiếm khuyết hay thay đổi
men Glutathion S-transfease (GST).
 Hội chứng Roto: biểu hiện bằng giảm khản năng dự trữ Bilirubin nội bào,
tăng bilirubin máu thể trực tiếp và gián tiếp mà khôn hề có tiêu huyết,
không có thay đổi men gan, tế bào học bình thường.
 Có gia tăng thể coproporphirin trong nước tiểu, đặc biệt type 3, thứ phát sau
rối loạn chức năng mật.
 Khôn có chỉ định điều trị vì không có tử vong hay biến chứng đi kèm
4. Sự kết hợp bilirubin không hữu hiệu trong tế bào gan.
Bên trong tế bào gan, bilirubin được kết hợp với acid glucuronic bởi men bilirubin
UDP-glucuronyl transferase ( BGT) để hình thành bilirubin mono- hay
diglucuronide
 giảm hoạt động men BGT được ghi nhận trong hội chứng Gilbert, kết quả
là có sự gia tăng lành tính bilirubin huyết tương, đặc biệt trong các trường
hợp stresses như bệnh nhiễm virus.
 Hội chứng Crigler-Najjar, định vị bởi nhiễm sắc thể 2q37, đặc trưng bởi
thiếu men BGT dẫn đến tăng bilirubin huyết trầm trọng kèm với những ảnh
hưởng thần kinh.

 Các bệnh khác: neonatal hemochromatosis, thiếu alpha-1 antitrypsin, bệnh
Wolman, Niemann-Pick có thể gây tăng bilirubin máu trong thời gian sơ
sinh.
5. Những thay đổi trong quá trình bài tiết Bilirubin qua màng canalicular vào ống
mật:
Thường các bệnh biểu hiện lành tính, không cần điều trị.
6. Bất thường cấu trúc của hệ thống ống dẫn mật
Có thể ngăn cản sự dẫn lưu mật từ canaliculus vào ruột non, gây nên tình trạng
tích tụ mật và trào ngược bilirubin vào hệ tuần hoàn:
a. Teo ống mật ngoài gan (BA)
là một bệnh tiến triển đặc trưng bởi quá trình viêm và xơ của ống mật ngoài gan,
dẫn đến phá huỷ hoàn toàn các ống mật ngoài gan.
 Bệnh BA tiêu biểu xảy ra từ tuần tuổi thứ 2 đến thứ 6 như là bệnh tăng
bilirubin máu kết hợp
 Sinh thiết gan thấy xơ và tăng sinh ống mật
 BA có thể phát hiện theo hội chứng ( <15% cases) kèm với bất thường tim
mạch, đa lách, đảo ngược phủ tạng, hoặc không kèm hội chứng ( thường
gặp hơn), nguyên nhân chưa biết.
 Bất thường này thường được điều trị khởi đầu bằng cách thông Cửa- Ruột,
cho phép dẫn lưu mật trực tiếp từ gan vào ruột non, giúp kéo dài sự tiến
triển của bệnh.
 Bệnh gan giai đoạn cuối thứ phát dẫn đến BA là nguyên nhân thường gặp
nhất cho chỉ định ghép gan ở trẻ em.
b. Ứ mật ở các ống dẫn mật trong gan
c. Nang ống dẫn mật: dãn ống dẫn mật tạo thành nang , có thể chỉ có ở ngoài gan
hoặc đi kèm trong gan.
Nguyên nhân chưa được biết,
 Thường xuất hiện ở Đông Nam Á, với >50% trường hợp được báo cáo từ
Nhật Bản.
 Hầu hết bệnh nhân là bệnh nhi với biểu hịện đau vùng bụng, vàng da kèm

hoặc không kèm sờ thấy khối u vùng bụng.
 Chẩn đoán có thể bằng: siêu âm, CT Scan, nội soi ngược dòng tuỵ mật
(ERCP)
 Điều trị bằng phương pháp rạch phẫu thuật phần ống mật bị dãn hơn là
phương pháp bắc cầu, dẫn lưu do tỷ lệ gia tăng bệnh ác tính của nội mô túi
mật.
7. Những thay đổi ở tuần hoàn gan ruột có thể gây nên tình trạng tái hấp thu
bilirubin ở ruột non.
Điều này có thể do có tắc nghẽn như trong bệnh teo sản ruột non hoặc bệnh
Hirschprung, hay những thay đổi dòng khuẩn thường trú ruột non do sử dụng
kháng sinh.
8. Những biến chứng của tăng bilirubin huyết:
a. Tăng bilirubin huyết chưa kết hợp:
 Kerniterus ( bệnh não bilirubin) do gia tăng bilirubin chưa kết hợp. Đối
tượng bị bệnh là trẻ sơ sinh và các bn hội chứng Crigler-Najjar typeI
 Nồng độ bilirubin chưa kết hợp > 30mg/dl đi kèm với bệnh lý não. Hiếm
gặp khi nồng độ < 20mg/dl
 Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ kernicterus bao gồm giảm albumin máu
và thay thế bilirubin bởi các thuốc, các anions hữu cơ khi gắn kết với
albumin. Cả hai tình trạng trên đều làm gia tăng nồnh độ bilirubin chưa gắn
kết trong máu.
b. Bệnh ứ mật:
 Suy dinh dưỡng thứ phát dẫn đến kém hấp thu chất mỡ, dẫn đến thiếu
vitamin hòa tan trong mỡ
 Ngứa
 Xanthomatosis thứ phát sau những thay đổi chuyển hóa cholesterol
9. Điều trị:
a. Tăng bilirubin huyết chưa kết hợp
 Truyền dịch thay thề tích gấp đôi: làm giảm nguy cơ kernicterus ở trẻ sơ
sinh bằng cách nhanh chóng giảm nồng độ bilirubin huyết tương

 Chiếu anh sáng giúp bài tiết bilirubin qua nước tiểu
 Làm nhanh quá trình chuyển hóa bilirubin bằng cách cho phenobarbital.
b. Bệnh ứ mật:
 Phẫu thuật chỉnh hình giải phẫu học có thể hiệu quả
 Ursodeoxycholic acid, acid làm tan mật
 Ghép gan có thể cần thiết
III.Bệnh gan phì đại ( gan to)
Bệnh gan to có thể có nhiều yếu tố bệnh sinh bao gồm phì đại tế bào, sung huyết
tỉnh mạch , ngấm mỡ, hoặc là tích tụ những chất không thường trú ở gan.
Các nguyên nhân gây gan to:
 Phì đại tế bào/ tăng sinh tế bào:
 tế bào gan
 tế bào Kuffer
 tế bào viêm nhiễm
 Xơ hóa
 Sung huyết tỉnh mạch
 Dãn đường mật
 Tích tụ các chất của quá trình chuyển hóa:
 mỡ
 Cholesterol
 Glycogen
 Sphingolipid
 Spingomyelin
 Alpha-1 antitrypsin bất thường
 Copper
 thẩm nhiễm tế bào u bướu
IV.Thấm nhiễm tế bào viêm và tăng sinh tế bào Kuffer
Viêm gan do virus có thể hiên diện với gan to nhẹ thứ phát do viêm nhiễm. Viêm
gan do bệnh tự miễn có thể có thấm nhiễm tế bào viêm trầm trọng và có biểu hiện
gan to khi thăm khám. Thấp khớp dạng thấp Juvenile cũng có thấm nhiễm tế bào

viêm và tăng sinh tế bào Kuffer, hậu quả là gan to. Hai bệnh cảnh sau cùng thường
được giải quyết khi tiến trình bệnh chính được giải quyết bằng thuốc kháng viêm
V.Xơ hoá
Bệnh xơ gan bẩm sinh có thể biểu hiện với gan to và lách to thứ phát do tăng áp
lực tỉnh mạch cửa.
VI.Sung huyết tỉnh mạch
Bất kỳ tình trạng giảm chức năng tim nào đều có thể gây sung huyết thụ động ở
gan và biểu hiện bằng gan to
VII.Tích tụ các chất của quá trình chuyển hóa:
1. Tích tụ mỡ gây gan to thường gặp trong nhiều bệnh, thông thường nhất là Béo
phì, Suy dinh dưỡng và Đái tháo nhạt.
a. Đái tháo nhạt (Diabete mellitus- DM): có thể gây gan to do tình trạng Isulin
kém kiểm soát
b. Khiếm khuyết oxyhóa các acid béo: thiếu men dehydrogenase acyl-CoA chuỗi
trung bình ( MCAD) và chuỗi dài (LCAD) hiện diện với gan to, hạ đường huyết,
tăng men gan. Những khiếm khuyết này làm mất khả năng sử dụng mỡ, làm mỡ
tích tụ ở gan.
c. Nhiễm Galactose máu: do thiếu men galactose-phosphate uridyltransferase
thường xảy ra trong vài ngày đầu sau sinh. Sự thiếu hụt này dẫn đến tích tụ
galactose L-phosphate và galactiol dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Nếu không điều trị trẻ sẽ đi vào suy gan. Điều trị bằng cách loại bỏ lactose khỏi
chế độ ăn.
d. khiếm khuyết phosphorylation oxidative, hội chứng Alper, hậu quả là nhiễm
toan chuyển hóa nặng. Sự khiếm khuyết này biểu hiện bằng tỉ lệ lactate/pyruvate
tăng cao và gia tăng 3-hydroxybutyrate. NHững rối loạn này thường hiện diện với
bệnh thần kinh, bệnh cơ kèm/hoặc không kèm động kinh, suy gan tiến triển.
e. Hội chứng Reye: biểu hiện bằng gan to nhanh thứ phát do tích tụ triglyceride và
tăng sản the smooth endoplasmic reticulum. Bệnh thường kết hợp bởi bệnh nhiễm
virus đi trước rất như nhiễm trùng đường hô hấp trên hay thuỷ đậu, và thường đi
có sử dụng aspirin. Triệu chứng bao gồm: ói mửa, mất định hướng, gan to nhiều

mức độ. Chữa trị thường là nâng đỡ tổng trạng.
2. Tích tụ Cholesterol trong bệnh dự trữ ester cholesterol (CESD) và bệnh
Wolman:
 CESD không có triệu chứng
 Bệnh Wolman: đặc trưng bởi giảm men lysosomal acid lipase, hậu quả là
giảm phân đoạn cholesterol. Suy dinh dưỡng thứ phát thường đi kèm do
tích luỹ lipid ở lớp biểu mô ruột non. Thoái hóa Thần kinh và tử vong xảy
ra từ 6-12 tháng tuổi. Điều trị được đề nghị là cấy ghép tuỷ.
3. Bệnh dự trữ Glycogen ( GSD) type I và type IV hiện diện với gan to thứ phát do
tích trữ glycogen ở tế bào gan.
 GSD type I: có sự vắng mặt hoặc bất thường của men G6P. Vì thế quá trình
sinh tổng hợp glucose không được tiến triển. Bệnh nhân bị giảm đườnh
huyết ngay sau một thời gian ngắn với nhiễm acid lactic, tăng uric máu,
giảm phosphat máu và tăng lipid máu. Điều trị bao gồm chế độ kiêng ăn
tinh bột. Bệnh nhân thường có nguy cơ cao ng thư gan.
 GSD IV là bệnh hiếm gặp, biểu hiện ở trẻ nhỏ với gan to lách to, chậm tăng
cân.Điều trị thường là ghép gan.
4. Tích tụ Sphingolipid là đặc điểm của bệnh Gaucher, bệnh do thiếu men
glucocerebrosidase, men lysosomal chịu trách nhiệm phân đoạn sphingolipid.
Có ba thể:
- Type I điển hình biểu hiện với gan to lách to, là một thể không bệnh sinh TK
mãn tính
- Type II cũng biểu hiện với gan to lách to nhưng có những dấu hiệu TK và
thường tử vong lúc 2 tuổi
- Type III thường đi kèm gan to lách to với biểu hiện trễ các dấu hiệu TK
5. Bệnh Niemann-Pick
Gây ra bởi nguyên nhân giảm men sphingomyelinase, hậu quả là gây tích tụ
sphingomyelin và cholesterol trong hệ võng nội mô của nhiều cơ quan bao gồm
gan.
6. Thiếu antitrypsin alpha-1 biể hiện với gan to lách to do có sự tích tụ những phân

tử antitrypsin alpha-1 bất thường dọc theo the endoplasmic reticulum.
Bệnh này thường được điều trị bằng ghép gan .
7. Bệnh dự trữ Đồng:
a. Bệnh Wilson là một bệnh di truyền, quá tải đồng; gene bất thường nằm
trên NST thứ 13
 Cơ chế sinh bệnh cụ thể chưa được biết rõ, sự bài tiết chất đồng giảm gây
nên sự tích tụ quá mức trong gan và hậu quả tiếp là sự tích tụ ở hệ thần kinh
trung ương và các cơ quan khác
 Bệnh gan xuất hiện trong khoảng thâp niên thứ hai đến thứ tư của đời sống.
Giai đoạn trễ có khuynh hướng xuất hiện triệu chứng thần kinh hay tâm
thần
 Bệnh Wilson được chẩn đoán bởi ceruloplasmin<20mg/dl, liver
copper>250microgam/g và đồng /nước tiểu>100 microgam/ngày
 Sinh thiết gan thấy steatosis, xơ gan, fibrosis.
 Bệnh có nguy cơ tử vong do suy gan không điều trị nhưng có thể kiểm soát
bằng phương pháp tách bỏ đồng. Penicillamine và trientine là những chất
giúp gia tăng tách bỏ Cu qua nước tiểu. Kẽm có thể ngăn cản hấp thụ Cu ở
ruột non, cũng được sử dụng để loại bỏ Cu.
b. Bệnh xơ gan nhi An Độ là một bệnh dự trữ đồng ở trẻ nhỏ.
Xuất hiện sớm hơn bệnh Wilson với suy gan nhanh chóng dẫn đến tử vong trong
vòng vài tuần đến vài tháng. Bệnh thường tử vong lúc 4 tuổi.
VIII.Thấm nhiễm tế bào u
*Những loại u bướu tiên phát như: embryonal rhabdomyosarcoma của đường mật,
teratomas, hepatoblastoma và hemagioendothelioma.
*U bứu thứ phát bao gồm: neuroblastoma, bứu Wilm và lymphoma
 Chẩn đoán bằng sinh thiết
 Điều trị tuỳ thuộc vào thể loại u
IX.Bệnh gan cấp tính
Bệnh gan cấp tính như bệnh viêm gan do virus, hội chứng Reye, có biểu hiện khởi
bệnh đột ngột

1. Viêm gan do virus
Nguyên nhân thông thường nhất của viêm gan do virus là virus A và B. Cả hai đều
biểu hiện như một tình trạng cảm sốt kèm vàng da, gan to, tiến trình bệnh thì khác
nhau.
Viêm gan A được lây truyền qua đường tiêu hóa: miệng-phân, nguêyn nhân bùng
phát bệnh do tình trạng kém vệ sinh
 Thường không có triệu chứng 75-95% ở trẻ em , trong khi người lớn
thường có triệu chứng hơn ( 75-95%) và một số ít tiến triển thành bệnh gan
nặng.
 Tiêm vaccin viêm gan A cho trẻ em và người lớn nguy cơ cao có thể hạn
chế được tần suất viêm gan A
Viêm gan B được lây truyền qua đường chu sinh. Trẻ em biểu hiện bệnh gần
giống người lớn
 hiếm xảy ra có kèm bệnh ngoài gan liên quan miễn dịch
 Trẻ sơ sinh có mẹ HBsAg + thường có nguy cơ cao trơ thành nguồn mang
bệnh mãn tính, phát triển thành ung thư gan.
 Chích Globulin miễn dịch viêm gan B trong vòng 4-6h sau sinh và sau khi
chích vaccin viêm gan B có thể phònh ngừa được bệnh này.
2. Hội chứng Reye:
*Điển hình là biểu hiện theo sau tình trạng sốt của bệnh tiền triệu như nhiễm trùng
đường hô hấp trên, hoặc nhiễm varicella và thường đi kèm có điều trị Aspirin.
 Sau 5-7 ngày khởi bệnh có ho trào ngược, thuờng khi bệnh đầu tiên bắt đầu
thuyên giảm. Tiến triển bệnh có suy gan kèm biến chứng thoái hóa thần
kinh như động kinh, hôn mê có thể xảy ra nhanh chóng.
 Men gan tăng cao gấp 3-4 lần bình thường. Biểu hiện tăng time
Prothrombin hay tăng amonia có thể tiên đoán tiến triển suy gan.
 Điều trị chủ yếu là nâng đỡ và kiểm soát tăng áp lực nội sọ.
3. Cystic Liver disease :
Bệnh nang gan
X.Bệnh toàn thân ảnh hưởng đến gan

1. Bệnh xơ nang gan
2. Bệnh tế bào Sickle
3. Béo phì: Béo phì ở trẻ em cũng như người lớn có thể dẫn đến gan to. Bệnh có
thể kèm nhiễm mỡ, viêm nhẹ, tăng sinh tế bào Kuffer. Điều trị chủ yếu là giảm
cân và kiểm soát glycemie, lipidemia
4. Dinh dưỡng toàn thân
5. Hội chứng mô tế bào ở trẻ em
6. Loạn dưỡng cơ: thường biểu hiện AST tăng cao, với nguồn gốc xác định là AST
từ cơ.
7. Khiếm khuyết về chuyển hóa gluco lúc mới sinh

×