Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

thông tin giáo dục sức khỏe - Dại potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.7 KB, 6 trang )


Dại

Bệnh dại luôn luôn là một bệnh gây ra không chỉ nỗi sợ hãi cho các nạn nhân bị
súc vật nghi dại cắn mà còn là nỗi bận tâm của những nguời làm công việc phòng
chống bệnh dại.

Trong khi trên thế giới nhiều nước đã thông báo là không hề có người chết vì bệnh
dại từ 30 - 40 năm nay như Uùc, Nhật, Pháp, các nước thuộc bán đảo Scanđinavơ
thì tại Việt nam và các nước quanh vùng như Thái lan, Aán độ vẫn có các trường
hợp chết vì dại. Ở Thái lan số người chết vì bệnh dại hàng năm là 300 người (1).
Từ năm 1994 đến 11/1997có 172 người chết vì dại tại 17 tỉnh phía nam Việt nam
trong đó 110 trường hợp có phiếu điều tra tử vong đầy đủ (2). Bệnh dại đứng hàng
thứ 4 trong số các bệnh gây tử vong cao (theo đánh giá của phòng dịch tễ viện
Pasteur tp. HCM).

Tại sao còn tồn tại một vấn đề nghiêm trọng như vậy khi từ 100 năm nay đã có
vacxin phòng chống bệnh dại? Điều này một mặt là vấn đề nhận thức của dân
chúng trong việc điều trị sau khi bị súc vật nghi dại cắn, mặt khác là chưa có sự
phối hợp chặt chẽ giữa hai cơ quan Y tế và Thú y.

Trải qua một thế kỷ trong cuộc đấu tranh chống bệnh dại, việc sản xuất vacxin
kháng dại trên thế giới đã có những bước tiến đáng kể như ta thấy trong bảng sau
(1)
Năm Vacxin Vật liệu sử dụng để sản xuất virus
1885 Louis Pasteur Tủy sống thỏ
1911 Semple Não động vật(dê, cừu)
1955 Fuenzalida Não chuột ổ
1955 Powell Phôi vịt
1958 Kissling Tế bào tiên phát thận chuột đất vàng
1964


1972
Wiktor
Wistar và viện Mérieux
Tế bào lưỡng bội người
1965 Kondo Tế bào phôi gà
1984 Viện Mérieux Tế bào Vero
1994 (4)

Vacxin dại tái tổ hợp sử dụng cho động vật hoang dã
Mặc dù các vacxin sản xuất từ tế bào có ưu điểm là đơn vị kháng nguyên cao và
tinh chế vì thế cho đáp ứng miễn dịch sớm và hiệu giá kháng thể đạt được cao ở
người được chích, tỷ lệ phản ứng phụ thấp, nhưng giá còn quá đắt so với mức thu
nhập của dân chúng những nước nghèo. Tại các nước châu Á chỉ có 4,5% sử dụng
vacxin từ nuôi cấy tế bào, ở Nam Mỹ tỷ lệ này là 0,3% (5). Với chi phí 50 USD
cho một phác đồ điều trị 5 mũi chích theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới
(Chưa tính huyết thanh kháng dại nếu phải điều trị khẩn cấp) thì có lẽ 80% dân
chúng nước ta mà mức thu nhập chỉ là 30 USD/tháng sẽ phải từ bỏ ý định điều trị
đến nơi dến chốn khi không may bị súc vật nghi dại cắn. Nhưng may thay chúng ta
còn vacxin dại sản xuất trong nuớc, loại vacxin Fuenzalida mà vẫn được sử dụng
hầu khắp các nước thuộc thế giới thứ 3. Vacxin này có ưu điểm là giá rẻ: chỉ mất
40.000 đ cho cả 8 mũi chích và cho đáp ứng miễn dịch đầy dủ ( Hiệu gía kháng
thể >0,5 UI/ml) sau 6 mũi chích với điều kiện vacxin được bảo quản tốt đúng nhiệt
độ qui định , người chích phải thành thạo với kỹ thuật tiêm trong da. Việc 0,2 ml
vacxin thay vì chích trong da vào 1 điểm như hiện nay được chích vào 2 vị trí khác
nhau sẽ đảm bảo lượng vacxin vào đầy đủ như một số nước đã thực hiện (6) là một
kinh nghiệm nên áp dụng. Tuy nhiên , một cuộc điều tra nhỏ tại phòng khám và
chích ngừa viện Pasteur tp. HCM (7) đã cho thấy : có một tỷ lệ phản ứng phụ
(23/38 người được thăm khám - 60%) trong đó phản ứng tại chỗ nhiều nhất là
ngứa , đau, sưng đỏ (40,6%) và toàn thân như nổi hạch, đau dầu , mệt mỏi ,
sốt (59,3%) rất dễ khiến cho người dân ngại ngùng phải đi chích vacxin khi bị

súc vật nghi dại cắn. Điều này rất cần được các nhà chuyên môn lưu tâm giải
quyết.

Song một vacxin dù cho được chứng minh là hiệu quả nhất cũng không cứu được
bệnh nhân nếu họ đến chích trễ, việc xử lý vết thương không đấy đủ, vết thương
quá gần thần kinh trung ương mà lại thiếu huyết thanh dại phối hợp với vacxin.
Ngoài ra sự suy giảm miễn dịch chung của cơ thể do đang mắc các bệnh kinh niên
như viêm gan , xơ gan hay đang điều trị các thuốc corticoide gây giảm đáp ứng
miễn dịch kéo dài cũng góp phần làm giảm hiệu quả của vacxin.

Rửa sạch vết thưong với thật nhiều nước và xà bông sau đó sát trùng bằng cồn iốt,
đi chích vacxin ngay trong những giờ đầu tiên là biện pháp hữu hiệu nhất ngăn cản
virus dại xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Cũng trong cuộc điều tra trên, chỉ
có 16/48 (33,33%) người đến chích trong vòng 24 giờ; 5/48 (10,42%) sau 48 giờ
và 56% (27/48) đến chích sau 3 ngày. Loại vacxin Fuenzalida theo sơ đồ chích và
lối chích của ta cần ít nhất là 15 ngày để tạo một mức kháng thể bảo vệ > 0,5
UI/ml. Như vậy với những vết thương sâu và ở vùng trên của thân thể, việc đi
chích vacxin ngay sau khi bị cắn là điều vô cùng quan trọng . Thêm nữa, rất cần
một sự phối hợp điều trị của huyết thanh kháng dại (40UI/kg cơ thể) có chất lượng
tốt và đúng cách để bảo vệ tính mạng bệnh nhân. Những trường hợp chết vì bệnh
dại đã chứng tỏ bệnh nhân bỏ qua việc đi chích vacxin từ 77% -94,6% hoặc 2 - 3
ngày sau mới đi chích (2,3,8). Ngược lại các bệnh nhân đã sử dụng các biện pháp
đươc đồn đại trong dân gian như : Bôi dầu gió, dầu hỏa, dầu xanh, đắp ớt hiểm,
đất sét, tỏi, củ kiệu, lấy nọc bằng dao liếc, uống thuốc nam để xử lý vết thương mà
chúng tôi đã thống kê được (7) chiếm đến 47,8 %. Rõ ràng những biện pháp nhu
vậy chưa chứng tỏ là cứu được bệnh nhân trong trường hợp nhiễm virus mà đôi
khi còn mắc thêm các bệnh nhiễm trùng khác do làm bẩn vết thương.

Con số những người đến các cơ sở Y tế của 17 tỉnh phía nam chích vacxin dại là
2.050.318 người trong vòng 11 năm từ 1986 – 11/1997 (2,3) đã phản ánh một thực

tế : Đã đến lúc phải có một chương trình tiêm phòng ngừa dại cho súc vật nuôi và
hệ thống chẩn đoán bệnh dại hữu hiệu. Chỉ tính riêng chi phí để chủng ngừa
(30.000đ/người/6 mũi chích) mà người dân phải bỏ ra cũng đã vượt quá 5,5 tỷ
đồng /năm, chưa tính các chi phí thuốc men, đi lại, thời gian phải bỏ ra để điều trị
Vì vậy, những điều như:
¨ Cấp giấy chứng nhận cho các con chó đã chích vacxin đầy đủ
¨ Qui định trách nhiệm của người chủ khi không chủng ngừa cho chó
¨ Có biện pháp chủng ngừa hoặc thả mồi có vacxin cho những súc vật sống
lang thang
¨ Giữ lại để theo dõi và xét ngiệm những súc vật cắn người
¨ Rất cần được duy trì và giải quyết vì tính mạng của con người .

Bệnh dại có tỷ lệ tử vong 100% khi đã lên cơn bắt buộc chúng ta phải có ý
thức đề phòng mà khâu quan trọng nhất là đàn súc vật nuôi phải được bảo vệ
đầy đủ bằng vacxin. Ngoài ra cần khuyến cáo nên 6 tháng một lần chích
phòng 6 mũi vacxin cho các nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với virus
dại và kiểm tra hiệu giá kháng thề. Những người có nguy cơ cao như các
nhân viên thú y , chăn nuôi, công nhân lâm nghiệp, các nhân viên y tế làm
việc tại các khoa lây và mọi người dân muốn an tâm nên áp dụng việc chích
ngừa này.


×