Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

thông tin giáo dục sức khỏe - 10 bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.2 KB, 12 trang )


10 bệnh trong chương trình tiêm chủng mở
rộng

1. Bệnh sởi.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch, do virút sởi thuộc họ
Paramixovirut influenzae, giống Morbillivirut gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em.
Bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh được biểu hiện bởi sốt cao đột ngột, viêm long
đường hô hấp, khám miệng có thể thấy nốt Koplik sau đó phát ban, xen kẻ giữa
các ban là các khoảng da lành tuần tự bắt đầu từ sau tai lan ra đầu mặt cổ sau đó
lan xuống thân mình và tứ chi. Khi ban đã lan xuống chi thì bắt đầu bay theo tuần
tự như khi xuất hiện và để lại các vết thâm vằn da hổ. Trường hợp nặng có thể
phát ban kèm theo xuất huyết, biến chứng bội nhiễm vào các cơ quan hoặc xuất
hiện viêm não chất trắng sau sởi. Chẩn đoán xác định khi phân lập được virút sởi
trong máu hoặc xét nghiệm huyết thanh học 2 lần bằng phản ứng ức chế ngưng kết
hồng cầu thấy động lực kháng thể tăng gấp 4 lần hoặc xét nghiệm thấy xuất hiện
2. Bệnh bại liệt.
Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virút bại liệt gây nên. Bệnh được
biểu hiện bởi sốt nhẹ, tiêu chảy và liệt mềm cấp tính, khi liệt thì hết sốt. Bệnh lây
theo đường tiêu hóa. Virút xâm nhập theo đường tiêu hóa sau đó lan vào hạch mạc
treo rồi đến hệ thần kinh. Liệt thường xuất hiện khi có các tổn thương bất chợt sau
tiêm chích và chỉ xuất hiện khoảng 1% ở những người bị nhiễm virút. Thường có
đau cơ trước khi liệt. Liệt do bệnh bại liệt là liệt mềm, không đối xứng. Thường bị
liệt chân nhiều hơn tay. Nếu liệt cơ hô hấp có thể dẫn tới tử vong. Khoảng 1% có
biểu hiện viêm màng não nước trong. Ðến 90% các trường hợp nhiễm virút bại liệt
ở thể ẩn, không có biểu hiện lâm sàng. Tháng 10/2000, Tổ chức Y tế thế giới khu
vực Tây Thái Bình Dương tuyên bố đã thanh toán được bệnh bại liệt. Ngày
15/12/2000, Việt Nam cũng đã công bố thanh toán được bệnh bại liệt. Tuy nhiên,
do nhiều nước trên thế giới vẫn chưa thanh toán được bệnh bại liệt nên việc dự
phòng bằng vaccin cho trẻ em vẫn cần được tiếp tục.
3. Bệnh uốn ván


Uốn ván là một bệnh cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn
uốn ván (clostridium tetani) gây ra. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong
điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào dòng máu và tấn công vào
các bản vận động thần kinh cơ làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng
đó xuất hiện các cơn co giật. Cơn co giật thường xuất hiện khi có kích thích nhưng
cũng có thể xuất hiện tự nhiên. Tùy theo mức độ nhiễm độc, vị trí vết thương và
độ rộng cũng như điều kiện yếm khí tại vết thương, biểu hiện lâm sàng có thể là
uốn ván khu trú (uốn ván thể đầu, giật một chi.) hay uốn ván toàn thể.
Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4-21 ngày, thường trong vòng 7-10 ngày. Tử vong do suy
hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.
Uốn ván sơ sinh là một trong những nguyên nhân gây chết hàng đầu ở một số
nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ nhưng ở các nước phát triển
đây là một bệnh thường gặp ở người già.
Tỷ lệ tử vong của uốn ván tuỳ thuộc vào điều kiện hồi sức cấp cứu và điều trị sớm
hay muộn, nhưng thường tỷ lệ chết rất cao có thể từ 10-80%. Việc điều trị bao
gồm việc xử trí mở rộng vết thương loại bỏ điều kiện yếm khí, dùng penicillin để
diệt vi khuẩn kết hợp với liệu pháp huyết thanh, chống co giật và hồi sức.
Tuy nhiên, uốn ván có thể dự phòng dể dàng nhờ có vaccin. Vaccin uốn ván
thường được sản xuất phối hợp với vaccin phòng bạch hầu và ho gà.
IgM đặc hiệu trong huyết thanh bằng phản ứng MAC-ELISA.
4. Bệnh bạch hầu.
Bạch hầu là một bệnh lây cấp tính gây dịch do corynebacterium diphtheriae gây ra.
Các bệnh cảnh lâm sàng thường gặp có thể là bạch hầu thường, bạch hầu họng-
thanh quản (croup) và bạch hầu ác tính Vi khuẩn đột nhập qua da và niêm mạc
gây ra các giả mạc dai tại chổ bị nhiễm khuẩn (thường là ở hầu họng, thanh quản,
có thể là ở mũi, mắt, dạ hoặc bộ phận sinh dục) từ đó vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố
vào máu gây nhiễm độc cơ tim, thận các dây thần kinh trung ương và ngoại biên.
Chẩn đoán xác định bệnh bạch hầu khi thấy có giả mạc trắng bóng bám chặt vào
niêm mạc, giả mạc dai, dính, lan nhanh ở họng và ngoáy rìa giả mạc cấy có vi
khuẩn bạch hầu. Một khi chẩn đoán hoặc nghi ngờ là bạch hầu phải tiến hành điều

trị ngay bằng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD) và các kháng sinh như
penicillin hoặc kháng sinh nhóm Macrolides. Tỷ lệ tử vong tùy từng vụ dịch có thể
từ 5-10%.
5. Bệnh ho gà.
Ho gà là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi khuẩn
Bordetella pertussis gây ra. Bệnh lây qua giọt nước bọt ngay tại gia đình với tỷ lệ
70-100%. Trước đây dịch xảy ra có tính chu kỳ cứ 3-4 năm 1 lần. Ở những quần
thể chưa được miễn dịch, bệnh có thể bùng phát thành dịch lớn. Dịch chủ yếu gặp
ở trẻ em tuổi đi học và trẻ nhỏ trên 6 tháng. Bệnh thường được thể hiện bởi những
cơn ho rũ rượi và khạc đờm sau đó. Ho có thể kéo dài tới 3 tháng và thường phối
hợp với nôn. Ở trẻ nhỏ nhiều khi chỉ thấy tím tái ngạt thở và co giật. Vi khuẩn ho
gà có thể gây bệnh não do thiếu oxy dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong chung của
bệnh thường là 0,3%, nhưng ở trẻ nhỏ tỷ lệ tử vong có thể lên tới 0,5%. Hàng năm
có khoảng 250.000 trẻ em trên thế giới mắc bệnh ho gà. Từ ngày có vacxin tỷ lệ
mắc bệnh ho gà đã giảm nhiều.
6. Bệnh lao.
Bệnh lao là một bệnh phổ biến trên thế giới do vi khuẩn Mycobacterium
tuberculosis gây nên. Lao phổi là bệnh cảnh lâm sàng hay gặp nhất. Bên cạnh đó
có thể gặp lao các bộ phận khác. Hầu hết các trường hợp nhiễm lao không có triệu
chứng. Những trường hợp suy giảm miễn dịch bị nhiễm lao sẽ có nguy cơ diễn
biến nhanh thành lao toàn thể. Sau khi nhiễm vi khuẩn lao vài tuần sẽ xuất hiện
đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào thể hiện qua phản ứng Tuberculin dương
tính.
Lao là một bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, mỗi năm có
khoảng hơn 10.000 trường hợp nhiễm lao mới. Bộ y tế đã triển khai chương trình
chống lao trên phạm vi toàn quốc với chương trình điều trị ngắn ngày (DOT) và đã
giảm đáng kể tỷ lệ mắc. Tuy nhiên trong vài năm gần đây đã xuất hiện lao kháng
thuốc với tỷ lệ đáng kể, đặc biệt với sự tấn công của đại dịch HIV/AIDS, bệnh lao
đang có xu hướng gia tăng nhanh trở lại.
7. Bệnh viêm gan B.

Virut viêm gan B thuộc nhóm virut Hepadna, là tác nhân gây viêm gan virut B.
Ðây là một bệnh phổ biến trên thế giới nhất là khu vực châu Á, châu Phi và Mỹ La
Tinh. Hàng năm có khoảng 200 triệu người bị viêm gan B. Ở Việt Nam, tỷ lệ
người lành mang trùng khá cao từ 15-25%. Bệnh lây qua đường máu, đường tình
dục và lây từ mẹ sang con chủ yếu trong kỳ chu sinh. Biểu hiện lâm sàng của bệnh
ở thời kỳ khởi phát giống như cảm cúm (còn gọi là biểu hiện giả cúm) như sốt,
mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu ít và nước tiểu sẫm màu. Người bệnh rất mệt mỏi nhưng
tình trạng nhiễm khuẩn lại rất thô sơ.
Trong thời kỳ toàn phát, bệnh nhân thường có biểu hiện vàng mắc vàng da, có thể
có phát ban dạng sởi trên da. Thăm khám có thể thấy gan to, đôi khi có lách to.
Xét nghiệm thường thấy men gan tăng cao nhất là men SGPT (có thể cao gấp 5-10
lần so với bình thường), Bilỉubine máu tăng. Phần lớn các trường hợp viêm gan
cấp diễn biến trong vòng 4-6 tuần rồi khỏi về mặt lâm sàng. Theo qui ước, viêm
gan cấp sẽ được ổn định trong vòng 6 tháng. Viêm gan B có thể diễn biến thành
viêm gan mạn tính, sơ gan và ung thư gan nguyên phát với các tỷ lệ khác nhau tùy
từng khu vực và đáp ứng miễn dịch của cơ thể bệnh nhân.
8. Bệnh viêm não Nhật Bản.
Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm virut cấp tính ở thần kinh trung ương.
Bệnh do virut viêm não Nhật Bản thuộc nhóm Flavi họ arbovirut nhóm B gây ra.
Bệnh lưu hành rộng rải ở Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan, Philippin,
Malayxia, Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapore, Ấn Ðộ và vùng viễn đông nước
Nga. Ở Việt Nam bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9, đỉnh cao là tháng 6
và 7. Bệnh thường nặng hay để lại di chứng liệt hoặc rối loạn thần kinh, tâm thần.
Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh có ổ chứa thiên nhiên, chủ yếu là lợn và chim. Những động vật khác như
trâu bò, ngựa, chó, khỉ.cũng bị nhiễm virut viêm não Nhật Bản nhưng vai trò
truyền bệnh của chúng ít quan trọng.
Bệnh lây truyền từ động vật (lợn, chim) sang người qua véc tơ truyền bệnh là
muỗi Culex, trong đó chủ yếu là 2 loài Culex tritaeniorhynchus và Culex vishnui.
Chim là ổ chứa virut chủ yếu trong thiên nhiên và lợn là ổ chứa quan trọng nhất

trong súc vật nui gần người.
Hai loại muỗi trên sinh sản ở đồng ruộng lúa nước, buổi tối bay về chuồng gia súc,
hút máu súc vật bị bệnh rồi truyền sang người. Muỗi Culex tritaeniorhynchus có
thể bay xa trên 1km, bay cao 13-15m nên có thể lây truyền virut cho các loài chim.
Muỗi nhiễm virut có khả năng truyền bệnh suốt đời và truyền sang thế hệ sau qua
trứng.
Người và Ngựa được coi là vật chủ cuối cùng của virut vì virut có trong máu
người với hiệu giá thấp không đủ để có thể tiếp tục lây truyền sang muỗi.
9. Bệnh tả.
Bệnh tả là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây qua đường tiêu hóa do phẩy khuẩn
tả gây nên. Bệnh có thời kỳ ủ bệnh từ vài giờ tới 5 ngày. Thường từ 2-3 ngày.
Bệnh lây khi còn mầm bệnh trong phân. Bệnh lây mạnh nhất trong thời kỳ tiêu
chảy. Người lành mang vi khuẩn có thể gieo rắc mầm bệnh trong vài tháng. Sử
dụng kháng sinh sẽ rút ngắn thời kỳ lây truyền. Hiếm có những trường hợp mang
mầm bệnh kéo dài nhiều năm và đào thải vi khuẩn từng đợt qua phân.
Nguy cơ mắc bệnh rất thay đổi. Người thiểu năng acid dịch vị có nguy cơ mắc
bệnh cao hơn. Trẻ bú sữa mẹ ít khi mắc bệnh. Bệnh tả nặng do type sinh học Eltor
hoặc O139 thường gặp ở người có nhóm máu O. Sau khi mắc bệnh miễn dịch thu
được sẽ bảo vệ chống tái nhiễm trong thời gian dài. Sau khi nhiễm V.cholerae O1
sẽ tránh được type này và type Eltor nhưng ngược lại sau khi nhiễm Eltor thì chỉ
bảo vệ khỏi bị type Eltor mà thôi. Nhiễm chủng O1 cũng không bảo vệ khỏi nhiễm
chủng O139 và ngược lại.
Tác nhân gây bệnh : Phẩy khuẩn tả (Vibrio cholera) nhóm huyết thanh O1 có 2
type : Cổ điển và Eltor. Những vụ dịch từ năm 1960 trở lại đây chủ yếu do V.Eltor
gây ra. Vi khuẩn có 3 type huyết thanh là Inaba, Ogawa và Hikojima. Tuy nhiên,
cuối năm 1992, người ta lại phát hiện thêm một type huyết thanh mới là Vibrio
Cholera O139. Vi khuẩn có sức đề kháng cao. Ở ngoài môi trường nó có thể sống
được nhiều ngày.
Sự lưu hành : Bệnh tả tản phát quanh năm ở đồng bằng miền Nam và duyên hải
miền Trung. Thỉnh thoảng bùng phát thành những ổ dịch nhỏ ở đồng bằng sông

Cửu Long. Bên cạnh đó, các nước láng giềng và các nước trong khu vực Tây Thái
Bình Dương vẫn có dịch tả lưu hành.
Ổ chứa : Người bệnh và những người mắc bệnh không có triệu chứng là nguồn
bệnh quan trọng.
Gần đây người ta đã chứng minh được ổ chứa vi khuẩn trong môi trường ở các
động vật thủy sinh, các động vật phù du sống trong nước mặn và nước lợ ở các
vùng cửa sông, đầm phá.
Phương thức lây truyền : Bệnh lây truyền do ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị
nhiễm phẩy khuẩn tả. Những nguồn nhiễm khuẩn phổ biến là:
 Nước uống : Bị nhiễm ngay từ đầu nguồn (do bị nhiễm phân có phẩy khuẩn
tả) hoặc trong quá trình dự trữ (do tiếp xúc với tay người có nhiễm phẩy
khuẩn tả) và nước đá bị sản xuất từ nguồn nước bị nhiễm tả.
 Thực phẩm bị nhiễm phẩy khuẩn tả trong/ sau khi chế biến.
 Hải sản bắt được từ những vùng nước bị nhiễm tả và ăn sống hoặc không
nấu kỹ.
 Rau quả : Trồng và bón bằng phân tươi, tưới nước có phân người hoặc vẩy
nước bị nhiễm rồi ăn sống
Biểu hiện trong các thể bệnh nặng chủ yếu là nôn và tiêu chảy dữ dội phân có màu
trắng như nước vo gạo hoặc màu trong lẫn những hạt lổn nhổn trắng như hạt gạo,
nếu không được điều trị sẽ nhanh chóng dẫn đến mất nước, nhiễm độc acid, trụy
mạch, hạ huyết áp và sốc dẫn tới tử vong. Thể nhẹ giống như tiêu chảy thường. Tỷ
lệ mắc/ chết có thể lên tới 50% tùy từng vụ dịch. Nếu được điều trị đúng thì tỷ lệ
tử vong chiếm khoảng 1%.
10. Bệnh thương hàn.
Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường tiêu hóa do vi
khuẩn thương hàn và phó thương hàn gây nên. Vi khuẩn đột nhập qua đường tiêu
hóa tới lách, vi khuẩn nhân lên vào máu và gây ra bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm
độc.
Trực khuẩn thương hàn (Salmonella typhi) gram âm, có 107 type kháng nguyên và
3 phó thương hàn là S.enteritidis (Para A), S.schottmulleri (Para B), S.hirschfeldii

(Para C). Tỷ lệ mắc bệnh do thương hàn và phó thương hàn là 10:1. Vi khuẩn có
sức đề kháng cao. Nó có thể sống hàng tháng ở ngoài môi trường. Ở nhiệt độ 55
độ C nó bị chết sau 30 phút. Cồn và các thuốc sát khuẩn diệt vi khuẩn trong vòng
3-5 phút. Vi khuẩn đã kháng với nhiều kháng sinh cổ điển như Chlorocid, Bactrim,
Ampicillin.Nhưng vẫn còn nhạy với Quinolone và Cephalosporine thế hệ 3.
Bệnh phổ biến Ở những nơi kém vệ sinh. Hàng năm trên thế giới có khoảng 17
triệu trường hợp mắc với khoảng 600.000 người chết do thương hàn. Việt Nam có
khoảng 10.000 đến 20.000 trường hợp mắc hàng năm. Mỗi năm có khoảng hàng
chục trường hợp tử vong. Bệnh tản phát ở nhiều tỉnh hay gặp các vụ dịch nhỏ ở
đồng bằng sông Cửu Long, ven biển miền Trung, một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ và
cả ở miền núi phía Bắc.
Người bệnh và nhất là người lành mang trùng là ổ chứa chính của bệnh thương
hàn. Vi khuẩn thương hàn thường sống trong túi mật và đuợc đào thải qua phân
trong thời gian dài. Ổ chứa phó thương hàn đôi khi gặp ở vật nuôi trong nhà.
Người bị mắc bệnh do dùng thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm trực khuẩn thương
hàn và phó thương hàn. Những phương thức lây truyền phổ biến là:
 Uống nước chưa đung sôi bị nhiễm mầm bệnh (như uống nước lã, nước đá).
 Ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn nhất là ăn trai, sò, ốc, hến. bị nhiễm vi
khuẩn từ nguồn nước bị nhiễm bẩn mà chưa được nấu chín.
 Rau quả : Ăn sống rau quả được bón bằng phân tươi.
 Sữa và các chế phẩm từ sữa bị nhiễm vi khuẩn thương hàn khi chế biến.
 Ruồi gây nhiễm bẩn thực phẩm và trong môi trường thực phẩm đó vi khuẩn
nhân lên đủ liều gây bệnh.
Vi khuẩn có trong phân người bệnh từ tuần thứ nhất đến hết thời kỳ lại sức
(khoảng 1-3 tuần). Khoảng 10% bệnh nhân không được điều trị sẽ thải vi khuẩn
qua phân trong vòng 3 tháng và khoảng 2-5% số bệnh nhân trở thành người mang
trùng mãn tính.
Bệnh cảnh lâm sàng thường có sốt tăng dần, rối loạn tiêu hóa, bụng chướng có dấu
hiệu ùng ục hố chậu phải, phát ban dạng sởi ở vùng quanh thắt lưng. Ðộc tố
thương hàn tác động vào các mảng bạch huyết ở họng và ruột gây ra loét họng,

loét ruột gây chảy máu ruột. Ðộ? tố cũng gây nhiễm độc cơ tim gây viêm cơ tim,
trụy tim mạch. Nhiễm độc tố vào não thất 3 gây mạch nhiệt phân ly, não viêm
thương hàn.
Trường hợp nhẹ giống như viêm dạ dày ruột gây ỉa chảy thường.
Chẩn đoán xác định khi cấy máu có mọc vi khuẩn thương hàn. Các xét
nghiệm bổ sung giúp cho chẩn đoán là phản ứng Widal hoặc sử dụng kháng
thể đơn dòng phát hiện kháng nguyên H trong máu bệnh nhân.


10 BỆNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
1. Bệnh sởi 2. Bệnh bại liệt 3. Bệnh uốn ván 4. Bệnh bạch hầu
5. Bệnh ho gà

6. Bệnh lao 7. Bệnh viêm gan B
8. Bệnh viêm não Nhật
Bản
9. Bệnh tả
10. Bệnh thương
hàn


1

×