Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

nghiên cứu tình hình quản lý và kết quả điều trị ngoại trú bệnh lao phổi tại phòng khám lao bệnh viện trung ương huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 90 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao đã được phát hiện từ trước Công nguyên ở Ấn Độ, Ai Cập,
Hy Lạp và các nước vùng Trung Á, nhưng cho đến nay vẫn còn là một bệnh
phổ biến và có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn cầu [37]. Ở Việt Nam
theo các nghiên cứu dịch tễ học, có tần suất mắc bệnh lao thuộc loại trung
bình cao đứng thứ ba trong khu vực châu Á và đứng thứ 13 trong 22 quốc gia
có bệnh lao cao nhất thế giới [18],[79].
Từ năm 1985 để nâng cao hiệu quả của công tác chống lao, chương
trình chống lao quốc gia đã triển khai rộng khắp trên toàn quốc với mục tiêu
trước mắt "cắt giảm nguồn lây" đến khống chế và thanh toán bệnh lao, để đạt
được mục tiêu đó, chương trình chống lao quốc gia tích cực phát hiện sớm
những trường hợp lao mới và điều trị tốt để cắt nguồn lây [4], [8].
Điều trị bệnh lao là nền tảng của bất kỳ một chương trình chống lao
quốc gia nào, chiến lược điều trị lao hiện đại dựa trên cơ sở của công thức
điều trị chuẩn, áp dụng trong điều kiện quản lý bệnh nhân chặt chẽ. Tổ chức
Y tế Thế giới đã khuyến cáo một chiến lược chống lao có tên gọi DOTS có
nghĩa là: điều trị hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp, chiến lược này
bao gồm cả hai khía cạnh: kỹ thuật và quản lý trong điều trị lao [71], [75].
Trung tâm Phòng chống Bệnh Xã hội Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển
khai chiến lược chống lao này (DOTS) rộng khắp 8 huyện và Thành phố Huế.
Trong những năm qua đã đạt được những kết quả khá tốt, tuy vậy theo các
nghiên cứu trong nước, kết quả điều trị lao phổi mới, có kết quả tốt hơn so với
lao phổi tái phát. Thực tiễn cho thấy lao phổi thất bại điều trị, hay bỏ điều trị
sẽ rất nguy hiểm cho cộng đồng vì chủng vi khuẩn đề kháng thuốc lưu hành
trong môi trường làm cho mục tiêu của chương trình chống lao khó đạt được
thậm chí là thất bại, đây là vấn đề đặt ra cho chương trình chống lao quốc gia
1
cần phải làm tốt công tác quản lý bệnh lao ngoại trú, có như vậy mới phát
hiện sớm bệnh nhân, hạn chế được bỏ điều trị và thành công trong điều trị cao
hơn.
Theo báo cáo năm 2007 của Trung tâm Phòng chống Bệnh Xã hội


Tỉnh Thừa Thiên - Huế, số bệnh nhân mới phát hiện là 1.153 bệnh nhân; trong
đó có 2,94% bệnh nhân tái điều trị và tỷ lệ bỏ điều trị là 0,56%; tỷ lệ điều trị
khỏi, hoàn thành điều trị là 94,9%. Trong báo cáo này chưa đánh giá được kết
quả điều trị của lao phổi mới, lao phổi tái điều trị và công tác quản lý bệnh
nhân ở các cơ sở khám chữa bệnh [64].
Tại Thừa Thiên - Huế chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề này, việc nghiên
cứu tình hình quản lý và đánh giá kết quả điều trị qua đó tìm hiểu một số yếu
tố liên quan ở những bệnh nhân lao phổi cần thiết góp thêm hiệu quả trong
công tác chống lao của Tỉnh nhà, do vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài“ Nghiên
cứu tình hình quản lý và kết quả điều trị ngoại trú bệnh lao phổi tại
phòng khám lao Bệnh Viện Trung Ương - Huế” nhằm 2 mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả điều trị và công tác quản lý bệnh lao phổi tại
phòng khám lao - Bệnh viện Trung ương - Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tái điều trị, thực hiện phác đồ
và điều trị không thành công.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BỆNH LAO PHỔI
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh lao
Lao là một bệnh được nói đến rất lâu, trước Công nguyên, bệnh lao
được mô tả lẫn lộn với một số bệnh khác đặc biệt là các bệnh ở phổi, người ta
coi bệnh lao là một bệnh khó chữa, thậm chí không chữa được [49].
- Y văn cổ nhất về bệnh lao tìm được ở Ấn Độ khoảng 700 năm trước
Công nguyên viết về một bệnh phổi mãn tính hủy hoại. Khoảng 380 năm
trước Công nguyên Hyppocrates mô tả tỉ mỉ về bệnh mà ông gọi là "phtisis"
có nghĩa là tan ra hay hủy hoại. Vào năm 1838 Johann Schonlein là người đầu
tiên đã nghĩ ra đặt tên bệnh tan ra hay hủy hoại là lao (Tuberculosis) [49],
[63].
- Đến thế kỷ XIX, Laennec (1819) và Sokolski (1838) đã mô tả khá

chính xác các tổn thương chủ yếu của bệnh lao.
- Năm 1882, Robert Koch đã phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh lao là
do một loại trực khuẩn và gọi tên là Bacillus de Koch (viết tắt là BK). Việc
tìm ra vi khuẩn lao đã mở ra giai đoạn vi trùng học của bệnh lao [54], [57].
- Đầu thế kỷ XX có một loạt công trình về dị ứng, miễn dịch và phòng
ngừa bệnh lao. Năm 1907 Von Pirquet áp dụng phản ứng da để xác định tình
trạng nhiễm lao. Mantoux (1908) dùng phương pháp tiêm trong da để phát
hiện dị ứng lao. Cũng trong năm 1908, Calmette và Guerin bắt đầu nghiên
cứu tìm vaccin chống lao và các tác giả đã thành công vào 13 năm sau (1921)
từ đó BCG được sử dụng phòng bệnh lao trên người [49].
3
- Tháng 1/1943 Waskman đã mô tả sợi nấm ái khí là Actinomyces
griseus, từ đó kháng sinh của nấm đó ra đời là Streptomycin.
- Tháng 11/1944 Streptomycin (S) lần đầu tiên được chữa thành công
cho một phụ nữ ở Sana Mineral Springs Cannon, Bang Minnesota. Chỉ trong
vài năm sau khi Streptomycin ra đời, người ta phát hiện ra hiện tượng kháng
thuốc, cả thế giới đi tìm thêm các thuốc kháng lao mới [63].
- Năm 1951 cả 3 công ty dược ở Hoa Kỳ là Squibb, Hoffman, La
Roche và ở Đức là Bayer hầu như đều báo cáo về tính hữu hiệu của Isoniazid
(INH) trong điều trị bệnh lao, một thuốc được tìm thấy năm 1912 ở Praha.
Năm 1965, Rifampicin (R) là thuốc chống lao mạnh nhất đã được ra đời tạo
khả năng cho con người chiến thắng bệnh lao. Năm 1978 cơ chế tác dụng và
vị trí của thuốc Pyrazinamid (Z) được đánh giá là một thuốc đặc hiệu, nó có
tác dụng với cả vi khuẩn ở nội và ngoại bào [48], [49], [63], [70].
- Ở Việt Nam từ năm 1957 nhà nước đã có quyết định thành lập Viện
chống lao Trung ương (nay là Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương). Từ
năm 1957 đến 1975 công tác chống lao ở miền Bắc đã đạt được một số thành
tựu về mặt dịch tễ, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Từ năm 1976 - 1985 đã
có chương trình chống lao 10 điểm cho cả nước, chương trình này đã được Bộ
Y tế thông qua năm 1978, bước đầu đã có một số kết quả. Từ cuối năm 1985

để nâng cao hiệu quả của hoạt động chống lao, chương trình chống lao cấp II
đã được đề ra và hiện đang được tiến hành có kết quả [49].
1.1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh lao là do vi khuẩn lao người (Mycobacterium
tuberculosis hominis) gây nên, người ta còn phân lập được một số vi khuẩn
lao khác như vi khuẩn lao bò (Mycobacterium bovis) và các loại vi khuẩn
không điển hình (Mycobacterium atypique) cũng là nguyên nhân gây bệnh
nhưng hiếm gặp [53], [54].
4
Vi khuẩn lao thuộc họ Mycobacteriaccae, dài 3 đến 5
µ
m, rộng 0,3 -
o,5
µ
m, không có lông, hai đầu tròn, thân có hạt, chúng đứng riêng rẽ hoặc
thành đám trên tiêu bản nhuộm Ziehl Neelsen, không bị cồn và axit làm mất
màu đỏ fuchsin [63].
Những bệnh nhân lao phổi ho khạc ra vi trùng nhiều đến mức có thể
thấy qua soi đờm trực tiếp là nguồn lây chính trong cộng đồng. Đường lây
chính là đường hô hấp, người bị lây do hít phải các hạt nước bọt nhỏ li ti có
chứa vi trùng lao của người bị lao phổi ho khạc ra, người ta còn tìm thấy
đường lây qua da, niêm mạc, đường tiêu hoá nhưng ít gặp [48].
Nhiều tác giả, cho rằng lao là một bệnh nhiễm khuẩn và có quá trình
diễn biến qua hai giai đoạn:
Giai đoạn nhiễm lao (lao nhiễm): sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi
khuẩn lao gây tổn thương sơ nhiễm, từ đó chúng phát triển, lan tràn theo
đường bạch huyết vào máu tương đối sớm và có thể gây tổn thương ở một số
cơ quan trong cơ thể. Về mặt sinh học, trong giai đoạn này cơ thể hình thành
dị ứng và miễn dịch chống vi khuẩn lao. Trong đa số trường hợp, giai đoạn
này không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Giai đoạn thứ lao phát (lao bệnh): bệnh lao thứ phát do vi khuẩn lao
vẫn còn tồn tại trong tổn thương ở thời kỳ sơ nhiễm (tái hoạt nội sinh) và phát
triển trở lại, hay do vi khuẩn lao từ một nguồn lây khác ở ngoài bội nhiễm
thêm (tái nhiễm ngoại sinh). Đây là vấn đề còn nhiều tác giả bàn cãi [50].
Canetti.G, đại diện cho phái ngoại sinh, tại hội nghị chống lao quốc tế
lần thứ 21 ở Matxcơva (1971) đã cho rằng nguyên nhân gây bệnh lao thứ phát
không phải là vi khuẩn nội sinh vì vi khuẩn lao không thể sống vĩnh viễn
trong các tổn thương lao. Trong tổn thương bã đậu có vỏ bọc của sơ nhiễm
lao, 50% không còn vi khuẩn lao. Các tổn thương vôi hoá thì 85% không còn
vi khuẩn lao và các tổn thương thời kỳ sơ nhiễm sau 5 năm không còn khả
5
năng tái triển. Đồng thời ông cũng thấy rằng ở một cơ thể đã bị sơ nhiễm, tức
đã có khả năng bảo vệ đối với vi khuẩn lao, khi vi khuẩn lao bội nhiễm bùng
phát có thể gây tổn thương khu trú ở phổi [50].
Trái lại, tại hội nghị chống lao quốc tế lần thứ 22 ở Tokyo (1973)
Stead.W .W đã chứng minh rằng đa số các trường hợp lao phổi người lớn là
do trực khuẩn lao từ tổn thương sơ nhiễm tồn tại và tái triển. Tác giả đã dùng
phương pháp định tip thực khuẩn thể (phage) của trực khuẩn lao ở các bệnh
nhân và thấy rằng rất ít trường hợp ở một người có 2 tip thực khuẩn thể.
Một đặc điểm của quá trình nhiễm trùng lao là có thể giữ ở trạng thái
nhiễm lao mà không chuyển sang bệnh lao. Việc tìm hiểu nguy cơ và các yếu
tố làm nhiễm lao chuyển sang bệnh lao đã được nhiều người nghiên cứu.
Người ta nhận thấy ở mọi lứa tuổi, khoảng 10% lao nhiễm sẽ chuyển sang
bệnh lao và 80% sự chuyển này sẽ xảy ra trong 2 năm đầu sau khi bị nhiễm
[50].
1.1.3. Dịch tễ học bệnh lao
Dịch tễ học bệnh lao nên được quan niệm là mối tương quan giữa vi
khuẩn với con người, với từng cá nhân con người cũng như với cộng đồng,
trên cơ sở đó dịch tễ học bệnh lao sẽ được trình bày trong ba nội dung chính
sau:

- Quan hệ vi khuẩn - cơ thể
- Bệnh lao trong cộng đồng
- Khả năng tác động đến tình hình dịch tễ và triển vọng thanh toán.
Trong nhiều tài liệu giáo khoa, dịch tễ học bệnh lao là một chương có
liên quan đến khía cạnh xã hội của bệnh, trong mối quan tâm chủ yếu của
những người xây dựng kế hoạch thanh toán bệnh lao. Mối quan hệ khăng khít
giữa dịch tễ học và chương trình chống lao đã là điều mọi người đều công
nhận [1], [37].
6
Phản ứng Mantoux có thể đánh giá tình hình nhiễm lao và mắc lao
trong cộng đồng qua chỉ số nhiễm lao hàng năm [chỉ số nguy cơ R (Risk)],
tùy theo tình hình bệnh lao mà R có thể từ 1 - 6%. Năm 1997, Chương trình
Chống lao Quốc gia (CTCLQG) cùng phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới
(TCYTTG) điều tra, phân tích và ước tính chỉ số nguy cơ nhiễm lao hàng năm
của Việt Nam là 1,7%, trong đó các tỉnh phía Bắc khoảng 1,2% và các tỉnh
phía Nam khoảng 2,2%. Qua chỉ số R có thể ước tính chỉ số bệnh nhân mắc
lao mới (Incidence), chỉ số bệnh nhân hiện mắc (Prevalence) và chỉ số tử
vong do lao (Mortality) [1], [37], [69].
1.1.4. Các yếu tố có liên quan đến sức đề kháng của cơ thể
Theo Richard Long, nhiều trường hợp bệnh lao được tìm thấy trong
nhóm có nguy cơ cao mang vi khuẩn lao dưới dạng "ngủ"; đó là những người
sinh ra ở nước ngoài, nơi có tỷ lệ mắc lao cao, người vô gia cư, người nghèo
và người có tuổi. Ngoài ra bệnh lao có thể được tìm thấy trong những người
tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh lao.
J. M. Haln, cho rằng những yếu tố thuận lợi và những yếu tố làm giảm
sức đề kháng, như nghiện rượu, bệnh đái tháo đường, dùng thuốc
(glucocorticoide, thuốc giảm miễn dịch, thuốc ức chế tế bào ) tuổi cao, người
sống trong nhà trọ, nhà dưỡng lão, dinh dưỡng kém, bệnh bụi phổi, bệnh ác
tính (u lympho ác tính, bạch cầu cấp ), nhiễm HIV dễ mắc lao [81].
- Dân tộc có một số dân tộc dễ bị mắc lao, ví dụ: những người ở vùng

núi xứ Scotlen ở Anh trước kia và một số người ở một số nước Trung Phi
hoặc sống lâu trên triền núi Hymalaya (Crofton, 1988).
- Một số yếu tố di truyền một số nghiên cứu ở Anh, tuy tình hình
nhiễm lao như nhau nhưng tỷ lệ mắc bệnh tăng theo chiều cao và giảm theo
cân nặng, chứng minh một nhận xét dân gian từ lâu đời người gầy dễ mắc lao
hơn người béo.
7
- Sinh đẻ những khó khăn, vất vả của người mẹ khi nuôi dưỡng bào
thai, chăm sóc trẻ nhỏ dễ tạo điều kiện cho bệnh lao phát triển.
- Điều kiện sinh hoạt và lao động thiếu ăn, suy dinh dưỡng dễ mắc
bệnh hơn. Nhà chật chội, vệ sinh kém dễ tạo điều kiện lây nhiễm.
Hút thuốc lá và lao phổi có mối liên quan với nhau. Hai nghiên cứu ở
Anh và Thượng Hải cho thấy tỷ lệ lao ở người có hút thuốc lá cao hơn.
Bệnh lao phổ biến trong những người nghiện rượu, mối liên quan giữa
nghiện rượu và lao còn chặt chẽ hơn so với nghiện thuốc lá và lao [69].
- Ảnh hưởng của các bệnh khác những người mắc bệnh đái tháo
đường rất dễ mắc lao. Nguy cơ mắc lao sau khi cắt dạ dày cũng dễ xảy
ra các chấn thương tâm lý (gia đình bất hạnh, mất người thân ) cũng có liên
quan đến lao.
1.2. TÌNH HÌNH BỆNH LAO TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới
Hiện nay bệnh lao đang quay trở lại, và ngày càng gia tăng. Nguyên
nhân bệnh lao gia tăng là do sự bùng nổ dân số, thay đổi cấu trúc lứa tuổi,
kinh tế xã hội bất ổn, di dân và đại dịch HIV của thế kỷ. Ngoài ra TCYTTG
còn cho thấy do thành tựu hoá trị liệu làm cho giới y học thấy việc chữa lao
đơn giản và có hiệu quả nên đã lãng quên [2].
Hiện nay, có khoảng 1/3 dân số thế giới đã bị nhiễm lao, phần lớn là
các nước đang phát triển, nơi chiếm tới 95% bệnh nhân lao. Thông báo của
TCYTTG (2005), mỗi năm có 8-9 triệu người mắc lao mới (140/100.000
dân), trong đó có 3,5 triệu người (62/100.000 dân) lao phổi AFB (+) và có

674.000 (11/100.000 dân) mang HIV. Số mắc lao chung là 16 triệu
(245/100.000 dân), trong đó có 6,9 triệu (109/100.000 dân) lao phổi AFB (+).
Năm 2008 có khoảng 1,7 triệu người chết do lao. Bệnh lao là nguyên nhân
8
gây tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng chỉ do một loại vi trùng gây
nên [4], [11], [37], [80].
Bệnh lao vẫn còn là một vấn đề cấp bách toàn cầu do sự kiểm soát kém
ở vùng Đông Nam Á, cận Sahara của Châu Phi, Đông Âu và do tỷ lệ đồng
nhiễm lao - HIV cao ở một số nước Châu Phi.
Ở Hoa Kỳ, năm 2001 xấp xỉ 16 triệu người nhiễm lao, trong đó người
65 tuổi trở lên chiếm 25% các trường hợp bệnh lao hoạt động.
Theo J. M Haln, ở Châu Âu, tỷ lệ mới mắc lao hằng năm khoảng
20/ 100.000 dân, có xu hướng ngày càng tăng, với nam nhiều hơn nữ [81].
Theo một số tác giả khác, nghiên cứu về bệnh lao ở vùng dân cư thành
thị nghèo tại Philippines thấy rằng tổng số bệnh nhân mắc lao hoạt động

66
±
5,6/1000 dân, trong đó nam là 85/1000 dân và nữ chỉ 49/1000 dân. Số
bệnh nhân lao phổi hoạt động gia tăng theo tuổi: 32/1000 ở nhóm 20 - 29 tuổi,
94/1000 ở nhóm 30 - 40 tuổi và 163/1000 ở người từ 50 tuổi trở lên.
Theo TCYTTG, tình hình dịch tễ bệnh lao trên toàn cầu đã có dấu hiệu
suy giảm, tuy nhiên bệnh lao vẫn là vấn đề y tế công cộng của toàn cầu hiện
nay, là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới,
Theo báo cáo năm 2007 của TCYTTG, ước tính năm 2005 có khoảng 8,8
triệu bệnh nhân lao mới, khoảng 1,6 triệu người tử vong do lao, trong đó có
195.000 người đồng nhiễm lao/HIV. Tình hình bệnh lao hiện mắc và tử vong
do lao trên toàn thế giới đã có dấu hiệu bình ổn và giảm. Lần đầu tiên kể từ
khi TCYTTG công bố lao là vấn đề công cộng toàn cầu vào năm 1993, ngày
19/3/2007, TCYTTG ước tính tình hình dịch tễ bệnh lao có thể đã đạt đỉnh

năm 2004, bắt đầu bình ổn và giảm nhẹ từ năm 2005 [79].
Tuy nhiên, tình hình lao/HIV và lao kháng thuốc vẫn đang là vấn đề
nghiêm trọng trên toàn cầu, đe dọa sự thành công của công tác chống lao. Để
đối phó với tình hình đa kháng thuốc và kháng đa thuốc cực mạnh (XDR),
9
ngày 22/6/2007, TCYTTG đã kêu gọi triển khai chương trình hành động
mang tính toàn cầu có tên “The Global MDR-TB and XDR-TB Response
Plan 2007-2008” [18], [80].
1.2.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 13 trong 22 nước có số lượng bệnh nhân lao cao
trên toàn cầu. Trong khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam là nước đứng
thứ 3 sau Trung Quốc và Philippines về tỷ lệ phát hiện. Việt Nam đứng thứ 4
trong khu vực Tây Thái Bình Dương sau Tân Ghi-nê, Philippines và
Campuchia về số lượng bệnh nhân lao [17].
Giai đoạn 2002 - 2006 cùng với bệnh sốt rét và HIV/AIDS, bệnh lao
đang là vấn đề sức khỏe chủ yếu ở Việt Nam. Mỗi năm trung bình Việt Nam
phát hiện được 75.000 - 80.000 bệnh nhân trong đó có khoảng 50.000 bệnh
nhân lao khạc ra vi khuẩn [14].
Theo báo cáo của TCYTTG năm 2007, ước tính tình hình dịch tễ bệnh
lao tại Việt Nam như sau [18].
Bảng 1.1. Tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam
Dân số 84.236 triệu
Tỷ lệ mắc lao mới các thể / 100.000 dân 175(102-253)
Tỷ lệ lao AFB(+) mới / 100.000 dân 79(45-115)
Tỷ lệ lao hiện mắc các thể / 100.000 dân 235(130-256)
Tỷ lệ tử vong / 100.000 dân 23(12-36)
Tỷ lệ Lao - HIV (lứa tuổi 15 - 49) (%) 3.0(1.7-4.6)
Tỷ lệ lao kháng đa thuốc (%) (1997) 2.3(1.3-2.8)
Tỷ lệ kháng đa thuốc / bệnh nhân điều trị lại % (2004) 14(2.1-56)
Theo Phạm Duy Linh chỉ số nguy cơ nhiễm lao hàng năm tại thành phố

Hồ Chí Minh là 3% và Hà Nội thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh 10 lần. Số
chết vì lao là 15,39
±
3,08/100.000 dân [40].
Một số tác giả nhận thấy, trong số người mắc lao thì nam nhiều hơn nữ,
thanh niên mới lớn và người già thường mắc lao nhiều hơn. Tuy nhiên điều
10
đó còn phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh và tình trạng mắc lao trong
cộng đồng [37].
Tình hình thu dung bệnh nhân lao phổi AFB (-) và lao ngoài phổi năm
2002 của Chương trình Chống lao Quốc gia cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân lao phổi
AFB (-) và lao ngoài phổi khá cao trong khi tỷ lệ lao phổi mới AFB (+) thấp
hơn so với quy định của Chương trình Chống lao Quốc gia. Toàn quốc số
bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) thu nhận điều trị chiếm 65,8%, tỷ lệ lao phổi
AFB(-) và lao ngoài phổi là 34.2%.
Ở khu vực miền Bắc và miền Trung, tỷ lệ thu nhận bệnh nhân lao phổi
AFB(+) thấp (từ 58,3% - 64,4%). Các tỉnh miền Nam duy trì tốt mục tiêu phát
hiện nguồn lây, tỷ lệ AFB (+) ở khu vực này là 71,8% [8].
Tổng số bệnh nhân lao các thể được phát hiện trong năm 2005 là
95.970 giảm 3767 bệnh nhân so với năm 2004 (3,8%), tỷ lệ phát hiện bệnh
lao các thể là 117/100.000 dân cũng giảm so với năm 2004. Trong đó có
55.570 bệnh nhân lao phổi dương tính mới chiếm 57,9%. Tỷ lệ bệnh nhân lao
phổi AFB (+) mới là 68/100.000 dân, so sánh với con số ước tính gần đây
nhất của TCYTTG (80/100.000), chúng ta đã phát hiện được khoảng 85%
nguồn lây có trong cộng đồng [13].
Ở Việt Nam hiện nay, bệnh lao là một bệnh có nhiều người mắc và
thuộc nhóm 5 nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Mỗi năm có khoảng 4%
trường hợp tức là 3.200 - 3.500 người tử vong trong số những trường hợp
được phát hiện và đang được điều trị, ngoài ra còn những trường hợp tử vong
khác nằm trong số hàng chục vạn bệnh nhân chưa được phát hiện và điều trị

[17]. Theo nhiều điều tra của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, tỷ lệ
mắc lao của trẻ em khoảng 60 - 61/100.000 trẻ, mỗi năm ước tính có khoảng
20.000 trường hợp lao trẻ em, nhưng hiện nay trung bình chỉ điều trị khoảng
250 - 300 trẻ, số chưa được phát hiện và điều trị còn rất lớn và là nguyên nhân
gây tử vong cho trẻ em. Ở người lớn bệnh lao gặp phổ biến ở người nghèo độ
11
tuổi từ 16 - 55, cao nhất ở độ tuổi 25 - 40. Khi mắc lao người bệnh sẽ
mất trung bình 3 - 4 tháng lao động, tương đương 20% - 30% thu nhập bình
quân của gia đình trong năm. Bệnh lao đã tác động mạnh tới 70% đối tượng
lao động chính của xã hội, làm cho đời sống người dân trong xã hội ngày
càng nghèo thêm [9].
Tình hình dịch tễ lao nước ta có thể xếp vào loại trung bình cao ở khu
vực Tây Thái Bình Dương, là khu vực có độ lưu hành lao trung bình trên thế
giới. Tỷ lệ lao phổi mới AFB (+)/100.000 dân ngày càng gia tăng , chủ yếu
các tỉnh miền Trung và miền Nam. Đặc biệt lao/HIV có chiều hướng gia tăng,
tập trung chủ yếu ở nam giới, lứa tuổi trẻ. Tỷ lệ kháng thuốc chung là 32,5%,
tuy nhiên tỷ lệ đa đề kháng chỉ chiếm 2,3% [1], [4].
1.2.3. Tình hình đồng nhiễm lao /HIV
HIV/AIDS thực sự là nguyên nhân làm gia tăng bệnh lao trên toàn thế
giới. TCYTTG ước tính HIV sẽ làm gia tăng bệnh lao lên 30-50%. Chẳng hạn
năm 2000, 9% bệnh nhân lao toàn thế giới có nhiễm HIV. Năm 1995 toàn thế
giới mới có 6 triệu người đồng nhiễm lao/HIV, đến năm 2002 con số này là
11 triệu người và năm 2003 là 14 triệu người, phân bố bệnh nhân đồng nhiễm
lao/HIV rất khác nhau giữa các khu vực trên thế giới, trong đó Châu Phi
chiếm 71%, khu vực Đông Nam Châu Á 22%. Do tác động của đại dịch
HIV/AIDS, số bệnh nhân lao ở Châu Phi hiện nay tăng gấp 4 lần so với thập
kỷ 80 thế kỷ XX. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị vì thế tình hình HIV/AIDS
chắc chắn còn gia tăng. Điều đó đồng nghĩa với bệnh lao cũng sẽ tiếp tục gia
tăng trong thời gian tới đây [11].
1.2.4. Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn lao

Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn lao cũng là vấn đề đáng lo ngại,
kháng thuốc là do quản lý điều trị kém ngày càng tăng. Tổ chức Y tế Thế giới,
Hiệp hội Lao và Bệnh phổi Thế giới đã tiến hành khảo sát toàn cầu về vấn đề
kháng thuốc từ năm 1995. Một khảo sát ban đầu về kháng thuốc ở 9 quốc gia
12
và vùng Tây Thái Bình Dương cho thấy tỷ lệ kháng thuốc lao trung bình là
19,4%, tỷ lệ đa kháng thuốc trung bình là 2,6%. Những bệnh nhân tái trị tỷ lệ
kháng thuốc là 16-35%. Ở Việt Nam và Malaysia tỷ lệ kháng thuốc còn cao
hơn.
Một nghiên cứu tình hình kháng thuốc của vi khuẩn lao ở Bệnh viện
Lao và Bệnh phổi Trung ương trong 5 năm (1996 - 2000) kết quả cho thấy:
- Tỷ lệ kháng thuốc ban đầu của vi khuẩn lao là 32,43% (1996),
32,07% (1997), 32,52% (1998), 34,07% (1999), 33,11% (2000).
- Tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn lao ở bệnh nhân cũ là 69,06% (1996),
71,76% (1997), 76,18% (1998), 71,70% (1999), 71,40% (2000).
- Tỷ lệ đa kháng thuốc cao.
Theo TCYTTG, đa kháng thuốc ước tính 15% ở những trường hợp lao
mới trong vùng Ban Tích, Đông Âu và Trung Á, kháng thuốc cao hơn 3 lần ở
các vùng khác trên thế giới [79].
1.2.5. Những nguyên nhân dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc
Số bệnh nhân lao có vi khuẩn kháng thuốc cao, nhất là bệnh lao đa
kháng thuốc cần luôn được xem như là kết quả của việc triển khai không hiệu
quả Chương trình Chống lao Quốc gia (TCYTTG, 1997).
- Nguyên nhân do thầy thuốc:
+ Chẩn đoán bệnh lao muộn
+ Điều trị bệnh lao không đúng: đây là nguyên nhân quan trọng dẫn tới
lao kháng thuốc, thực tế hay gặp là không phối hợp thuốc, liều lượng thuốc
không đủ, không tuyên truyền đầy đủ những kiến thức cơ bản về bệnh lao.
- Nguyên nhân do người bệnh và xã hội:
+ Người bệnh có triệu chứng bệnh lao nhưng không đi khám.

+ Bệnh nhân tự bỏ điều trị.
+ Do dung nạp thuốc của bệnh nhân kém: thường do các bệnh kèm theo
như bệnh về gan, thận, bệnh khớp
13
- Nguyên nhân do chương trình chống lao quốc gia: như việc phát hiện
lao muộn, dùng thuốc lao có chất lượng kém, cung cấp thuốc không đều đặn,
do quản lý bệnh nhân kém, do quản lý thuốc lao kém.
- Do đại dịch HIV/AIDS kết hợp với bệnh lao [53].
Bảng 1.2. Những nguyên nhân làm vi khuẩn lao kháng thuốc [53]
Do thầy thuốc * Chẩn đoán bệnh muộn
* Chữa lao không đúng
* Không tham gia tuyên truyền giáo dục kiến
thức về bệnh lao
Do người bệnh và xã hội * Trình độ dân trí thấp
* Tự bỏ điều trị
* Hấp thu, dung nạp thuốc kém
Do tổ chức quản lý chương
trình chống lao quốc gia
* Tổ chức phát hiện bệnh lao muộn
* Phác đồ kém hiệu quả
* Không áp dụng DOTS
* Dùng thuốc kém chất lượng, cung cấp thuốc
không đều, thuốc hết hạn
* Quản lý thuốc lao kém
* Quản lý bệnh nhân không tốt
Do bệnh kết hợp Lao + HIV/AIDS
1.3. TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO
1.3.1. Tình hình điều trị lao trên thế giới
Báo cáo của TCYTTG về kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới AFB
(+) theo chiến lược DOTS năm 2000 có tỷ lệ điều trị khỏi thành công cao nhất

là Trung Quốc 95%, Việt Nam 92%, Campuchia 91%. Tỷ lệ khỏi thấp nhất là
Uganda 63%, Nam Phi 66% [77].
14
Một khảo sát từ năm 1997 - 2001 ở thành phố Hamburg (Cộng Hoà
Liên Bang Đức) về kết quả điều trị lao mới và tái trị cho thấy: khỏi bệnh
80,3%, hoàn thành điều trị 0,6%, tử vong 6,2%, AFB trong đờm vẫn dương
tính 2,3%, bỏ điều trị 10,4%.
1.3.2. Tình hình điều trị lao ở Việt Nam
Trước đây, trong giai đoạn 1986 - 1994, Chương trình Chống lao Quốc
gia áp dụng các công thức điều trị và kết quả thu được như sau:
- Công thức I: 3SHZ/6S
2
H
2
, khỏi 67,9%, hoàn thành điều trị 10,1%, tử
vong 3,9%, thất bại 5,1%, bỏ điều trị 10,1%, chuyển nơi khác 2,9%.
- Công thức II: 3REH/6R
2
H
2
E
2
:
+ Đối với bệnh nhân lao phổi AFB (+) tái phát: khỏi 74,3%, hoàn
thành điều trị 7,7%, tử vong 3,9%, thất bại 5,8%, bỏ điều trị 5,1%, chuyển đi
nơi khác 3,2%.
+ Đối với bệnh nhân lao phổi AFB (+) thất bại điều trị: khỏi 70,7%,
hoàn thành điều trị 10,6%, tử vong 3,1%%, thất bại 7,7%, bỏ điều trị 5,5%,
chuyển đi nơi khác 2,4% [3].
Thời gian điều trị được giảm xuống từ năm 1960, ban đầu là 24 tháng

và bây giờ còn 6 - 8 tháng và đó được biết như là “ hóa trị liệu ngắn ngày”
[72].
Tất cả những thuốc kháng lao sẽ được sử dụng có kiểm soát trực tiếp
(DOTS) [73].
Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) bằng hoá trị liệu ngắn
ngày có kiểm soát trực tiếp (DOTS) trong các năm 2005, 2006 trên toàn quốc
như sau:
15
Năm 2005, có 42.801 bệnh nhân lao phổi mới AFB (+), kết quả điều trị
được đánh giá như sau: khỏi: 90,2%; hoàn thành điều trị: 2,2%; chết: 3,4%;
thất bại điều trị: 1%; bỏ điều trị: 1,4%; chuyển đi nơi khác: 1,9% [17].
Năm 2006, có 43.649 bệnh nhân, kết quả như sau: khỏi 89,8%; hoàn
thành điều trị: 2,1%; chết 3,4%; thất bại điều trị: 1%; bỏ điều trị: 1,6%,
chuyển đi nơi khác: 2%
Bảng 1.3. Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) bằng phác
đồ 2SHRZ/ 6HE theo khu vực [18].
Khu vực n
Kết quả điều trị
Khỏi HTĐT Chết
Thất
bại
Bỏ
điều
trị
Chuyển
nơi
khác
Miền
Bắc
n 14.166 12563 576 378 65 179 405

% 100 88,7 4,1 2,7 0,5 1,3 2,9
Miền
Trung
Số
BN
5789 5201 230 112 47 125 74
% 100 89,8 4,0 1,9 0,8 2,2 1,3
Miền
Nam
Số
BN
23694 21444 114 990 334 390 415
% 100 90,5 0,5 4,2 1,4 1,6 1,8
Toàn
quốc
Số
BN
43649 39208 920 1480 446 694 894
% 100 89,8 2,1 3,4 1,0 1,6 2,0
Tỷ lệ điều trị khỏi thấp hơn ở khu vực miền Bắc (88,7%) so với miền
Trung (89,8%) và miền Nam (90,5%). Nguyên nhân là do hoàn thành điều trị
cao ở khu vực miền Bắc (4,1%) và miền Trung (4,0%) so với miền Nam
(0,5%).
Tỷ lệ tử vong và hoàn thành điều trị cao ở miền Nam (5,6%) so với
miền Bắc (3,2%) và miền Trung (2,7%).
16
Các tỉnh khu vực miền Nam đều đạt tỷ lệ điều trị khỏi ≥ 85%. Tuy
nhiên một số tỉnh tại khu vực phía Bắc và miền Trung có tỷ lệ điều trị khỏi
thấp hơn 85% [18].
Bảng 1.4. Tỷ lệ âm hóa đàm sau 2(3) tháng điều trị theo các khu vực

[18].
Khu vực
Lao phổi mới AFB (+)
Lao phổi điều trị lại
AFB (+)
(+) (-) Không
XN
Tổng
số
(+) (-) Không
XN
Tổng
số
Miền
Bắc
Số
BN
293 11672 562 12527 62 1101 81 1244
% 2,3 93,2 4,5 100 5,0 88.5 6,5 100
Miền
Trung
Số
BN
325 5046 234 5515 58 462 48 568
% 4,3 91,5 4,2 100 10,2 81,3 8,5 100
Miền
Nam
Số
BN
1239 19750 1071 22060 342 2743 459 3544

% 5,6 89,5 4,9 100 9,7 77,4 13,0 100
Toàn
quốc
Số
BN
1767 36468 1867 40102 462 4306 588 5356
% 4,4 90,9 4,7 100 8,6 80,4 11,0 100
Bảng 1.5. Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi tái phát AFB(+) trên toàn
quốc [18].
Năm n
Kết quả điều trị
Khỏi HTĐT Chết
Thất
bại
Bỏ Chuyển
2005
Số
BN
4889 396 175 275 236 116 127
% 100 81 3,6 5,6 4,8 2,4 2,6
2006
Số
BN
5057 4088 178 303 232 125 131
17
% 100 40,8 3,5 6,0 4,6 2,5 2,6
1.4. CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG LAO QUỐC GIA
1.4.1. Mục tiêu của chương trình chống lao
1.4.1.1. Mục tiêu chung
- Giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và sự lan truyền bệnh lao trong

cộng đồng bao gồm cả những ảnh hưởng về tâm lý - xã hội gây ra bởi bệnh
lao nhằm đóng góp vào chiến lược xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng của
Việt Nam.
- Ngăn ngừa sự phát triển bệnh lao kháng thuốc [18].
1.4.1.2. Mục tiêu của hoạt động chống lao
- Phải phát hiện ít nhất 70% các trường hợp lao phổi dương tính hiện
có.
- Điều trị khỏi ít nhất 85% các trường hợp lao phổi dương tính phát
hiện được. Nếu chương trình chống lao đạt tỷ lệ điều trị khỏi cho bệnh nhân
lao phổi dương tính là 85% thì sẽ thu được những kết quả:
+ Giảm nhanh được tỷ lệ mắc lao và tỷ lệ lây truyền của bệnh lao.
+ Giảm dần được tỷ lệ mắc lao mới.
+ Số bệnh nhân lao kháng thuốc mắc phải sẽ giảm.
Nếu chương trình chống lao có tỷ lệ điều trị khỏi thấp sẽ dẫn đến các
hậu quả sau:
+ Số trường hợp lao phổi dương tính thất bại trong điều trị sẽ cao lên.
+ Sẽ tăng tỷ lệ kháng thuốc mắc phải [8].
1.4.1.3. Mục tiêu của chương trình chống lao giai đoạn 2010 - 2015
- Giảm 50% số lượng bệnh nhân hiện mắc vào năm 2010 và 50% số
bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) vào năm 2015 nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong
và tỷ lệ nhiễm lao.
18
- Giảm tối đa nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn lao bằng cách duy trì
kết quả điều trị khỏi trên 85% với hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp
[8].
1.4.2. Đường lối chiến lược
Phát hiện bằng phương pháp thụ động là chủ yếu, sử dụng phương pháp
soi đờm trực tiếp. Ưu tiên phát hiện nguồn lây lao phổi AFB (+).
Điều trị bằng phác đồ hoá trị ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp trong
quá trình điều trị, thống nhất trong toàn quốc.

Lồng ghép hoạt động chống lao vào hệ thống y tế chung.
Tiêm vaccin cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi.
1.4.3. Phương hướng và giải pháp
Tăng cường năng lực quản lý chương trình chống lao của cán bộ chống
lao tuyến huyện, tỉnh thông qua đào tạo, nghiên cứu khoa học. Tập trung
chủ yếu cải thiện tình hình triển khai điều trị có kiểm soát trực tiếp
(DOTS) và nâng cao chất lượng điều trị.
Mở rộng màng lưới xét nghiệm, phòng khám đa khoa khu vực. Tăng
cường triển khai công tác chống lao tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên
giới và hải đảo.
Cũng cố hệ thống xét nghiệm tuyến tỉnh - huyện, đảm bảo chất lượng
chẩn đoán và an toàn xét nghiệm.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ và đều đặn thuốc chống lao, hoá chất xét
nghiệm và các phương pháp chẩn đoán cần thiết khác.
Tăng cường công tác giáo dục truyền thông trong toàn dân, từng bước
xã hội hoá công tác chống lao. Vận động, sử dụng các thành phần của xã hội,
người thân trong gia đình bệnh nhân vào công tác chống lao từ tuyên truyền
đến kiểm tra giám sát.
19
Hoàn thiện hệ thống thu thập số liệu và thống kê báo cáo, dần từng
bước hiện đại hoá công tác này trong toàn quốc.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, lượng giá tình hình dịch tễ bệnh
lao, thuốc men, bệnh lao nhiễm HIV/AIDS, tình hình kháng thuốc của vi
khuẩn lao.
Phối hợp hoạt động giữa Chương trình Chống lao với các Chương trình
Y tế Quốc gia khác tại các tuyến huyện, phường xã, thôn bản [4].
1.4.4. Hoạt động của chương trình chống lao
Hoạt động phát hiện Phát hiện và chuyển những bệnh nhân ho khạc
kéo dài trên ba tuần tới khám bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Xét nghiệm
đàm và chụp X quang phổi, những trường hợp AFB (-) cần xét nghiệm ít nhất

6 mẫu đàm qua 2 lần xét nghiệm cách nhau 2 tuần đền một tháng.
Hoạt động điều trị Chương trình Chống lao thống nhất sử dụng phác
đồ hoá trị ngắn ngày có kiểm soát trong toàn quốc.
Giai đoạn tấn công bệnh nhân dùng thuốc dưới sự giám sát chặt chẽ của
cán bộ y tế, tiêm và uống thuốc trước mặt cán bộ y tế.
Giai đoạn duy trì bệnh nhân tự uống thuốc, có thể phát thuốc cho bệnh
nhân hai tuần một lần hoặc hàng tháng. Trong thời gian điều trị bệnh nhân sẽ
được xét nghiệm đàm kiểm tra 3 lần vào tháng thứ 2, 5 và cuối tháng thứ 7.
Đối với phác đồ tái trị cần tổ chức điều trị tại tuyến tỉnh, nhằm đánh giá
mức độ kháng thuốc và giám sát chặt chẽ việc dùng thuốc của bệnh nhân để
phòng lây lan chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Hoạt động kiểm định tiêu bản Hoạt động này được coi là hoạt động
trọng điểm của Chương trình Chống lao trong thời gian tới.
Hoạt động ghi chép và báo cáo Thống nhất trong toàn quốc hệ thống
ghi chép và báo cáo mới đã sửa đổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế
giới và Hiệp hội Chống lao Thế giới.
20
Hoạt động kiểm tra, giám sát và lượng giá Hoạt động kiểm tra giám sát
là hoạt động thường xuyên của các tuyến từ trung ương đến tuyến xã. Thông
qua kiểm tra, giám sát để khắc phục, sửa đổi những thiếu sót và đào tạo tại
chỗ cho cán bộ tuyến dưới.
Hoạt động cung ứng thuốc men Thuốc kháng lao được phân phát hàng
quý từ tuyến trung ương tới tuyến tỉnh và tuyến tỉnh tới tuyến huyện dựa vào
nhu cầu và hoạt động thực tế, tránh tình trạng thiếu thuốc ở các tuyến [4].
1.5. CÔNG TÁC QUẢN LÝ BỆNH LAO
1.5.1. Tổ chức công tác chông lao
1.5.1.1.Tuyến quốc gia
* Chức năng: là đơn vị điều hành và quản lý mọi mặt hoạt động phòng
chống lao trên cả nước, chịu trách nhiệm trước Chương trình Thanh toán một
số Bệnh xã hội và Bệnh dịch nguy hiểm.

* Nhiệm vụ:
- Hoạch định đường lối, chiến lược phòng chống bệnh lao từng giai
đoạn, các biện pháp phát hiện và chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa.
- Lập kế hoạch hàng năm và dự toán kinh phí.
- Tổ chức thực hiện hoạt động trong cả nước.
- Kiểm tra, giám sát và lượng giá hoạt động.
- Hổ trợ hậu cần, cung cấp thưốc chữa lao, hóa chất và trang thiết bị
khác.
- Thống kê báo cáo.
- Đào tạo cán bộ.
- Giáo dục sức khỏe.
- Hợp tác quốc tế.
- Nghiên cứu khoa học.
1.5.1.2. Tuyến tỉnh
21
* Chức năng: là đơn vị quản lý và điều hành các hoạt động phòng
chống lao trong tỉnh.
* Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động của CTCLQG.
- Tổ chức mạng lưới chống lao huyện thị và xã phường.
- Chẩn đoán các trường hợp khó, các thể lao ngoài phổi, lao phổi AFB
(-) và lao trẻ em. Điều trị các thể lao nặng, chỉ định phác đồ tái trị.
- Đào tạo cán bộ chuyên khoa lao tuyến huyện và xã.
- Kiểm tra giám sát hoạt động chống lao tuyến huyện, xã.
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe về bệnh lao.
- Dự trù cung cấp đầy đủ vật tư thuốc men cho hoạt động chống lao
tỉnh.
- Thống kê báo cáo.
1.5.1.3. Tuyến huyện
- Phát hiện chẩn đoán bệnh lao bằng phương pháp xét nghiệm soi đàm

trực tiếp.
- Chỉ định điều trị những trường hợp AFB (+) và theo dõi điều trị.
- Điều trị bệnh nhân nặng, có biến chứng và điều trị tấn công, điều trị
tái trị.
- Kiểm tra việc tiêm BCG phòng lao ở tuyến xã cho trẻ sơ sinh và trẻ
em dưới 12 tháng tuổi.
- Tổ chức mạng lưới chống lao tuyến xã phường và kiểm soát hoạt
động chống lao xã.
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe trong nhân dân.
- Ghi chép sổ sách kịp thời và chính xác. Báo cáo lên cấp trên.
1.5.1.4. Tuyến xã
22
- Phát hiện và chuyển người có triệu chứng nghi lao đến phòng khám
lao huyện.
- Thực hiện điều trị có kiểm soát theo phác đồ do y tế tuyến trên chỉ
định, nhắc nhở bệnh nhân lên tuyến trên xét nghiệm đờm.
- Thực hiện kiểm tra phòng BCG cho trẻ sơ sinh.
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe về bệnh lao trong nhân dân.
1.5.2. Công tác phát hiện
Lao phổi là thể lao phổ bến nhất, gặp trên 80 - 85% các trường hợp và
lao phổi là thể bệnh duy nhất gây lây cho người xung quanh.
Do tính chất lây truyền của bệnh lao phổi, nên Chương trình Chống lao
ưu tiên nguồn lực để phát hiện và quản lý điều trị những bệnh nhân có khạc ra
vi trùng trong đàm và là nguồn lây cơ bản trong cộng đồng. Phát hiện có hai
phương pháp:
- Phát hiện chủ động.
- Phát hiện thụ động.
1.5.3. Quản lý điều trị
- Trực tiếp giám sát việc dùng từng liều thuốc của bệnh nhân, bảo đảm
bệnh nhân dùng đúng loại thuốc, đúng liều, đều đặn và đủ thời gian.

- Giai đoạn tấn công: ít nhất 4 loại thuốc chính S, H, R, Z với thời gian
2 - 3 tháng.
- Giai đoạn duy trì: ít nhất 2 loại thuốc, thời gian 4 - 6 tháng. Có nghĩa
là phải thực hiện chiến lược DOTS.
- Quản lý các trường hợp bỏ trị: những bệnh nhân đang trong giai đoạn
tấn công thì sau 2 ngày, giai đoạn duy trì sau 1 tuần bỏ trị cán bộ y tế cần tìm
bệnh nhân và giải thích cho họ quay trở lại điều trị.
23
- Quản lý các trường hợp chuyển đi nơi khác điều trị: khi chuyển bệnh
nhân đi nơi khác điều trị phải kèm phiếu chuyển, nơi nhận phải có phiếu phản
hồi sau khi nhận được bệnh nhân [15].
1.5.4. Theo dõi bệnh nhân
- Theo dõi xét nghiệm đàm
* Số mẫu đàm theo dõi: 1 mẫu / lần
* Số lần theo dõi trong quy trình điều trị:
Lao phổi AFB (+): 3 lần vào tháng 2(3), 5, 7(8).
Lao phổi AFB (-): 2 lần cuối tháng thứ 2, 5.
- Theo dõi khác: bệnh nhân được cán bộ chuyên khoa khám bệnh hàng
tháng để theo dõi diễn biến lâm sàng, tai biến thuốc, việc lĩnh thuốc đều đặn,
liên tục [4].
1.6. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
LAO PHỔI VÀ TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Theo nghiên cứu của Trần Phú Hoà tại Khánh Hoà năm 2004-2005:
nhóm 10 bệnh nhân lao phổi thất bại điều trị AFB (+) cho thấy: điều trị khỏi
80%, thất bại 20%, nhóm 598 bệnh nhân lao phổi mới AFB (+): điều trị khỏi
92,3%, thất bại 2,5%, tử vong 3,9%, bỏ điều trị 0,5%, nhóm 138 bệnh nhân
lao phổi AFB (-) có kết quả: hoàn thành điều trị 92%, thất bại 0,7%, tử vong
5,8%, bỏ điều trị 0,7% [30].
Các yếu tố liên quan đến việc điều trị không thành công là dùng thuốc
không đều, các bệnh kết hợp [30].

Theo nghiên cứu của Phương Thị Ngọc, Hoàng Hà, Phạm Thị Hiền
(Đại học Y Thái Nguyên) tiến hành đánh giá 45 bệnh nhân lao phổi tái phát
cho thấy tỷ lệ lao tái phát ở nam gấp 4 lần nữ, tỷ lệ khỏi bệnh 86,7%, thất bại
điều trị 6,7%, tử vong 2,2%, bỏ điều trị 4,4%, bệnh nhân dùng thuốc không
đều ở giai đoạn tấn công là 15,6%, và giai đoạn duy trì là 37,8% [45].
24
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương tại Quảng Bình có kết quả:
phần lớn bệnh nhân lao phổi tái phát có trình độ văn hóa thấp, nghề nông
chiếm tuyệt đối, đời sống kinh tế nghèo khó, thu nhập thấp. Hầu hết bệnh
nhân tái phát có nghiện rượu, thuốc lá, chưa thấy có yếu tố ảnh hưởng của
nghề nghiệp trong nghiên cứu này, nhưng cũng phải thấy rằng chỉ có 58%
bệnh nhân dùng thuốc đều đặn, đúng liều, đủ thời gian ở lần điều trị trước,
48% còn lại dùng thuốc không đều mà nguyên nhân là do thiếu kiểm soát
bệnh nhân dùng thuốc. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến tái phát [35].
1.7. PHÒNG KHÁM LAO BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Đây là phòng khám phối hợp của hai đơn vị: khoa Lao Bệnh viện
Trung ương Huế và khoa Lao thuộc Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội tỉnh
Thừa Thiên - Huế, đó là một mô hình được hình thành từ sau 1975 và còn tồn
tại cho đến bây giờ.
- Cơ sở vật chất: có hai phòng khám bệnh, một phòng tiếp đón, 1 phòng
hành chính, 1 phòng cấp phát thuốc, 1 phòng X quang có 2 máy chụp phim và
1 phòng xét nghiệm.
- Tổ chức nhân sự: phòng khám có 3 bác sỹ (1 trưởng phòng khám, 1
bác sỹ phụ trách phòng xét nghiệm), 2 điều dưỡng, 3 kỹ thuật viên X quang, 4
kỹ thuật viên xét nghiệm, 1 dược sỹ trung học và 1 hộ lý.
- Chức năng nhiệm vụ:
+ Khám phát hiện bệnh nhân lao phổi trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên - Huế và các tỉnh trong khu vực.
+ Chẩn đoán và điều trị một số trường hợp khó.
+ Quản lý điều trị bệnh nhân lao phổi và lao ngoài phổi.

+ Cho vào viện những trường hợp cấp cứu, tác dụng ngoại ý của
thuốc và khó chẩn đoán.
+ Tham gia chỉ đạo tuyến trước.
+ Nghiên cứu khoa học.
25

×