Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Con mất ngủ về đêm? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.78 KB, 6 trang )

Con mất ngủ về đêm?
Hơn một tháng nay, chị Vân suốt đêm phải chật vật
với con vì bé Bim không chịu ngủ, bé thường khóc
ngặt cả đêm hoặc nếu ngủ được thì chập chờn, không
ngon giấc.

Trẻ ít nhất 2-3 lần một tuần rơi vào trạng thái khó
ngủ (google image)
Cũng như chị Vân hiện nay nhiều bậc cha mẹ đang
phải đối mặt với thực tế rằng trẻ thường trằn trọc,
không ngủ được vào ban đêm. Theo một nghiên cứu
thì có đến 69% cha mẹ cho rằng con cái của họ (ở độ
tuổi dưới 10 tuổi) ít nhất 2-3 lần một tuần rơi vào
trạng thái khó ngủ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới
sự phát triển của trẻ.

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ

Đối với trẻ, giấc ngủ có một tầm ảnh hưởng quan
trọng tới sự phát triển của trẻ bởi: Giấc ngủ có tác
động đáng kể tới tâm trạng của đứa trẻ. Một đứa trẻ
không được ngủ đầy đủ hầu như không tỉnh táo, trở
nên rất dễ bị kích động, thường xuyên cáu gắt, khóc
ngặt vì khó chịu, hành vi của trẻ trở nên “hiếu động”
thái quá…

Khi trẻ không được ngủ đầy đủ sẽ khiến cho vấn đề
nhận thức của trẻ bị ảnh hưởng trực tiếp. Trẻ sẽ
không nhớ các thông tin, dễ bị phân tâm, mất tập
trung… từ đó kéo theo nhiều hệ lụy vô cùng khó
khăn.


Giấc ngủ của trẻ không đầy đủ và trẻ không ngủ được
cũng sẽ làm đảo lộn trật tự giờ giấc sinh hoạt của tất
cả các thành viên trong gia đình.

Làm thế nào để giúp trẻ ngủ nhiều, ngủ đủ?

Trẻ em từ 3 đến 5 tuối tuổi cần khoảng thời gian để
ngủ là 11-13 giờ/ ngày, còn đối với trẻ từ 6 đến 10
tuổi chỉ cần khoảng 10 -11 giờ trong ngày dành cho
giấc ngủ. Để trẻ được đảm bảo đầy đủ điều kiện phát
triển bố mẹ phải hết sức lưu ý:

Bắt đầu thiết lập khung giờ nhất định cho lúc đi ngủ
và thức dậy của con mỗi ngày và hãy thành lập thói
quen cho con tuân thủ khung giờ ngủ đó. Bố mẹ nên
nhớ rằng trẻ rất nhanh chóng chệch khỏi “quỹ đạo”
của giấc ngủ nếu trong 3 ngày liên tiếp bố mẹ để trẻ
không tuân theo nội quy giờ giấc đi ngủ. Trong
trường hợp bất khả kháng thì tối đa có thể cho phép
trẻ em đi ngủ muộn hơn nửa giờ so với bình thường.

Để trẻ dễ dàng tìm đến với giấc ngủ, bố mẹ hãy quan
tâm tới môi trường xung quanh giường ngủ của con.
Phòng ngủ dành cho con phải thông thoáng, yên tĩnh,
không có sự xâm nhập của ánh sáng từ bên ngoài
vào. Giường ngủ phải thật thoải mái đây là một yếu
tố quan trọng để giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc.

Để bắt đầu chuẩn bị đi vào giấc ngủ thật thoải mái
cho trẻ, trước 30 - 45 phút, bố mẹ nên giúp trẻ: tắm

với nước ấm, cùng trẻ đánh răng, nói chuyện với trẻ
thật ngắn gọn về những gì đã xảy ra trong ngày, hoặc
kể chuyện hay đọc cho trẻ nghe một câu truyện thú
vị.

Bố mẹ tuyệt đối không nên cho con xem truyền hình
vào ban đêm hoặc ngăn cản trẻ chơi các trò chơi trên
máy tính hoặc máy chơi game, không cho trẻ uống đồ
uống có chứa caffeine bởi điều này sẽ khiến trẻ kích
thích thần kinh, không còn tập trung cho việc ngủ.

Một điều lưu ý nữa là bố mẹ nên chú ý đến thực tế là
vấn đề giấc ngủ vào ban đêm của trẻ thường khó
khăn có thể là do trẻ ngủ ngày quá nhiều. Bố mẹ hãy
cân đối giờ giấc ngủ ban ngày cho trẻ, bình thường
chỉ cần cho trẻ ngủ ngày từ 30 phút đến 60 phút.

Để con dễ ngủ, bạn có thể sử dụng hình ảnh những
anh hùng tuyệt vời, những anh hùng của phim hoạt
hình mà trẻ thích (ví dụ hình ảnh anh hùng mặc bộ đồ
ngủ; hình ảnh anh hùng đánh răng ). Đối với trẻ 5 –
6 tuổi, trẻ thường có xu hướng thích nhìn vào hình
ảnh và làm theo tấm gương của các nhân vật yêu
thích trong câu chuyện cổ tích nào đó. Nhìn anh hùng
của mình, trẻ sẽ sẵn sàng đi ngủ.

Đối với trẻ lớn tuổi hơn bố mẹ có thể khích lệ trẻ
bằng việc tham gia trò chơi thi ngủ xem ai ngủ nhanh
hơn sẽ có phần thưởng từ đó sẽ giúp trẻ dần đi vào
quy luật của giấc ngủ mỗi ngày.

Theo Afamily

×