Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

5 thắc mắc thường gặp về mất ngủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.17 KB, 6 trang )

5 thắc mắc thường gặp về mất ngủ

Mất ngủ là chứng bệnh không hề lạ lẫm với chúng
ta trong cuộc sống hiện đại. Những thắc mắc
thường gặp của bạn sẽ được giải đáp ngay dưới
đây.

1. Triệu chứng chính của mất ngủ?

Nếu bạn thường xuyên đi ngủ muộn hay chỉ ngủ 6
tiếng mỗi đêm mà vẫn cảm thấy khoẻ mạnh khi thức
dậy thì không thể nói là bạn bị mất ngủ được. Đơn
giản rằng bạn chỉ là một người có nhu cầu ngủ ít mà
thôi.

Khi bạn gặp một trong số những triệu chứng sau:
không thể chợp mắt nổi khi đã nằm trên giường, tỉnh
giấc nhiều lần trong một đêm hay thức giấc vào lúc
rạng sáng, bạn mới thực sự bị căn bệnh này “quấy
rầy”.

Chứng mất ngủ hay còn gọi là những rối loạn về giấc
ngủ không chỉ rút ngắn thời gian “nghỉ ngơi và phục
hồi” ban đêm của mỗi người mà còn làm giảm chất
lượng giấc ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức
khoẻ và các hoạt động ngày hôm sau của chúng ta.
Ở Pháp, ước tính có khoảng 30% dân số mắc chứng
bệnh này.

2. Hậu quả của mất ngủ?


Mất ngủ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức
khoẻ cũng như tinh thần. Nó khiến bạn cảm thấy mệt
mỏi, rã rời chân tay, nhức đầu…Nó làm tinh thần bị
ảnh hưởng xấu, bạn rất dễ cáu giận, trở nên nhạy
cảm hay vô cùng “hiếu chiến”… Ngoài ra, sự tập
trung của bạn cũng bị giảm sút, do đó chất lượng
công việc của bạn cũng bị giảm đi.

3. Tại sao đã ngủ suốt đêm nhưng vẫn mệt mỏi
khi thức giấc?

Thắc mắc trên của bạn liên quan đến chứng ngừng
thở tạm thời khi ngủ. Chứng bệnh này là một trong số
10 rối loạn về giấc ngủ, thường gặp ở những người
thừa cân, béo phì. Khi gặp rối loạn này, ta thường bị
ngừng thở nhiều lần trong 1 đêm, mỗi lần ngừng thở
như vậy kéo dài khoảng 10 giây. Đôi khi, chứng
ngừng thở tạm thời này cũng khiến ta thức giấc nhiều
lần trong đêm.

4. Bắt buộc phải dùng thuốc ngủ để chữa trị
chứng bệnh này?

Nếu trước kia, thuốc ngủ luôn bị chỉ trích vì những tác
dụng phụ như khiến người sử dụng hay ngủ gật vào
ngày hôm sau; bị phụ thuộc vào thuốc… thì nay
những lời đó đã hầu như không còn nữa. Dù vậy,
người dùng vẫn phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng
dẫn sử dụng thuốc hay chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối
không tuỳ ý dùng thuốc bừa bãi.


Tuy nhiên, những viên thuốc ngủ chỉ mang tác động
tạm thời tới người uống. Để thực sự thoát khỏi chứng
bệnh này, ta cần thay đổi các thói quen không tốt
trong sinh hoạt hàng ngày như: không hút thuốc lá,
tránh rượu bia và các bữa ăn quá “nhiều chất”… Bên
cạnh đó, ta cũng cần hình thành cho mình những thói
quen tốt như luyện tập thể dục, thể thao thường
xuyên, dành nhiều thời gian chăm chút tới bản thân
để luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời…

5. Nếu dùng thuốc ngủ thường xuyên, chúng ta sẽ
bị phụ thuộc vào chúng?

Những viên thuốc ngủ gây ra những tác dụng phụ ít
hoặc nhiều tới người sử dụng. Ngày trước, thuốc ngủ
có thể gây “nghiện” nếu lạm dụng trong thời gian dài
hoặc khiến bạn mất ngủ trở lại nếu thôi dừng thuốc.
Nhưng ngày nay, thế hệ thuốc ngủ mới không còn tạo
sự ràng buộc cho người sử dụng nữa. Nó không
khiến bạn bị phụ thuộc hay không làm thay đổi cơ chế
giấc ngủ của bạn.

Tuy sự phụ thuộc vào thuốc không còn nhưng trong
mọi trường hợp, bạn vẫn cần chú ý tới liều lượng và

×