Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Quan tâm đến trái tim của bé pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.62 KB, 10 trang )

Quan tâm đến trái tim của bé
Từ ngày thứ 25 sau khi thụ tinh, ở bào thai đã bắt đầu hình
thành hệ tuần hoàn. Đến tuần thứ 8, quả tim đã được tạo ra
hoàn chỉnh. Vì vậy, các tác động từ bên ngoài trong thời
gian này đều có thể để lại những dị tật cho tim. Chú ý tới
các triệu chứng của bệnh tim

Trẻ bị tim bẩm sinh là do g
ặp các dị tật của tim có từ khi trẻ
còn nằm trong bào thai (google image)
Tim bắt đầu hình thành là một ống đơn giản ở thời kỳ phôi
thai trước khi có xuất hiện những thay đổi hết sức phức tạp,
tinh vi hình thành nên các van cũng như các buồng và cuối
cùng hình thành một chiếc bơm bốn ngăn hoàn hảo.

Tuy nhiên, rắc rối có thể xảy ra trong quá trình này – và
một số trẻ khi sinh ra đã bị các dị tật về tim. Bệnh tim bẩm
sinh (gọi tắt là CHD) thường đi kèm với chứng tái xanh,
nhịp tim bất thường và chứng khó thở. Những triệu trứng
này xảy ra do máu lưu thông ở tim hay ở các mạch quanh
tim bị cản trở, hoặc khi máu lưu thông bất thường.

Trước những năm 1980, các dị tật ở tim thường được chẩn
đoán khi bác sỹ nghe nhịp tim qua ống nghe, bởi vì giai
đoạn tiếp theo của việc chẩn đoán – chụp mạch – gây tổn
thương.

Do đó, nhiều người đã sống suốt quãng đời của họ mà
không phát hiện rằng họ bị bệnh tim. Nếu trẻ bị ốm, theo
lời khuyên của bác sĩ William Yip, một chuyên gia tim
mạch nhi, không nên mua trà thảo dược để uống. Vì nếu


làm vậy, bác sĩ rất nghe thấy tiếng ran của tim và sẽ khó
khăn trong quá trình chẩn đoán bệnh.

Bệnh tim bẩm sinh không chỉ giới hạn đối với trẻ em

Một bệnh nhân ở tuổi làm bà phát hiện ra có một lỗ thủng ở
tim. Theo bác sĩ Yip, người bệnh này sẽ vẫn duy trì được
sự sống, tuy nhiên cơ thể sẽ không khỏe mạnh và gặp nhiều
biến chứng khác.

Để phát hiện sớm bệnh tim ở trẻ, máy siêu âm tim (rất phát
triển từ thập niên 80) đã cho phép đo chính xác nhịp tim bất
thường gây ra bởi sự lưu thông máu không đều hay xác
định bất kỳ bất thường nào khác của tim.

Tuy nhiên, với những tiến bộ hiện nay, ngành y học đã có
thể thu nhỏ các thiết bị để đưa chúng qua các mạch máu tới
tim.

Phương pháp điều trị thông thường

Các phương pháp điều trị thông thường đối với trẻ sơ sinh
và trẻ em bị bệnh tim là quan sát những trẻ bị các tổn
thương nhẹ, cho uống thuốc để ngăn chặn suy tim và kiểm
soát nhịp đập bất thường, cũng như thực hiện phẫu thuật
tim mở khi cần thiết.

Và phương pháp điều trị dùng ống thông giúp giảm thiểu
xâm lấn bởi vì các ống được sử dụng để tiếp cận với tim
hiện nay có thể điều trị các tổn thương mà không cần mổ.


Bóng chặn

Bóng được sử dụng lần đầu vào cuối những năm 70 trong
một thủ thuật gọi là đưa bóng qua động mạch để vá vách
ngăn tâm nhĩ nhằm điều trị các tổn thương bẩm sinh được
gọi là chuyển vị gốc động mạch.

Với tổn thương này, gốc động mạch - động mạch phổi
mang máu nghèo ôxy từ tim tới phổi và động mạch chủ
mang máu giàu ôxy từ tim tới các bộ phận còn lại của cơ
thể - đảo ngược chiều lại. Do đó, phần lớn máu lưu thông
từ phổi tới tim quay trở lại phổi. Các bộ phận còn lại của cơ
thể nhận được rất ít máu giàu ôxy, và do đó trẻ trở nên
xanh xao và tái nhợt.

Với phương pháp này, bác sỹ sẽ tạo ra một lỗ nhỏ giữa các
ngăn trên của tim, do đó máu giàu ôxy có thể đi qua và tới
được các bộ phận khác của cơ thể.

Trẻ em khi bị mắc bệnh này, tạo ra một lỗ nhỏ ở tim – mà
đôi khi chính lỗ nhỏ này được coi là bệnh tim – có thể là hy
vọng chính giúp trẻ sống sót.

Các dị dạng tắc nghẽn cũng có thể được điều trị bằng cách
sử dụng bóng. Một số trẻ khi sinh ra đã xuất hiện các khe
hẹp, có thể bị tắc một phần hay tắc hoàn toàn van tim, động
mạch hay tĩnh mạch.

Ba trong số những bệnh máu lưu thông bị cản trở thường

gặp nhất là tắc hẹp động mạch phổi và động mạch chủ ở
van động mạch. Van động mạch này thường hình thành
một cách bất thường và không thể mở và hẹp động mạch
chủ.

Bác sỹ Yip cho biết chứng hẹp phổi đầu tiên được điều trị
sử dụng bóng tạo hình van tim vào năm 1987. Một số trẻ có
thể trở nên xanh xao nếu bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên
những trẻ lớn hơn thường không có triệu chứng gì và chìa
khóa duy nhất đó là tiếng ran tim bất thường.

Dựa trên cùng một nguyên tắc được sử dùng ngày nay để
điều trị bệnh nhân bị nghẽn động mạch, các ống mềm gắn
với các dây dẫn và một quả bóng được đưa vào mạch máu
bẹn và được đưa lên tim.

Những gì xảy ra ở tim và các mạch máu xung quanh khi
thực hiện phương pháp này được theo dõi qua máy chụp
mạch. Bác sĩ đưa một ống thông vào và tiêm chất cản
quang sao cho mạch máu có thể nhìn được qua tia xạ. Bằng
cách này, các bác sĩ có thể chụp và quan sát mạch máu
được trên màn hình.

(Ảnh : google image)

Đóng ống mở

Trẻ đẻ non thường bị mắc chứng còn ống động mạch
(thường gọi tắt là PDA). Mạch máu trong bào thai nối hai
động mạch lớn đi ra từ tim, động mạch phổi với động mạch

chủ. Mạch máu này có trong tất cả các bào thai sao cho
máu từ tim phải có thể đi qua phổi của bào thai. Phổi của
bào thai chứa đầy dịch và không có không khí sau đó trực
tiếp quay trở lại nhau thai.

Khi một đứa trẻ sơ sinh thực hiện hơi thở đầu tiên, không
khí đi vào phổi và ống thường đóng trong vài giờ sao cho
máu lưu thông theo một đường nhất định từ tim tới phổi và
quay ngược trở lại tim, sau đó lưu thông khắp cơ thể.

Bác sỹ Yip nói “Khi ống không đóng, đây thực sự là một
vấn đề bởi vì máu lưu thông từ động mạch lớn, có áp suất
cao hơn, tới động mạch phổi.”

Điều này có nghĩa là phổi sẽ nhận được nhiều máu hơn.
“Chứng xung huyết có thể gây ra suy tim hay áp suất ở
phổi có thể lên rất cao và máu quay ngược trở lại, do đó
người bệnh trở nên xanh xao”.

Nếu như trước đây, phẫu thuật là phương pháp duy nhất thì
ngày nay rất nhiều thiết bị đã được tạo ra để đóng ống động
mạch bị nghẽn.

Vá lỗ thủng ở tim

Một “lỗ thủng trong tim” chỉ đơn thuần là 1 lỗ thông ở
thành tim ngăn cách giữa ngăn trái và ngăn phải tim. Tuy
nhiên, nó có thể là lỗ thủng ở thành trên tim, thông liên nhĩ
(gọi tắt là ASD), hay ở thành ngăn dưới, thông liên thất
(gọi tắt là VSD).


Vị trí lỗ thủng chạy dọc theo một bên, ở giữa hay gần van
tim sẽ quyết định phương pháp điều trị cho bệnh nhân. Bác
sỹ Yip nói: “ Lỗ thủng ở tim không chỉ đơn thuần là một lỗ
thủng, đó là một lỗ thủng cụ thể và nhất định”.

Trước hết, bác sĩ cần xác định xem có cần đóng lỗ thủng lại
không và tiếp theo là việc đóng lỗ thủng này có thể được
thực hiện an toàn không. Khoảng một nửa trong số các ca
bệnh này có thể tự đóng lỗ thủng và một vài trường hợp có
lỗ thủng nhỏ thì cũng không cần điều trị.

Vá lỗ thủng giúp ngăn máu lưu thông từ tâm nhĩ trái sang
tâm nhĩ phải, do đó máu lưu thông tới phần còn lại của cơ
thể sẽ không trở lại tâm nhĩ phải.

Đứa trẻ gần đây nhất mắc dị tật về tim thực hiện phương
pháp đặt ống thông nhằm bịt lỗ thủng giữa các ngăn dưới –
điều mà trước đây chỉ có thể được thực hiện bằng phương
pháp phẫu thuật tim mở.

Lỗ thủng ở cơ của vách thất thường hoặc là nhỏ và không
cần thực hiện đóng, hoặc là lớn và cần thực hiện phẫu
thuật. Một lỗ thủng nằm phía dưới van động mạch chủ cần
phải được bịt kín bằng việc phẫu thuật, vì khi nút thì chắc
chắn van bị bịt kín. Một loại ống mới được cắm vào lỗ
màng ngoại vi, vị trí lỗ thủng gần van nhưng không được
sát cạnh với nó.

Thủ thuật dùng ống thông


Thủ thuật dùng ống thông nhằm chữa trị những dị tật bẩm
sinh có rất nhiều ưu điểm; đó là: không gây sẹo sau khi mổ,
bệnh nhân có thể trở về gia đình vào ngày hôm sau thay vì
phải ở viện 4, 5 ngày như khi thực hiện phẫu thuật.

Bác sỹ Yip cho biết thời gian tiến hành phương pháp này
đã được rút ngắn lại vì nhờ có kinh nghiệm, các bác sỹ hiện
nay có thể thực hiện phương pháp này trong vòng 1 tiếng
thay vì hai tiếng như trước đây.

Rẻ hơn so với phương pháp phẫu thuật tim mở, kỹ thuật
mới nhất giúp chữa thông liên thất này chỉ có chi phí chỉ
bằng 1/3 so với phương pháp phẫu thuật. Và rủi ro bị
nhiễm khuẩn của phương pháp này cũng thấp hơn so với
phương pháp phẫu thuật mở vì các cơ quan nội tạng bị phơi
nhiễm với bên ngoài khi thực hiện phẫu thuật mở.

Theo TPO

×