Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Dinh dưỡng cho người viêm gan mãn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.66 KB, 9 trang )

Dinh dưỡng cho người
viêm gan mãn

Viêm gan mãn hoàn toàn không thể chữa khỏi, tỉ lệ
đáp ứng với các thuốc đặc trị viêm gan mãn cũng chỉ
30-40%. Do đó ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần
có kế hoạch ăn uống và sinh hoạt điều độ giúp làm
chậm thời gian tiến triển bệnh từ viêm gan mãn sang
xơ gan. Các biện pháp dự
phòng chính bao gồm:
Chế độ ăn giảm béo, lành mạnh
Ăn uống không điều độ với khẩu
phần nhiều béo, nhiều chất ngọt, ăn trễ trong ngày và ít
tập thể dục, thể thao dẫn đến thừa cân béo phì và gan
nhiễm mỡ (gan được cho là nhiễm mỡ khi lượng mỡ tích
tụ quá 5% trọng lượng gan). Với bệnh nhân viêm gan
mãn, cần chế độ ăn uống và vận động hết sức điều độ và
tích cực nhằm tránh tăng thêm tác hại xấu cho gan. Bệnh
nhân cần hạn chế thức ăn ngọt, béo, ăn trễ sau 20g; giữ
cân nặng trong mức cho phép và tập thể dục thể thao ít
nhất 60 phút mỗi ngày.
Bỏ hoàn toàn bia rượu
Việc uống nhiều rượu bia dẫn đến tích tụ mỡ trong gan,
gan nhiễm mỡ (còn gọi là gan nhiễm mỡ do rượu), viêm
gan mãn và xơ gan. Người mắc viêm gan mãn tính nên
kiêng hoàn toàn rượu bia chứ không phải chỉ giảm uống.
Bỏ hẳn rượu bia sẽ giúp gan hồi phục một phần và đáp
ứng tốt các thuốc điều trị viêm gan mãn.
Tiêm văcxin ngừa viêm gan khác (A hoặc B) nếu chưa
nhiễm
Nếu bệnh nhân bị viêm gan mãn do nhiễm virut viêm gan


siêu vi C mà lại nhiễm thêm virut viêm gan siêu vi A hoặc
B thì dễ dẫn đến suy gan cấp hoặc làm nặng thêm tổn
thương tế bào gan, đẩy nhanh tiến trình đến xơ gan. Do
đó, người khỏe mạnh hay người bị viêm gan mãn cần xét
nghiệm máu kháng thể các virus siêu vi A và B, tiêm ngừa
văcxin phòng bệnh viêm gan siêu vi A và B nếu chưa
nhiễm.
Tránh các thuốc độc gan
Gan là trung tâm trong việc đào thải, khử độc, bài tiết hầu
hết các thuốc đưa vào cơ thể. Bệnh nhân mắc viêm gan
mãn tính với thay đổi chức năng gan ở nhiều mức độ khác
nhau có nguy cơ xuất hiện triệu chứng phản ứng những
thuốc thông thường được chỉ định cho mọi người.
Có rất nhiều thuốc ảnh hưởng đến gan, gồm nhóm thuốc
chống trầm cảm, tất cả thuốc kháng viêm không steroid,
thuốc điều trị giảm mỡ trong máu, thuốc điều trị bệnh đái
tháo đường, kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc chống
động kinh, hormon Người bệnh viêm gan mãn không
nên tự ý sử dụng các thuốc trên và cần thông báo cho bác
sĩ để được thay thế thuốc hoặc điều chỉnh liều và theo dõi
tác dụng phụ.
Cẩn thận với các thuốc bổ sung vitamin
Người bệnh viêm gan mãn không nên sử dụng một số
vitamin và khoáng chất, như vitamin A liều cao (trên
25.000 đơn vị mỗi ngày) vì vitamin A liều cao có khả năng
gây độc gan, viêm gan mỡ, hóa sợi, viêm gan mãn và xơ
gan.
Người bị viêm gan mãn cũng nên hạn chế thuốc sắt và
các thuốc bổ có chứa sắt, trừ khi có xét nghiệm xác định
thiếu máu do thiếu chất sắt. Ở người có viêm gan mãn,

chất sắt có xu hướng tích tụ quá mức tại gan, từ đó gây
tổn thương gan thông qua cơ chế sản xuất nhiều gốc tự
do và cuối cùng là làm tổn thương tế bào gan.
Ngoài ra, người bị viêm gan mãn cũng nên thận trọng và
hạn chế sử dụng các thuốc có nguồn gốc thảo dược vì
một số thuốc cũng có nguy cơ độc gan.
Bệnh nhân được chẩn đoán vi
êm gan mãn tính khi tình
trạng viêm gan tiến triển kéo d
ài trên sáu tháng qua các
xét nghiệm chức năng gan. Bệnh viêm gan mãn xu
ất phát
từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chi
ếm tỉ
lệ cao nhất là do nhiễm virut viêm gan siêu vi B ho
ặc C,
thường được gọi l
à viêm gan siêu vi B hay C mãn tính.
Một tỉ lệ nhất định bệnh nhân viêm gan mãn s
ẽ tiến triển
thành xơ gan trong vài chục năm. Bên c
ạnh đó, bệnh
nhân mắc viêm gan mãn gia tăng nguy cơ mắc ung thư t
ế
bào gan.

×