Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

''''Nghi thức công phu'''' trước và sau khi luyện khí công pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.81 KB, 5 trang )

'Nghi thức công phu' trước và sau khi
luyện khí công


Mọi bài khí công theo trường phái Trung Quốc đều có nghi thức
công phu để thực hiện trước và sau khi tập. Nếu không có nghi thức
này, việc luyện tập sẽ không bao giờ thành công và dễ bị tẩu hỏa nhập
ma.

Nghi thức tiền công phu

Tập nóng người bằng những động tác thể dục toàn diện đã được
học ở cấp 2, cấp 3; chúng có tác dụng vào đầu, mình và chân tay, tăng
lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể. Nhờ vậy, khi tập bài khí công,
bạn sẽ dễ dẫn khí vào kinh mạch, tránh ứ trệ máu. Tập khoảng 5-10
phút.

Sau khi tập nóng người, cần xả công (thở xả để “trả nợ” oxy).
Đứng dang chân bằng vai, 2 bàn tay ngửa, các đầu ngón tay sát nhau ở
đan điền (dưới rốn 3 phân), từ từ đưa lên ngang ngực, hít vào chậm rãi
bằng mũi đến mức tối đa, bụng phình, lưỡi đặt trên vòm họng. Sau đó
lật úp 2 bàn tay ngang ngực và hạ 2 tay xuống vị trí đan điền, đồng thời
thở ra chậm rãi tối đa bằng miệng, bụng thóp lại. Thời gian thở ra gấp
đôi thời gian hít vào. Thở như vậy 10-20 lần cho đến lúc hết mệt mới
ngưng. Cách thở này rất quan trọng, giúp thải khí độc ra ngoài để chuẩn
bị tập bài khí công.

Giai đoạn tiếp theo là khởi công nhằm tụ khí đan điền, khiến khí
không phân tán lung tung trong cơ thể, để khi tập bài khí công, nội khí
sản sinh ra từ đan điền một cách liên tục, không dứt và sẽ theo những
động tác của bài mà đi vào khắp kỳ kinh bát mạch. Động tác như sau:



Bước chân trái vào sát chân phải theo lối đứng nghiêm, nam tay
trái ở trong, tay phải ở ngoài chồng lên nhau, nữ thì tay phải ở trong tay
trái ở ngoài. Xoa ở đan điền theo hình xoắn ốc thuận và nghịch chiều
kim đồng hồ, ở trên xoa không quá rốn và ở dưới không quá xương mu.
Khi xoa thuận chiều kim đồng hồ thì theo hướng ly tâm từ vòng tròn
nhỏ đến vòng tròn lớn, xoa lên hít vào, xoa xuống thở ra. Khi xoa
nghịch thì từ vòng tròn lớn đến vòng tròn nhỏ đi vào trung tâm ở đan
điền, xoa lên hít vào, xoa xuống thở ra. Lưỡi đặt trên vòm họng. Thời
gian hít vào bằng thời gian thở ra, thở bằng mũi theo kiểu hít vào phình
bụng dưới, thở ra thóp bụng dưới.

Theo dịch lý Trung Hoa, nam xoa thuận 24 vòng và xoa nghịch
24 vòng, còn nữ thì phải 36 lần. Nhưng quan điểm hiện nay là chỉ cần
xoa mỗi hướng từ 3-5 vòng, quan trọng là khi xoa bụng phải tập trung
chú ý vào đan điền, không có tạp niệm.

Cuối cùng là khâu thiền công (tĩnh tâm thư giãn). Hai tay buông
xuôi úp dọc 2 bên đùi, đứng nghiêm, nhắm mắt, thở tự nhiên, lắng đọng
tâm tư không nghĩ ngợi gì cả, để cho đầu óc trống rỗng, xóa bỏ tạp
niệm, chỉ biết ta đang hít vào và thở ra. Tất cả mọi cơ quan trong cơ
thể, từ thớ thịt, sợi cơ đến lục phủ ngũ tạng đều được buông lỏng tối đa.
Như thế, con người ta được đưa về vô cực để chuẩn bị cho bài tập khí
công. Từ vô cực mới sinh ra thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái
Lúc tĩnh tâm, bạn là một tiểu vũ trụ đang hòa nhập với đại vũ trụ bên
ngoài. Thời gian thiền công dài hay ngắn tùy thuộc vào mỗi người, nếu
trống rỗng nhanh thì vài phút, nếu còn tạp niệm thì cứ tĩnh tâm cho đến
khi nào xóa hết tạp niệm mới thôi.

Sau khi thực hiện tuần tự các giai đoạn của tiền công phu kể

trên, bạn mở mắt ra và bắt đầu luyện tập bài khí công. Trong lúc tập,
phải vận khí (phương pháp thở) theo tính chất đặc thù của bài khí công.
Nếu không vận khí mà chỉ thở tự nhiên thì đó chỉ là bài thể dục thông
thường, sẽ không mở được kỳ kinh bát mạch.

Nghi thức hậu công phu

Sau khi tập xong bài khí công, bạn phải làm nghi thức hậu công
phu gồm nhiều bước. Đầu tiên là xả công: để “trả nợ” oxy, thải khí độc
(có phần nào) trong thời gian tập bài khí công. Cách thở xả cũng giống
tiền công phu, làm cho đến lúc khỏe hẳn.

Bước thứ hai là thu công, làm giống như khởi công. Khi tập bài
khí công, khí sẽ được phân tán khắp cơ thể, vào kỳ kinh bát mạch.
Trước khi chấm dứt buổi tập, phải thu khí gom về đan điền để dự trữ
năng lượng cho cơ thể trong ngày. Nếu không thu công, bạn sẽ gặp tác
dụng phụ (tẩu hỏa nhập ma) do khí còn chạy lung tung khi nghỉ tập.

Tiếp đến là thiền công (tĩnh tâm) nhằm buông lỏng, thư giãn tối
đa toàn bộ cơ thể và hệ thần kinh, giúp người tập tránh được sự cố tắc
khí ở kinh mạch.

Dư công là khâu cuối cùng, giúp kiểm tra và thải những khí độc
còn sót lại trong cơ thể; thực hiện một trong 2 cách:

- Xả công: Chỉ 5 lần mà thôi.

- Đi bách bộ chậm rãi 1-2 phút quanh sân tập, bước 3 bước thì
hít vào chậm rãi bằng mũi, rồi bước 3 bước và thở ra bằng miệng, giữ
đầu óc thư thái, không nghĩ ngợi lung tung, chỉ nghĩ đến hơi thở ra vào

mà thôi. Nếu không có thời gian thì có thể chỉ thở xả công tại chỗ 5 lần.


×