Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dễ và khó của Thái Cực Quyền pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.96 KB, 4 trang )

Dễ và khó của
Thái Cực Quyền



Cái dễ của Thái Cực Quyền trước hết đó là
người tập Thái Cực Quyền có thể tiến hành được ở mọi
lúc, mọi nơi như công viên, sân vận động… với số lượng
người không hạn chế. Thứ hai là hình thế, động tác của
Thái Cực Quyền tương đối đơn giản, số lượng các động
tác trong một bài quyền nhiều cũng chỉ có hơn 100 thức,
ngắn hơn thì hơn 10 thức hoặc thậm chí chỉ có vài thức.
Những động tác của Thái Cực Quyền dễ nhớ, dễ học, đặc
biệt là trong các bài quyền giản hóa như: 24 thức, 42
thức, 48 thức và 88 thức.

Những động tác trong các bài quyền này
không có cái gọi là "kỳ" (lạ), "nan" (khó), "hiểm" (nguy
hiểm) nên rất thích hợp với những người mới học Thái Cực
Quyền và nhũng người cao niên. Thời gian học những bài
quyền giản hóa thường không lâu, nhanh thì trong một tuần,
lâu thì một tháng là có thể lĩnh hội được. Thứ ba, Thái Cực
Quyền dễ tổ chức diễn luyện tập thể, phối hợp với âm nhạc
để diễn luyện, tăng thêm hứng thú, tạo cảm hứng khi tập
luyện.


Cái khó của Thái Cực Quyền, thứ nhất là
Thái Cực Quyền xuất phát từ cơ sở triết học cổ đại Trung
Quốc, nó thuộc đạo Trung dung, hay là lý thuyết về cân
bằng Âm Dương. Trong khi đó, đạo Âm Dương là một lý


luận có tính chất tương đối, người ta thường khó nói hết, nói
rõ hay nói một cách đầy đủ về nó. Do đó Thái Cực Quyền
trở thành "bách gia chi ngôn" (tiếng nói của trăm nhà). Thứ
hai, Thái Cực Quyền là môn quyền thuật tổng hợp tu thân
và tu tâm. Nghĩa là phải tu thân luyện ý, cần đền sự giác
ngộ, cảm thụ cho nên nó rất khó trong quá trình nghiên cứu,
lý luận quyền pháp, quyền lý.

Tu thân: "Tu" mà Thái Cực Quyền muốn đề
cập đến chính là những qui tắc của nó khi luyện quyền, điều
này nằm ở thân pháp. Nội dung gồm có: " hư lãnh đỉnh
kình", hàm hung bạt bối", trầm khiên trụy trừu"…Trong khi
đó đa số người tập Thái Cực Quyền lại ít chú ý đến những
qui tắc này mà lại chỉ quan tâm đến việc học sao cho được
nhiều, cho được nhanh.

Tu tâm: Đạo Trung dung nói đến "tu" là chỉ
sự tương hòa, trung lập. Cụ thể nói đến "cương nhu tương
tế", "khai trung hữu hợp", "hợp trung hữu khai"

Nói tóm lại, cái dễ của Thái Cực Quyền là dễ
về mặt hình, còn cái khó của nó là làm thế nào để có thể nắm
bắt được cái lý của nó.

×