Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đào Duy Từ Giai Thoại 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.65 KB, 6 trang )

Đào Duy Từ Giai Thoại
2

Họ làm lễ thành hôn rồi mua đất, dựng nhà ở Hoa Trai, sau hơn một năm thì
sinh ra Đào Duy Từ. Khi Duy Từ lên năm, chẳng may bố bị bệnh mất. Người mẹ
chịu ở góa, một mình ngược xuôi tần tảo quyết nuôi cho con ăn học. Duy Từ tỏ ra
rất sáng dạ, lại ham mê đèn sách, báo trước khả năng có thể thành đạt trên bước
đường cử nghiệp.
Thế nhưng số phận thật là oái oăm! Theo luật lệ của triều đình bấy giờ, thì con
cái những người làm nghề ca xướng đều không được quyền thi cử. Bà Kim Chi
tiếc cho tài học của con, bèn thu gom vay mượn tiền bạc đến đút lót cho viên xã
trưởng làng Hoa Trai là Lưu Minh Phương, để nhờ đổi họ Đào của con theo cha
thành họ Vũ của mẹ, mong sao Duy Từ được dự kì thị Hương sắp tới Viên xã
trưởng thấy người vợ góa của Đào Tá Hán còn nhan sắc, nên nhận lời và ra điều
kiện nếu xong việc thì phải lấy y.
Theo một vài tài liệu cho biết Đào Duy Từ đã dự khoa thi Hương năm 1593 đời
vua Lê Thế Tông (l 567-1584) và đã đỗ á nguyên (thứ hai). Ông được mẹ khuyến
khích dự tiếp kì thi Hội. Lúc này Duy Từ mới 2 l tuổi.
Thấy việc đổi họ cho Duy Từ đi thi đã trót lọt, xã trưởng họ Lưu bèn đòi bà
Kim Chi thực hiện giao ước tái giá về làm vợ mình. Bà Chi cứ lần chần, chối
khéo, với lí do con mới thi đỗ, mẹ làm thế sẽ khó coi
Viên xã trưởng tức giận, đem chuyện trình bày với tri huyện Ngọc Sơn, vốn là
chỗ thân quen, để nhờ áp lực quan trên bắt bà mẹ Duy Từ phải thực hiện giao ước.
Viên tri huyện biết chuyện liền lập tức mật báo lên trên. Lúc này Duy Từ đang
dự kì thi Hội. Bài Từ làm rất hay, chỉ có một điểm lập luận chưa vừa ý chúa, nên
quan chủ khảo là Thái phó Nguyễn Hữu Liêu đang còn cân nhắc.
Giữa lúc đó thì có tin "sét đánh'' ập đến lệnh triều đình truyền xuống đòi xóa
ngay tên Vũ Duy Từ, hủy bỏ bài thi, lột hết mũ áo được ban, bắt ngay để tra xét.
Đồng thời, gửi trát về cho tri huyện Ngọc Sơn trừng trị những kẻ liên đới.

Luật lệ thời đó quy định xử phạt rất nặng những ai dám phạm vào quy chế thi


cử. Sắc chỉ vua Lê về các kì thi Hương đã ghi: ''Nếu người nào mà bị nghi gian thì
bắt giữ đích thân đem việc tâu lên để trên xét". Vì thế, ngay sau đó, Đào Duy Từ
đã bị giam giữ, xét hỏi.
Ở quê bà Vũ Thị Kim Chi cũng không tránh khỏi sự truy xét. Bà vừa lo cho tính
mạng của con, vừa oán giận sự khắc nghiệt, bất công của triều đình, nên đã phẫn
uất đi đến tự tử.
Duy Từ biết tin mẹ mất, nhưng không được về chịu tang, thương cảm quá thành
bệnh ngày càng nguy kịch.
Chính trong thời gian Đào Duy Từ gặp cảnh ngộ éo le này, thì chúa Nguyễn
Hoàng (1558-1613), cát cứ ở Đàng Trong, đang làm chuyến du hành ra Bắc với
mục đích chúc mừng chúa Trịnh diệt được họ Mạc, luôn thể dò la tình hình của xứ
Đàng Ngoài và thăm viếng phần mộ của cha ông xây cất ở vùng Tống Sơn (nay là
huyện Hà Trung), Thanh Hóa.
Nguyễn Hoàng có đến thăm Thái phó Nguyễn Hữu Liêu nên tình cờ nghe được
chuyện ông này kể về tài năng và số phận hẩm hiu của người học trò nghèo Đào
Duy Từ. Chúa,Nguyễn đang nuôi ý đồ xây dựng cơ nghiệp riêng ở Đàng Trong
nên muốn ''chiêu hiền đãi sĩ" lôi kéo người tài xứ Bắc về mình. Vì thế, khi biết
chuyện Duy Từ, chúa đem lòng ái mộ, cảm mến, ngầm giúp Từ tiền bạc để sinh
sống, chạy chữa thuốc men.
Giai thoại dân gian kể rằng, trước lúc trở về Đàng Trong, Nguyễn Hoàng đã đến
thăm Đào Duy Từ. Chúa chợt thấy trên vách buồng Duy Từ đang ở có treo bức
tranh cầu hiền vẽ ba anh em Lưu Bị thời Tam Quốc bên Tàu lặn lội tìm đến đất
Long Trung để vời đón gia Cát Lượng là một bậc hiền tài.
Nguyễn Hoàng bèn chỉ lên bức tranh, tức cảnh đọc mấy câu thơ để tỏ lòng cầu
hiền của chúa và cũng để dò xét tâm ý Đào Duy Từ:
Vó ngựa sườn non đá chập chùng
Cầu hiền lặn lội biết bao công
Duy Từ bèn đọc tiếp:
Đem câu phò Hán ra dò ý
Lấy nghĩa tôn Lưu để ướm lòng.

Nguyễn Hoàng nối thêm:
Lãnh thổ đoạn chia ba xứ sở
Biên thùy vạch sẵn một dòng sông
Và Duy Từ kết
Ví như chẳng có lời Nguyên Trực
Thì biết đâu mà đón Ngọa Long
Thế nhưng, kể từ khi có cuộc hội ngộ này, phải đến chục năm sau, Đào Duy Từ
mới trốn được vào Nam. Lúc đó, Nguyễn Hoàng đã mất và ông phải đi ở chăn trâu
cho nhà hào phú ở đất Tùng Châu, để chờ thời đem tài trí của mình cống hiến cho
xã hội.
Bước ngoặt cuộc đời
S au buổi đối đáp với các nhà nho ở Tùng Châu, tiếng tăm Đào Duy Từ - một kẻ
chăn trâu kì lạ, tài giỏi hơn người, lan truyền khắp nơi. Bấy giờ có vị quận công,
anh em kết nghĩa với chúa Nguyễn, rất có thế lực, là Khám lí Trần Đức Hòa hay
tin. Ông này cho đón Đào Duy Từ đến nhà chơi. Qua các buổi chuyện trò, đàm
đạo văn chương, Khám lí họ Trần đã nhận thấy Duy Từ có học vấn uyên bác, lại tỏ
ra chí lớn hơn người, bèn đem lòng yêu quý và gả người con gái là Trần Thị Chính
cho Từ làm vợ.
Khi đã có chốn nương thân vững chắc Đào Duy Từ mới dần dà lộ rõ chí hướng
phò vua giúp nước đã nung nấu suốt mấy chục năm cho bố vợ biết. Ông đưa tác
phẩm "Ngọa Long cương vãn" của mình cho Trần Đức Hoà xem. Nội dung bài
văn chính là nỗi lòng của Duy Từ, tự ví mình như Gia Cát Lượng (là một nhà quân
sự, chính trị nổi tiếng bên Trung Quốc, vì chưa được thi thố tài năng, nên còn ẩn
náu ở chốn Ngọa Long). Nỗi lòng đó của Duy Từ được thể hiện rõ ở đoạn kết:
Chốn này thiên hạ đã dùng
Ắt là cũng có Ngọa Long ra đời
Chúa hay dùng đặng tôi tài
Mừng xem bốn bể dưới trời đều yên
Khám lí Trần Đức Hòa xem đi xem lại bài văn ''Ngọa Long cương'' của con rể,
thấy văn từ khoáng đạt, điển tích tinh thông, ý chí mạnh mẽ, hoài bão lớn lao, đã

tấm tắc khen, rồi tìm cách dâng lên chúa Nguyễn xem để tiến cử Duy Từ với chúa.

×