Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những điều nên, không nên làm đẹp khi mang thai docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.94 KB, 6 trang )

Những điều nên, không nên làm đẹp khi
mang thai

Trong quá trình mang thai, bạn vẫn có nhu
cầu làm đẹp cho bản thân mình. Nhưng làm
đẹp thế nào để an toàn cho thai nhi, những
giải đáp dưới đây sẽ phần nào giúp bạn.
Nên
Hương thơm: Các loại dầu thơm đều có tác
dụng chống mất ngủ và ngộ độc. Hãy nhỏ vài
giọt dầu thơm vào bồn tắm để ngâm mình,
bạn sẽ thấy khoẻ khoắn và thải mái hơn sau
một ngày mệt mỏi.
Kem dưỡng thể: Để da vùng bụng và đùi giữ được độ săn chắc sau khi sinh, sau
khi tắm bạn hãy thoa thật nhẹ nhàng sữa hoặc kem dành cho cơ thể lên bụng theo
chiều kim đồng hồ, di chuyển từ trên xuống dưới. Nếu bạn sợ sau khi sinh bị rạn
da có thể dùng kem chống rạn từ tháng thứ 5 – 6 của thai kỳ và tiếp tục dùng cho
thêm 6 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên khi thoa kem chỉ thoa đều, nhẹ, không mát
xa bụng nhất là từ tháng thứ 7 của thai kỳ. Phần mông, đùi và ngực để đạt hiệu quả
cao sau khi thoa kem nên mát xa nhẹ nhàng.
Gel tắm: Hãy chọn loại có nhiều bọt và có mùi thơm dễ chịu. Hãy đứng dưới vòi
hoa sen – điều này sẽ rất tốt cho sức khoẻ của bạn. Dòng nước xối xả khi chạm
vào da sẽ tăng thêm ôxy cho da. Còn dạng tắm xen kẽ nước nóng – lạnh sẽ giúp
cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này thuận lợi hơn. Nếu làn da bạn nhạy cảm,
dễ bị kích ứng thì sự lựa chọn số 1 của bạn chính là những loại sữa tắm dành cho
em bé. Làn da bạn sẽ mịn mượt, không bị khô và không sợ bị dị ứng.
Dưỡng da: Nếu làn da của người phụ nữ quá mẫn cảm với các loại kem dưỡng da
thì nên chăm sóc da bằng các sản phẩm tự chế. Ví dụ: bạn có thể đắp mặt nạ
dưỡng da trong vòng 15-20 phút, với các thành phần chính là 2 thìa phomat ít béo,
trộn với 1 thìa sữa và 1 thìa mật ong. Tác dụng của nó rất tốt mà lại không gây hại
gì cho da.


Nếu da bạn thiếu sinh lực, hãy tự chế ra loại kem dưỡng mềm, bao gồm 2 thìa tinh
dầu mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu, thoải mái, 2 thìa nước ấm trộn với 11g mật
ong. Lấy miếng vải bông đắp lên mặt trong vòng 10-15 phút ngoại trừ khu vực
mắt, mũi và miệng, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
Nếu da bạn bị khô, bạn có thể rửa mặt bằng kem dạng sữa chứa nhiều các chất béo
như: mỡ cừu, dầu cá, dầu thực vật, các vitamin và các chiết xuất thảo mộc.
Phương pháp hiệu quả nhất để làm sạch làn da khô là dùng dầu thực vật đã được
làm ấm.
Nếu da bạn bị khô và có lỗ chân lông lớn thì cách rửa mặt hiệu quả nhất là dùng
nước ấm và xà phòng chứa nhiều chất dầu.
Tốt nhất là bạn nên dùng các loại kem dưỡng và nước làm săn da tự chế chiết xuất
từ chanh. Hãy cắt chanh thành những lát nhỏ, cho nước sạch vào và khuấy đều,
sau đó để 2-3 ngày trong 1 cái cốc đậy kín. Pha loãng với nước, để trong tủ lạnh và
rửa mặt với hỗn hợp này từ 2-3 lần mỗi tuần.
Ngoài ra, bạn có thể tự mát xa nhẹ nhàng: hãy bắt đầu từ trán, từ giữa trán và giữa
2 đầu chân mày lên đỉnh trán; vòng quanh mắt, từ góc dưới mắt vòng lên mi mắt
trên, từ sống mũi sang má; từ cằm đến tai. Các động tác mát xa nhẹ nhàng này sẽ
mang lại 2 mục đích: giúp các dưỡng chất trong kem dưỡng thấm sâu vào da và
giúp máu được tuần hoàn tốt hơn.
Không được quên vùng da cổ. Hãy dùng kem dưỡng da mặt để xoa vùng cổ theo
nguyên tắc từ dưới lên. Bạn phải hết sức cẩn thận đối với mỹ phẩm, không nên
trang điểm quá đậm, vì thậm chí ngay cả son dưỡng môi cũng có thể ảnh hưởng
đến thai nhi.
Da mụn: Quá trình thai nghén có thể kích hoạt việc gây mụn hay làm cho các mụn
đang có sẵn trên da trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân là do các hormone
androgen trong cơ thể hoạt động mạnh hơn so với bình thường, kích thích các
tuyến dầu và làm bít lỗ chân lông, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và gây mụn.
Trong suốt quá trình mang thai, mụn có thể phát triển ở nhiều mức độ khác nhau,
từ vừa phải đến mức nghiêm trọng.
Vì vậy, hãy rửa mặt hai lần một ngày với loại sữa rửa mặt nhẹ. Nếu dùng kem

dưỡng ẩm, hãy sử dụng loại không chứa dầu và không hương thơm. Nên tránh
dùng các loại sữa rửa mặt có tác động tẩy rửa quá mức vì sẽ làm da thêm xấu.
Nám da: Trong quá trình thai nghén, làn da dễ bị chi phối bởi các sắc tố. Việc phơi
nắng phải được hạn chế đến mức thấp nhất để tránh xuất hiện những đốm nhỏ hay
những mảng nâu quanh mắt, trên gò má và phía trên môi trên. Nhiều phụ nữ châu
Á hay những phụ nữ có làn da sáng trong quá trình mang thai dễ mắc phải chứng
nám da xuất phát từ nguyên nhân di truyền.
Để tránh hoặc giảm tình trạng nám da, hãy nhớ thoa kem chống nắng có mức SPF
cao khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu cần phải ra ngoài nắng trong thời gian
dài, hãy đội nón rộng vành, đeo kính mát, khẩu trang và mặc quần áo kín. Hạn chế
tối đa việc ra ngoài trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 15 giờ vì đây là thời điểm
tia tử ngoại hoạt động mạnh.
Nếu cuối cùng da vẫn bị nám thì phải chờ đến hết thời gian cho con bú rồi sẽ cải
thiện làn da bằng những sản phẩm làm sáng da hay tẩy da.
Chân: Khi có bầu, chân các chị em thường bị phù do bí nước. Vì vậy, trong những
tháng mang thai, bạn nên tránh nóng ở mức tối đa có thể: không nên đi ra nắng,
không tắm nắng, nhổ lông thẩm mỹ, tắm hơi hoặc sauna… Hãy uống nhiều nước
và ăn nhiều thực phẩm có lợi cho đường tiết niệu như dưa hấu, lê, táo, dưa tây…
Tránh đứng làm việc quá lâu và khi ngồi hoặc duỗi người thì bạn hãy đặt chân ở tư
thế cao một chút. Buổi tối, hãy dành chút thời gian để massage từ mắt cá chân đến
đùi dọc theo các cơ bắp. Với đùi, bạn nên massage từ trong ra ngoài, từ thấp lên
cao theo các vòng tròn rộng. Bơi cũng rất tốt cho chân của bạn trong thời kỳ mang
thai bởi vì nước sẽ giúp các mạch máu ở chân tuần hoàn tốt hơn
Thư giãn: Bên cạnh việc chủ động khắc phục các biểu hiện xấu của da, việc thư
giãn cũng giúp mang lại cho phụ nữ vẻ trẻ khỏe cho làn da. Thư giãn giúp những
người phụ nữ mang thai giải tỏa được áp lực trong công việc cũng như sự nặng nề,
mệt mỏi về thể chất.
Thư giãn thể chất: Mọi hành động là kết quả của ý tưởng phát xuất từ tâm trí một
cách có ý thức hay vô ý thức. Đằng sau sự căng cơ hay thư giãn đều có sự rung
động của ý tưởng. Cũng giống như khi ta gửi tín hiệu để co cơ thì một tín hiệu

cũng được chuyển đi để thư giãn các cơ bắp mệt mỏi. Riêng các bộ phận bên trong
như tim, phổi, gan, não… không được nhận tín hiệu thư giãn nên các nhà yoga
hướng dẫn thư giãn thể chất bắt đầu từ ngón chân cái, xuyên qua cơ bắp đến tai,
mắt rồi từ từ đi vào bên trong thông qua công cụ chính là tiềm thức.
Thư giãn tinh thần: Tình trạng căng thẳng thường xuyên do các lo âu, buồn phiền
sẽ lấy đi nhiều năng lực hơn là căng thẳng thể chất. Lúc đó nên thở chậm, có nhịp
điệu trong vài phút rồi tập trung vào hơi thở. Việc này giúp lấy lại sự yên ổn và
thư thái cho cơ thể và làn da.
Không nên
Làm móng: Câu trả lời là được từ các chuyên gia về da liễu. Nhiều thai phụ cho
biết rằng móng tay móng chân của họ mọc nhanh, dài và chắc hơn hồi trước khi
mang thai. Tuy có một lượng nhỏ các hóa chất độc hại như formaldehyde và
toluene, ở trong chất đánh bóng và thuốc tẩy, nhưng chỉ một lượng nhỏ không
đáng kể là có thể thẩm thấu qua lớp sừng của móng tay và chân.
Tẩy trắng răng tại nhà: Bạn được khuyên nên bỏ ý định ấy đi. “Phần nhiều chất tẩy
trắng răng có chứa hydrogen peroxide, và thường sẽ bị nuốt vào bụng trong quá
trình làm trắng răng bất kể vô tình hay cố ý,” Lana Rozenberg, giám đốc của
Dental Day Spa, ở thành phố New York, cho biết. “Và hiện vẫn chưa có nghiên
cứu rõ rệt nào về các ảnh hưởng của hóa chất này lên thai nhi nên tốt nhất là cứ
tránh xa nó ra”.
Trang điểm: Những mỹ phẩm có dòng chữ “noncomedogenic” hoặc
“nonacnegenic” (nghĩa là không chứa dầu và không bít lỗ chân lông) được xem là
không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, tránh sử dụng mỹ phẩm
có chứa retinol, Retin - A, axít salicylic (thường có trong một số mỹ phẩm trị
mụn).
Xông hơi: Tuyệt đối tránh xông hơi khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu
tiên. Nhiệt độ cao có thể gây ra nhiều dị tật cho thai nhi.
Phơi nắng: Nhiệt độ cao sẽ làm huyết áp tăng, mà đây chính là điều bạn cần tránh.
Ngoài ra, các tia cực tím, kể cả dưới dạng máy chiếu sẽ kích thích da bị nám.
Móng tay: Không ít phụ nữ mang thai thường có thói quen cắt móng tay quá sâu

và sơn để làm đẹp. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sơn vẽ móng và
những chất hóa học có trong đó gây tác hại nhất định đối với cơ thể người. Bình
thường, khi phụ nữ mang thai cầm đồ ăn vặt, chất hoá học gây hại có trong móng
tay cùng với thức ăn sẽ dễ dàng vào cơ thể mẹ, rồi lại qua cuống rốn vào máu và
cơ thể thai nhi. Lâu dần, sự ảnh hưởng tới sức khoẻ của thai nhi không nhỏ chút
nào.
Bên cạnh đó, sơn móng tay còn gây cản trở sự chuẩn đoán tình trạng sức khỏe của
bác sĩ đối với thai phụ, bởi việc quan sát màu của móng tay thường là một trong
những chỉ tiêu để phán đoán phụ nữ mang thai có thiếu máu (sắt) hay không.
Tốt nhất, trong thời gian mang thai bạn hãy cắt ngắn móng tay để tránh bị gãy,
xước. Nhất là một số phụ nữ mang thai làm việc trong môi trường điều hòa, da tay
và móng rất khô, vì thế không nên cắt khóe quá sâu cũng như sơn nhiều loại màu
dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng móng. Luôn giữ sạch tay và móng bằng các loại
xà phòng (hay sữa rửa tay) trung tính. Trước khi đi ngủ, bạn hãy bôi một lớp kem
dưỡng da tay để giữ độ ẩm thích hợp giúp da tay và móng được khỏe.

×