Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Coi chừng dị ứng thực phẩm chức năng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.54 KB, 7 trang )

Coi chừng dị ứng thực phẩm chức
năng

Nhiều người biết rõ dược phẩm có thể gây dị ứng nhưng sẽ
ngạc nhiên khi biết được co loại thực phẩm chức năng (TPCN)
gây dị ứng rất nặng. Bởi vì chữ “thực phẩm” trong TPCN
thường được hiểu tính chất “hiền lành” giống như thức ăn
thức uống ta dùng hàng ngày. Thế mà mới đây có người dùng
chế phẩm TPCN để trị bệnh lupus ban đỏ đã bị dị ứng rất
nặng, phải nhập viện.

Thế nào là TPCN?
TPCN là những chế phẩm bắt nguồn từ thực phẩm đã được thay
đổi thành phần qua chế biến, bổ sung nhằm đưa đến tác dụng sinh
lý nào đó có lợi cho sức khỏe ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng
cơ bản. Các TPCN được bày bán với bao bì chai lọ giống chai lọ
thuốc và dạng bào chế là viên nén, viên nang giống y như viên
thuốc nhưng không được xem là thuốc. Trên nhãn, bao bì của
TPCN bắt buộc phải ghi rõ: “Đây không phải là thuốc và không
được dùng để thay thế thuốc”. Lấy ví dụ sản phẩm là vitamin và
chất khoáng, nếu nhà sản xuất đăng ký là thuốc thì sản phẩm đó là
thuốc phải bán trong nhà thuốc. Nhưng nếu đăng ký là TPCN thì
chế phẩm vitamin và chất khoáng được đăng ký như một thực
phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm, có thể bày bán không chỉ ở nhà
thuốc (phải để ở nơi biệt lập tách rời khu vực dược phẩm) mà ở các
siêu thị. Mặc dù là TPCN, phải dùng đúng liều lượng theo hướng
dẫn thì mới an toàn. Còn dược thảo, đa số là các vị thuốc Đông y,
là loại nằm trong các sản phẩm gọi là dược liệu và dược liệu nói
chung là các nguyên liệu dùng làm thuốc chủ yếu là cây cỏ (dược
thảo) nhưng có thể là động vật (như tắc kè, hải mã…) hoặc khoáng
chất (hàn the, hoạt thạch…). Nếu chế phẩm bào chế từ dược liệu


đăng ký là thuốc thì đó được xem là thuốc, nhưng đăng ký là
TPCN thì đó không phải là thuốc mà là TPCN. Trong nhiều trường
hợp, TPCN là trung gian giữa thực phẩm và thuốc. Vì vậy, nếu
thuốc nói chung có thể gây dị ứng thì TPCN cũng có thể gây tác
dụng hết sức bất lợi này.
Nguy hiểm như dùng thuốc
Bản thân các dược thảo, chế phẩm bắt nguồn từ thực phẩm có
trong TPCN không gây dị ứng nhưng các tá dược hay chất bảo
quản có trong TPCN (nên lưu ý bất cứ TPCN nào cũng đều chứa tá
dược và chất bảo quản) đều có nguy cơ gây dị ứng, thậm chí gây dị
ứng rất nặng. Do đó, cũng giống như thuốc, TPCN cũng gây dị
ứng và trong trường hợp này cũng có thể gọi là “dị ứng thuốc”. Vì
sao thuốc và TPCN gây dị ứng?

Một ca dị ứng TPCN
Khi sử dụng thuốc bằng cách đưa thuốc hay TPCN (thậm chí là
một số thức ăn kiểu như tôm, cua…) vào trong cơ thể, thuốc được
xem là “chất lạ”. Phản ứng tự nhiên của cơ thể ta là chống lại chất
lạ đó bằng những phản ứng gọi là phản ứng kháng nguyên - kháng
thể. Kháng nguyên chính là “chất lạ” còn kháng thể là các chất do
bạch cầu sinh ra có tên immunoglobulin (Ig) với nhiều loại IgM,
IgG, IgA, IgE… sẽ gắn vào kháng nguyên để vô hiệu hóa. Đối với
một số người gọi là nhạy cảm dễ bị dị ứng, phản ứng kháng
nguyên - kháng thể xảy ra mãnh liệt đưa đến rối loạn gọi là dị ứng.
Dị ứng thuốc hay dị ứng TPCN chính là phản ứng khác thường của
cơ thể khi tiếp tục lần thứ hai hay những lần sau với một thuốc hay
TPCN mà thành phần của thuốc hay chế phẩm có tính chất gọi là
“gây dị ứng” (tính chất gây dị ứng trong chuyên môn gọi là dị
nguyên).
Một số đặc điểm của dị ứng thuốc

- Dị ứng thuốc không phụ thuộc vào liều lượng nên sẽ xảy ra dị
ứng dù thuốc hay TPCN dùng đúng liều hoặc thậm chí dùng thuốc
rất ít, tức dưới liều chỉ định.
- Phản ứng dị ứng chỉ xảy ra ở một số ít bệnh nhân gọi là người dễ
dị ứng, hoặc người có “cơ địa dị ứng” (đã bị viêm mũi dị ứng hay
hen suyễn… ). Cho nên, có thuốc nhiều người dùng chẳng việc gì
nhưng dùng ở người khác thì bị dị ứng, thậm chí dị ứng rất nặng.
- Trong thuốc, ngoài dược chất còn có tá dược, chất bảo quản, kể
cả tạp chất và người dùng thuốc có thể bị dị ứng với bất cứ thành
phần nào trong đó.
- Phản ứng dị ứng sẽ biến mất với việc ngưng dùng thuốc.
Dị ứng thuốc hay dị ứng TPCN biểu hiện bằng nhiều dạng. Nặng
nhất là sốc phản vệ biểu hiện bằng chứng xanh tím tái, tụt huyết
áp, loạn nhịp tim, trụy tim mạch, có thể gây chết người. Hoặc biểu
hiện nhẹ hơn ở nhiều cơ quan khác nhau: trên da nổi mề đay, mẩn
ngứa; trên hệ hô hấp khó thở, hen suyễn; trên hệ tiêu hóa đau
bụng, nôn mửa, tiêu chảy; trên mắt bị viêm đỏ kết mạc
Dị ứng thuốc được phân loại 4 kiểu (gọi là týp 1, 2, 3, 4), trong đó
có “phản ứng tức thì kiểu phản vệ” (týp 1) xảy ra nhanh, khởi phát
sau khi tiếp xúc thuốc khoảng 15 phút. Có phản ứng chậm hơn gọi
là “phản ứng độc tế bào” (týp 2) với triệu chứng xuất hiện sau vài
giờ. Hoặc xuất hiện sau vài ngày như hội chứng Stevens - Johnson,
hội chứng Lyell gây bong da, tróc niêm mạc như bị bỏng toàn thân.
Về đường dùng thuốc, không chỉ dùng dạng uống hay tiêm mới dễ
bị dị ứng thuốc mà dùngdạng thuốc cho tác dụng tại chỗ như thuốc
bôi ngoài da hay thuốc nhỏ mắt cũng bị dị ứng thuốc. Có người
dùng thuốc nhỏ mắt có chứa sulfamid đã bị hội chứng Stevens -
Johnson rất nặng hoặc thậm chí có thể bị sốc phản vệ.
Không tùy tiện dùng TPCN
Để phòng tránh tình trạng dị ứng thuốc và TPCN, cần lưu ý các

điều sau:
- Xem việc dùng thuốc là hệ trọng, chỉ dùng thuốc khi thật sự cần
thiết và có sự hiểu biết tối thiểu về cách dùng, liều lượng, tính
năng, tác dụng phụ của thuốc. Nếu có gì nghi ngờ về bệnh của
mình thì cách tốt nhất đến bác sĩ khám để được chỉ định dùng đúng
thuốc. Còn đối với TPCN hay thuốc Đông y cũng thế, chỉ dùng khi
thật sự cần thiết và luôn cảnh giác rằng nguy cơ bị dị ứng có thể
xảy ra. Riêng trường hợp dùng TPCN hay thuốc Đông y trị lupus
ban đỏ là không xác đáng vì cho tới nay chưa có TPCN hay thuốc
Đông y nào chứng minh được hiệu quả rõ rệt trong điều trị lupus
ban đỏ.
- Khi đang dùng thuốc hay bất cứ TPCN nào nếu xảy ra các phản
ứng bất thường như: ngứa, nổi mề đay, khó thở, hoặc cảm thấy rất
khó chịu thì ngưng ngay thuốc đó, đến tái khám ở bác sĩ đã chỉ
định thuốc để bác sĩ cho hướng xử trí thích hợp (có thể phải đổi
thuốc nếu đang dùng thuốc gây dị ứng).
- Khi đã bị dị ứng loại thuốc hay TPCN nào thì tuyệt đối không
dùng loại thuốc đó. Khi đi khám ở bác sĩ hoặc đến nhà thuốc mua
thuốc phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc
và TPCN đã bị dị ứng trước đây và những loại thuốc hiện đang
dùng.
PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

×