Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.17 KB, 7 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG
3


Trong các tác phẩm của mình, Trần Thái Tông cũng đã nói đến tình trạng: “Khi tới
chùa chiền, gần Phật gần kinh, mắt không thèm ngó, phòng tăng điện Phật, gặp gỡ
gái trai, cuối mắt đầu mày, ham mê sắc dục, không kiêng Hộ Pháp, chẳng sợ Long
Thần, trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi”, và “chẳng riêng người tục, cả đến thầy
Tăng, kinh luận tranh giành, cùng nhau công kích, chê các sư trưởng, nhiếc đến
mẹ cha, cỏ nhẫn lụi vàng, lửa độc rực cháy, buông lời đau vật, cất tiếng hại người,
không nghĩ từ bi, không theo luật cấm, bàn thiền tựa thánh, trước cảnh như ngu,
dẫu ở cửa không, chưa thành vô ngã”.

Tình trạng chùa chiền và tăng lữ Phật giáo thời vua Trần Thái Tông như thế. Cho
nên, trong Phổ khuyến phát bồ đề tâm, Trần Thái Tông đã đưa ra chủ trương:
“Chẳng hỏi đại ẩn tiểu ẩn, đâu phân tại gia xuất gia, chẳng nề tăng tục, chỉ cốt rõ
lòng, vốn không nữ nam, cớ sao trước tướng. Người chưa hiểu chia bừa thành tam
giáo, giác ngộ rồi cùng thấu một chữ tâm”. Chính xuất phát từ một chủ trương như
vậy, Trần Thánh Tông và Lê Văn Hưu mới cho việc làm chùa xây tháp là “khơi
vét máu mỡ của dân” và những kẻ xuất gia chỉ là những người “hủy hoại thân thể,
thay đổi y phục, bỏ bê sản nghiệp, trốn tránh bà con”.

Lớn lên và được giáo dục trong một môi trường văn hóa như thế của gia đình, tất
nhiên vua Trần Nhân Tông cảm thấy tính bức xúc của việc đề ra một giải pháp vừa
có lợi cho nước cho dân, vừa có ích cho đạo. Và chính ở đây vai trò của Tuệ
Trung Trần Quốc Tung trở nên quan trọng. Trong đoạn văn ghi lại kinh nghiệm
ngộ đạo của mình qua cuộc đối thoại vào năm 1287 đã trích ở trên, vấn đề đặt ra
hết sức cụ thể và thường gặp, đó là:

“Chúng sinh quen với việc uống rượu ăn thịt thì làm sao tránh được tội báo?”. Đây
là một thực tế ta có thể gặp ở bất cứ thời nào và ở bất cứ địa phương nào, chứ


không phải chỉ là một thực tế của thời đại Trần Nhân Tông và tại quốc gia Đại
Việt. Cách giải quyết thực tế này hết sức giản dị theo quan điểm của Tuệ Trung.
Đó là đừng đặt nó thành vấn đề. Bản thân của việc uống rượu ăn thịt chẳng có gì là
tội phúc trong đó cả. Đúng như Tuệ Trung đã trả lời:

Ăn cỏ với ăn thịt
Chúng sinh mỗi có thức
Xuân về trăm cỏ sinh
Chỗ nào thấy tội phúc.

Đến sau này, khi viết bản Cư trần lạc đạo phú, Trần Nhân Tông đã diễn tả lại quan
điểm ấy một cách dễ hiểu hơn:

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói cứ ăn đi mệt ngũ liền
Có báu trong nhà thôi khỏi kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Thế đã rõ, đối với Trần Nhân Tông, Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách ly
phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì, nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Mà chân lý thì không nằm trong Phật giáo, mà nằm chính ngay ở giữa lòng cuộc
sống. Nói một cách hình ảnh như trong kinh Kim cương, mà Phật giáo đời Trần
coi như một bộ kinh cơ bản, thì giáo lý Phật giáo như ngón tay chỉ mặt trăng, như
chiếc bè đưa người sang sông. Cho nên, ngay cả giáo lý Phật cũng phải buông bỏ,
mới có thể giác ngộ được. Và cũng chính kinh này đã nhấn mạnh đến tư tưởng “tất
cả pháp đều là Phật pháp”. Từ đó, ta không ngạc nhiên với chủ trương Cư trần lạc
đạo (ở đời mà vui đạo) của vua Trần Nhân Tông.
Bài phú viết về tư tưởng ở đời mà vui đạo này có tên chính thức là Cư trần lạc đạo
phú, gồm 10 hội. Cho nên, trong bản thư mục của An Thiền viết vào đầu thế kỷ
thứ 19 ở Đạo giáo nguyên lưu quyển thượng tờ 5a6, nó được gọi là Trần triều thập

hội lục. Ngay câu mở đầu của hội thứ nhất, Trần Nhân Tông đã xác định cho ta
biết phạm trù đời và đạo ở đây có nghĩa gì:

Mình ngồi thành thị
Nết dụng sơn lâm
(Hội thứ nhất)

Đời là thành thị, đạo là sơn lâm. Nhưng một con người dù ở thành thị, gánh vác
bao nhiêu việc đời, song cách xử lý vấn đề của người ấy vẫn thanh tịnh trong sạch
như ở núi rừng. Đây rõ ràng phản ảnh quan điểm “chẳng hỏi đại ẩn tiểu ẩn, không
chia tại gia xuất gia”, mà Trần Thái Tông đã đề ra. Xưa nay ai cũng biết đại ẩn là
sống ở thị thành mà vẫn giữ lòng mình trong sáng, còn tiểu ẩn là tránh vào núi
rừng để trau dồi bản thân. Người Phật tử Việt Nam vào thời Trần, như thế, tùy vào
thành phần xã hội, tùy theo khả năng, mà thể hiện đạo sống của mình ở giữa đời.
Cho nên để giác ngộ, họ chỉ cần:

Dứt trừ nhân ngã,
Thì ra thực tướng kim cương
Dừng hết tham sân,
Mới làu lòng mầu viên giác.
(Hội thứ hai)

Từ đó, không có vấn đề phải tìm một nơi nào khác, ngoài chỗ mình đang sống, để
tìm ra sự giác ngộ được. Nếu vào thời mình vua Trần Thái Tông đã nghe quốc sư
Phù Vân nói tới việc “trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng, lòng
lặng mà hiểu, đó chính là chân Phật” thì khi viết Cư trần lạc đạo phú, vua Trần
Nhân Tông cũng đã đồng tình:

Áng tư tài, tính sáng chẳng tham,
Há vì ở Cánh Diều Yên Tử

Rần thanh sắc, niệm dừng chẳng chuyển,
Lọ chi ngồi am Sạn non Đông.

Đâu phải vì sống ở trên núi Cánh Diều của Yên Tử hay tại am Sạn của Đông Sơn,
mà người ta có thể giác ngộ được.
Những nơi ấy có thể để cho ta ngắm nhìn vẻ đẹp của non sông, mà di dưỡng tinh
thần, như Huyền Quang đã viết trong Vịnh Vân Yên tự phú:

Ta nay:
Ngồi đỉnh Vân Tiêu
Cưỡi chơi Cánh Diều
Coi Đông Sơn tựa hòn kim lục
Xem Đông Hải tựa miệng con ngao

Sự giác ngộ do thế phải tìm ở giữa cuộc đời. Đừng tìm nó trong rừng núi. Tuy
nhiên ,vua Trần Nhân Tông không phải đi đến chỗ cực đoan phủ nhận lợi ích của
rừng núi và cuộc sống ở rùng núi. Bản thân vua Trần Nhân Tông đã nhiều lần vào
sống những nơi rừng núi hoang dã như Yên Tử, Vũ Lâm. Trong Đắc thú lâm
tuyền thành đạo ca, vua Trần Nhân Tông đã tả lại cuộc sống rừng núi ấy:

Yên bề phận khó
Kiếm chốn dưỡng thân
Khuất tịch non cao
Náu mình sơn dã
Vượn mừng hủ hỷ
Làm bạn cùng ta
Vắng vẻ ngàn kia
Sanh lòng hỷ xả

Điểm quan trọng không phải là sống ở rừng núi hay thị thành. Vấn đề là làm sao

giác ngộ được sự thật. Đấy là mấu chốt của vấn đề. Ta đã thấy sự giác ngộ có thể
tìm thấy ở bất cứ nơi đâu, đặc biệt là chính giữa cuộc đời trần tục đầy những hệ
lụy thế sự. Chính trong cuộc đời trần tục ấy mà giác ngộ được thì giá trị còn nâng
lên gấp bội. Bởi vì bất cứ một đất nước nào cũng đều là một cộng đồng dân tộc với
nhiều nghĩa vụ xã hội và liên đới trách nhiệm. Không ai có thể tồn tại bên ngoài xã
hội. Do thế, vua Trần Nhân Tông đã ca ngợi và quý trọng một sự giác ngộ được
thực hiện ở giữa cuộc đời đầy phiền lụy và liên đới ấy, mà bản thân vua là một thí
dụ điển hình:

Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc
Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả uổng công.
(Hội thứ ba)

Thực tế bản thân vua Trần Nhân Tông đã tìm thấy sự giác ngộ của mình chính
trong những ngày rộn rịp nhất của cuộc đời mình khi đang ráo riết chuẩn bị để đối
phó với cuộc chiến tranh do Hốt Tất Liệt tiến hành đối với nước ta vào mùa hè
năm 1287. Thời điểm giác ngộ này lại xảy ra ngay sau khi mẹ vua Trần Nhân
Tông vừa mất. Giữa bao nhiêu biến động và phiền toái của cuộc đời, con người
vẫn tìm ra những giờ phút an nhàn tự tại cho bản thân mình.
Đúng như Trần Nhân Tông đã nói:

Muôn nghiệp lặng, an nhàn thể tính
Nửa ngày rồi, tự tại thân tâm

Từ đó mọi người nếu đạt được “muôn nghiệp lặng” thì thể tính mình an nhàn. Sự
giác ngộ đâu cần tách rời con
người, và đức Phật ở ngay bên trong mỗi một chúng ta. Vua Trần Nhân Tông nói
nếu mỗi một chúng ta sống có đạo
đức nhân nghĩa, sống có kỷ luật và rộng lượng thì mỗi một chúng ta đều là những
vị Phật Thích Ca, vị Phật Di Lặc


Tích nhân nghì, tu đạo đức
Ai hay này chẳng Thích Ca
Cầm giới hạnh, đoạn xan tham,
Chỉn thực ấy là Di Lặc.
(Hội thứ tư)

Như thế đâu chỉ có một vị Phật Thích Ca lịch sử và một vị Phật Di Lặc của tương
lai. Người Phật giáo thời đại Trần Nhân Tông thấy mình có thể sống như những vị
Phật này, nếu cùng với nhân nghĩa và đạo đức, họ có một cuộc sống giản dị:

Áo miễn chăn đầm ấm qua mùa
hoặc chằm hoặc xể
Cơm cùng cháo đói no đòi bữa
dầu bạc dầu thoa
(Hội thứ năm)

Đọc hai câu này ta nhớ đến sự kiện vua Trần Nhân Tông, sau khi cứ điểm Nội
Bàng thất thủ vào cuối năm Giáp Thân, đã từ kinh thành đi ra Hải Đông gặp Trần
Hưng Đạo, suốt ngày không ăn, đến chiều tối có tên tiểu tốt Trần Lai đem dâng
cho vua một bát cơm gạo xấu, mà ĐVSKTT đã ghi lại ở trên. Người Phật tử Việt
Nam, đến ngay như cả một vị vua, đã sống giản dị như thế, nhưng họ là những
người:

Sạch giới lòng, dồi giới tướng,
nội ngoại nên Bồ Tát trang nghiêm
Ngay thờ chúa, thảo thờ cha,
đi đỗ mới trượng phu trung hiếu.
(Hội thứ sáu)


×