Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nói chuyện khi ăn làm bé tắc khí quản docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.78 KB, 4 trang )

Nói chuyện khi ăn làm bé tắc khí quản
Người mẹ nào cũng muốn bé yêu của mình lớn lên một cách mạnh khỏe, thông
minh. Để đạt được điều này, bạn cần chú ý tới khẩu phần ăn của bé một cách khoa
học nhất, để phòng tránh những bệnh về dinh dưỡng cho bé.

1. Tuyệt đối không cho bé ăn thức ăn cứng, miếng to, và sống
Chức năng cơ quan tiêu hóa của bé còn yếu và chưa hoàn thiện, không thể tiêu hóa
và hấp thụ dinh dưỡng một cách đầy đủ, vì thế bạn nên lựa chọn thức ăn dựa theo
từng độ tuổi và đặc điểm quá trình tiêu hóa của bé. Khi cho bé ăn những thức ăn
phụ hoặc đồ uống cần lưu ý thực phẩm phải được chế biến kĩ, mềm và nóng.
Một điều cần đặc biệt chú ý là bạn không nên nhai thức ăn trước rồi mới cho bé
ăn. Bởi làm vậy không những không tốt cho việc rèn luyện chức năng tiêu hóa cho
bé mà còn là một thói quen xấu, mất vệ sinh, dễ khiến bé bị ốm, sốt vì sức đề
kháng của bé còn yếu. Tuy chưa mọc răng nhưng bé vẫn có thể tự nhai và tiêu hóa
những thức ăn chín, mềm và nhỏ.

2. Đa dạng hóa khẩu phần ăn của bé
Thức ăn đơn điệu sẽ khiến bé cảm thấy chán ăn. Để tạo cho bé cảm giác thèm ăn
và không kén ăn, bạn phải bảo đảm nguồn dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ cho bé.
Trong điều kiện cho phép, nên cho bé ăn thêm những thực phẩm đa dạng về màu
sắc và hương vị, mỗi ngày nên cho bé ăn 1 đến 2 bữa phụ.

Đối với những thực phẩm bé không thích ăn, bạn có thể chế biến thức ăn cho bé,
ví dụ nếu bé không thích ăn cà rốt, bạn có thể trộn lẫn cà rốt với loại thịt mà bé
thích ăn, làm thành viên hoặc nhân sủi cảo, giúp bé dần dần làm quen với cà rốt…
Với cách làm này, bạn vừa có thể khiến bé thích ăn hơn lại vừa giúp bé có lượng
dinh dưỡng cân bằng.

3. Không sử dụng thực phẩm có chất kích thích

Vì muốn bổ sung dinh dưỡng cho bé một cách toàn diện, nhiều bậc cha mẹ thường


cho bé ăn những thực phẩm có yếu tố kích thích như sữa tăng lực. Bạn không nên
sử dụng những thực phẩm này. Những lúc cần, bạn nên đọc kĩ thành phần dinh
dưỡng của sản phẩm trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua, sử
dụng một cách bừa bãi có thể gây ngộ độc cho bé.
4. Không ép bé ăn

Bé cũng biết no biết đói, vì thế khi bé không muốn ăn, bạn không nên ép bé ăn hay
la mắng bé, bạn nên tôn trọng mong muốn của bé, bởi nếu ép bé ăn, lâu dần có thể
gây nên bệnh về đường tiêu hóa cho bé.

5. Không để bé ăn quá nhiều
Khi thức ăn ngon và hợp khẩu vị, nếu bé ăn nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm
việc quá độ, ảnh hưởng đến sự nhu động của ruột non. Ăn quá nhiều sẽ gây nấc và
buồn nôn, ảnh hưởng không tốt đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như
không tốt cho cơ thể.
6. Không nói chuyện cười hay chơi đùa khi cho trẻ ăn
Điều này dễ làm thức ăn lọt vào khí quản, dẫn đến sặc, nặng hơn có thể làm tắc
nghẽn khí quản, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

7. Không nên cho bé uống trà

Trong trà có chất pha chế mạnh, không tốt cho ruột và dạ dày của bé, không những
thế còn ngăn chặn sự hấp thu sắt trong sữa, rau…, dẫn đến bệnh thiếu máu do
thiếu sắt ở trẻ.

8. Không nên ăn hoa quả sấy khô
Hoa quả sấy khô có chứa chất bảo quản và đường hóa học, trong khi chức năng
giải độc tố của gan trẻ còn yếu, vì thế các độc tố dễ tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng
tới sức khỏe của trẻ.
9. Không ăn thức ăn quá mặn


Thận chưa phát triển đầy đủ, nếu ăn thức ăn quá mặn, lượng natri sẽ tích tụ lại
trong cơ thể trẻ, dễ gây nên huyết áp cao, cần đặc biệt chú ý cho trẻ khi cha mẹ
cũng mắc bệnh huyết áp cao. Thức ăn cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi càng ít muối càng tốt.

10. Không nên ăn nhiều chất béo động vật

Chất béo động vật có chứa nhiều axit béo, nếu ăn quá nhiều, axit béo sẽ ngưng tụ
lại trên thành động mạch, dẫn đến bệnh xơ cứng động mạch ở trẻ, vì thế không nên
cho bé ăn nhiều chất béo động vật, đặc biệt là ở những gia đình có người bị bệnh
này.

11. Và cuối cùng là không nên cho trẻ ăn quá nhiều mật ong.

×