Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trẻ tiêu chảy cấp do siêu vi tăng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.03 KB, 4 trang )

Trẻ tiêu chảy cấp do siêu vi tăng
Trẻ nhỏ bị tiêu chảy cấp do siêu vi đang vào mùa và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời
gian tới. Có bệnh viện, trẻ nhập viện vì bệnh này đã tăng mạnh từ đầu tháng mười
hai đến nay.



Bệnh nhi tiêu chảy cấp phải nằm la liệt ngoài sân Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM
- Ảnh: T.HÀ
Sáng 16-12, tại khoa tiêu hóa Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2, TP.HCM, bệnh nhi
nằm la liệt không chỉ trong các phòng bệnh, ngoài hành lang mà còn phải nằm tràn
xuống cả sân ximăng - nơi mọi người đi lại trước cửa khoa tiêu hóa. Nhiều phụ
huynh mang theo võng xếp cho con nằm, có người trải chiếu dưới đất để trẻ nằm
vì bệnh quá đông. Bé Nguyễn Minh Khang, mới năm tháng rưỡi (ở P.13, Q.4,
TP.HCM), bị tiêu chảy cấp đang nằm dưới sân. Mẹ bé cho biết phòng bệnh không
còn chỗ, con chị phải nằm chung với hai bé khác, quá chật chội nên chị cho con ra
sân nằm cho thoải mái. Có trẻ nằm trần truồng ngoài hiên cho mẹ lau mình, thay tã
lót…
Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Tuyết - trưởng khoa tiêu hóa BV Nhi Đồng 2 - cho biết
hiện tại khoa đang có 110 trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp do siêu vi gây ra (thường là do
rotavirus). Khoa có 85 giường bệnh, nhưng số bệnh nhân nằm điều trị có ngày lên
đến 150 trẻ. Trong tháng mười một, khoa tiếp nhận 400 lượt bệnh nhi bị tiêu chảy
cấp nhập viện điều trị nội trú. Thế nhưng chỉ trong 15 ngày đầu tháng mười hai, số
lượt bệnh nhi nhập viện điều trị vì bệnh này đã bằng cả tháng mười một. Từ đầu
tháng mười hai đến nay, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 25-30 trường hợp trẻ
bị tiêu chảy cấp, thậm chí có ngày lên đến 40 ca. Bệnh sẽ còn tiếp tục tăng vì đang
là mùa của bệnh.
Còn tại BV Nhi Đồng 1, TS-BS Nguyễn Thanh Hùng, phó giám đốc BV, cho biết
trong ngày 16-12, tại khoa tiêu hóa BV Nhi Đồng 1 có 33 trẻ bị tiêu chảy cấp đang
nằm viện. Một ngày trước đó, số trẻ bị tiêu chảy cấp đến khám bệnh ngoại trú tại
BV có 43 ca, trong đó khoảng 7-8 ca phải nhập viện.







Lây qua ăn uống

Theo bác sĩ Ngọc Tuyết, những nghiên cứu của BV
Nhi Đồng 2 vừa qua cho thấy tỉ lệ trẻ bị tiêu chảy cấp
do siêu vi nhập viện điều trị nội trú cao rơi vào những
tháng mười một, mười hai, một. 60-70% nguyên nhân
tiêu chảy cấp là do siêu vi rotavirus.
Thông thường, siêu vi phát triển nhiều trong mùa lạnh
nên trẻ bị tiêu chảy những tháng thời tiết lạnh cũng
tăng cao hơn. Đồng thời cuối năm cũng là mùa lễ hội
nhiều, trẻ thường được cha mẹ cho đi chơi, ăn uống
nhiều ở ngoài đường, nên tiêu chảy do ngộ độc thực
phẩm và do nhiễm trùng cũng tăng hơn bình thường.
Theo bác sĩ Ngọc Tuyết, rotavirus lây phổ biến qua
đường tiêu hóa, qua lan truyền siêu vi từ phân người
bệnh lên các đồ vật như bàn tay, đồ dùng, đồ chơi…
của trẻ. Siêu vi sống lâu trong môi trường nên có tính
lây lan mạnh. Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi từ 1-3.
Nhiễm rotavirus sẽ gây viêm dạ dày ruột cấp với biểu hiện nôn ói, tiêu chảy nhiều
lần trong ngày, sốt, đau bụng, hậu quả là mất nước cơ thể nhanh và khó bù dịch
qua đường uống.
Đút từng muỗng nước
Ăn uống đủ chất
Để phòng ngừa, cho trẻ ăn
uống đầy đủ chất dinh

dưỡng; vệ sinh ăn uống
(rửa tay trước khi ăn, sau
khi đi vệ sinh, người
chuẩn bị thức ăn và cho
trẻ ăn uống phải rửa tay
sạch sẽ trước khi chăm sóc
trẻ, vệ sinh bình sữa thật
sạch); tránh đưa trẻ đến
những nơi tập trung đông
người. Nếu phụ huynh có
điều kiện nên cho trẻ
chích ngừa văcxin phòng
bệnh tiêu chảy.
Bác sĩ Tuyết khuyên phụ huynh khi thấy trẻ có tiêu chảy, ói cần tích cực chăm sóc
trẻ bằng cách cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng để trẻ có sức đề kháng chống lại bệnh
tật; cho trẻ uống nhiều nước, pha oresol để trẻ uống bù dịch (có hướng dẫn cách
pha trên bao bì là một gói pha với một lít nước). Mẹ phải kiên nhẫn đút từng
muỗng nước cho trẻ uống và uống nhiều lần trong ngày. Lưu ý, không nên cho trẻ
uống chai, bú bình vì sẽ làm trẻ dễ ói, khiến trẻ thấy nước là sợ và không chịu
uống, làm bệnh nặng hơn. Nếu trẻ có sốt cao thì có biện pháp hạ sốt cho trẻ (uống
thuốc hạ sốt theo hướng dẫn hoặc lau mát). Bệnh có thể gây tử vong nếu không
được bù nước kịp thời, gây nguy cơ suy dinh dưỡng nếu trẻ không được chăm sóc
đúng.
Lưu ý khi thấy trẻ có những biểu hiện sau thì nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện
ngay: tiêu chảy nhiều lần, liên tục, trẻ mệt mỏi, lừ đừ, không chịu ăn uống, không
chịu bú, ói nhiều, không thể bù nước cho trẻ bằng đường uống, sốt cao, dọa co
giật. Theo bác sĩ Ngọc Tuyết, trung bình một trẻ bị tiêu chảy cấp do siêu vi khi
nhập viện điều trị 3-5 ngày thì có thể xuất viện. Tuy nhiên, có những trẻ phải nằm
viện cả tuần hoặc hơn, nếu trẻ có mắc thêm bệnh khác kèm theo như viêm phế
quản, viêm hô hấp.


×