Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Triệu Đà trong dòng chảy lịch sử Việt Nam 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.52 KB, 6 trang )

Triệu Đà trong dòng chảy lịch sử Việt Nam
1

Nhân có người bàn về câu thơ:
" Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có. "
Triệu ở đây là Triệu Đà, vậy Triệu Đà có phải là 1 vị vua của nước ta hay kô?
Chuyện này đến giờ vẫn chưa ngã ngũ, đã tốn kô ít giấy mực viết về đề tài này,
nay cũng xin được đặt ở đây để ai quan tâm thì nói lên chính kiến của mình.
Sơ lược về Triệu Đà:
Năm 210 tr.CN, Trần Thuỷ Hoàng chết, con là Tần Nhị Thế lên thay, đế chế
Tần suy yếu dần. Những quận mới lập được ở phía Nam Trung Quốc, trên thực tế,
thoát dần khỏi sự quản lý và kiểm soát của chính quyền nhà Tần. Lợi dụng cơ hội
đó, Nhâm Ngao và Triệu Đà chiếm Nam Hải, xây dựng một Vương quốc riêng,
chống lại nhà Tần.
Nhâm Ngao chết, Triệu Đà thay thế đã thực hiện mưu đồ cát cứ.
Triệu Đà người Hán, quê ở Hà Bắc-Trung Quốc. Sau khi Nhâm Ngao chết,
Triệu Đà làm chủ Nam Hải, diệt các quan lại của nhà Tần để thay bằng những
người thân cận.
Năm 206 tr.CN, nhà Tần đổ, Triệu Đà liền tiến quân đánh chiếm các quận Quế
Lâm, Tượng Quận thành lập nước Nam Việt, tự xưng là Nam Việt Vũ Vương,
đóng đô ở Phiên Ngung. Từ đó, nước Nam Việt của nhà Triệu chính thức ra đời.


Trong cuộc xâm lược đại quy mô của nhà Tần vào những năm 218-208 tr.CN,
Triệu Đà đã từng có ý đồ thực hiện chính sách Hán hoá triệt để người Việt ở
những vùng chúng đã chiếm. Y đã từng xin vua Tần Thuỷ Hoàng cho đưa 3 vạn
đàn bà con gái không chồng xuống để “may vá áo quần” cho quân sĩ xây dựng cơ
sở lâu dài. Y còn khuyến khích các tướng lĩnh, quan lại, quân lính người Hán lấy
vợ người Việt, thúc đẩy quá trình Hán hoá ở đây.
Nước Nam Việt của Triệu Đà thực chất là nhà nước cát cứ của một tập đoàn
tướng lĩnh, quan lại Hán tộc không phải là nhà nước của người Việt. Nước Nam
Việt của nhà Triệu gồm có 3 quận: Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận, nằm ở phía
Bắc tiếp giáp với nước Âu Lạc.
Nam Việt là một nước mạnh, có đất đai rộng lớn (bao gồm vùng Quảng Đông,
Quảng Tây- một phần Quý Châu ở phía Nam Trung Quốc), kinh tế trù phú, giao
thông thuận lợi, lại nằm sát với nước Âu Lạc về phía Bắc nên có điều kiện xâm
lược Âu Lạc.
Vì vậy, sau khi đế chế Tần bị tiêu diệt, nhà Hán lên thay, thống trị ở Trung
Quốc, buổi đầu phải chấp nhận nước Nam Việt của nhà Triệu, phong Triệu Đà làm
Nam Việt Vương.
Đến thời Cao Hậu (187-180 tr.CN), nhà Hán thực hiện nhiều biện pháp uy hiếp
và làm suy yếu nền kinh tế của Nam Việt (cấm bán đồ sắt và súc vật cho Nam
Việt). Triệu Đà cắt đứt quan hệ thần phục nhà Hán, tự xưng là Nam Việt vũ đế. Để
mở rộng phạm vi lãnh thổ và thế lực nước Nam Việt, Triệu Đà đã đẩy mạnh các
hoạt động vũ trang xâm lược về phía Nam mà hướng chủ yếu là nước Âu Lạc.
Cuộc xâm lược của nhà Triệu
Trong thời Cao Hậu, quân nhà Hán đã tấn công nước Nam Việt của Triệu Đà
vào năm 181 tr.CN, nhưng thất bại. Năm 180 tr.CN. Cao Hậu chết, nhà Hán phải
bãi binh. Từ đó, mặt Bắc được yên ổn, Triệu Đà có điều kiện để tiến hành xâm
lược Âu Lạc.
Quân Triệu đã nhiều lần tiến quân xâm lược Âu Lạc; có lần đã tiến xuống xâm
phạm vùng Tiên Du (Bắc Ninh), Vũ Ninh (Quế Võ, Bắc Ninh), sông Bình Giang
(sông Đuống). Nhiều trận chiến đấu lớn, ác liệt đã diễn ra ở vùng Tiên Du và vùng

phụ cận Cổ Loa. Nhưng bầy giờ, Âu Lạc là một quốc gia hùng mạnh, có cung tên
lợi hại, có thành Cổ Loa kiên cố, dưới sự lãnh đạo của An Dương Vương và các
tướng, nội bộ đoàn kết, nhân dân ủng hộ và quyết tâm chiến đấu đã đánh bại quân
Triệu, bảo vệ được quốc gia độc lập, tự chủ.
Sau nhiều lần xâm lược vũ trang thất bại, Triệu Đà thay đổi thủ đoạn xâm lược,
thực hiện mưu kế xảo quyệt, xin giảng hoà với Âu Lạc, xin cầu hôn con gái vua
Thục là Công chúa Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thuỷ và xin Vua Thục
cho Trọng Thuỷ được ở rể, để có cơ hội điều tra tình hình bố phòng và các bí mật
quân sự của kinh thành Cổ Loa và nước Âu Lạc. Sống trên đất Cổ Loa, Trọng
Thuỷ đã dùng tiền của để mua chuộc các lạc hầu, lạc tướng, li gián nội bộ chính
quyền Âu Lạc nhằm làm suy yếu khối đoàn kết, giảm ý chí chiến đấu và tinh thần
cảnh giác của An Dương Vương.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Trọng Thuỷ xin vua Thục cho về thăm nhà, thực
chất nhằm báo cáo những điều đã do thám được. Nắm chắc tình hình, Triệu Đà
liền tổ chức cuộc tấn công xâm lược Âu Lạc, bất ngờ đánh thẳng vào Kinh đô Cổ
Loa. An Dương Vương mất cảnh giác, bị động đối phó trong lúc nội bộ đã bị li
gián. Cuộc kháng chiến thất bại nhanh chóng. Năm 179 tr.CN, Âu Lạc rơi vào ách
đô hộ của nhà Triệu; mở đầu một thời kỳ đen tối, đầy đau thương và uất hận trong
lịch sử nước ta, thường được gọi là thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, kéo dài từ
179 tr.CN đến năm 905.
Năm 905 với cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Khúc Thừa Dụ, lật đổ nền đô hộ của
đế chế Đường, giành lại quyền độc lập, tự chủ của nhân dân ta, thời Bắc thuộc mới
chấm dứt hoàn tòan.
Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam
1. Những mô tả về nước Nam Việt của hiến sử Việt Nam trước năm 1400:
Tập hiến sử đầu tiên của Việt Nam còn bảo tồn dược đến hôm nay là An Nam
Chí Lược của Lê Tắc (viết năm 1335). Ở quyển Đệ nhất Lê Tắc xếp nhà Triệu là
khởi triều, nếu không kể một ít nguồn gốc Giao Chỉ - Việt Thường dựa vào tích
“Giao Chỉ chi nam hữu Việt Thường quốc” được nhiều sách đời sau dẫn từ
Thượng Thư Đại truyện. Song có một phần sự kiện liên quan được kê cứu như cổ

tích.
Nhà Tần (246-207 trước công nguyên) lấy Giao Chỉ làm Tượng-Quận; đến khi
nhà Tần loạn thì Đô-uý quận Nam-hải là Triệu-Đà nổi binh đánh lấy hết các quận
quốc, rồi tự lập làm vua. Khi ấy, Hán-Cao-Tổ sai Lục-Giả qua lập Đà làm Việt-
Vương. Sau khi Cao-Tổ băng, Cao-Hậu cấm Nam-Việt mua đồ sắt của Trung-
Quốc, Đà tiếm hiệu xưng đế, rồi phát quân đi đánh Trường-Sa. Văn-đế lại sai
người đưa thư qua trách Đà. Đà có ý sợ, bèn bỏ hiệu đế, nguyện làm tôi và cống
hiến phẩm vật.

Năm Kiến-Nguyên thứ 3, (vua Võ-đế, 142 trước công nguyên) Đà mất, con
cháu họ Triệu truyền xuống bốn đời, kể được hơn chín mươi năm.
Võ-đế sai Chung-Quân đi sứ qua Nam-Việt để dụ vua Việt tên là Hưng vào
chầu, Hưng muốn đi, nhưng bị tướng Lữ-Gia can ngăn, vua không nghe, Gia làm
phản, nổi binh đánh giết vua và cả sứ-gả nhà Hán, lập Kiến-Đức là anh khác mẹ
lên làm vua Nam-Việt.
Năm Nguyên-Đinh thứ 5 (112 trước công nguyên), Vệ-Uý là Lộ-Bác-Đức xuất
mười vạn quân qua đánh Nam-Việt, năm thứ sáu, mới đánh bại người Việt, lấy đất
đó chia làm các quận: Nam-Hải, Thương-Ngô, Uất-Lâm, Hợp-Phố, Giao-Chỉ,
Cửu-Chân, Nhật-Nam, Châu-Nhai và Đam-Nhỉ, mỗi quận đặt Thái-thú để cai trị.

×