Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sâu răng khi mang bầu ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.26 KB, 4 trang )

Sâu răng khi mang bầu
Phụ nữ mang thai thường ăn vặt và không vệ sinh
răng miệng kỹ khiến mảng bám hình thành và gia
tăng nguy cơ viêm nướu và sâu răng.


Mẹ bị sâu răng, con bị ảnh hưởng
Theo nghiên cứu của Hội nha khoa Califonia, tại Hoa
Kỳ, 18% số ca sinh non ở tuần thai thứ 37 là do bà
mẹ mắc bệnh liên quan đến răng miệng.
Hiện nay, người ta còn phát hiện ra rằng người mẹ
chính là nguyên nhân lây truyền vi khuẩn sâu răng
sang trẻ sơ sinh. Trẻ em sinh ra không hề mang các tế
bào gây sâu răng. Thực tế, chúng bị nhiễm trong
những năm tháng đầu đời của mình. Các bà mẹ có
sức khỏe răng miệng tốt, không bị sâu răng sẽ sinh
con có hàm răng khỏe mạnh và ngược lại.

Chữa sâu răng khi đang mang bầu
Nhiều người cho rằng không nên đi chữa sâu răng
trong thời gian mang bầu vì sợ thuốc gây tê có thể
ảnh hưởng đến em bé. Theo bác sĩ Minh Châu (BV
Đại học Y Hà Nội), hiện nay có rất nhiều loại thuốc
giúp gây tê cục bộ. Những loại thuốc này không ảnh
hưởng đến thai nhi và trong thành phần không chứa
các chất gây co mạch, không nguy hiểm cho sức khỏe
của mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn nên xin ý kiến bác sĩ để
điều trị dứt điểm sâu răng, tránh phải nhổ răng khi
đang mang bầu vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh
hưởng đến thai nhi.
Bác sĩ Minh Châu cũng cho biết: Trong thời gian


chữa răng, cần phải chụp Xquang từ 1 - 5 lần. Khi
chụp Xquang, những tia nhỏ sẽ xuyên qua phần mô
xương hàm để vào phần răng cần chữa trị. Những tia
Xquang trong trường hợp này được sử dụng thấp hơn
ngưỡng cho phép 10 lần nên không có hại cho cơ thể.
Hiện nay, có những thiết bị hiện đại có thể thực hiện
chụp Xquang không phải bằng phim mà bằng bộ cảm
biến điện. Những tia phát ra từ thiết bị này còn thấp
hơn 10 lần nữa. Hơn nữa, trong thời gian chữa răng
cho những bệnh nhân đang mang bầu, bác sĩ sẽ cho
bệnh nhân mặc áo chuyên dụng để tránh những ảnh
hưởng của việc chụp Xquang.



Cách phòng bệnh
- Trước khi có thai, bạn nên thường xuyên quan tâm
đến sức khỏe răng miệng của mình.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi
ăn. Cần loại bỏ mảng bám khỏi bề mặt răng bằng
cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa.
- Hạn chế ăn đồ ngọt vào buổi tối.
Răng của thai nhi bắt đầu phát triển dưới nướu răng
trong khoảng từ 3 – 6 tháng đầu khi mang thai. Vậy
nên, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Việc ăn đầy
đủ các chất protein, canxi, photpho và các vitamin A,
C và D sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho hàm răng của
bé sau này.
Diệu Thu


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×