Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nhân quyền ở Ấn Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.54 KB, 4 trang )

Nhân quyền ở Ấn Độ
1 tháng 9 Quyển 1, Số 1
“Năm ngoái, cái chết
của 7.000 phụ nữ
được quy cho lý do
của hồi môn..”
“Mặc dù siêu âm giới
tính ở Ấn Độ là bất
hợp pháp, Hiệp hội Y
khoa Ấn Độ ước
lượng rằng khoảng 5
triệu bào thai nữ đã bị
bỏ mỗi năm.”
Những cái chết vì lý do của hồi môn
Ở Ấn Độ, gia đình của các cô gái trẻ phải trả một khoản hồi môn cho gia đình nhà
trai khi đính hôn. Đây là một tục lệ lâu đời, trong đó nhà gái phải trả một khoản tiền
hồi môn cho nhà trai khi các cô gái kết hôn. Một số người cho rằng tục lệ này là do
những người phụ nữ không lấy chồng là gánh nặng của gia đình và họ không hề có
khả năng kiếm tiền.
Do vậy, có nhiều gia đình mong đợi những khoản tiền hồi môn kếch xù, và họ
thường khó chịu khi nhận được ít hơn những gì mình cần. Tiền hồi môn và đám cưới
thường vào khoảng hơn 1 triệu rupee (khoảng 35.000 đô la Mỹ). Đây là một khoản
tiền lớn khi thu nhập trung bình của một người Ấn Độ là 3.500USD/năm. Gia đình
nhà chồng đôi khi đáp lại bằng vũ lực khi họ thấy mình không nhận được những gì
họ cho là xứng đáng. Một trong những gì thường thấy nhất là đổ dầu vào cô dâu và
châm lửa. Những cái chết này thường được đổ cho tai nạn khi nấu nướng. Năm
ngoái, cái chết của 7.000 phụ nữ được quy cho lý do của hồi môn.
Từ năm 1961, của hồi môn được coi là bất hợp pháp ở Ấn Độ. Tuy vậy, nhiều gia
đình, đặc biệt là những gia đình ở nông thôn, vẫn theo lệ này. Parvathi Menon của tờ
Frontline, một ấn phẩm bằng tiếng Hindu cho biết, cứ 730 trường hợp bị truy tố thì
58 vụ được tha bổng, chỉ có 11 vụ bị kết án.


Các bé gái đang gặp nguy hiểm
Ở Ấn Độ, con trai rất được coi trọng. Nam giới có thể lao động và kiếm tiền về cho
gia đình. Hầu hết nam thanh niên đều sống cùng gia đình cho đến khi trưởng thành,
và khi lấy vợ thì vợ đến sống cùng. Con trai sẽ kiếm được tiền hồi môn khi kết hôn,
và nhiều gia đình nghèo trông chờ vào khoản tiền này.
Theo Ramachandran, trong một bài viết cho Trung tâm Luật và Tòa án châu Âu, ở
hầu hết các quốc gia khác như Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản, tỉ lệ nữ thường nhiều
hơn nam từ 3-5%. Tuy nhiên, ở Trung Quốc và Ấn Độ, tỉ lệ nam lại nhiều hơn từ 6-
8%. Với công nghệ siêu âm hiện nay, các bậc cha mẹ ở Ấn Độ có thể biết được đứa
con sắp chào đời của họ là gái hay trai, và nếu là con gái, thì người mẹ thường bỏ
thai. Mặc dù siêu âm giới tính ở Ấn Độ là bất hợp pháp, Hiệp hội Y khoa Ấn Độ ước
lượng rằng khoảng 5 triệu bào thai nữ đã bị bỏ mỗi năm.
Không như những cái chết vì lý do của hồi môn thường xảy ra ở các vùng nông thôn,
nơi ít có học thức, tình trạng nạo phá thai giới tính nữ thường xảy ra ở các khu vực
thành thị nơi những người thuộc đẳng cấp Hindu sinh sống. Pravin Visaria, một nhà
xã hội học cho biết ở những vùng xa xôi, thiểu số thì phụ nữ có nhiều quyền bình
đẳng hơn là những người sống ở thành thị. Theo Ramachandran, tỉ lệ nữ khác biệt rất
lớn phụ thuộc vào các yếu tố tôn giáo và xã hội học.
Một bài báo trên trang web Nhân quyền toàn cầu và Phụ nữ đã đưa thông tin về một
số tổ chức đang hoạt động để cải thiện tình trạng này. Hội đồng Phúc lợi Trẻ em Ấn
Độ đang tiến hành giáo dục các bé gái vị thành niên về chăm sóc sức khỏe, vệ sinh
và tự trọng. Dự án Chăm sóc sức khỏe Danida triển khai một dự án nhà hát đường
phố, trình diễn câu chuyện về những phụ nữ quyền lực.
“Bạn không thể bắt
tay với một bàn tay
nắm chặt.”
Indira Gandhi
Mặc dù phụ nữ Ấn Độ thường phải chịu dựng thân phận thấp kém, nhưng có một
lĩnh vực mà phụ nữ Ấn Độ đã vượt xa cả Hoa Kỳ. Một người phụ nữ đã từng là lãnh
đạo của Ấn Độ. Điều này chưa từng xảy ra ở Hoa Kỳ, tuy nhiên, nó đã xảy ra ở Ấn

Độ nhiều năm về trước.
Indira Gandhi đã được bầu là thủ tướng từ năm 1966-1977. Sau đó, bà tái đắc cử vào
năm 1980 và lãnh đạo đến năm 1984 khi bà bị cận vệ người Sikh của mình ám sát.
Cha của Indira là Jawaharlal Nehru, người từng là tổng thống đầu tiên của Ấn Độ kể
từ khi Ấn Độ giành được độc lập từ nước Anh. Ông là người hoạt động tích cực
trong phong trào đấu tranh đòi độc lập và đã từng bị bắt giam. Mahatma Ganhi là
người khách thường xuyên của gia đình này.
Khi Indira lớn lên, dù mất mẹ khi còn nhỏ, bà quyết định không chịu đựng những
định kiến của xã hội mình với phụ nữ. Bà là người hoạt động chính trị tích cực. Năm
11 tuổi, bà đã lập ra “Lữ đoàn Monkey” với bạn bè, đấu tranh vì độc lập của Ấn Độ
bằng cách “viết và chuyển thông báo, làm cờ, nấu ăn và giám sát cảnh sát” (theo
womenshistory.com).
Vì cha mình sống độc thân kể từ khi góa vợ, Indira thường đóng vai trò bà chủ nhà
trong những buổi họp quốc gia. Bà là nhà chính trị và nữ chính khách bẩm sinh,
người luôn đấu tranh vì hòa bình. Bà đã từng nói: “Bạn không thể bắt tay với một
bàn tay nắm chặt”.
Bà cũng đã từng mắc sai lầm khi tại nhiệm. Khi bác bỏ quyết định của tòa án, bà đã
tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ngừng mọi phong trào dân quyền. Do những hành
động nhằm kiểm soát những cuộc nổi loạn của người Sikh, bà đã bị ám sát vào năm
1984.
Dù vậy, Gandhi vẫn được ngưỡng mộ và kính trọng ở Ấn Độ cũng như trên khắp thế
giới. Bà đã được tôn vinh là Người phụ nữ của Thiên niên kỷ trong cuộc bình chọn
do BBC tiến hành.
Kashmir
Một trong những khu vực trên thế giới thu hút sự quan tâm của nhiều người quan
ngại về vấn đề nhân quyền là Kashmir, một vùng thuộc Ấn Độ giáp với Pakistan. Kể
từ khi giành được độc lập năm 1947, hai quốc gia này đã và đang có những xung đột
qua Kashmir.
Như một phần của thỏa thuận hòa bình, Liên Hiệp quốc tuyên bố rằng cần có một
cuộc trưng cầu dân ý ở Kashmir để bầu ra một nhà lãnh đạo, nhưng Ấn Độ lại cho

rằng người dân Kashmir đã tham gia bầu cử trong các cuộc bầu cử thông thường ở
Ấn Độ, và không cần có bầu cử riêng.
Tình hình trở nên tồi tệ hơn vào năm 1990 khi chính phủ trung ương Ấn Độ tuyên bố
Rights for All
Địa chỉ: 1000
Equality Blvd.
Liberty High
School
Freedom, USA
Điện thoại:
(555) 241-1770
Fax:
(555) 241-1771
kiểm soát Kashmir. Theo các quan sát về nhân quyền, kể từ đó có rất nhiều vụ xâm
phạm nhân quyền được ghi nhận do mọi bên xung đột gây ra. Những người bị giữ để
tra xét thường bị hành quyết hoặc “biến mất”, và không ai còn gặp lại nữa. Phụ nữ
cũng bị các quan chức Ấn Độ cưỡng hiếp.
Tình hình còn trở nên nghiêm trọng đối với toàn thế giới khi Ấn Độ thử bom hạt
nhân vào năm 1998, thì chỉ một vài tuần sau, Pakistan cũng làm tương tự. Điều này
có nghĩa là cuộc xung đột này sẽ gây ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
Một người tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống lại những vi phạm nhân
quyền ở Kashmir là Jalil Andrabi. Ông là một luật sư 36 tuổi, đồng thời là chủ tịch
Hội đồng Luật gia Kashmir. Ông đã miệt mài thu thập tài liệu cho các vụ lạm dụng
quyền con người và cố gắng cải thiện tình hình ở Kashmir.
Một ngày vào tháng 3 năm 1996, ông bị bắt đi khỏi xe hơi khi đang lái xe về nhà
cùng với gia đình. Vào ngày 27, xác ông đã được tìm thấy ở sông Jhelum với tay bị
trói và mặt bị cắt xẻo.
Tổ chức Ân xá Quốc tế đã lên tiếng yêu cầu cái chết của ông phải được điều tra và
những kẻ gây tội ác phải bị xét xử, tuy nhiên cho đến nay vụ án vẫn chưa được giải
quyết.

Ban biên tập
Chúng ta có rất nhiều vấn đề ở Hoa Kỳ. Mọi thứ ở đây chưa phải tất cả đều hoàn
hảo. Phụ nữ thường không có những quyền bình đẳng như nam giới. Nhiều người
phải chịu đựng bạo lực dưới dạng này hoặc dạng khác. Chúng ta có những đạo luật
để bảo vệ con người như ở Ấn Độ, nhưng luật của chúng ta được thực thi tốt hơn.
Ấn Độ là một đất nước xa xôi, và nền văn hóa nơi đây thật mới mẻ với chúng ta, tuy
nhiên, người dân ở đó cũng chỉ như chúng ta mà thôi. Chúng ta nên lo ngại về những
gì xảy ra ở Ấn Độ, một phần là do đe dọa của chiến tranh hạt nhân giữa Ấn Độ và
Parkistan, nhưng cũng vì những vấn đề lạm dụng xảy ra ở đó.
Có rất nhiều cách mà học sinh trung học chúng ta có thể giúp đỡ. Trước hết, các em
cần được thông tin. Khi chúng ta nghe thấy tin tức về Ấn Độ, chúng ta có thể dừng
việc đang làm lại và chú ý theo dõi. Chúng ta có thể tham dự. Có một tổ chức có tên
Hiệp hội Thanh niên Nhân quyền Quốc tế mà thiếu niên có thể tham gia tại địa chỉ
www.youthforhumanrights.org/kids/kids-index.htm*. Không ai có thể làm mọi điều
cần thiết để cải thiện tình hình nhân quyền trên thế giới, nhưng ai cũng có thể làm
một điều gì đó. Đó là một phần của việc là một con người.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×