Trường Tiểu học Nguyễn Du Lớp: 2/3
BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN
ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM THỨ 2
I. SƠ YẾU LÍ LỊCH
1. Họ tên sinh viên:
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 05/03/1991
Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học
Lớp: GDTH 10F Khoa: SP Tiểu học - Mầm non
Trường: Đại học Thủ Dấu Một
Hệ đào tạo: Cao Đẳng
Khóa đào tạo: khóa 10 (2009 - 2012)
Thực tập dạy học lớp: 2/3
Thực tập chủ nhiệm lớp: 2/3
Tại trường: Tiểu học Nguyễn Du
2. Các nhiệm vụ được giao
TUẦN 27
Ngày 14/03/2011 ( buổi sáng )
Nghe thầy Hiệu trưởng: Trịnh Quốc Dũng báo cáo về địa phương
và hoạt động của Trường Tiểu học Nguyễn Du.
Ngày 16/03/2011( buổi chiều )
Dự giảng môn: Tập đọc bài “Con Sẻ”, tiết 2, của cô Đào Thị
Nghĩa. Lớp: 4/1.
Tham gia dự từ nhóm 1 đến nhóm 5.
GS: Phạm Thị H GVHD: gfgfggggggggggggggg
1
Trường Tiểu học Nguyễn Du Lớp: 2/3
Ngày 17/03/2011 ( buổi chiều )
Dự giảng môn: Luyện từ và câu bài “Câu cầu khiến” tiết 3, của cô
Nguyễn Thị Kim Liên. Lớp 4/4
Tham gia dự từ nhóm 1 đến nhóm 5
Dự giảng môn: Toán bài “Diện tích hình thoi”, tiết 4 của cô Đào thị
Nghĩa. Lớp 4/1
Tham gia dự từ nhóm 1 đến nhóm 5
Ngày 18/03/2011( buổi sáng )
Dự giảng môn: Tập đọc bài “Kho báu”, tiết 1 của cô Kiều Thị Vân
Thúy. Lớp 2/3
Tham gia dự từ nhóm 1 đến nhóm 5
Dự giảng môn: Toán bài “Luyện tập chung”, tiết 2 của cô Nguyễn
Thị Phương Mai. Lớp 2/6
Tham gia dự từ nhóm 1 đến nhóm 5.
TUẦN 28
Ngày 21/03/2011( buổi sáng)
Dự giảng môn: Tập đọc bài “Kho Báu” (tìm hiểu bài), tiết 2 của
Giáo sinh Đỗ Mai Trâm. Lớp 2/3
Tham gia dự: Nhóm 1, Giáo viên hướng dẫn: Kiều Thị Vân Thúy
Ngày 21/03/2011( buổi chiều)
Dự giảng môn: Chính tả bài “Cuộc chạy đua trong rừng”, tiết 2 của
cô Nguyễn Minh Ngọc. Lớp 3/3
Tham gia dự từ nhóm 1 đến nhóm 5
Ngày 22/03/2011 ( buổi sáng)
Dự giảng môn: Chính tả bài “Kho Báu”, tiết 2 của Giáo sinh
Nguyễn Quỳnh Như. Lớp 2/3
Tham gia dự: Nhóm 1, Giáo viên hướng dẫn: Kiều Thị Vân Thúy
Ngày 23/03/2011 ( buổi sáng )
Dự giảng môn: Tập đọc bài “Cây Dừa”, tiết 1 của Giáo sinh
Nguyễn Thị Tuyết Mai. Lớp 2/3
Tham gia dự: Nhóm 1, Giáo viên hướng dẫn: Kiều Thị Vân Thúy
GS: Phạm Thị H GVHD: gfgfggggggggggggggg
2
Trường Tiểu học Nguyễn Du Lớp: 2/3
Ngày 23/03/2011 ( buổi sáng )
Dự giảng môn: Luyện từ và câu bài “Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về
cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì? Dấu chấm, dấu phẩy”, tiết 2
của Giáo sinh Phạm Thị Hương. Lớp 2/3
Tham gia dự: Nhóm 1, Giáo viên hướng dẫn: Kiều Thị Vân Thúy
Ngày 24/03/2011 (buổi sáng )
Dự giảng môn: Toán bài “Số tròn chục từ 110 đến 200”, tiết 1 của
Giáo sinh Nguyễn Thị Thu Hà. Lớp 2/3
Tham gia dự: Nhóm 1, Giáo viên hướng dẫn: Kiều Thị Vân Thúy
Ngày 25/03/2011( buổi sáng )
Dự giảng môn: Chính tả bài “Cây dừa”, tiết 2 của Giáo sinh Lê Hữu
Tuấn. Lớp 2/3
Tham gia dự: Nhóm 1, Giáo viên hướng dẫn: Kiều Thị Vân Thúy
TUẦN 29
Ngày 26/03/2011 ( buổi sáng )
Tham dự ngày sinh hoạt đoàn truyền thống (26/03). Phụ bán hàng
rong cho các lớp.
Lớp 5/1:
1. Nguyễn Thị Tuyết Mai
2. Lê Hữu Tuấn
3. Phạm Thị Hương
Lớp 5/2:
1. Đỗ Mai Trâm
2. Nguyễn Quỳnh Như
3. Nguyễn Thị Thu Hà
GS: Phạm Thị H GVHD: gfgfggggggggggggggg
3
Trường Tiểu học Nguyễn Du Lớp: 2/3
II. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ
ĐƯỢC GIAO
1. Tìm hiểu thực tiễn giáo dục
a) Ý thức, tinh thần, thái độ tìm hiểu thực tiễn:
Hiểu dược mục đích của đợt thực tập sư phạm năm hai, là đi tìm hiểu
thực trạng của trường tiểu học, bước đầu làm quen, học hỏi kinh nghiệm sư
phạm và thực tập dạy học, bản thân em cố gắng thực hiện, hoàn thành tốt
nhiệm vụ dược giao một cách tự giác, nhiệt tình, tích cực. Khi đi tìm hiểu
thực tiễn, em đã ghi chép đầy đủ, cẩn thận những gì được nghe, được thấy
và những việc em đã làm được.
b) Những kết quả cụ thể
Nắm được thực trạng hoạt động của Trường Tiểu học Nguyễn Du.
Trường tiểu học Nguyễn Du là một trường đạt chuẩn quốc gia ở Phú
Hòa, thị xã thủ Dầu Một, có bề dày lịch sử là 105 năm, lấy chất lượng là
truyền thống của trường.
Được xem giảng các bài dạy mẫu của các giáo viên hướng dẫn, ghi
chép để học hỏi kinh nghiệm, kĩ năng sử dụng phương pháp dạy học và học
hỏi thêm kĩ năng đứng lớp của giáo viên, học hỏi tác phong, hành vi cử chỉ
mẫu mực của giáo viên để làm kinh nghiệm cho bản thân trong đợt thực tập
và cả trong công tác sau này.
c) Bài học kinh nghiệm rút ra
Qua quá trình tìm hiểu thực tiễn giáo dục, em nhận thấy để hoàn thành
tốt công tác giáo dục, trước mắt người giáo viên phải có đầy đủ năng lực,
phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn cao. Học sinh tiểu học là mầm
mống đầu tiên, cần phải giáo dục thế hệ này tốt thì mới đạt được mục đích
giáo dục. Do đó yêu cầu vế một người giáo viên tiểu học là rất cao. Phải là
người toàn vẹn nhân cách, có năng lực dạy học tốt, mẫu mực trong mọi hành
vi đạo đức, phải có lương tâm nghề nghiệp và nhiều kinh nghiệm.
GS: Phạm Thị H GVHD: gfgfggggggggggggggg
4
Trường Tiểu học Nguyễn Du Lớp: 2/3
2. Thực tập dạy học
a) Tinh thần, thái độ, ý thức đối với hoạt động dạy học:
Nhận thức được hoạt động dạy học nhằm mục đích truyền tải kiến
thức đến cho học sinh, học sinh lĩnh hội từ đó hình thành kĩ năng, thói quen
tốt trong cuộc sống.
Học sinh tiểu học còn nhỏ bé, ngây thơ, vốn sống còn nghèo nàn, nên
việc giáo dục hay dạy học cho học sinh tiểu học là rất khó khăn. Do đó quá
trình chuẩn bị cho hoạt động dạy học đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo,
đầu tư về thời gian và công sức. Kế hoạch dạy học phải đảm bảo nhiều yếu
tố sư phạm, phải đúng qui trình, đúng nội dung, chương trình.
Bản thân em đã đầu tư rất kĩ cho việc soạn giáo án, tập giảng. tuy
nhiên, em cần phải học hỏi kinh nghiệm nhiều ở các Giáo viên hướng dẫn.
Bằng cách là tích cực ghi chép cẩn thận khi dự giờ các bài giảng mẫu. Và có
sự chỉ dẫn cụ thể của giáo viên hướng dẫn nhóm chúng em là cô Kiều Thị
Vân Thúy.
b) Những công việc đã làm và kết quả cụ thể:
- Dự giờ giảng mẫu của giáo viên:
Nhận thức bản thân em là người giáo sinh đi học nghề, nên việc cần
làm nhất đó là phải luôn lắng nghe, quan sát và ghi chép lại cẩn thận những
gì được thấy, được nghe, được làm. Nhất là trong các tiết dự giờ bài dạy
mẫu của các giáo viên hướng dẫn thì việc ghi chép rất cần thiết. Lắng nghe,
ghi chép để học hỏi kinh nghiệm, chuẩn bị tốt cho bài thực tập trước mắt, và
cả về sau.
GS: Phạm Thị H GVHD: gfgfggggggggggggggg
5
Trường Tiểu học Nguyễn Du Lớp: 2/3
Lịch dự giờ giảng mẫu
Tên giáo viên Môn dạy Bài dạy Ngày dạy
Đào Thị Nghĩa Tập đọc Con Sẻ 16/03/2011
Nguyễn Thị Kim Liên LTVC Câu khiến 17/03/2011
Đào Thị Nghĩa Toán Diện tích hình thoi 17/03/2011
Nguyễn Thị Phương Mai Toán Luyện tập chung 18/03/2011
Kiều Thị Vân Thúy Tập đọc Kho báu 18/03/2011
Nguyễn Minh Ngọc Chính tả Cuộc chạy đua
trong rừng
21/03/2011
- Chuẩn bị giáo án:
Trong nội dung nhiệm vụ thực tập dạy học, soạn giáo án có vị trí rất
quan trọng được xem như là hạt nhân của hoạt động chuyên môn. Bởi lẽ,
quá trình sọan giáo án đòi hỏi phải thể hiện đầy đủ yêu cầu về mục tiêu, nội
dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, hình thức kiểm tra, dự
kiến thời gian của một tiết dạy nên em đã đầu tư điều chỉnh, bổ sung, viết lại
nhiều lần. Trong quá trình viết giáo án, em đã dược giáo viên hướng dẫn
nhóm chỉ dẫn rất nhiều và tỉ mỉ, đảm bảo kế hoạch lên lớp.
Trước khi lên lớp, em đã tập giảng, luyện giảng ở nhà, để đảm bảo thời
gian và các thao tác. Luyện giọng, tác phong trước khi đến lớp, thực hiện các
bước, tiến trình của bài giảng cho thật nhuần nhuyễn, khéo léo.
Hiểu được thực giảng là nhiệm vụ trọng yếu trong thời gian thực tập
nên em đã có sự đầu tư công sức, thời gian, trí tuệ, vận dụng những điều học
được để lập ra kế hoạch tập giảng phù hợp với lịch thực giảng nhằm đạt kết
quả như mong đợi.
GS: Phạm Thị H GVHD: gfgfggggggggggggggg
6
Trường Tiểu học Nguyễn Du Lớp: 2/3
Lịch thi giảng
STT HỌ VÀ TÊN
SINH VIÊN
MÔN
SOẠN
BÀI SOẠN NGÀY
(TG)
TIẾT
(TG)
1 Đỗ Mai Trâm TĐ
LTVC
Toán
Chính Tả
- Kho Báu
-Từ ngữ về Bác Hồ
- Số 0 trong phép nhân và chia
-Kho Báu
21/03/2011 Tiết 2
2 Nguyễn quỳnh
Như
Chính tả
TĐ
LTVC
Toán
- Kho Báu
- Cây Dừa
-MRVT:Từ ngữ về cây cối – Đặt
và trả lời câu hỏi để làm gì?
-So sánh các số tròn trăm
22/03/2011 Tiết 1
3 Nguyễn Thị Tuyết
mai
TĐ
LTVC
Toán
Chính Tả
- Cây Dừa
-MRVT:Từ ngữ về cây cối đặt
và trả lời câu hỏi để làm gì?dấu
chấm, dấu phẩy
-Số tròn chục từ 110 đến 200
- Cây Dừa
23/03/2011 Tiết 1
4 Phạm Thị Hương LTVC
Toán
Chính Tả
TĐ
-MRVT: Từ ngữ về cây cối.
Đặt và trả lời câu hỏi để làm gì?
Dấu chấm, dấu phẩy.
-Số tròn chục từ 110 đến 200
- Những quả đào
- Chiếc rễ đa tròn
23/03/2011 Tiết 2
5 Nguyên Thị Thu
Hà
Toán
TĐ
LTVC
Chính Tả
-Số tròn chục từ 110 đến 200
- Kho báu
- MRVT:Từ ngữ về cây cối.Đặt
và trả lời câu hỏi để làm gì? Dấu
chấm, dấu phẩy.
-Cây dừa
24/03/2011 Tiết 1
6 Lê Hữu Tuấn Toán
TĐ
LTVC
Chính Tả
- Các số từ 101 đến 110
- Cây đa quê hương
- MRVT:Từ ngữ về cây cối. Đặt
và trả lời câu hỏi để làm gì? Dấu
chấm, dấu phẩy.
- Hoa Phượng
25/03/2011 Tiết 1
GS: Phạm Thị H GVHD: gfgfggggggggggggggg
7
Trường Tiểu học Nguyễn Du Lớp: 2/3
- Xem bài giảng thực tập của các bạn trong nhóm
Ghi chép, nhận xét cá nhân về bài giảng của bạn, sau đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho bản thân.
- Thực tập dạy học:
Sau khi đã chuẩn bị kĩ bài giảng của mình, em đã thực tập dạy học của
mình, hoàn thành nhiệm vụ được giao vào ngày 23/03/2011.
- Kết quả giảng dạy:
+ Với sự chuẩn bị kĩ về bài giáo án, cùng với sự hướng dẫn của giáo
viên, em đã hoàn thành bài thực tập dạy học của mình. Tuy bài dạy của em
đã dúng qui trình và đảm bảo thời gian, có nội dung, nhưng tác phong chưa
vững vàng.
+ Các thao tác còn lúng túng, chưa rõ ràng.
+ Chưa bao quát hết lớp, để cho lớp ồn.
+ Lời giảng còn nhỏ, chưa thu hút.
c) Mức độ nắm vững các nguyên tắc và phương pháp dạy học, qui định
của trường tiểu học
Hoạt động dạy học của em có kết hợp các phương pháp dạy học như:
thảo luận nhóm đôi, cá nhân, trò chơi đố vui, làm cho tiết học sinh động hơn.
Trong bất kì một hoạt động dạy học nào cũng nên phối hợp sử dụng
các phương pháp dạy học phù hợp, làm cho tiết học sinh động hơn. Tránh
gây sự nhàm chán, thụ động cho học sinh.
Lứa tuổi tiểu học rất năng động, ham học hỏi, cần có nhiều biện pháp,
phuong pháp dạy học phù hợp, linh hoạt để phát huy được tính năng động,
tích cực, tự giác vá sáng tạo của học sinh.
d) Những bài học được rút ra qua hoạt động dạy học:
Khi thực hiện kế hoạch dạy học, Giáo viên phải xác định đúng vị trí,
mục tiêu, chuẩn kiến thức và kỹ năng, nội dung cơ bạn, trọng tâm của bài
dạy. Giảng dạy phải chính xác, có hệ thống. Phải tạo điều kiện cho học
sinhphát huy năng lực của các em. Dạy học đúng đặc trưng bộ môn, đúng
loại bài. Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
các đối tượng theo hướng phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh;
Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả; lời giảng mạch lạc, truyền cảm, phân
GS: Phạm Thị H GVHD: gfgfggggggggggggggg
8
Trường Tiểu học Nguyễn Du Lớp: 2/3
bố thời gian đảm bảo tiến trình dạy, đạt mục tiêu của bài dạy và phù hợp với
thực tế của lớp.
Do đó, người giáo viên phải không ngừng trao đổi kinh nghiệm nghề
nghiệp, rèn luyện tác phong nhà giáo.
3.Thực tập chủ nhiệm
a) Ý thức, thái độ đối với công tác giáo dục nói chung, công tác chủ
nhiệm nói riêng:
Tìm hiểu chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp ở
các lớp Tiểu học. ( Biện pháp thực hiện: Trao đổi, giao lưu, trò chuyện cùng
với giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp của lớp 2/3, trò chuyện, giao lưu
với học sinh lớp 2/3, nhất là các bạn cán sự lớp)
- Chức năng của công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường
Công tác chủ nhiệm của người Giáo viên đóng vai trò quan trọng
trong giáo dục ở trường tiểu học, đó là nhiệm vụ người giáo viên tiểu học
cần nắm vững và thực hiện tốt, muốn như vậy, người Giáo viên tiểu học cần
phải có năng lực, trình độ chuyên môn cao và phải có trách nhiệm, có lòng
yêu nghề, mến trẻ. Bên cạnh đòi hỏi cần có sự khéo léo, đạo dức của người
giáo viên.
Công tác chủ nhiệm được thực hiện khi người giáo viên tiếp nhận lớp
học, cần phải nắm được đặc điểm, tình hình lớp học, từ đó đặt ra mục tiêu
cho kế hoạch chủ nhiệm.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm
Giáo dục đạo dức
- Giáo dục cho HS thói quen, hành vi đạo đức tốt
- Giáo dục HS có nhân cách tốt, biết cư xử đúng với ông bà, cha mẹ,
ân cần, hòa nhã với bạn bè, có tinh thần tập thể, biết đoàn kết, giúp
đỡ mọi người.
GS: Phạm Thị H GVHD: gfgfggggggggggggggg
9
Trường Tiểu học Nguyễn Du Lớp: 2/3
- Xây dựng nề nếp, kỉ cương, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh,
biết trung thực trong học tập.
Học tập
- Duy trì nề nếp, sinh hoạt học tập của học sinh.
- Quan tâm đến tình hình học tập, chuyên cần …của học sinh.
- Nâng cao chất lượng học tập của học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi,
phụ đạo học sinh yếu.
- Giúp các em có tinh thần tự học, tự rèn, tự giác trong học tập, luôn
tích cực tìm tòi, sáng tạo, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Mạnh dạn tham gia xây dựng bài, giúp đỡ bạn yếu vươn lên trong
học tập.
Lao động vệ sinh
- Giáo dục cho HS thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung
và vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Tuyên truyền giúp bạn bè, người thân cùng giữ vệ sinh môi trường.
b) Những việc đã làm được trong công tác chủ nhiệm lớp
Qua trao đổi kiến với giáo viên chủ nhiệm, và qua các buổi dự giờ ở
lớp 2/3, bản thân em đã nắm được tình hình, đặc điểm lớp 2/3 như sau:
Đặc điểm tình hình lớp:
Sĩ số 35/17nữ
Thành phần gia đình: Đa số học sinh trong lớp là con em cán bộ,
công nhân, viên chức, một số ít thuộc thành phần gia đình buôn
bán, làm mướn,…
Những thuận lợi và khó khăn về các mặt: học tập, vui chơi, chăm
sóc giáo dục sức khỏe, tham gia các hoạt động khác…
Thuận lợi:
GS: Phạm Thị H GVHD: gfgfggggggggggggggg
10
Trường Tiểu học Nguyễn Du Lớp: 2/3
• Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến học sinh, cả về chăm lo sức
khỏe, học tập của con em mình, đa số các em đều có tính tự giác,
chăm ngoan, có học lực từ trung bình trở lên. Các em biết vâng lời
cha mẹ, thầy cô, thân ái, đoàn kết với bạn bè.
• Sĩ số lớp đảm bảo chuẩn nên có điều kiện quan tâm đến các đối
tượng học sinh, số học sinh tương đối đồng đều giữa nam và nữ.
• Phương tiện đến trường của học sinh tiện nghi.
• Nhà trường đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và thời gian học tập
cho học sinh.
Khó khăn:
• Có nhiều học sinh cá biệt lười học, thụ động, nhút nhát, trầm cảm.
Nguyên nhân do còn thiếu sự quan tâm của gia đình, đặc biệt là các
gia đình làm mướn, buôn bán…và do nề nếp sinh hoạt của mỗi gia
đình khác nhau.
• Một số học sinh có sự chênh lệch lực học giữa các môn như Toán,
Tiếng Việt, như yếu về các kĩ năng làm toán, kĩ năng viết.
• Một số học sinh có sức khỏe kém, hay nghỉ học.
- Nhiệm vụ công tác chủ nhiệm trong thời gian thực tập
Công tác xây dựng tập thể học sinh
- Tìm hiểu biện pháp, phương pháp chăm sóc giáo dục của giáo viên đối với
học sinh.
- Điều tra tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh và cách giáo dục, dạy dỗ của
phụ huynh đối với học sinh.
- Tìm hiểu về tâm lí tính cách, sức khỏe, môi trường mà học sinh đang sống,
sinh hoạt có gì ảnh hưởng đến các em.
- Tìm hiểu tình hình học tập , tham gia các hoạt động của học sinh.
GS: Phạm Thị H GVHD: gfgfggggggggggggggg
11
Trường Tiểu học Nguyễn Du Lớp: 2/3
Công tác quản lí học sinh
- Tổ chức cho học sinh học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa, thể dục,
thể thao, văn nghệ….
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, giáo dục tình cảm
yêu lao động.
c) Những bài học kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm
Sau đợt tực tập chủ nhiệm, bản thân em đã từng bước làm quen với
học sinh tiểu học, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ tiểu học.
Nhất là trong thời gian thực tập chủ nhiệm lớp 2/3, em đã thu thập và nắm
được đặc điểm, tình hình của lớp, học lực của từng học sinh, hoàn cảnh
gia đình của các em.
Qua đó, em đã học hỏi được rất nhiều điều và nhận ra rằng: Một người
giáo viên không chỉ có công tác giảng dạy mà công tác chủ nhiệm cũng
chiếm một vị trí không kém phần quan trọng. Những gì em đã học tập được
trong đợt kiến- thực tập này là hành trang quý báu sẽ phục vụ cho ngành
nghề mà em đã chọn, nó sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong tương lai.
4. Thực hiện bài tập nghiên cứu Tâm lí - Giáo dục
Đề tài: “Kĩ năng tự đọc của học sinh lớp 2/3, Trường Tiểu học Nguyễn
Du- thực trạng và giải pháp”
Qua các buổi dự giờ ở lớp 2/3, tiết tập đọc và hỏi y kiến giáo viên, em
và nhóm đã biết được thực trạng kĩ năng tự đọc của học sinh. Kĩ năng tự đọc
của các em khá tốt, nhận thấy rất nhiều học sinh tự luyện đọc nhiều lần, thể
hiện ở chổ là các em đọc trơn rất tốt các bài tập đọc mà nhóm em đã dự giờ
(tập đọc Kho Báu, tiết 1 ngày 18/03/2011, tập đọc Kho Báu, tiết 2 ngày
21/03/2011, Tập đọc Cây Dừa, ngày 23/03/2011…và qua các buổi dự gio92
khác)
GS: Phạm Thị H GVHD: gfgfggggggggggggggg
12
Trường Tiểu học Nguyễn Du Lớp: 2/3
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU
1. Một số thu hoạch qua đợt thực tập sư phạm
Mặt mạnh
- Học hỏi được nhiều kĩ năng, kinh nghệm sư phạm từ những bậc Thầy
cô đi trước.
- Tiếp xúc, hiểu và yêu mến học sinh tiểu học
- Được thực tập dạy học, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Mặt yếu
- Chưa hăng hái thăm hỏi, học hỏi kiến nhiều với giáo viên ở trường tiểu
học, do còn thụ động
- Kết quả thực tập dạy học chưa cao mặc dù đã có sự chuẩn bị.
2. Tự đánh giá xếp loại thực tập sư phạm
a) Đánh giá về y thức kỉ luật
+ Bản thân chấp hành nội quy, quy chế thực tập sư phạm, tự giác
thực hiện các nội quy thực tập.
+ Thực hiện nội quy thực tập, nghiêm chỉnh chấp hành thời khóa
biểu cuả đoàn thực tập và sự phân công của giáo viên hướng dẫn.
+ Tuân thủ theo sự điều hành, quản lí của ban chỉ đạo các cấp,
giáo viên hướng dẫn và trường thực tập sư phạm, luôn hoàn thành kế hoạch
được giao.
b) Về việc thực hiện các nhiệm vụ
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Nhiệm vụ thầy cô giao, em luôn cố gắng thực hiện và nhận thức cần
thực hiện sao cho đạt hiệu quả. Có như vậy mới không phụ lòng tin của thầy
cô vào năng lực của mình.
d) Tính gương mẫu trước học sinh
- Trang phục chỉnh tề, đúng tác phong của người giáo viên.
- Đối xử ôn hòa, nhã nhặn với các em. Lời nói nhỏ nhẹ, thái độ yêu
thích học sinh.
GS: Phạm Thị H GVHD: gfgfggggggggggggggg
13
Trường Tiểu học Nguyễn Du Lớp: 2/3
e) Quan hệ với các thành viên của nhóm, cán bộ giáo viên
Luôn quan tâm đến các bạn trong nhóm, thực hiện tốt quan hệ bạn
bè trong đoàn thực tập, giúp nhau chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn bị bảng
phụ bạn khi lên tiết dạy, đóng góp ý kiến trong giảng dạy và các hoạt động
khác.
Đối với giáo viên, cán bộ công nhân viên của trường: kính trọng, lễ
phép.
Bài học kinh nghiệm cho bản thân
Người giáo viên phải không ngừng trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp và
tiếp thu tri thức, kinh nghiệm cho bản thân, nâng cao năng lực, trình độ
chuyên môn, và phải có lòng yêu nghề, mến trẻ.
Bên cạnh đó phải rèn luyên đạo đức, tác phong gương mẫu ngay khi
còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó là cách tốt nhất để hoàn thiện nhân cách
người giáo viên. Luôn ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình để hoàn
thành tốt công việc được giao.
3. Phương hướng phấn đấu
Thường xuyên trau dồi kiến thức mới; không ngừng tìm tòi các
phương pháp dạy học mới, khả năng ứng dụng cao; rèn luyện, trau dồi đạo
đức nghề nghiệp,…. để sau này trường có thể đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Trang bị cho mình những kiến thức lí luận vững chắc để khi thực hành sẽ đạt
kết quả tốt. Người giáo viên cũng cần có một niềm tin, lý tưởng vững vàng,
tốt đẹp và một tinh thần kiên định để sau này làm tốt công tác giáo dục tư
tưởng cho học sinh.
Chuẩn bị tâm thế thật tốt để sau này ra trường tiến hành công tác
giảng dạy chúng em không phải ngỡ ngàng như năm nay và phải chuẩn bị
thật chu đáo để kết quả dạy thật tốt. Thường xuyên đọc và xem lại những bài
học, những kinh nghiệm quý giá đã thu hoạch được trong đợt thực tập sư
phạm này để rút kinh nghiệm cho bản thân và có thể làm tốt công tác giảng
dạy và công tác chủ nhiệm sau khi ra trường.
GS: Phạm Thị H GVHD: gfgfggggggggggggggg
14
Trường Tiểu học Nguyễn Du Lớp: 2/3
IV. NHẬN XÉT CỦA NHÓM SINH VIÊN VÀ GIÁO VIÊN
HƯỚNG DẪN
1. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN CỦA NHÓM SINH VIÊN
2. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Thủ Dầu Một, ngày 28 tháng 3 năm 2011
Sinh viên
GS: Phạm Thị H GVHD: gfgfggggggggggggggg
15
Trường Tiểu học Nguyễn Du Lớp: 2/3
chỉnh sửa và in tại photo hảo hảo đối diện trường ĐH TDM
0922 94 91 97
GS: Phạm Thị H GVHD: gfgfggggggggggggggg
16