Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

161 Một số ý kiến về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp xây lắp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.8 KB, 11 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Tổ chức kế toán chi phí sản xuất chính xác, hợp lý và tính đúng, tính đủ giá
thành công trình xây lắp có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá
thành xây dựng, trong việc kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chi phí phát sinh ở
doanh nghiệp nói chung và ở các tổ đội xây dựng nói riêng. Với chức năng là ghi
chép, tính toán, phản ánh và giám đốc thường xuyên liên tục sự biến động của
vật tư, tài sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thước đo hiện vật và thước đo giá trị để
quản lý chi phí. Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành,
người quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng công
trình, hạng mục công trình của quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó, nhà quản
trị có thể phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao
động, vật tư, vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành,
đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng là điều kiện quan
trọng để doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường.
Việc phân tích đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa
trên giá thành sản phẩm chính xác. Về phần giá thành thì giá thành lại chịu ảnh
hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp. Do vậy, tổ chức tốt công
tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp để xác định nội
dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu
tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu rất cần thiết đối
với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng.
Chính vì những lý do như vậy em xin lựa chon đề tài:”Một số ý kiến về tổ chức
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp
xây lắp”.
Phương pháp nghiên cứu mà em sử dụng trong chuyên đề này là dựa trên cơ sở
những phân tích lý luận và những hiểu biết thực tế để đề xuât ý kiến.
Bố cục của chuyên đề này gồm các phần như sau:
Phần 1: Những vấn đề lý luận và thực trạng về tổ chức kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
Phần 2: Một số ý kiến đề xuất về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và


tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
1
Phần 1: Những vấn đề lý luận và thực trạng về tổ chức kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây
lắp.
1. Lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
1.1 Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp.
a) Khái niệm chi phí sản xuất.
Sản xuất gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của loài người. Quá
trình sản xuất là sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản: đối tượng lao động, tư liệu lao
động và lao động sống. Lao động là hoạt động một cách có ý thức của người lao
động tác động một cách có mục đích lên đối tượng lao động và tư liệu lao động,
qua quá trình biến đổi sẽ tạo ra sản phẩm, lao vụ. Đó chính là sự tiêu hao ba yếu
tố trên. Trong xã hội tồn tại quan hệ hàng hóa - tiền tệ, hao phí yếu tố nguồn lực
cho sản xuất, kinh doanh được biểu hiện dưới hình thức giá trị, gọi là chi phí sản
xuất, kinh doanh.
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ kinh doanh
nhất định. Chi phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương, thưởng, phụ
cấp và các khoản trích theo lương của người lao động. Chi phí lao động vật hóa
là những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động dưới
các hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính.
b) Các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm giá trị thực tế của nguyên liệu,
vật liệu chính, phụ hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển thực tế tham gia
cấu thành sản phẩm xây lắp và giúp cho việc thực hiện và cấu thành sản phẩm
xây lắp( không kể vật liệu cho máy móc thi công và hoạt động sản xuất chung).
Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các
khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp xây lắp.

Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm chi phí cho các máy thi công nhằm
thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy. Máy móc thi công là loại máy trực tiếp
phục vụ xây lắp công trình. Đó là những máy móc chuyển động bằng động cơ
hơi nước, diezen, xăng, điện,...
Chi phí sử dụng máy thi công gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.
• Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy thi công gồm: lương chính,
phụ của công nhân điều khiển, phục vụ máy thi công. Chi phí nguyên
liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ
2
mua ngoài (sửa chữa nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe, máy ) và các chi phí
khác bằng tiền.
• Chi phí tạm thời: chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trung tu...),
chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy
máy....). Chi phí tạm thời của máy có thể phát sinh trước (hạch toán trên
TK 142, 242) sau đó phân bổ dần vào TK 623. Hoặc phát sinh sau nhưng
phải tính trước vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ (do liên quan
đến việc sử dụng thực tế máy móc thi công trong kỳ). Trường hợp này
phải tiến hành trích trước chi phí (hạch toán trên TK 335)
Chi phí sản xuất chung: phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây
dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, công trường, các khoản trích
BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (19 %) trên tiền lương của công nhân
trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển xe, máy thi công và nhân viên quản lý
đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác
liên quan đến hoạt động của đội.
Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ những chi phí phát sinh trong việc tiêu thụ
sản phẩm và hàng hóa trong kỳ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm toàn bộ những chi phí liên quan đến
việc quản trị kinh doanh và quản trị hành chính trong doanh nghiệp mà không
tách được cho bất cứ phân xưởng , công trường nào.
c) Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp.

- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Trong tổng chi phí sản phẩm xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu chính
chiếm một tỷ trọng lớn. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của
những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn
và có thể xác định một cách tách biệt rõ ràng cụ thể cho từng sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham
gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu được
tính theo giá thực tế khi xuất dùng, còn có cả chi phí thu mua, vận chuyển
từ nơi mua về nơi nhập kho hoặc xuất thẳng đến chân công trình.
Tài khoản sử dụng:Tài khoản 621 dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển xang tài khoản tập hợp chi phí sản
xuât và tính giá thành sản phẩm. Kết cầu tài khoản 621 như sau:
Bên Nợ: Trị giá gốc của nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản phẩm xây
lắp.
Bên Có: Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết đem nhập kho, kêt
chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản 154.
3
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
Căn cứ vào đối tượng hạch toán, kế toán ghi:
*Khi xuất nguyên vật liệu sử dụng cho thi công:
Nợ TK 621.
Có TK 152./ Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng.
* Mua nguyên vật liệu đưa thẳng đến công trình phục vụ cho thi công.
Nợ TK 621: giá mua nguyên vật liệu chưa VAT.
Nợ TK 133: VAT được khấu trừ.
Có 111,112,141,331: số tiền theo giá thanh toán.
* Cuối tháng nguyên vật liệu dùng không hết đem trả lại kho.
Nợ TK 152.
Có TK 621/ trị giá nguyên vật liệu nhập kho.

* Cuối tháng kết chuyển chi phí nguên vật liệu trực tiếp.
Nợ TK 154.
Có TK 621./ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Trường hợp có nguyên vật liệu vượt định mức không được tính vào giá
thành sản phẩm.
Nợ TK 632.
Có TK 621./ Chi phí nguyên vật liệu vượt định mức.
- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như tiền lương
chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương( phụ cấp khu vực,
độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ…)
* Tính lương phải trả cho công nhân của doanh nghiệp trực tiếp sản xuất xây
lắp.
Nợ TK 622
4
Có Tk 3341./ lương phải trả.
* Tiền công phải trả cho công nhân thuê ngoài.
Nợ TK 622
Có TK 3342./ tiền thuê nhân công bên ngoài.
* Cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
Nợ TK 154.
Có TK 622./ chi phí nhân công trực tiếp.
- Kế toán chi phí sử dụng máy thi công.
Tài khoản sử dụng 623.
* Khi phát sinh các khoản chi phí thuộc chi phí sử dụng máy thi công.
Nợ TK 623.
Có TK 334, 152, 153, 214, 111, 112./ chi phí sử
dụng máy thi công.
* Cuối kỳ tính và kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công.

Nợ TK 154.
Có Tk 623./ Chi phí sử dụng máy thi công.
* Trường hợp có máy thi công vượt định mức không đựợc tính vào giá
thành.
Nợ TK 632.
Có Tk 623./ Chi phí sử dụng máy thi công vượt định
mức.
- Kế toán chi phí sản xuất chung.
*Khi phát sinh các khoản chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp xây
lắp kế toán viên ghi.
Nợ TK 627: chi phí sản xuất chung.
5

×