MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 3
1.3. NHẬT KÍ THỰC TẬP 4
1.3.1. Nhiệm vụ được phân công 4
1.3.2. Quá trình thực tập 5
BẢNG 1: NHẬT KÝ THỰC TẬP 5
2.4. HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM 10
2.5.MỘT SỐ DỰ ÁN DO TRUNG TÂM THỰC HIỆN 10
BẢNG 2: MỘT SỐ DỰ ÁN DO TRUNG TÂM THỰC HIỆN 10
CHƯƠNG III: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 15
CHƯƠNG IV. THÔNG TIN CHUNG VỀ KHU VỰC 19
NGHIÊN CỨU 19
BẢNG 8: CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM DO ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN 33
KẾT LUẬN 35
Page 1
Danh mục bảng
Bảng 1: Nhật kí thực tập 6
Bảng 2: Một số dự án do trung tâm thực hiện 11
Bảng 3: Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Lạng Sơn 23
Bảng 4: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Lạng Sơn 24
Bảng 5: Lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn 28
Bảng 6: Số giường bệnh phân theo huyện/thành phố thuộc tỉnh
(năm 2008) 30
Bảng 7: Tổng hợp hiện trạng chất thải rắn phát sinh 33
Bảng 8: Các vấn đề ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn 33
Page 2
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường là đặc trương cơ bản của thời đại, là vấn đề mang tính toàn cầu,
ô nhiễm môi trường đang đe dọa sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Chúng ta nhận thấy rằng, khi xã hội càng phát triển, đời sống vật chất của
cộng đồng càng được nâng cao thì sức ép về vấn đề môi trường, đặc biệt là chất
thải rắn ngày càng nhiều. Lượng chất thải rắn sinh ra trên địa bàn ngày một ra
tăng, thành phần chất thải rắn ngày một phức tạp.
Trong những năm qua, kinh tế tỉnh Lạng Sơn đã có những bước phát triển
mạnh mẽ đồng thời cơ cấu kinh tế của tỉnh đang dần chuyển sang cơ cấu công
nghiệp, dịch vụ, tốc độ đô thị hóa nông thôn ngày càng cao. Song bên cạnh đó
lượng chất thải rắn sinh ra trên địa bàn tỉnh cũng tăng nhanh. Mặc dù hầu hết
các huyện trong tỉnh đều thành lập các hợp tác xã, Công ty vệ sinh môi trường
hoặc tổ chức các đội thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Tuy nhiên, do
nguồn kinh phí con hạn hẹp, trang thiết bị còn thiếu và thô sơ, nguồn nhân lực
hầu hết chưa được đào tạo cơ bản nên còn gặp rất nhiều khó khăn trong công
tác xử lý và quản lý chất thải rắn.
Vì vậy, thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng quản lý, xử lý chất thải
rắn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” để cung cấp các dữ liệu khoa học để xây
dựng hệ thống giám sát, đánh giá, xử lý và quản lý chất thải rắn trên địa bàn
tỉnh là việc làm cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe người dân và đảm bảo phát
triển bền vững.
1.2. NHIỆM VỤ
Để giúp cho đánh giá hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn ở khu vực, cần
thực hiện các nội dung sau:
- Tìm hiểu các tiêu chuẩn về lấy mẫu và bảo quản mẫu, phương pháp phân tích
các chỉ tiêu của chất thải rắn, các quy chuẩn để so sánh.
Page 3
- Tìm hiểu trang thiết bị máy móc dùng trong công việc lấy mẫu và phân tích
các chỉ tiêu.
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tê – xã hôi của tỉnh Lạng Sơn.
- Đi thực tế và tiến hành lấy mẫu chất thải rắn.
- Phân tích một số chỉ tiêu vật lý, hóa học của chất thải rắn.
- Viết báo cáo thực tập tốt nghiệp.
1.3. NHẬT KÍ THỰC TẬP
1.3.1. Nhiệm vụ được phân công.
- Tìm hiểu nội quy làm việc và các công việc của phòng xử lý ô nhiễm
và cải thiện môi trường.
- Nghiên cứu báo cáo của một số dự án mà phòng xử lý ô nhiễm và cải
thiện môi trường đã tham gia thực hiện:
o Dự án: Xây dựng và triển khai mô hình xử lý chất thải sinh hoạt của
cụm dân cư lưu vực sông.
o Dự án: Quy hoạch mạng lưới thu gom, điểm trung chuyển và xử lý
chất thải rắn huyện Gia Viễn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
o Dự án: Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới.
o Dự án: Tổng hợp, xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác thải cho
các thị trấn, thị tứ cấp, cấp xã.
o Dự án: Quy hoạch quả lý chất thải rắn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020.
- Nghiên cứu, tìm hiểu hiện trạng, phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn ở
tỉnh Lạng Sơn.
Page 4
1.3.2. Quá trình thực tập.
Bảng 1: Nhật ký thực tập
Tuần Ngày Nội dung thực tập
Tuần 1
(từ ngày 13/02
đến 19/02/2012)
Thứ 2 Nghỉ
Thứ 3
Đến đơn vị thực tập, gặp mặt lãnh đạo trung
tâm.
Thứ 4 Lập đề cương thực tập.
Thứ 5
Nhận phòng thực tập, trao đổi công việc thực
tập với cán bộ hướng dẫn.
Thứ 6, thứ 7,
chủ nhật
Nghỉ
Tuần 2 ( 20/02
đến 26/02/2012)
Thứ 2 Tìm hiểu cách làm báo cáo thực tập
Thứ 3
Tìm hiểu nội quy làm việc của Trung tâm,
các công việc của phòng Xử lý ô nhiễm và
cải thiện môi trường
Thứ 4
Tìm hiểu danh sách nhân sự của trung tâm,
các phòng ban.
Thứ 5 Viết phiếu điều tra về đa dạng sinh học
Thứ 6 Viết phiếu điều tra về đa dạng sinh học
Thứ 7, chủ
nhật
Nghỉ
Tuần 3
(từ 27/02 đến
04/03/2012)
Thứ 2 Viết phiếu điều tra về đa dạng sinh học
Thứ 3
Nhận tài liệu tham khảo, tìm hiểu 1 số dự án
mà các cán bộ trong phòng tham gia thực
hiện.
Thứ 4, thứ 5,
thứ 6
Nghiên cứu tài liệu
Thứ 7, chủ
nhật
Nghỉ
Tuần 4 (06/03 Thứ 2 Nghiên cứu tài liệu.
Page 5
đến 12/03/2012) Tìm hiểu cách xây dựng báo cáo.
Thứ 3 Nhận đề tài thực tập
Thứ 4, thứ 5,
thứ 6
Lập đề cương chi tiết
Thứ 7, chủ
nhât
Nghỉ
Tuần 5 (12/03
đến 18/03/2012)
Thứ 2
Gửi đề cương chi tiết cho cán bộ hướng dẫn,
nhận góp ý, hướng dấn cho báo cáo.
Thứ 3 Nghỉ
Thứ 4 Thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu
Thứ 5 Thu thập thông tin.
Thứ 6 Viết báo cáo
Thứ 7, chủ
nhật
Nghỉ
Tuần 6 (từ 20/03
đến 26/03)
Thứ 2, thứ 3,
thứ 4
Viết báo cáo
Thứ 5
Gửi báo cáo cho cán bộ hướng dẫn, chỉnh
sửa báo cáo
Thứ 6 Hoàn thiện báo cáo
Thứ 7, chủ
nhật
Nghỉ
Page 6
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04/3/2008 của Chính phủ về việc
qui định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Tổng cục Môi trường được thành lập trên cơ sở hợp nhất từ Vụ
Môi trường, Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường và Cục bảo vệ
môi trường. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục
Môi trường được qui định trong Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày
30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường là đơn vị trực thuộc Tổng cục
Môi trường, được thành lập theo Quyết định số 2465 ngày 26/11/2008 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường và được qui định chức năng nhiệm vụ theo quyết
định số 228/QĐ-TCMT ngày 15/12/2008 của Tổng cục môi trường. Nhân sự
của Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường được xây dựng trên cơ sở
Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Chuyển giao công nghệ môi trường.
Cùng với sự chỉ đạo và quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Tổng cục Môi
trường, Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường có đầy đủ điều kiện để
đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường.
2.2. TƯ CÁCH PHÁP NHÂN
Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường là Trung tâm có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản hạn mức kinh phí và tiền gửi tại kho
bạc nhà nước, tài khoản ngân hàng theo quy định hiện hành.
Tên chính thức : Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường
Địa chỉ : Số 556 – Nguyễn Văn Cừ – Long Biên – Hà Nội
Giám đốc : TS. Nguyễn Đức Toàn
Điện thoại : 04. 38727 440
Page 7
Fax : 04. 38727 441
Email :;
Tài khoản :0021000971843 tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội
Website :
2.3. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
- Điều tra, khảo sát, nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn phục vụ
xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình
mục tiêu quốc gia, quy hoạch, kế hoạch quốc gia về môi trường theo sự phân
công của Tổng cục trưởng.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi
trường tổng hợp, dự báo diễn biến môi trường liên vùng toàn quốc; đánh giá tác
động biến đổi khí hậu; điều tra, thống kê, đánh giá chất thải, tình hình ô nhiễm,
suy thoái và sự cố môi trường; các dự án về an toàn sinh học.
- Xây dựng và thực hiện các đề án, dự án: phân loại, thu gom, vận chuyển, xử
lý, giảm thiểu, tái chế, chôn lấp chất thải quy mô liên tỉnh hoặc các mô hình thí
điểm cấp quốc gia; xử lý chất thải cho các cơ sở công ích; các đề án, dự án,
nhiệm vụ về bảo vệ, khắc phục, cải tạo cảnh quan môi trường lưu vực sông liên
tỉnh, vùng ven biển bị ô nhiễm, suy thoái môi trường.
- Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, diễn biến tác động của ô
nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng; xây dựng báo cáo quốc gia về sức
khỏe môi trường; xây dựng và cập nhật hồ sơ sức khỏe môi trường quốc gia.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, triển khai tiến bộ khoa học và công nghệ
trong lĩnh vực môi trường; xây dựng và tổ chức triển khai các dự án trọng điểm
ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ môi trường; nghiên cứu và xây dựng
mô hình sản xuất và tiêu thụ bền vững, sản xuất sạch hơn, triển khai nhân rộng
các mô hình.
Page 8
- Nghiên cứu, xây dựng, chuyển giao kỹ năng, nghiệp vụ, kỹ thuật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường; các phương pháp, công cụ phân tích, lượng giá kinh tế
môi trường;
- Tham gia nghiên cứu tác động tới môi trường xung quanh của các hoạt động
khai thác tài nguyên, đề xuất các biện pháp quản lý phòng ngừa nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
- Tham gia thẩm định và đánh giá công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường, các
thiết bị, công trình xử lý chất thải trước khi đi vào hoạt động.
- Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về môi trường
theo phân công của Tổng cục trưởng.
- Tổ chức các hội chợ, triển lãm công nghệ môi trường.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công về môi trường theo quy định của pháp
luật.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn môi trường: lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường; lập hồ sơ
đăng ký hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại; lập
hồ sơ đăng ký, chứng nhận cơ sở và sản phẩm thân thiện môi trường; tư vấn xây
dựng ISO 14000, sản xuất sạch hơn; khảo sát lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư;
thiết kế kỹ thuật và dự toán các công trình cấp thoát nước và xử lý môi trường;
thi công, giám sát thi công, lắp đặt thiết bị các công trình cấp thoát nước và xử
lý môi trường; tổ chức các dịch vụ đào tạo trong lĩnh vực môi trường.
- Hỗ trợ về kỹ thuật và chuyên môn cho các đơn vị quản lý trực thuộc Tổng
cục qua hình thức cử chuyên gia tư vấn và các bộ tham gia các nhiệm vụ công
tác của Tổng cục.
- Quản lý tổ chức, cán bộ, viên chức, lao động, tài sản, tài chính thuộc Trung
tâm theo phân cấp của Tổng cục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.
Page 9
2.4. HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM
Sơ đồ tổ chức trung tâm tư vấn và công nghệ môi trường
2.5. MỘT SỐ DỰ ÁN DO TRUNG TÂM THỰC HIỆN
Bảng 2: Một số dự án do trung tâm thực hiện
TT Tên dự án, nhiệm vụ
Thời gian
thực hiện
Kinh phí
(1000VNĐ)
(1) (2) (3) (4)
1
Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng
của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe
cộng động và đề xuất các biện pháp giảm
thiểu, khuyến cáo tới cộng đồng
2006,2008 7.000.000
Page 10
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒN
G
HÀNH
CHÍNH
TỔNG
HỢP
PHÒNG
XỬ LÝ Ô
NHIỄM
VÀ CẢI
THIỆN
MÔI
TRƯỜN
PHÒNG
CÔNG
NGHỆ
MÔI
TRƯỜN
G
PHÒNG
SỨC
KHỎE
MÔI
TRƯỜN
G
PHÒNG
DỊCH
VỤ MÔI
TRƯỜN
G
CHI
NHÁN
H PHÍA
NAM
2
Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm
việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt cho các khu đô thị mới
2005,2006,
2007,2008
5.000.000
3
Điều tra, thống kê các nguồn thải, hiện
trạng môi trường và những tác động đến
môi trường trên lưu vực sông Cầu
2009 1.000
4
Lập quy hoạc bảo vệ môi trường lưu vực
sông Cầu đến 2015 và định hướng đến
2020
2009 1.9.000
5
Xây dựng Chương trình đào tạo về quản
lý chất thải nguy hại và hướng dẫn công
tác đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo
2007 120.000
6
Xây dựng đề án: “ Tuyên truyền, giáo
dục, nâng cao nhận thức về tác hại của
các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và
các hóa chất độc hại”
2007 100.000
7
Lập dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật “
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhà
máy tuyển quặng Apatit Lào Cai
2006 500.000
8
Lập báo cáo Đánh giá tác động môi
trường Dự án: “ Đầu tư Cảng và Tổ hợp
gang thép công suất 7,5 triệu tấn/ năm,
giai đoạn 1, thuộc dự án Liên hợp gang
thép Formosa Hà Tĩnh công suất 15 triệu
tấn/ năm
2008
105.000US
D
9
Xây dựng mô hình xử lý nước thải chăn
nuôi lợn góp phần bảo vệ môi trường lưu
vực sông Nhuệ - Đáy
2009 6,8.000
10
Lập dự án : “ Xây dựng hệ thống cung
cấp nước sạch thị trấn Lam Sơn Sao
Vàng Thọ Xuân Thanh Hóa
2004 250.000
11
Thiết kế “ Xây dựng hệ thống cung cấp
nước sạch thị trấn Lam Sơn Sao Vàng
2004-2005 1.200.000
Page 11
Thọ Xuân Thanh Hóa”
12
Thiết kế “ Hệ thống xử lý nước rác Dung
Quất, Quảng Ngãi” , công suất 72m
3
/h
2003 250.000
13
Hệ thống cấp nước thuộc dự án đầu tư
xây dựng khu công nghiệp Mai Sơn –
Sơn La
2008,2010 9.000.000
14
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Khu đô
thị Mỹ Đình II Công suất 1300m
3
/ ngày
đêm
2002 200.000
15
Lập dự án xử lý nước thải khu gang thép
Thái Nguyên
2004 5.000.000
16
Tổng thầu hệ thống cung cấp nước sạch
và xử lý nước thải nhà máy Yamaha Thái
Nguyên
2003 100.000
17
Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật : “ Trạm xử
lý nước rác thành phố Thái Nguyên”
2002 120.000
18
Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật : “ Trạm xử
lý nước rác thành phố Việt Trì”
2007 200.000
19
Hệ thống thoát nước xử lý nước thải
thuộc dự án đầu tư xây dựng khu công
nghiệp Mai Sơn – Sơn La
2008,2010 24.000.000
20
Điều tra, đánh giá tình hình quản lý các
chất hữu cơ khó phân hủy trên địa bàn
toàn quốc; xử lý triệt để các khu vực bị ô
nhiễm môi trường do các chất ô nhiễm
hữu cơ khó phân hủy là PCBs gây ra
2008,2009 16.000.000
21
Lập dự án và thiết kế hệ thống cung cấp
nước sạch và xử lý nước thải cho các trại
giam trên toàn quốc
2001 – đến
nay
22
Lập dự án và thiết kế hệ thống cung cấp
nước sạch và xử lý nước thải cho các
2001- đến
Page 12
trường học và trường dạy nghề trên toàn
quốc
nay
23
Thiết kế hệ thống cung cấp nước sạch và
xử lý nước thải cho nhiều nhà cao ốc tại
Hà Nội
2001 – đến
nay
2.6. GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG XỬ LÝ Ô NHIỄM VÀ CẢI THIỆN MÔI
TRƯỜNG
2.6.1. Vị trí, chức năng.
Phòng Xử lý ô nhiễm và Cải thiện môi trường là đơn vị trực thuộc Trung
tâm, có chức năng thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc giao; giúp Giám đốc đề
xuất và thực hiện các nhiệm vụ về xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường.
2.6.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a. Về công tác thực hiện và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ
- Làm đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các nhiệm vụ
được giám đốc giao; phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực
hiện các nhiệm vụ được giao; xây dựng, đề xuất các nhiệm vụ, chương trình dự
án về xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học;
- Phối hợp hoặc chủ trì triển khai thực hiện các nhiệm vụ tư vấn,
chuyển giao, xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường cho các địa phương.
b. Về chức năng và quyền hạn
- Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Trung tâm giao;
- Xây dựng và thực hiện các đề án, dự án: Phân lọai, thu gom, vận
chuyển, xử lý, giảm thiểu, tái chế, chôn lấp chất thải quy mô liên tỉnh hoặc mô
hình thí điểm cấp quốc gia; xử lý chất thải cho các cơ sở công ích; các đề án, dự
án, nhiệm vụ về bảo vệ, khắc phục, cải tạo cảnh quan môi trường lưu vực sông
liên tỉnh, vùng ven biển bị ô nhiễm, suy thoái môi trường;
- Tham gia các hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi
trường, đánh giá tác động môi trường tổng hợp, dự báo diễn biến môi trường
liên vùng toàn quốc; điều tra, thống kê, đánh giá chất thải, tình hình ô nhiễm,
Page 13
suy thoái và sự cố môi trường; các dự án về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh
học; các dự án về biến đổi khí hậu; đánh giá và giám sát an toàn sinh học;
- Xử lý chất thải cho các Công ty nhà nước, tư nhân, liên doanh hoặc có
vốn đầu tư nước ngoài; tiếp nhận, thử nghiệm, chuyển giao công nghệ sinh học,
các giải pháp xử lý, cải thiện và phục hồi môi trường cảnh quan, bảo tồn đa
dạng sinh học.
Page 14
CHƯƠNG III: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
3.1. TÊN ĐỀ TÀI
Đánh giá hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
3.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật bảo vệ môi trường 2005 được quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày
01/07/2006;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về chất thải
rắn;
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn;
- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành quy chế Quản lý chất thải y tế.
3.3. MỤC TIÊU
- Đánh giá sự ô nhiễm và ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe con
người, cảnh báo sớm các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, gây ô nhiễm và suy
thoái đất.
- Cung cấp các dữ liệu khoa học để xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá, xử
lý và quản lý chất thải rắn.
- Đề xuất phương án quản lý có hiệu quả.
3.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
a. Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng là chất thải rắn và hệ thống quản lý
chất thải rắn của tỉnh Lạng Sơn.
b. Phạm vi
Page 15
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi hành chính 10 huyện và 1 thành phố của tỉnh
Lạng Sơn.
Page 16
3.5. NỘI DUNG
Thu thập thông tin, dữ liệu liên quan:
Thu thập thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, gió, độ ẩm);
thủy văn (mạng lưới sông suối,một số sông, hồ chính); địa hình.
- Tài nguyên thiên nhiên: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên sinh vật.
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn:
- Thu thập thông tin dữ liệu về tình hình tăng trưởng kinh tế: quy mô phát
triển kinh tế; phát triển GDP và thu nhập GDP/đầu người của tỉnh; tỷ lệ
đóng góp GDP của các ngành kinh tế trong những năm gần đây (ngành
nông-lâm-thủy sản, ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ)
- Thu thập thông tin, dữ liệu về tình hình dân số và lao động trong các năm
gần đây.
- Thu thập thông tin, dữ liệu về phát triển nông nghiệp, nông nghiệp và dịch
vụ.
Thu thập thông tin, dữ liệu về hiện trạng môi trường:
Thực trạng về các vấn đề môi trường đất, môi trường nước và môi trường
không khí ở khu vực tỉnh Lạng Sơn: các nguồn gây ô nhiễm, diễn biến chất
lượng môi trường, ảnh hưởng của các vấn đề ô nhiễm trong môi trường đó.
Thu thập thông tin, dữ liệu về quản lý chất thải rắn ở tỉnh Lạng Sơn.
- Nguồn phát sinh chất thải rắn.
- Tình hình thu gom và quản lý chất thải rắn.
- ảnh hưởng của ô nhiễm chất thải rắn.
Thực trạng công tác quản lý môi trường.
Điều tra, khảo sát và lấy mẫu môi trường
Page 17
- Khảo sát và lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường.
- Tổng hợp, phân tích dữ liệu.
Đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn.
Xây dựng báo cáo
3.6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp kế thừa
- Thu thập tài liệu, số liệu về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Lạng Sơn.
- Thu thập, nghiên cứu, đánh giá về các điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất,
thủy văn, tài nguyên môi trường và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng
Sơn
Phương pháp khảo sát thực địa
Các đối tượng điều tra, khảo sát bao gồm:
- Các yếu tố môi trường tự nhiên: khí hậu, thủy văn, địa hình, địa chất.
- Các yếu tố kinh tế - xã hội: mật độ dân số, mức sống, văn hóa, giáo dục, y tế
- Các yếu tố về cơ sở hạ tầng: hệ thống cơ sở kĩ thuật hạ tầng hiện có và tương
lai.
- Tài nguyên và hệ sinh thái.
Phương pháp phân tích
- Lấy mẫu và phân tích các thông số vật lý của chất thải rắn tại bãi rác chính
của khu vực.
- Phân tích các thông số vật lý.
Page 18
CHƯƠNG IV. THÔNG TIN CHUNG VỀ KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
4.1.1. Vị trí địa lý
Lạng Sơn là tỉnh thuộc miền núi biên giới, thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ có
tọa độ từ 106
0
06’07” kinh độ Đông và 21
0
27’30” vĩ độ Bắc, vị trí tiếp giáp như
sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng
- Phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)
- Phía Nam giáp Bắc Giang
- Phía Tây Nam giáp Thái Nguyên.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 8.323,78 km
2
, cả tỉnh có 11 đơn vị hành chính
trong đó có 10 huyện và 1 thành phố. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa
khẩu đườn sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị), 2 cửa khẩu quốc
gia (cửa khẩu Chi Ma – Lộc Bình và cửa khẩu Bình Nghi – Tràng Định) và 7
cặp chợ biên giới với Trung Quốc. Trên địa bàn tỉnh có các tuyến quốc lộ đi qua
được tất cả các huyện, thành phố, nối sang các tỉnh khác trong cả nước và giao
lưu với các nước bạn. Vì vậy, Lạng Sơn có một vị thế chiến lược quan trọng
của vùng Đông Bắc Tổ quốc Việt Nam.
4.1.2. Đặc điểm khí hậu
Lạng Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang nét đặc trung của
vùng núi phía bắc, mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh ít mưa, mùa hè nóng ẩm
mưa nhiều, có những năm chịu ảnh hưởng nặng của gió bão.
Lạng Sơn có nền nhiệt tương đối thấp, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong
tháng 1 là 10,6
0
C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là 26,8
0
C, biên độ dao động
ngày và đêm cũng như các tháng trong năm khá lớn, độ ẩm không khí trung
bình là 83%, cao nhất vào tháng 8 là 90%, thấp nhất vào tháng 1 là 73%. Lượng
mưa trung bình 1.200-1.600mm/năm.
Page 19
4.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH LẠNG SƠN
4.2.1. Quy mô, tốc độ và tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2001-2010
liên tục duy trì ở mức cao so với cả nước: tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) Lạng
Sơn bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2010 có tốc độ tăng trưởng đạt
10,24%. GDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2000 đạt 218 USD, bằng
50% cả nước và giai đoạn năm 2009-2010 GDP bình quân đầu người đạt 820
USD, tăng 8,3 lần so với năm 2010 và bằng 67% so với cả nước.
Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và từng bước khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh:
- Tỉ trọng ngành nông – lâm nghiệp giảm từ 51,04% năm 2000 xuống
còn 41,7% năm 2005 và xuống 39,74% năm 2009 – 2010. Trong giai đoạn
2000-2010, tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp của tỉnh giảm 11,3%.
- Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 12,77% năm 2000 lên
21,08% vào năm 2009-2010. Trong cả giai đoạn năm 2009 – 2010, tỷ trọng
ngành công nghiệp của tỉnh Lạng Sơn tăng lên 8,31%
- Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 36,19% năm 2000 và tăng lên 39,18%
năm 2009 – 2010. Ngành dịch vụ dịch chuyển chậm trong cơ cấu GDP của tỉnh
Lạng Sơn, cả giai đoạn 2000 – 2010 chỉ tăng 2,99%.
Về tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 –
2010: trung bình hàng năm tỉ trọng ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản giảm
1,13% (giai đoạn 1996 – 2000 là 2,21%); ngành công nghiệp – xây dựng tăng
0,83% (giai đoạn 1996 – 2000 tăng 0,75%) và dich vụ tăng 0,30% (giai đoạn
1996 – 2000 tăng 1.46%). Như vậy tốc độ dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế
tỉnh Lạng Sơn có dấu hiệu chậm dần trong các năm gần đây, nhất là ngành dịch
vụ, trong 5 năm trở lại dịch chuyển không đáng kể.
4.2.2. Dân số và nguồn lực
Theo số liệu niên giám thống kê năm 2010, năm 2005, năm 2005 dân số
toàn tỉnh Lạng Sơn là 724.053 người, năm 2007 là 728.246 người và năm 2009
là 733.131 người.
Dân số của tỉnh Lạng Sơn vẫn không ngừng ra tăng từng năm, tỉ lệ gia tăng
dân số tự nhiên hiện nay khá cao, khoảng 1,10%/ năm. Ngoài ra sự gia tăng dân
số cơ học từ các tỉnh khác đến Lạng Sơn sinh sống, làm ăn cũng góp phần tăng
sức ép môi trường tỉnh Lạng Sơn.
Page 20
Sự phân bố dân cư lạng sơn không đồng đều giữa các huyện, thành phố, giữa
các khu vực thành thị và nông thôn. Mật độ dân số tập trung cao ở thành phố
Lạng Sơn (1.045,52 người/km
2
, các huyện như Văn Quan, Cao Lộc, Chi Lăng,
Hữu Lũng có mật độ dân số trên 100 người/km
2
, huyện có dân số thấp nhất là
Đình Lập với 23,92 người/km
2
Lực lượng lao động của tỉnh Lạng Sơn dồi dào, số người trong độ tuổi có
khả năng lao động chiếm 62,79% tổng số dân trong tỉnh. Tuy nhiên lực lượng
lao động của Lạng Sơn chủ yếu là lao động nông nghiệp, số lao động qua đào
tạo chiếm khoảng 32% trong đó lao động đào tạo nghề là 23%. Tỷ lệ lao động
nông thon chiếm 79,78%, lao động khu vực thành thị chiếm 20,22%.
4.2.3. Văn hóa – xã hội
Toàn tỉnh Lạng Sơn có 7 dân tộc sinh sống, chủ yếu người Nùng chiếm tỉ lệ
cao nhất (43,86), tiếp đến là người Tày (35,92%), người Kinh (15,26%), người
Dao (3,54%) và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,41%.
Toàn tỉnh Lạng Sơn có 111 di tích được xếp hạng, trong đó các di tích, danh
lam thắng cảnh nổi tiếng như động Tam Thanh, đến Mẫu
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT
THẢI RẮN
5.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
Cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước, công tác quản lý nhà nước về
môi trường và quản lý chất thải rắn của tỉnh Lạng Sơn được thống nhất theo
ngành dọc bao gồm: Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên môi trường
tỉnh Lạng Sơn, Phòng tài nguyên môi trường các huyện/thành phố, cán bộ kiêm
nhiệm về môi trường cấp phường/xã.
Mặc dù nhận được sự quan tâm, chỉ đạo từ các ngành các cấp của tỉnh,
tuy nhiên, vấn đề quản lý chất thải rắn hiện nay tại tỉnh Lạng Sơn vẫn còn tồn
tại nhiều bất cập. Số lượng cán bộ chuyên môn trong công tác quản lý chất thải
rắn ở địa phương còn rất hạn chế. Kinh phí phục vụ công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý còn rất hạn hẹp, chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước. Nguồn
Page 21
kinh phí từ thu phí vệ sinh môi trường không nhiều và chủ yếu thu được tỉ lệ
cao trên dịa bàn Thành phố Lạng Sơn, còn lại đối với các huyện khác viêvj thu
phí gặp nhiều khó khăn và mức kinh phí thu được rất thấp. Ngoài ra, hoạt động
thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các huyện còn gặp rất nhiều khó khăn do
trang thiết bị, bảo hộ lao động còn rất thô sơ và thiếu, ngoại trừ tại Thành phố
Lạng Sơn là được đầu tư tương đối đồng bộ.
Hiện nay hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn tinh Lạng Sơn đều
được đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp rác thải. Tuy nhiên chỉ có bãi chôn lấp
Tân Lạng – Văn Lãng sử dụng để xử lý chất thải rắn cho thành phố Lạng Sơn
và huyện Văn Lãng được thiết kế xây dựng, vận hành theo quy trình kỹ thuật
của bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Còn lại tại hầu hết các huyện, các bãi chôn lấp
được thiết kế xây dựng khá đơn giản, vận hành theo hình thức đổ đống tự nhiên
rồi sann gạt hoặc đốt, không đảm bảo vệ sinh môi trường, gây mất mỹ quan
sinh thái, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
5.2. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH, THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ
LÝ CHẤT THẢI RẮN
Phát sinh chất thải rắn trên địa bàn các huyện trong tỉnh Lạng Sơn cơ bản là
từ các nguồn chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, y tế và nông nghiệp. Trong
đó nguồn phát sinh chất thải lớn nhất vẫn là rác thải từ các khu dân cư tập trung,
các trung tâm thương mại – du lịch, chợ, từ các hoạt động dịch vụ - thương mại
của các của khẩu (Hữu Nghị, Tân Thanh, Nà Nưa ) của một số huyện như Cao
Lộc, Văn Lãng, Tràng Định
5.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt
5.2.1.1. Tình hình phát sinh
Chất thải phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được
gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Thành phần chính gồm vỏ trái cây, thức ăn
dư thừa, bao bì, túi nylon, giấy, vỏ hôp trong đó chủ yếu là chất hữu cơ nên dễ
bị phân hủy, gây mùi khó chịu làm mất vệ sinh và ảnh hưởng đến mỹ quan khu
vực.
Tỉnh Lạng Sơn có phân bố hành chính gồm 1 Thành phố và 10 huyện, với
tổng số dân toàn tỉnh (năm 2009) là 733 131 người. Qua khảo sát ước tính
Page 22
lượng chất thải phát sinh trên đầu người trung bình mỗi ngày khoảng 0,3
kg/người/ngày ở các huyện, thị và khu bục nông thôn. Đối với khu vực thành
phố Lạng Sơn, bình quân phát thải khoảng 0,9 kg/người/ngày. Trên cơ sở thông
tin về dân số và hệ số phát sinh rác thải có thể tính toán được lượng chất thải
rắn phát sinh tại các huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn như sau:
Bảng 3: Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Lạng Sơn
TT Huyện/thành phố Dân số Phát sinh CTR
Tấn/ngày Tấn/năm
1 Tp. Lạng Sơn 87.362 78,6
28.698,4
2 Tràng Định 58.415 17,5
6.396,4
3 Văn Lãng 50.156 15,0
5.492,1
4 Bình Gia 52.189 15,7
5.714,7
5 Bắc Sơn 65.617 19,7
7.185,1
6 Văn Quan 54.141 16,2
5.928,4
7 Cao Lộc 74.183 22,3
8.123,0
8
Lộc Bình
78.264 23,5 8.569,9
9
Chi Lăng
73.920 22,2 8.049,2
10
Đình Lập
26.285 7,9 2.878,2
11
Hữu Lũng
112.599 33,8 12.329,6
Tổng
733.131 272,4 99.410,1
Theo kết quả bảng trên cho thấy, tổng lượng chất thải rắn phát sinh trên địa
bàn toàn tỉnh Lạng Sơn là 272,4 tấn/ngày (99.410,1 tấn/năm). Trong đó, Thành
Page 23
phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội của tỉnh, nơi tập
trung đông dân cư, lượng chất thải rắn phát sinh nhiều nhất với 78,6 tấn/ngày
(28.698,4 tấn/năm). Với dân số chỉ khoảng 26.258 người, Đình Lập là huyện
phát sinh chất thải rắn ít nhất, với 7,9 tấn/ngày (khoảng 2.878,2 tấn/năm).
5.2.1.2. Thành phần rác thải:
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Lạng Sơn, phần lớn là chất
thải rắn hữu cơ chiếm xấp xỉ 58%, chất thải nguy hại chiếm tỷ lệ rất ít, các chất
thải có thể tái chế được cũng không nhiều, do người dân đã thu lại để tái sử
dụng hoặc bán cho các cơ sở thu gom phế liệu. Kết quả phân tích thành phần cơ
bản chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn được trình bày trong bảng:
Bảng 4: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Lạng Sơn
Thành phần
Tỉ lệ
Chất hữu cơ
57,5%
Gạch, đá, xà bần
20%
Thủy tinh
1,2%
Giấy, bìa catong 6,3%
Cao su, giẻ vụn
6,4%
Nilon, nhựa
7,2%
Kim loại
1,4%
5.2.1.3. Tình hình thu gom, xử lý
Nhân lực thu gom
Hiện nay, đa số các huyện trong tỉnh đã tổ chức mô hình làm công tác vệ
sinh môi trường với nhiều hình thức như công ty, hợp tác xã, tổ đội, ban vệ sinh
môi trường có nhiệm vụ thu gom rác thải tại thị trấn, huyện lỵ, thành phố.
Page 24
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có hơn 10 công ty lớn nhỏ hoạt động trong lĩnh vực
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Đặc biệt chủ trương xã hội hóa
công tác bảo vệ môi trường, tranh thủ khuyến khích các tổ chức, cá nhân vào
dịch vụ vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải tỉnh Lạng Sơn thực hiện khá
sớm. Từ tháng 6 năm 1993, UBND tỉnh đã có Quyết định số 436/QĐ-UB-KT
thành lập công ty TNHH Huy Hoàng, có nhiệm vụ làm công tác dịch vụ vệ sinh
môi trường trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Đến nay ngoài việc tổ chức thu
gom, vận chuyển và chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho tỉnh Lạng Sơn, công ty
TNHH Huy Hoàng còn hợp đồng thu gom, vận chuyển rác cho một số huyện
khác (như Hữu Lũng, Cao Lộc, Văn Lãng, Lộc Bình) về chôn lấp tại bãi rác của
thành phố.
Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, công tác thu gom chất thải rắn ở
phần lớn các huyện trung tâm và thành phố Lạng Sơn đều được các Công ty tư
nhân về môi trường thực hiện thông qua hợp đồng với chính quyền địa phương.
Công tác thu gom, vận chuyển được thực hiện khá thường xuyên và đều đặn,
đồng thời trang thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển cơ bản đã được cơ giới
hóa nên công tác vệ sinh môi trường của Thành phố cũng như một số huyện gần
trung tâm Thành phố Lạng Sơn khá sạch sẽ, hiệu suất thu gom đạt 70%. Tuy
nhiên do đặc điểm về vị trí địa lý, Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nên hầu hết
các huyện ở xa trung tâm mặc dù cũng đã hình thành các công ty vệ sinh môi
trường nhưng chỉ thu gom rác ở các thị trấn của huyện, rất nhiều xa trong các
huyện chất thải rắn chủ yếu do nhân dân tự xử lý trong vườn hoặc đổ bừa bãi ra
các khu đất công cộng, mương rạch, hồ ao gây ô nhiễm môi trường và làm mất
mỹ quan khu vực.
Công tác quản lý, thu gom
Hiện nay, các loại chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ
các hoạt động dân sinh vẫn chưa được phân loại tại nguồn và được thu gom,
vận chuyển về các bãi xử lý tại huyện/thành phố. Quy trình chung của các công
tác thu gom là các xe thu gom rác nhận rác từ nguồn phát sinh như chợ, trung
tâm thương mại, dịch vụ, các hộ gia đình sau đó vận chuyển về điểm trung
chuyển, tại đây rác có thể được ép bằng xe ép rác chuyên dụng sau đó được vận
Page 25