Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CNCB Sữa đậu nành pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.42 KB, 12 trang )

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM
Institute of Biotechnology and Food Technology (IBF)
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM.
THỰC HÀNH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN.
ĐỀ TÀI: CHẾ BIẾN SỮA ĐẬU NÀNH (SOY-MILK).
GVHD: NGUYỄN VÕ PHÚ THUẬN.
LỚP:CĐTP10K.
NHÓM: 3
TỔ: 2
TÊN THÀNH VIÊN
Vũ Thị Ngọc
Quách Thị Phương Thanh
Nguyễn Văn Phước
Trần Thị Mai Phương
Phạm Thị Bích Thu
I.Giới thiệu, mục đích thí nghiệm:
I.1. Giới thiệu sơ lược về sữa đậu nành:
Sữa đậu nành là sản phẩm thu được từ quá trình nấu dịch sữa đậu (tức dung
dịch thu được từ khi tiến hành trích ly hạt đậu nành).Đây là dạng nhũ tương có
giá trị dinh dưỡng tương tự sữa bò, là có ưu điểm là tránh được những bệnh
truyền nhiễm từ động vật lây sang. Ngoài ra, do một số tính chất riêng, sữađậu
nànhđặc biệt dùng rất tốt cho người già, người bệnh đái tháo đường, phong
thấp, táo bón và trẻ em mà cơ thể dị ứ n g với sữa bò.
Sữa đậu nành là 1 nguồn dinh dưỡng giàu protein và vitamin nhóm B. Sữađậu
nành chứa isoflavones, đây là chất giúp làm giảm LDL (cholesterol có hại).
Tuy nhiên trong sữa đậu nành không có nhiều Calcium nên các nhà sản xuất
thường bổ sung thêm Calcium trong sản phẩm.
Giá trị dinh dưỡng Trong 100 ml
Năng lượng có thể hấp thụ
58,3 kcal
tương đương 245,5 kJ


Protein 3,6 g
Đường tự nhiên (không cho thêm) 2 g
Chất béo
0,27 g bão hòa
0,46 g mono
1,17 g poly
Chất xơ 0,8 g
Natri 0,03 g
• Phân loại:
Sữa đậu nành và các sản phẩm có liên quan có thể được phân loại dựa theo
thành phần của chúng như sau:
 Theo tiêu chuẩn phân loại của FAO:
+ Sữa đậu nành truyền thống (thô): Làm bằng nước trích ra từ nguyên hạt
đậu nành. Tỉ
lệ đậu và nước khoảng 1:5. Trong sữa có khoảng 4% protein.
+ Sữa đậu nành loại giả sữa: được t ạo ra có thành phần giống như sữa động
vật. Tỉ lệ
đậu và nước khoảng 1:7. Trong sữa có khoảng 3.5% protein. Ngọt nhẹ, thêm
dầu và muối. Có thể được thêm hương sữa động vật.
+ Nước giải khát đậu nành: Thêm ngọt và thêm hương. Tỉ lệ đậu và nước
khoảng 1:20.
Trong sữa có khoảng 1% protein.
+ Sản phẩm chua: tất cả các loại trên sau khi lên men lactic hoặc thêm acid
lactic.
+ Loại hỗn hợp: pha trộn giữa sữa đậu nành và các loại rau quả khác hay với
sữa động
vật.
+ Bột sữa đậu nành: loại sản phẩm làm từ hạt đậu nành xay nhỏ sau đó gia
nhiệt thành
loại bột mịn.

 Theo tiêu chuẩn phân loại của Hiệp hội các thực phẩm từ đậu nành
của Mỹ
(Soyfoods Association of America):
+ Sữa đậu nành (soymilk): chứa tối thiểu 3.0% proteinđậu nành, 1.0% chất
béo đậu
nành, và 7.0% hàm lượng chất khô.
+ Thức uống từ sữa đậu nành (Soymilk drink): “Soymilk drink” là một loại
thức uống
tuy không chất lượng bằng “soymilk” nhưng cần chứa tối thiểu 1.5% protein
đậu nành, 0.5% chất béođậu nành, và 3.9% hàm lượng chất khô.
+ Bột sữa đậu nành (Soymilk powder): “Soymilk powder” là sản phẩm nhận
được từ sự
tách nước khỏi d ịch sữa đậu nành, hoặc trộn các protein đậu nành và bột d ầu
đậu nành. Sản phẩm bột sữa đậu nành cần chứa tối thiểu 38.0% proteinđậu
nành, 13.0% chất béođậu nành, và 90.0% hàm lượng chất khô.
+ Sữa đậu nành cô đặc (Soymilk concentrate): Đây là sản phẩm thu được
b ằng cách
điều chỉnh hàm lượng nước trong sữa đậu nành, thành phần s ản phẩm chứa
t ối thiểu 6.0% protein đậu nành, 2.0% chất béo đậu nành, và 14.0% hàm lượng
chất khô.
I.2. Tổng quan nguyên liệu:
Đậu nành
Nguồn gốc và tình hình phân bố:
Đậu nành (còn gọi là đậu t ương) là loại ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng như
protein, lipid, glucid, vitamin và muối khoáng, có đặc tính sinh học cao do chứa
hầu hết
các acid amin không thay thế và có thể hỗ trợ khi thiếu thức ăn động vật vì thế
đậu nành là nguồn thực phẩm quan trọng.
Đậu nành có tên khoa học là Glycine Max Merrill.
Đậu nành là loại ngũ cốc quan trọng của ngành lương thực thực phẩm

thếgiới.
Đậu nành có nguồn g ốc t ại Mãn Châu (Trung Hoa) khoảng 5000 năm
trước đây, nhưng mãi đến n ăm 3000 trước thiên chúa giáng sinh mới được ghi
vào cổ thư là một nông phẩm chính của miền bắc Trung Hoa. Từ đ ây,đậu
nànhđược lan truyền dần khắp thế giới. Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, vào
khoảng 200 năm trước công nguyên,đậu nành đã được đưa vào Triều Tiên và
sau đó phát triển qua Nhật Bản xuống miền nam Trung Hoa và các nước Đông
Nam Á. Du nhập ađến Nhật B ản vào thế kỷ thứ 8 và khoảng một ngàn năm
sau đó qua đến Châu Âu.
Quê hương của đậu nành là Đông Nam Châu Á, nhưng 45% diện tích trồng
đậu nành và 55% sản lượng đậu nành của thế giới nằm ở Mỹ, Nứớc Mỹ sản
xuất 75 triệu tấn đậu nành năm 2000, trong đó hơn một phần ba được xuất
khẩu. Các nước sản xuất đậu nành lớn khác là Brazil, Argentina, Trung Quốc
và ẤnĐộ.
Tại Việt Nam,đậu nành được trồng nhiều ở miền núi, vùng trung du phía
Bắc (Cao Bằng, Sơn La, Bắc Giang), chiếm hơn 40% diện tích đậu nành cả
nước, ngoài ra, còn trồng nhiều ở các tỉnh Hà Tây, Đồng Nai, Daklak và Đồng
Tháp, Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục trông trọt, mỗi năm cả nước
trồng khoảng 200 nghìn ha đậu nành, chủ yếu vụ đ ông, với sản lượng khoảng
300 nghìn tấn/năm. Tuy vậy sản lượng này mới đáp ứng được 25% nhu cầu sử
dung trong nước, và nhu cầu này tăng bình quân 10%/năm.
I.3 Mục đích:
Sữa đậu nành là sản phẩm chứa hàm lượng protein cao (biểu hiện bởi các
axit amin không thay thế, polyphenol là chất chống ôxi hoá).
Bài thí nghiệm giúp sinh viên tìm hiểu vai trò của các loại sữa có nguồn gốc
từ thực vật, phân biệt ưu nhựơc điểm của sữa thực vật và động vật, trực tiếp
làm quen với các công đoạn trong qui trình sản xuất sữa thực vật.
II.Quá trình công nghiệp:
II.1.Sơ đồ:
Rửa, bóc vỏ

Nghiền
Lọc
Diệt enzym
Phối trộn
Đồng hóa
Chuẩn hóa
Chiết
chai,đóng nắp
Tiệt trùng
Đậu nành
Ngâm
Baỏ ôn
Sữa đậu
nành
Nướ
c
Nướ
c
Nướ
c
V

B
ã
Phụ gia
Nước
Đường
Chai ,
nắp
8-24 giờ

Tỉ lệ đậu:nước:1:2
Nhiệt độ:90C
Thời gian :1 phút
30 Brix
Nhiệt độ:121C
Thời gian:60 phút
Quy trình sản xuất sữa đậu nành
II.2.1 Thuyết minh quy trình:
+ Nguyên liệu:
Đậu trước khi chế biến phải được làm sạch, và không để lẫn tạp chất kim loại,
không bị sâu mọt, không mốc,
+ Ngâm đậu
Ngâm ở nhiệt độ thường, tỷ lệ đậu/nước: 1/6, ngâm qua đêm trong vòng 8 –
24h, thay nước ngâm thừơng xuyên trong quá trình ngâm, để nước ngâm không
bị lên men làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Mục đích: làm đậu hút nước trương nở lên nhờ đó làm các phân tử protein,
lipid, glucid, cellulose trong đậu bị hydrate hóa làm chúng dễ phân tán vào dịch
sữa sau này. Làm mềm đậu, giảm lực liên kết giữa vỏ và nhân giúp cho quá
trình xay nghiền dễ dàng hơn tăng hiệu suất quá trình nghiền, giảm chi phí
năng lượng trong quá trình nghiền. Đồng thời làm giảm hàm lượng
oligosaccharide (raffinose, stachyose), tiêu diệt một phần vi sinh vật không ưa
nhiệt do nước dùng ngâm đậu.
+ Rửa và tách vỏ
Sau khi ngâm, có thể tiến hành vo đãi vỏ bằng cách chà xát. Để sữa đạt chất
lượng tốt thì tỷ lệ vỏ đậu sau chà xát phải nhỏ hơn 1%. Độ ẩm của đậu sau khi
ngâm đạt 55 – 65% là đạt yêu cầu.
- Mục đích: loại bỏ các tạp chất có trong đậu nành hay bám trên bề mặt vỏ đậu
nành như: đá, đất, bụi, hạt cỏ, kim loại, và đồng thời loại bỏ được một số vi
sinh vật bám trên bám trên vỏ.
Thu được triệt để hàm lượng protein trong quá trình nghiền vì loại được sự

ngăn cản của lớp vỏ. Làm giảm bớt hàm lượng oligosaccharide (raffinose,
stachyose), tăng khả năng tiêu hóa và loại bỏ mùi đậu, vị đắng và các chất gây
ảnh hưởng xấu đến màu của sản phẩm có trong vỏ.
+ Xay nghiền
- Mục đích: Chọn phương pháp nghiền ướt nhằm mục đích phá vỡ cấu trúc tế
bào giải phóng protein, glucid, lipid; đồng thời dùng nước để hòa tan các chất
thành dịch huyền phù.
Tỉ lệ nước/đậu: 4/1.
Chú ý: tỉ lệ đậu nước phải thích hợp trong quá trình nghiền thì mới đạt hiệu quả
trích ly protein cao:
Nếu dùng ít nước sẽ gây hiện tượng nhiệt phát sinh do ma sát gây biến tính
protein làm hiệu suất thu hồi giảm.
Nếu nhiều nước thì không thể nghiền kỹ được, độ mịn kém, gây thất thoát
protein.
+ Lọc và thu dịch sữa
- Mục đích: Để loại bỏ bã đậu, thu được dịch huyền phù: hỗn hợp có thành
phần chính là chất béo và protein. Giúp cho quá trình truyền nhiệt tốt hơn trong
các giai đoạn sau. Cải thiện giá trị cảm quan của sản phẩm.
- Lọc được tiến qua 2 gian đoạn: lọc sơ bộ và lọc ly tâm. Trong phòng thí
nghiệm, lọc sơ bộ được tiến hành bằng vải lọc thủ công, sau khi lọc thủ công
dịch sữa được đem đi lọc ly tâm.
Quá trình lọc không được kéo dài quá 30 phút, vì thời gian lọc lâu sẽ làm cho
dịch sữa có mùi lạ, do sự oxy hóa chất béo có trong đậu nành.
+ Diệt enzym
Mục đích:
- Tiêu diệt vi sinh vật có hại
- Diệt một số enzym.
- Phân hủy các chất có hại có trong đậu như chất ức chế trypsine,
hemaglutinine.
- Khử mùi tanh và cải thiện mùi vị trong sữa củađậu nành.

- Nấu còn làm tăng giá trị dinh dưỡng của sữa và giá trị cảm quan được
nâng cao, đồng thời còn có tác dụng bảo quản sản phẩm được lâu dài.
-Ngoài ra trong quá trình nấu, ta còn bổ sung thêm lá dứa nhằm:
.Tạo mùi thơm cho sản phẩm.
. Làm cho màu sắc sản phẩm đẹp và hài hòa hơn.
-Đồng thời bổ sung thêm đường nhằm tạo vị ngọt cho sản phẩm.
 Cách tiến hành:
Cho dung dịch sữa vào nồi cùng với lá dứa. Nấu bằng bếp điện hoặc bếp
gas. Gia nhiệt đến khi dung dịch sữa đạt đến nhiệtđộ 85 – 90
o
C, giữ nhiệt trong
khoảng thời gian 20’đồng thời kết hợp khuấy đảo theo theo chiều kim đồng hồ
mỗi 25-30 giây. Canh chừng xem sữa có bị đóng dưới đáy nồi không.
Nhiệtđộ nấu phải thích hợp không cao quá hoặc thấp quá.Vì nhiệtđộ cao
quá làm giảm hàm lượng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chỉ tiêu cảm quan của sữa
đậu nành như: mùi vị, màu sắc, trạng thái và các chỉ tiêu hóa lý như: độ nhớt,
độ hòa tan cũng bị thay đổi.
Ngược lại nhiệt độ quá thấp các chất gây độc chưa bị phân hủy hết, các
enzym và vi sinh vật có hại vẫn chưa tiêu diệt làm cho sản phẩm sữa dễ bị hư
hỏng, giảm chất lượng trong những công đoạn sau.
+ Phối trộn:
 Mục đích:
Bổ sung chất phụ gia, hương liệu vào sản phẩm nhằm làm tăng giá trị
cảm quan tăng hương vị cho sản phẩm.
+ Đồng hoá:
Mục đích:
Làm cho các ph ần tử trong sữa đậu nành phân bố đều, đồng nhất, tránh
tách lớp làm ảnh hưởng tới chất lượng cảm quan của sản phẩm.
Quá trình đồng hóa sữa sau khi nấu là rất cần thiết nếu chúng ta muốn
bảo quản để sử dụng trong thời gian dài vì khi đồng hóa, ta sẽ tạo cho hệ nhũ

tương giữa các chất béo và protein có trong sữa bền hơn, tránh được hiện tượng
tách lớp của sản phẩm trong quá trình bảo quản, gây giảm giá trị cảm quan của
sản phẩm.
Trong bài thí nghiệm, quá trình đồng hóa không được thực hiện do máy
đồng hoá bị hư. Do đó, cần phải đồng hoá để khả năng bảo quản sản phẩm sẽ
tốt hơn.
+ Chuẩn hoá:
Mục đích:
-Hoàn thiện sản phẩm.
-Kiểm tra, giúp cho sản phẩm đạt được những tiêu chuẩn nhất định (nồng
độ, chất khô, độ axit, pH, )
+ Chiết chai:
Mục đích:
Bảo quản sản phẩm, tránh sự xâm nhập của các chất bẩn và vi sinh vật từ
bên ngoài vào trong sản phẩm. Hoàn thiện tính thẩm mỹ cho sản phẩm, thuận
lợi cho quá trình tiệt trùng vận chuyển và phân phối.
Cách tiến hành
Lấy chai và nắp đã được rửa sạch và sấy trong tủ sấy trước khi bắt đầu chế
biến sữa đậu nành. Dịch sữa được chiết rót nóng ở nhiệt độ 80- 85
o
C vào chai
thủy tinh nhằm để bài khí còn trong chai, hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật,
giảm độ nhớt trong quá trình chiết rót.
Rót nhẹ nhàng để tránh tạo bọt khí. Nếu có bọt khí, phải để cho hết bọt khí
rồi mới đóng nắp. Vì nếu có bọt khí thì sẽ tạo môi trường cho vi sinh vật hiếu
khí phát triển, gây nguy hiểm cho quá trình tiệt trùng, làm nổ chai.Sau đó tiến
hành đóng nắp.
+ Tiệt trùng:
Mục đích:
Tiêu diệt hoặc ức chế đến mức tối đa sự hoạt động của vi sinh vật và bào

tử của chúng có trong sữa đậu nành, giữ gìn và bảo quản tốt những tính chất
của sản phẩm,để sản phẩm không bị hỏng và biến chất trong thời gian bảo
quản
Loại bỏ những hợp chất gây mùi khó chịu còn sót trong sữa. Nhờ vậy thời
gian bảo quản sản phẩm được kéo dài, chất lượng của sản phẩm ổn định.
Cách tiến hành:
Quá trình tiệt trùngđược tiến hành trong thiết bị tiệt trùng autoclave không
lắcđảo. Nhiệtđộ: 121
o
C, thời gian: 20 phút
Nếu nhiệt độ quá cao kèm theo thời gian tiệt trùng dài: sẽ ảnh hưởng đến
màu sắc, mùi vị sản phẩm do hiện tượng caramen trong dịch sữa, làm cho sữa
có màu vàng sẫm,độ nhớt sản phẩm thay đổi gây tổn thất các thành phần dinh
dưỡng trong sữa đậu nành.
Nếu nhiệt độ thấp hơn yêu cầu: vi sinh vật không bị tiêu diệt hoàn toàn
xảy ra những biến đổi trong sữa như: đông tụ protein, sự lên men tự nhiên của
vi khuẩn lactic làm sản phẩm có vị chua, mùi khó chịu, trạng thái sản phẩm
thay đổi.
+ Bảo ôn:
Mục đích:
Lưu trữ, kiểm tra xem sản phẩm có ổn định trong quá trình bảo quản hay
không, để kịp thời xử lý.
Bảo ôn trong 15 ngày ở nhiệt độ 20-25
0
C
II.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng:
-Nhiệt độ: Nhiệt độ nấu phải thích hợp khôngđược cao quá hoặc thấp
quá.Vì nhiệt độ cao quá làm giảm hàm lượng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chỉ
tiêu cảm quan của sữa đậu nành như: mùi vị, màu sắc, trạng thái và các chỉ tiêu
hóa lý như: độ nhớt, độ hòa tan cũng bị thay đổi.

Ngược lại nhiệt độ quá thấp các chất gây độc chưa bị phân hủy hết, các
enzym và vi sinh vật có hại vẫn chưa tiêu diệt làm cho sản phẩm sữa dễ bị hư
hỏng, giảm chất lượng trong những công đoạn sau.
-Thời gian: Ngâm đậu đúng thời gian vì nếu ngâm thời gian ngắn hạt đậu
không trương nở tốt, chưa đạt độ mềm sẽ gây khó khăn trong quá trình nghiền
giảm hiệu suất quá trình nghiền.
Còn nếu thời gian ngâm quá dài tổn thất các chất dinh dưỡng trong hạt đậu,
hạt dễ bị thối nhụn và bị chua.
-PH: pH của sữa đậu nành (pH tối ưu) thường nằm trong khoảng 6.5-7.5
Phải ổn định pH của sữa, không cho vi sinh vật nhiễm vào sữa, hấp khử trùng
sữa.
pH tăng hay giảm đều bị đóng tàu hủ do trong quá trình sản xuất, sữa bị
nhiễm khuẩn.
II.2.3. Các thông số công nghệ:
 Ngâm: T=8-24h.
t
o
=20-25
o
C
 Gia nhiệt: T=20ph
t
o
=85-90
o
C
 Đồng hoá: p=150atm.

 Tiệt trùng: T=20 phút
t

o
=121
o
C
II.2.4. Các biến đổi:
 Ngâm: Thời gian ngâm kéo dài từ 8-24h tạo điều kiện cho hạt hút nước
chương nở, thể tích sau khi ng âm tăng khoảng 2 lần so với kích thước
hạt ban đầu.
 Nghi ền: cấu trúc tế bào bị phá vỡ, giúp giải phóng các chất hoà tan có
trong hạt tạo dung dịch huyền phù
Lượng nước cho vào xay quyết định độ hoà tan của protein hạt đ u. Nếu
dùng ít nước quá có thể xảy ra hiện tượng ma sát giữa trục với thành phần của
hạt đậu quá lớn sẽ phát sinh ra nhiệt, làm cho protein bị bi n tính, không hoà tan
vào nước, sẽ lẫn vào bã gây tổn thất lớn trong sản xuất.
Ngược lại: nếu quá nhiều n ước thì nghiền không kĩ, độ mịn kém, cấu trúc
của tế bào hạt đậu không bị phá vỡ triệt để, làm giảm hiệu suất thu hồi protein.
 Gia nhiệt: Các chất có hại có trong đâụ như trypxin inhibotor,
hemagglutinines bị phân huỷ, diệt vi sinh vật có hại, khử mùi tanh của đậu
nành, diệt một số enzyme,
 Ban đầu sau khi tiệt trùng dung dịch sữa đồng nhất, không tách lớp
nhưng qua một tuần sau bảo ôn kiểm tra sản phẩm thấy sản phẩm có hiện tượng
sữa bị vón cục (đóng tàu hủ) nguyên nhân là: pH thayđổi
II.2.5. Thiết bị, dụng cụ:
 Máy say sinh tố đa năng.
 Autoclave.
 Thiết bị đồng hoá.
 Chai thuỷ tinh
 Vải lọc.
 Nồi.
 Tô, thau, vá, muỗng, đũa, rổ.

III. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN:
Ban đầu sau khi tiệt trùng dung dịch sữa đồng nhất, không tách lớp nhưng
qua một tuần sau bảo ôn kiểm tra sản phẩm thấy sản phẩm có hiện tượng sữa bị
vón cục (đóng tàu hủ) nguyên nhân là: pH thayđổi. pH tăng hay giảm đều bị
đóng tàu hủ do trong quá trình sản xuất, sữa bị nhiễm khuẩn. Khi bị nhiễm
khuẩn, vi khuẩn tiến hành phân giải các chất có trong sữa, làm cho môi trường
có pH của sữa bị thay đổi, dẫn đến sữa bị vón cục. pH của sữa đậu nành (pH tối
ưu) thường nằm trong khoảng 6.5-7.5 Phải ổn định pH của sữa, không cho vi
sinh vật nhiễm vào sữa, hấp khử trùng sữa.
Dung dịch sữa có màu trắng đục hơi xanh lá khá nhạt do trong quá trình
nấu có bổ sung lá dứa. Sữa thu được có mùi của lá dứa hòa quyện với mùi thơm
dịu đặc trưng của sữađậu nành, không có mùi nấu.
Sữa có vị ngọt đặc trưng, không có vị lạ. Tùy thuộc vào hàm lượng đường bổ
sung mà độ ngọt của sản phẩm sẽ khác nhau.
Dung dịch sau khi xay có rất nhiều bọt do hợp chất saponin tạo nên. Các
bọt này là một loại nhũ tương khí, gồm những bong bóng khí được phân cách
nhau bằng một màng mỏng là protein, có sức căng mặt ngoài rất nhỏ nênđộ bền
cao. Vì vậy phải sử dụng chất phá bọt nhằm làm cho sức căng bề mặt tăng lên,
các bọt khí tự vỡ ra.
Quá trình đồng hóa sữa sau khi nấu là rất cần thiết nếu chúng ta muốn bảo
quản để sử dụng trong thời gian dài vì khi đồng hóa, ta sẽ tạo cho hệ nhũ tương
giữa các chất béo và protein có trong sữa bền hơn, tránh được hiện tượng tách
lớp của sản phẩm trong quá trình bảo quản, gây giảm giá trị cảm quan của sản
phẩm.
Trong bài thí nghiệm, quá trình đồng hóa không được thực hiện do máy
đồng hoá bị hư. Do đó, cần phải đồng hoá để khả năng bảo quản sản phẩm sẽ
tốt hơn.
IV.TÀI LI ỆU THAM KHẢO:
 Giáo trình thực hành chế biến nông sản.
 www.google.com.

 /> http:// wwww.Scribd.com/doc/20976436/công-nghệ-chế-biến-sữa- đậu-
nành.
Thanh trùng ở nhiệt độ 121
0
C trong thời gian 15 phút.
***Hiện tượng và giải thích hiện tượng
Trong đậu nành có chứa saponin, là chất dễ tạo bọt. Trong quá trình xay
nghiền, bọt này được tạo ra nhiều nhất, gây khó khăn cho quá trình lọc, đồng
thời gây mùi khó chịu cho sữa vì đây là điều kiện thuận lợi cho các phản ứng
oxy hóa, đồng thời là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển.
Đậu nành chứa rất nhiều protein, khi tiến hành sản xuất sữa trong quá trình đun
nóng dễ xuất hiện hiện tượng vón cục, hay đóng váng do protein biến tính, để
hạn chế hiện tượng này khi đun nấu cần khuấy trộn liên tục, đều tay và không
đun sữa ở nhiệt độ sôi.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×