Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thăm xứ sở “hà tiện”, gặp cao nguyên phóng khoáng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.09 KB, 11 trang )

Thăm xứ sở “hà tiện”, gặp cao nguyên
phóng khoáng
Người ta thường nói người Scotland rất hà tiện. Nhưng nếu làm một chuyến
vòng quanh vùng cao nguyên Scotland sẽ thấy "bản sắc" của con người và
đất đai Scotland phong phú biết bao.
Đó là xứ sở của những lâu đài hoành tráng với những…hồn ma luôn lẩn quất đâu
đó; xứ sở của len – món hàng xuất khẩu đi khắp thế giới và rượu whisky ngon
tuyệt – những thứ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày của người dân
nơi đây.

Điều đặc trưng cho vùng Highland của Scotland không chỉ là những đàn
cừu…

… mà còn là những lâu đài. Lâu đài Fyvie ở Turriff nằm ở phía tây bắc của
Aberdeen là một lâu đài đặc trưng thỏa mãn mọi tư tưởng rập khuôn.
Trong một chuyến vòng quanh vùng cao nguyên của Scotland, bạn sẽ thấy vùng
đông bắc của Scotland không "keo kiệt“ tí nào về những danh lam thắng cảnh.
Khách du lịch đến đây sẽ học được một điều: đặc trưng của Scotland là whisky và
len, cừu và lâu đài, hồn ma và những con người mà với họ tất cả những thứ đã nêu
là cuộc sống thường nhật.

Bí ẩn những lâu đài và… ma
Fyvie Castle là một lâu đài thỏa mãn mọi cái nhìn rập khuôn: phòng tiền sảnh cao
vài mét, áo giáp của các kỵ sĩ để khắp nơi. Cạnh bức tường phía sau là một lò sưởi
đốt củi, trên một bức tường khác được treo những chiếc gươm bắt chéo nhau và tất
nhiên cũng không thể thiếu những bộ sừng hươu và tuần lộc.
Đây là những thứ mà hầu hết lâu đài của Scotland đều có. Nhưng một con gấu
tuyết hay một chú hải cẩu nhồi bông thì ở Turriff, nằm ở phía tây bắc của
Aberdeen, quả là những thứ lạ mắt. Fyvie Castle có thể xứng danh được chọn làm
bối cảnh cho một bộ phim về những lâu đài khác thường nhất của Scotland.
Những con cá sấu, những chiếc ngà voi cực lớn và những con rùa mà du khách


gặp trong lâu đài này cũng như những bộ da cá sấu từ Sudan, chứng tỏ chủ nhân
cũ của lâu đài từng là một người cực kỳ ham mê săn bắn và rất thích sưu tầm
những sản phẩm săn bắn.

Phòng tiền sảnh cao vài mét và áo giáp của các k
ỵ sĩ để ngổn ngang.
Bên cạnh bức tường phía xa là một lò sưởi đốt củi, tại một bức
tường khác treo những chiếc gươm đan chéo nhau cũng như sừng
hươu và sừng tuần lộc.
Và không chỉ đặc biệt vì có đến 100 phòng mà lâu đài này còn đặc biệt vì có…
ma. Chính xác là hồn ma của Green Lady luôn lẩn quất ở đây từ hàng trăm năm
nay.
Andrew Collins dẫn du khách đi lên cầu thang. "Nó được xây dựng từ năm 1599
và là cầu thang rộng nhất Scotland, rộng tới mức ngày xưa người ta có thể cưỡi
ngựa đi lên". Bạn có thể tin ngay lời anh bởi quả thật cầu thang này rất rộng.
Lâu đài này đã 800 tuổi nhưng phần lớn nội thất ở đây có tuổi đời ít hơn. Tại
phòng ăn có treo hàng loạt bức tranh chân dung các thành viên trong gia đình chủ
nhân cũ và hàng loạt tấm thảm được dệt từ vùng Flanders, đồ sứ cổ Trung Quốc và
đèn chùm phalê rất hoành tráng, chiếc bàn chơi bida nặng tới 2 tấn. Còn tại phòng
của chủ nhân lâu đài có treo đầu một con bò trên tường cũng như hàng loạt súng
ống khác nhau.
Bạn cũng được thăm căn phòng nơi chủ nhân của lâu đài đã cầm tù vợ mình suốt
đời vì bà chỉ sinh được bốn cô con gái. Bà đã chết trong oan ức và linh hồn ấy vẫn
lẩn quất đâu đây trong lâu đài. "Đó là bóng ma trong chiếc váy màu xanh bà mặc
khi chết mà người ta thi thoảng vẫn nhìn thấy“, Collins kể.
Chủ nhân của lâu đài ngày nay là Robert Lavie và ông không thuộc dòng dõi quý
tộc. Ông là giám đốc của Fyvie Castle, làm việc cho National Trust, một tổ chức
của Vương quốc Anh chuyên gìn giữ và bảo tồn các công trình kiến trúc và lịch
sử.
"Tôi chưa bao giờ nhìn thấy Green Lady cả, nhưng nước hoa mùi hoa hồng của bà

thì tôi đã được ngửi – ông quả quyết – Bà cũng đã vài lần đến căn phòng của
chúng tôi và thay đổi vị trí đồ đạc ở đó, một lần bà còn vặn cả vòi nước nữa". Khả
năng Lavie gặp được những hồn ma như thế là rất cao bởi lẽ ông đã sống trong lâu
đài này trên 10 năm nay.
Trên chiếc bàn trong căn phòng ấm cúng của ông là một hàng sách về những bài
ca dân gian của Scotland cũng như các mẫu Tartan. Trên một chiếc tủ nhỏ là một
tấm ảnh ông chụp chung với thái tử Charles. "Một người rất dễ mến. Ông ấy vừa ở
đây hồi tháng 10 và ông rất thích lâu đài này".
Lâu đài đã 800 năm tuổi và là lâu đài săn bắn thời trung cổ của các vị vua
Scotland.
Lavie và thái tử Charles có cùng rất nhiều sở thích. Một trong những sở thích đó là
rượu whisky – chính xác hơn là rượu Single Malt Whisky. Đó là loại rượu thượng
hạng ở phía bắc Vương quốc Anh, mà cách tốt nhất để tìm hiểu về rượu này là nên
thử luôn một chén.
Ông rót cho mình một cốc."12 năm tuổi đấy – ông nói một cách am hiểu – sáu
năm trong thùng phuy gỗ sồi và sáu năm trong thùng phuy gỗ Sherry, nó thật nhẹ
nhàng và ngọt ngào". Lavie rót thêm một chút nước từ chiếc bình bạc vào cốc
whisky trước khi ông nhấm nháp. Và những người khách của ông cũng làm theo.
"Có thêm nước này – ông nói – thì rượu mới thật sự tỏa hết được mùi hương của
nó".

Single Malt, loại rượu whisky nổi tiếng của Scotland,
cũng là loại rượu mà thái tử Charles ưa thích.
Cách Turriff về phía tây không xa là thị trấn Elgin của vùng Highland. Thái tử
Charles cũng vừa đến thăm thị trấn này cách đây không lâu: năm 2008 ông mới cắt
băng khánh thành một trung tâm tham quan của Johnstons.
Johnstons được thành lập vào thế kỷ 18 và là địa chỉ hàng đầu cho tất cả mọi thứ
mà từ đó người ta có thể sản xuất len. Craig Ware – hướng dẫn viên – chỉ vào một
tấm Cashmere trắng xốp từ Mông Cổ cũng như len cừu từ New Zealand được gia
công tại đây. "Còn đây là lông lạc đà – anh nói và đưa cho mọi người cầm xem

tấm da lông – nó thật mềm mại".
Du khách vào thăm khu dệt len trong một phòng lớn, nơi để các máy dệt và những
máy giặt ngoại cỡ để tẩy mỡ cho các tấm lông bằng nước nguồn của Scotland. Tại
thị trấn nhỏ bé Elgrin, nổi tiếng trước hết với những phế tích của nhà thờ lớn từ
thời Trung cổ, nay lại còn sản xuất cho các hãng nổi tiếng như Lacoste, Ralph
Lauren hay Burberry. Sản phẩm chính ở đây là khăn và chăn len.

Thị trấn Elgin nổi tiếng trước hết với phế tích của nhà thờ
lớn thời Trung cổ.

Hãng Johstons nằm ở phía tây của Turriff, được thành lập vào thế kỷ 18 và là địa
chỉ hàng đầu cho tất cả mọi thứ mà từ đó người ta có thể sản xuất len. Tại đây du
khách có thể vào thăm khu dệt len trong một phòng lớn, nơi để các máy dệt và
những máy giặt ngoại cỡ tẩy mỡ cho các tấm lông.
"Cần một tí lòng dũng cảm để thử nhiều thứ"
Speyside nằm ở phía nam của Elgin – đây là một vùng có rất nhiều xưởng cất rượu
whisky của cao nguyên Scotland. Grantown on Spey là quê hương của Graham
Harvey, một người rất sành rượu whisky. Ông không chỉ thích uống whisky mà
còn dùng hương vị của nó cho việc khác bởi ông là bếp trưởng của Craggan Mill.
Nhà hàng này nằm trong một khu nhà cối xay cổ và rất nổi tiếng với những món
đặc sản cùng whisky – những món ăn do chính Harvey nghĩ ra. "Những món ăn ấy
tuyệt ngon và bạn cần… một tí lòng dũng cảm để thử nghiệm". Du khách đến nhà
hàng của ông sẽ được thử món súp Haggis với chút hương vị whisky Glenfarclas
15 năm tuổi, hay món cá hun khói với nước sốt Whisky-Tabasco.
Harvey đã viết một cuốn sách về nghệ thuật nấu ăn. Ông rất thích nói chuyện với
khách và thường xuyên đưa ra các lời khuyên cho khách hàng như nên dùng loại
whisky nào cho thịt hươu, loại nào cho dessert và một buổi tối như thế trong nhà
hàng Craggan Mill trôi đi như bay.
Edradour có cơ hội lớn để trở thành nơi cất rượu xinh xắn nhất Scotland. Ít nhất nó
cũng là nơi cất rượu nhỏ nhất.

Edradour nằm ở Perthshir, gần vùng Pitlochry. Dãy nhà màu trắng nơi chứa những
bễ nấu rượu có thể thấy ngay từ ngoài đường. Một con suối nhỏ chảy ở phía trước
dưới một cây cầu nhỏ dẫn vào sân nơi ông chủ Andrew Symingto đang đứng.
"Chúng tôi là cơ sở nấu rượu cuối cùng của Scotland được thành lập từ một trang
trại nông nghiệp mà những sản phẩm dư thừa được đem nấu rượu. Cơ sở này có
giấy phép sản xuất rượu từ năm 1847. Hiện tại có ba người và tôi làm việc tại đây.
Ở những cơ sở khác hiện nay mọi thứ đã được điều khiển bằng máy tính, còn
chúng tôi làm thủ công hết" – Symington nói.
Ông đã làm việc trong ngành này từ hơn 20 năm nay. Cách đây bảy năm ông cùng
vợ là người Đức đứng trước cơ sở sản xuất rượu này. "Ở đây thật là tuyệt" – vợ
ông nói. "Để anh mua cho em nhé?" – ông hỏi người vợ. Và "một năm sau chúng
tôi trở lại nơi này với chùm chìa khóa trên tay".
Cơ sở nấu rượu này mở cửa cho du khách vào tham quan, có thể thăm từ kho chứa
lúa mì trong những bao tải rất lớn cho đến hệ thống cất rượu. Symington chỉ vào
một "quả bom“ bằng gỗ với thứ nước trắng đục. "Nó hiện có nồng độ khoảng 8%
và ngày mai sẽ được mang ra chưng cất".
Ông rót cho khách một cốc để thử, chúng giống như loại bia trắng nóng. Sau khi
chưng cất rượu sẽ có nồng độ khoảng 70 % và trong vắt. Uống trực tiếp ngay sau
đó chắc sẽ không thú vị và cũng không ngon. Do vậy Symington để rượu của ông
ngâm rất lâu.
“Chúng tôi dùng các thùng sherry, port, burgunder, madeira và masala để ngâm
rượu” – ông giải thích. Tùy loại thùng đựng rượu cũng như thời gian ngâm rượu
trong các thùng đó người ta thu được nhưng loại rượu khác nhau.
Cơ sở sản xuất whisky nhỏ nhất của Scotland là Edradour. Nó nằm ở Perthshire
gần vùng Pitlochry.

Andrew Symington là chủ cơ sở nấu rượu này và du khách có thể vào đây tham
quan bất cứ lúc nào.
Tại khu tham quan, những chai rượu được xếp hàng hàng lớp lớp thật ấn tượng, nó
cũng chứng minh một điều là người ta có thể tạo nên đủ hương vị khác nhau cho

whisky Edradour. Tại kho chứa rượu của ông có 700 thùng gỗ đựng rượu. Một
trong những thùng này để dành cho con trai ông, Andrew Gerhard. Hiện tại cậu bé
vẫn lái ôtô nhựa dọc ngang sân.
“Khi con trai tôi tròn 21 tuổi, quà tặng của nó sẽ là một thùng rượu" – ông chủ nói.
Như vậy lúc đó cậu ta sẽ có 700 chai rượu thượng hạng và lâu năm. Và với số
lượng rượu như thế người ta không chỉ làm được một lễ sinh nhật hoành tráng mà
còn có thể làm được một bữa tiệc như một ông chủ lâu đài.
Nhưng Andrew Gerhard Symington vẫn chưa biết về món quà sinh nhật đặc biệt
đó.

×