Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Dạy trẻ thói quen ăn uống pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.81 KB, 8 trang )

Dạy trẻ thói quen ăn uống

Trẻ em ngày nay vẫn còn chịu ảnh hưởng của cha ông chúng từ
hàng triệu năm trước trong thói quen ăn uống. Nếu biết lợi dụng
điều này, các bậc cha mẹ có thể xác lập thói quen ăn uống khỏe
mạnh cho trẻ ngay từ nhỏ.

Trong lịch sử loài người, những cây trái dại thường chứa nhiều
độc tố, còn thịt là thứ dễ bị bỏ thuốc, do đó tổ tiên chúng ta
thường tránh né các món ăn này và dạy cho con cháu họ điều
tương tự.
Tuy nhiên, với trình độ phát triển ngày nay, rau xanh và thịt đã trở
nên an toàn hơn, tuy nhiên thói quen thuở nào giúp ông cha
chúng ta sinh tồn đã trở thành một phần bản năng của trẻ và các
ông bố bà mẹ. Theo thống kê của các nhà khoa học Anh Quốc,
trẻ em nước này ăn rất ít rau, thịt trong khi lại tiêu thụ một lượng
lớn ngũ cốc, khoai tây, bánh kẹo.
Tuy nhiên, tổ tiên chúng ta thuở xưa cũng đã hình thành một thới
quen khác, đảm bảo an toàn mà vẫn ăn được đồ ăn ngon, đó là
thấy ai ăn cái gì mà không sao thì mới ăn. Do đó, các bậc cha mẹ
có thể chỉnh sửa thói quen ăn uống của trẻ bằng cách làm gương
ăn trước một thứ đồ ăn nào đó rồi mới cho con ăn.
o đường tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên khi mới bắt đầu ăn
sam (ăn dặm), chúng ta phải cho trẻ ăn thức ăn lỏng, thức ăn
mềm. Tuy nhiên khi trẻ lớn hơn, đã mọc răng thì cần tập dần
để trẻ ăn nhai. Trẻ bình thường bắt đầu mọc răng vào tháng
thứ 6, đến 1 năm trẻ có 8 răng cửa, đến 2 tuổi có 20 răng sữa
(trong đó có 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng hàm). Nếu
không tập cho trẻ sớm ăn nhai sẽ không tạo được cho trẻ
cảm giác ngon miệng, ngoài ra còn ảnh hưởng không tốt đến
quá trình tiêu hóa và hấp thu.


Nên giúp trẻ sớm tập ăn nhai
Giờ đây việc nuôi trẻ đã có nhiều điều kiện thuận lợi, một số bà
mẹ cứ cho thức ăn của trẻ vào cối xay sinh tố để nghiền nhỏ
thành một hỗn hợp bột mịn. Việc xay, nghiền nhỏ thức ăn chỉ tốt
cho trẻ trong năm đầu, lúc chưa có răng hay răng còn ít. Nhiều bà
mẹ đã sử dụng cối xay sinh tố để xay, nghiền thức ăn cho trẻ kéo
dài đến 2-3 tuổi là không tốt, không tạo được cho trẻ cảm giác
ngon miệng cũng như ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp
thu. Khi trẻ lớn và đã có đủ răng, cần tập dần cho trẻ ăn nhai. Khi
nhai, răng cửa và răng hàm đều hoạt động để cắt và nghiền thức
ăn. Các cơ hàm cũng cùng làm việc, giúp hai hàm răng khít lại để
cắt và nghiền thức ăn có hiệu quả.
Vai trò quan trọng của việc nhai đối với quá trình tiêu hóa
thức ăn
Vấn đề nhai đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tiêu hóa của
mọi thức ăn, vì các men tiêu hóa chỉ có tác dụng trên bề mặt của
các phần tử thức ăn. Sự nghiền thức ăn thành các phần tử nhỏ
rồi trộn lẫn với nước bọt sẽ giúp thức ăn vận chuyển dễ dàng
trong đường tiêu hóa và các men tiêu hóa dễ hòa trộn vào thức
ăn. Nhai sẽ kích thích sự bài tiết các men tiêu hóa, kích thích sự
bài tiết nước bọt ở miệng, mà trong nước bọt có men ptyalin, có
tác dụng phân giải tinh bột chín thành đường maltose; Kích thích
bài tiết dịch vị ở dạ dày, trong đó có men pepsin, có tác dụng tiêu
hóa chất đạm. Dưới tác dụng của men pepsin, phân tử chất đạm
được cắt thành những chuỗi ngắn. Ngoài ra, men pepsin còn giúp
tiêu hóa các sợi collagen, là một thành phần của mô liên kết nằm
giữa các tế bào của thịt. Chỉ khi các sợi collagen đã được tiêu
hóa thì các men tiêu hóa mới thấm được vào trong tế bào thịt để
tiêu hóa. Ngoài các men tiêu hóa, dịch vị còn có một thành phần
rất quan trọng là acid clohydric, có vai trò tạo môi trường acid

thuận lợi cho men pepsin (men tiêu đạm) hoạt động, có tác dụng
sát khuẩn (tiêu diệt các vi khuẩn có trong thức ăn, thủy phân
cenlulose của thực vật (chất xơ trong các hạt, rau, củ, quả). Sau
khi tiêu hóa tại dạ dày, thức ăn được chuyển xuống ruột. Tại ruột,
nhờ có men tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và muối mật sẽ giúp
tiêu hóa nốt các thành phần của thức ăn đến giai đoạn cuối cùng.
Nhờ các men tiêu hóa của dịch vị, dịch tụy, dịch ruột và muối mật
mà các thức ăn là chất đạm, chất béo, chất bột được tiêu hóa
thành những sản phẩm cuối cùng có thể hấp thu được, đó là các
acid amin, acid béo, đường đơn.
Kết luận
Như vậy, khi trẻ đã có răng, các bà mẹ cần chế biến thức ăn có
độ lớn, độ mềm thích hợp để giúp trẻ tập ăn nhai. Tập dần cho
trẻ từ ăn, uống dạng nước lỏng (nước trái cây; nước rau, quả
nghiền, nước thịt ) sang tự cắn một số thức ăn mềm như chuối,
đu đủ, khoai lang, trứng luộc Có thể băm nhỏ, nghiền nhỏ các
loại thịt, tôm, cá Mức độ băm, nghiền từ rất nhỏ đến nhỏ vừa,
rồi thái lát nhỏ khi trẻ đã lớn và có nhiều răng hơn. Khi trẻ ngoài 6
tháng tuổi, các loại rau xanh nên được thái nhỏ.
Nếu mọi thứ đều cho vào cối xay sinh tố, xay nhừ thành một hỗn
hợp mềm, mịn (trẻ không cần nhai mà chỉ nuốt) sẽ không tạo
được cho trẻ cảm giác ngon miệng, các cơ nhai và hàm không
được tập luyện nên sẽ yếu, đồng thời quá trình tiêu hóa hấp thu
cũng sẽ không triệt để vì men tiêu hóa không được kích thích bài
tiết đủ. Đó cũng là lý do tại sao nhiều cháu nhỏ lại chán ăn, hay
ngậm, không muốn nuốt thức ăn dưới dạng hỗn hợp xay mềm.


×