Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ năng nghề nghiệp - Hoạch định sự nghiệp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.93 KB, 5 trang )

1
Kỹ năng nghề nghiệp - Hoạch định sự nghiệp
Phát triển kỹ năng cho hôm nay và cho tương lai
Công việc của bạn 5 năm sau sẽ thay đổi như thế nào? Liệu bạn còn làm công việc
này trong 5 năm, hay thậm chí 10 hay 20 năm nữa không? Sau chừng ấy thời gian,
công ty và lĩnh vực bạn đang làm sẽ có gì thay đổi?
Chúng ta thực sự không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai nhưng chắn chắn
rằng sự thay đổi là bất biến. Những gì chúng ta đang làm hôm nay sẽ thay đổi vào
ngày mai.
Làm thế nào để dự đoán và chuẩn bị cho tương lai? Bây giờ bạn nên làm gì để
đảm bảo cho sự nghiệp của mình trong tương lai?
Bài viết này sẽ gợi ý một số chiến lược mà ban có thể áp dụng ngay từ bây giờ để
củng cố kĩ năng và mở ra nhiều cơ hội trong công việc. Hãy chọn cho mình một
chiến lược phù hợp và tạo ra một “bộ công cụ hoạch định tương lai” của riêng
mình. Và hãy nhớ, khi hoàn cảnh thay đổi thì bộ công cụ cũng cần thay đổi tương
ứng. Hãy thường xuyên tham khảo các chiến lược này để bổ sung hoặc điều chỉnh
danh sách những việc bạn đang thực hiện.
Bộ công cụ hoạch định tương lai
Tìm một công ty danh tiếng. Nếu bạn mới bắt đầu đi làm, hãy tìm công việc ở 1
công ty nổi tiếng và chịu đầu tư phát triển nhân viên (ví dụ như GE, Toyota và
Mars.) Các công ty này luôn có có các chương trình đào tạo và phát triển nhân
viên liên tục, thậm chí với vị trí hiện tại của bạn vẫn chưa cần đến các kĩ năng
chuyên môn đó. Làm việc ở những công ty như thế này sẽ là nền tảng chắc chắn
cho thành công của bạn trong tương lai.
Học hỏi và say mê công nghệ. Hầu hết các thay đổi mà con người tạo ra đều liên
quan đến công nghệ mới. Vì vậy, bạn cần không ngừng cập nhật kỹ năng của
mình, cho dù kỹ năng này chẳng liên quan đến công việc hiện tại của bạn. Nếu
không, bạn sẽ bị tụt hậu và sẽ phải ngốn một lượng lớn kiến thức trước khi có thể
rẽ sang một hướng mới. Thậm chí nếu phải học những công cụ trực tuyến như là
blog hay họp qua mạng thì hãy cứ học. Và nếu đang làm trong lĩnh vực kĩ thuật
cao, bạn cần chủ động kiên trì học tập, ngay cả khi công ty không yêu cầu.


Phát triển năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm. Ngoài kỹ năng chuyên môn, bạn
cũng cần phải hoàn thiện các kĩ năng chuyên nghiệp khác mà các nhà tuyển dụng
thường tìm kiếm như: kĩ năng lãnh đạo, truyền đạt thông tin, sáng tạo, chịu được
2
áp lực và kỹ năng kết nối để luôn theo kịp nhu cầu của thị trường. Dưới đây là một
số cách để phát triển những kĩ năng này:
• Chọn cải thiện ít nhất hai loại năng lực hoặc kỹ năng mỗi năm. Giám sát và theo
dõi sự tiến bộ của bản thân
• Xây dựng kế hoạch năm năm học tập để có được kiến thức và nền tảng giáo dục
mà bạn cần.
• Phát triển kỹ năng liên chức năng. Trải qua một giai đoạn nhất định trong sự
nghiệp thì chuyên môn không còn là sự lựa chọn mang tính quyết nữa và có khả
năng bị lỗi thời
• Và hãy tham gia Câu lạc bộ Hướng nghiệp của chúng tôi để tìm hiểu những kỹ
năng này.
Kỹ năng chuyên môn đặc biệt của bạn cũng có thể bị lỗi thời. Đó là lý do tại sao
ngày nay y tá cũng phải trau dồi kỹ năng kinh doanh còn các chuyên gia công
nghệ có luôn cả kinh nghiệm tài chính. Càng nhiều năng lực, kỹ năng thì bạn càng
an toàn ở công việc mới hoặc thậm chí có thể mở ra cơ hội ở một lĩnh vực mới.
Để gia tăng cơ hội thành công, hãy sử dụng các gợi ý trong bài “Thiết lập mục tiêu
cá nhân” để phát triển mục tiêu hiệu quả, và nếu bạn có “sổ tay kế hoạch phát triển
cá nhân” của chúng tôi, hãy sử dụng nó để lập kế hoạch phát triển các kỹ năng của
mình.
“Suy nghĩ toàn cầu.” Trong nhiều ngành công nghiệp, rào cản địa lý đang ngày
càng trở nên mờ nhạt và đồng nghiệp, khách hàng và cổ đông có thể đến từ bất kì
nơi nào trên thế giới. Do đó bạn cần phải có khả năng làm việc trong môi trường
quốc tế, bằng cách:
• Học cách làm việc trong môi trường đa văn hóa.
• Yêu cầu các công việc có điều kiện tiếp xúc với quốc tế.
• Học một ngoại ngữ.

Bạn có càng nhiều kinh nghiệmt hì sẽ càng tự tin hơn khi làm việc trong môi
trường trường toàn cần từ đó trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà tuyển dụng trong
tương lai.
Tạo và duy trì một nhật kí thành tích cá nhân. Thời điểm để bắt đầu suy nghĩ
về thành tích và kỹ năng không chỉ diễn ra khi bạn tìm kiếm một công việc mới
mà bạn cần phải liên tục chủ động ghi chép lại những gì mình làm tốt, các giải
3
thưởng nhận được hay những thành tích đáng chú ý trong mọi lúc. Một khi nhà
tuyển dụng muốn biết những gì bạn sẽ làm cho họ, bạn sẽ dễ dàng nhớ lại các
thành tích và kỹ năng của mình khi có sẵn một danh sách những việc đã làm.
• Theo dõi công việc, dự án và kết quả.
• Liệt kê một danh sách các hoạt động phát triển chuyên môn mà bạn đã tham gia.
• Liệt kê các khóa huấn luyện mà bạn đã hoàn tất.
• Liệt kê các công việc tình nguyện.
• Sắp xếp lại các đánh giá của cấp trên hay đồng nghiệp về kết quả làm việc của
bạn, có thể là thư tay hay thư điện tử có đánh giá tốt về bạn.
Sử dụng nhật kí này để theo dõi điểm mạnh, thành tích và cũng để khẳng định
năng lực tuyệt vời của bạn. Mọi người đều cần tăng cường sự tự tin cũng như gia
tăng giá trị của bản thân. Một danh sách điểm mạnh và các thành tích như vậy
giúp ta rất nhiều trong việc tạo động lực và sự tự tin ở năng lực của mình.
Xây dựng và duy trì các mối quan hệ công việc. Hãy nhớ xây dựng mối quan hệ
tốt cả trong và ngoài công ty bởi đây là những người rất quan trọng khi môi trường
làm việc thay đổi. Họ có thể rủ bạn đi theo và cho bạn cơ hội mới khi công việc
hiện tại đang bấp bênh. Khi bạn có thêm một hoặc hai mối quan hệ mới, bạn sẽ
học thêm được các kỹ năng, công nghệ và chiến lược từ họ để giúp lèo lái sự
nghiệp theo hướng bạn muốn.
• Thu thập danh thiếp.
• Giữ liên lạc với các ông chủ và đồng nghiệp cũ.
• Tham gia các mối quan hệ xã hội.
• Tham gia nhiều hoạt động và xây dựng các mối quan hệ ngoài công việc và lĩnh

vực hiện tại của bạn.
Cập nhật kiến thức về môi trường vĩ mô. Hãy nhận biết những thay đổi và xu
hướng của nền kinh tế, chuyên ngành và lĩnh vực của bạn. Tuy chúng ta không thể
dự đoán chính xác tương lai nhưng hãy luôn đón đầu nó bằng cách cập nhật kiến
thức, lựa chọn và làm việc trong những lĩnh vực, những công ty nào phát triển bền
vững, lâu dài.
• Đọc báo và tạp chí chuyên ngành để cập nhật các xu hướng kinh doanh.
4
• Hoàn thành phân tích PEST cho lĩnh vực bạn đang làm và các lĩnh vực bạn quan
tâm.
• Phân tích sự hấp dẫn của công tybằng “mô hình 5 lực cạnh tranh của Porter” và
“phân tích USP”.
• Thực hiện theo linh cảm và phân tích của mình. Nếu thấy công ty hay lĩnh vực
của bạn đang gặp rắc rối, tốt nhất là hãy chuyển việc khi mọi việc đang còn tốt!
Nhìn chung, hãy tránh các lĩnh vực và công ty đang trên đà đi xuống. Là chuyên
gia trong lĩnh vực kiểu này cũng có thể giúp bạn đưa ra các quyết định chiến lược
giúp cứu vớt công ty trong một thời gian tương đối nhưng trước sau gì bạn cũng
phải đi thôi. nhưng cũng chỉ là chiến lược trung hạn; rồi cuối cùng bạn cũng phải
ra đi. Tốt hơn là hãy chuẩn bị từ bây giờ.
Giữ cho con đường sự nghiệp của mình luôn rõ ràng và rộng mở. Bạn có thể
may mắn vào được một công ty có một con đường sự nghiệp rõ ràng và hấp
dẫn. Nhưng đa số không phải ai cũng may mắn như vậy.
Sẽ không là vấn đề nếu bạn làm việc cho một ngành đang tăng trưởng – nếu bạn
làm tốt công việc của mình thì những cơ hội sẽ xuất hiện thường xuyên. Tuy
nhiên, nếu làm trong một lĩnh vực chậm phát triển hoặc đang đi xuống thì sự
nghiệp của bạn khó mà phát triển được, cho dù bạn cố gắng thế nào đi nữa . Điều
này sẽ làm bạn thấy chán nản, thất vọng và về lâu dài sẽ không phát triển được
tiềm năng của bạn.
Đây là lúc bạn cần phải xem xét lại lựa chọn của mình và có hành động kịp lúc-
thậm chí là thay đổi công việc hay sự nghiệp. Xem bài “Lên kế hoạch sự nghiệp”

để được hướng dẫn chi chi tiết hơn.
Dám thất bại. Chẳng ai dám bảo đảm về tương lại nên có khả năng bạn sẽ gặp
thất bại dù đã chuẩn bị và lên kế hoạch kĩ lưỡng. Những người thành công là
những người có khả năng tự vực dậy sau thất bại và xem thất bại như một bài học
kinh nghiệm.
• Thường xuyên đánh giá và khẳng định điểm mạnh của bạn.
• Xây dựng các mục tiêu thực tế và khả thi, theo dõi tiến độ và xác định những gì
bạn sẽ đạt được.
• Linh hoạt thích ứng và luôn “giữ được lửa” dù chuyện gì đang xảy ra.
Đây là những kỹ thuật rất hữu ích khi bạn bắt đầu lập kế hoạch và chuẩn bị cho
tương lai vì hàm chứa các yếu tố có liên quan tới quản lý rủi ro và lên kế hoạch sự
5
nghiệp. Bạn cần phải hoàn thiện ở cả hai yếu tố này để đảm bảo sự nghiệp tương
lai của bạn.
Điểm cốt lõi:
Có thể kỹ năng của bạn chưa phù hợp với mô tả công việc trong tương lai nhưng
bạn vẫn có thể đảm bảo học hỏi được các kỹ năng đó. Bạn hoàn toàn có thể kiểm
soát sự nghiệp tương lai bằng cách suy nghĩ trước và lên kế hoạch trước. Điểm
mấu chốt không phải là trang bị kĩ năng dự đoán về tương lai mà là làm sao để
sớm thích nghi với các dấu hiệu thay đổi đó.
Khi bạn nhận ra sự thay đổi là liên tục và bạn đang liên tục lập kế hoạch để luôn
dẫn đầu cuộc chơi, bạn sẽ thấy mình ở một vị thế tuyệt vời để nhận biết và tận
dụng cơ hội xuất hiện ngay trong những thay đổi đó.
15 phút sưu tầm và biên tập.

×