Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH SỮA CHỨA MELAMINE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.92 KB, 12 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ KINH
DOANH SỮA CHỨA MELAMINE
Giảng viên hướng dẫn: T.S Ao Thu Hoài
Sinh viên thực hiện: Nhóm 4
STT Tên Mã SV
1 Thạch Phương Dung A16445
2 Nguyễn Thị Hồng Hạnh A17266
3 Nhữ Tuyết Mai A16579
4 Nguyễn Khánh Linh A16108
5 Nguyễn Thùy Vân A17324
6 Trần Thị Tuyết A18120
7 Nguyễn Ngọc Tường A17754
Hà Nội, 2012
2
LI MỞ ĐẦU
oàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang trở thành một xu thế khách
quan và tất yếu của tất cả các nước trên thế giới. Trong xu thế này, quốc gia nào có
chiến lược, chính sách, biện pháp và công cụ quản lý hợp lý sẽ mang lại lợi ích, sự
phát triển về kinh tế cho quốc gia đó. Ngược lại sẽ mang lại kết quả không mấy tốt đẹp.
Toàn cầu hóa sẽ mang lại những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp trong nước. Trong
đó, sự cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt hơn giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh
nghiệp nước ngoài. Cạnh tranh làm cho nền kinh tế phát triển đồng thời cũng mang lại lợi
ích cho người tiêu dùng. Nhưng bên cạnh đó nó còn tồn tại những mặt xấu,tác động đến nền
kinh tế,đến môi trường,sức khỏe của người tiêu dùng,đặc biệt làm suy thoái đến đạo đức
doanh nghiệp khi chỉ biết đến lợi nhuận.


T
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu của các doanh nghiệp là phải phấn đấu
để đạt được tối đa hoá lợi nhuận trong những điều kiện nhất định. Các doanh nghiệp luôn
tìm mọi cách để làm thế nào bán được càng nhiều hàng càng tốt và họ rất quan tâm đến hoạt
động tuyên truyền, quảng bá thương hiệu của mình. Sự phát triển của kinh tế xã hội, hội
nhập kinh tế quốc tế đã tạo tiền đề cho việc sản xuất ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội, mở
rộng và đa dạng hoá các mặt hàng và dịch vụ.người tiêu dùng có nhiều cơ hội hơn trong việc
lựa chọn hàng hoá, dịch vụ. Bên cạnh những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bền vững,
quan tâm và giữ giá thương hiệu của mình, doanh nhân vừa có Tâm vừa có Tài thì không ít
các Doanh nghiệp hiện nay chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, sản xuất ở dạng “chộp giật” thậm
chí làm giả nhãn, mác, giảm chất lượng lừa dối người tiêu dùng.Tình trạng thực phẩm mất
an toàn thường phổ biến trên thị trường gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng, người
tiêu dùng không biết ăn gì, uống gì? Khá phổ biến hiện nay, tình trạng dụng cụ đo không
được kiểm định, taximét bị phá niêm chì để chỉnh lại đồng hồ, cột đo nhiệt liệu gắn thêm
thiết bị điều chỉnh dung tích xăng, diezen
Và vụ bê bối sữa nhiễm chất độc hại Melamine mới đây cũng là một minh chứng cho sự
suy thoái đạo đức trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Chỉ vì chút lợi ích cá nhân mà các
doanh nghiệp đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của chính mình, tới môi trường,
thậm chí là sức khỏe, chà đạp lên lương tâm của mình, để lại nỗi đau đớn, xót xa cho những
ông bố,bà mẹ với những đứa con bé nhỏ của mình… Đây là một thực trạng nóng trong xã
hôi hiện giờ.
Chính vì vậy, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài "Phân tích thực trạng sản xuất
và kinh doanh sữa nhiễm Melamine dưới góc độ đạo đức kinh doanh" làm chủ đề đi sâu tìm
hiểu.
Dù đã có sự cố gắng nhưng vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót, vì vậy chúng em mong
nhận được sự góp ý từ phía thầy cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
3
I. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1. Đ!o đ$c l' g)?

Đó là một xâu chuỗi triết lý đơn giản nhưng phức tạp. Đạo đức khiến con người trở nên
uỷ mị có nguyêc tắc. Đạo đức khiến xã hội dèm pha. Đạo đức khiến xã hội tuyên dương.
Nhưng đạo đức chưa chắc khuyến khích con người phải luôn làm điều tốt.
Nghiên cứu về đạo đức là một truyền thống lâu đời trong xã hội loài người,bắt nguồn từ
những niềm tin về tôn giáo,văn hóa và tư tưởng triết học.Đạo đức liên quan đến những cam
kết về luân lý,trách nhiệm và công bằng xã hội.
Vậy đạo đức là toàn bộ các quan điểm về thiện và ác, lương tâm, danh dự, trách nhiệm,
về lòng tự trọng, về công bằng, về những quy tắc, đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa
người với người giữa cá nhân và xã hội. Vì vậy đạo đức phản ánh tính cách của cá nhân và
trong ngày nay thì có thể nói lên cả tính chất của một doanh nghiệp, vì doanh nghiệp chính
là tập hợp của các cá nhân.
Đạo đức và trách nhiệm xã hội rõ ràng là những vấn đề không thể thiếu trong kinh
doanh. Nhưng thực tế lại cho thấy rằng những vấn đề này chưa được doanh nghiệp chú ý.
Thật khó mà thuyết phục doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề đạo đức và trách nhiệm bằng
những luận cứ dựa trên lợi ích kinh tế trước mắt.
2. Kinh doanh l' g)?
Kinh doanh (tiếng Anh là “business”) là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục
đính đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động trao đổi buôn bán.
3. Đ!o đ$c kinh doanh
- Là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và
kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
- Là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.
- Là một dạng đạo đức nghề nghiệp.
Đạo đức trong kinh doanh là sự kết hợp cái Tâm và Tài của các Doanh nhân. Cái Tài của
Doanh nhân là luôn phải biết được người tiêu dùng cần gì để luôn cải tiến mẫu mã, bao bì,
nâng cao chất lượng, cải tiến công nghệ và quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành. Cái Tâm
của Doanh nhân chính là khởi đầu cho sự tồn tại lâu dài và phát triển của các Doanh nghiệp.
4
Doanh nghiệp xác định được mục tiêu kinh doanh lâu dài từ đó có phương thức ứng xử và
hành động phù hợp.

Theo định nghĩa của Trần Hữu Quang có bài viết trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, số ra
ngày 2-8, thì “đạo đức kinh doanh là sự tôn trọng luân lý nghề nghiệp và các quy tắc ứng xử
(thường do các hiệp hội ngành nghề hay do chính doanh nghiệp ban hành) nhằm làm sao
doanh nghiệp có thễ đảm bảo trách nhiệm của mình đối với các đối tác xã hội và đối tác tài
chính cũng như đối với xã hội. Đây là định nghĩa khá đầy đủ theo diện mạo của nền kinh thế
hiện đại.
II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC KINH DOANH DƯỚI CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC
Tuy nhiên doanh nghiệp đều hoạt động dựa trên nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận, vì thế
rất nhiều doanh nghiệp đã vi phạm đạo đức kinh doanh, thậm chí vi phạm qui định của pháp
luật đê đạt đc điều này.
Trong đó, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì nó trực
tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Trong bài thuyết trình này chúng tôi xin phép chỉ đi
sâu vào thực trạng sữa chứa Melamine.
Dẫn chứng vụ việc phát hiện sữa chứa Melamine đầu tiên trên Thế giới và vụ việc phát
hiện sữa chứa Melamine tại Việt Nam:
Vụ bê bối “sữa melamine” bắt đầu ở Bắc Kinh, khi Thủ tướng New Zealand, bà Helen
Clark, thông báo cho Bắc Kinh về hiện tượng sữa nhiễm độc nhưng phải tới giữa tháng thì
chính quyền Trung Quốc mới có phản ứng (đặc biệt theo hướng ngăn chặn truyền thông đưa
tin về sự cố). Sự việc gây chấn động này bắt đầu vào tháng 9/2008, sau khi tập đoàn Tam
Lộc- hãng sản xuất sữa hàng đầu của Trung Quốc, thu hồi khoảng 700 tấn bột sữa bị phát
hiện là có chứa chất melamine.

Vụ sữa nhiễm melamine nói trên không chỉ gói gọn tại công ty Tam Lộc và trong biên
giới Trung Quốc. Các nhà chức trách nước này vào cuộc và đã phát hiện gần 70 sản phẩm
sữa từ hơn 20 công ty sữa địa phương khác. Sau đó, hàng ngàn tấn bột sữa đã bị thu hồi tại
Trung Quốc và nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu sữa từ Trung Quốc như New
Zealand, Đài Loan, Indonesia, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Burundi, Gabon, Tanzania,
Việt Nam…
Scandal này đã khiến không ít doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa và các sản phẩm
từ sữa bị “vạ lây” do người tiêu dùng có ý định “tẩy chay” sản phẩm của họ vì nghi các sản

phẩm có melamine. Trong số này, công ty sữa Hanoimilk của Việt Nam là một ví dụ.
5
Ngày 1/10, Sở Y tế Hà Nội thông báo, Thanh tra Sở đã phát hiện mẫu sữa Anco Full
cream milk (sữa bột nguyên kem) có nhiễm melamine, với hàm lượng 203microgam/kg.
Ngày 2/10, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) chính thức công bố 18 loại sữa và
sản phẩm từ sữa bị nhiễm melamine riêng ở thị trường Việt Nam, phải thu hồi và tiêu huỷ
ngay. Theo đó, 18 loại sữa và sản phẩm từ sữa bị nhiễm melamine gồm:
1. Sữa Pure Milk hiệu YiLi, Trung Quốc, không rõ nhà nhập khẩu.
2. Sữa tươi YiLi (1lít), Trung Quốc, Công ty TNHH Kim Ấn, 182/19 Bis Lê Văn Sỹ,
P.10, Q. Phú Nhuận, TPHCM.
3. Sữa tươi YiLi hương original (250ml) Trung Quốc, Công ty TNHH Kim Ấn.
4. Sữa tươi YiLi (250ml), Công ty TNHH Kim Ấn.
5. Sữa tươi YiLi, (Trung Quốc) Công ty TNHH Kim Ấn.
6. Nguyên liệu thực phẩm: Non dairy creamer Thái Lan Công ty CP Hóa chất Á Châu Toà
nhà Etown2, 364 Cộng Hoà, P.13, Q. Tân Bình, TPHCM.
7. Full cream milk powper grade A Trung Quốc, Công ty cổ phần Sữa Hà Nội.
8. Blue Cow – Full cream milk powder used for UHT milk, Trung Quốc, Công ty CP Sữa
Hà Nội.
9. Sữa tăng chiều cao Golden Food cho trẻ từ 01 tuổi trở lên (hộp giấy) chưa rõ nguồn
gốc, Công ty CP Dinh dưỡng thực phẩm vàng, lầu 6, toà nhà 22, 22 Bis Lê Thánh Tôn,
Bến Nghé, Q1, TPHCM.
10. Sữa bột Advandced Distribution, chưa rõ nguồn gốc, Công ty TNHH CBLTTP Mai
Anh 149-149/1A Thống Nhất, P.17, Tân Bình, TPHCM.
11. Bánh quy Khong Guan, Indonesia, Công ty TNHH TM&DV Đại Vinh.
12. Bánh quy Khong Guan, Malaysia, Công ty TNHH TM&DV Đại Vinh.
13. Bánh quy Khian Guan Aquare Puff, Malaysia, Công ty TNHH TM&DV Đại Vinh.
14. Bánh quy Khong Guan Marie, Malaysia, Công ty TNHH TM&DV Đại Vinh.
15. Bánh quy Khian Guan Superior, Malaysia, Công ty TNHH TM&DV Đại Vinh.
16. Sữa bột nguyên kem (Full Cream Milk Powder), Công ty CP Thực phẩm Anco.
17. Sữa bột béo, chưa rõ nguồn gốc, Công ty Minh Dương.

18. Bột kem không sữa, chưa rõ nguồn gốc, Công ty Minh Dương.
6
III. VẬY MELAMINE VÀ HẬU QUẢ CỦA MELAMINE LÀ GÌ?
1. Khái niệm v' $ng dụng của Melamine
Melamine là một chất hữu cơ, màu trắng pha lê, và khó hòa tan trong nước. Vì giàu
nitrogen, nên melamine được sử dụng làm chất dập lửa. Melamine thường kết hợp với chất
formaldehyde để sử dụng trong qui trình sản xuất nhựa, chất keo, giấy, vải, và một số sản
phẩm phục vụ cho việc tẩy rửa, làm phân bón vì nó hàm chứa lượng protein khá cao.
2. T!i sao pha trộn melamine v'o sữa?
Câu trả lời ngắn là: tăng giá sữa. Lượng protein trong sữa càng nhiều nhà sản xuất có lí
do để nâng giá sữa.
Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất để xác định lượng protein trong thực phẩm là
phương pháp Kjeldahl và Dumas, đo lượng nitrogen trong thực phẩm, và nhân lượng
nitrogen này với một hệ số 1/0.16 để cho ra hàm lượng protein. Bởi vì 66% melamine là
nitrogen, nên giới sản xuất sữa cố tình pha chế melamine vào sữa, và khi được kiểm nghiệm
bằng hai phương pháp Kjeldahl và Dumas thì hàm lượng protein trong sữa gia tăng. Lượng
protein tăng cũng có nghĩa là giá sữa tăng theo.
Kể từ sau vụ phát hiện tại Trung Quốc- đất nước đầu tiên bị phát hiện về vụ bê bối sữa
nhiễm melamine, nhiều người vẫn hoài nghi về sữa sản xuất trong nước. Đã có chỉ trích cho
rằng vì muốn đảm bảo nhu cầu sữa ngày càng lớn trong nước, chính phủ đã nhân nhượng
cho tập đoàn sữa Yili và Mengniu - một tập đoàn sữa lớn khác tại Trung Quốc.
Đó là một “cách lường gạt có khoa học”. Một cách làm giàu, kinh doanh bất chính!
3. Melamine độc h!i như thế n'o v' hậu quả của chúng?
Melamine tự nó không được xem là một độc chất. Khi melamine kết hợp với cyanamide
sẽ cho ra melamine cyanurate, và đây chính là hợp chất tìm thấy từ sữa sản xuất ở Trung
Quốc.
Theo Cục thực phẩm và thuốc của Mĩ (FDA) thì liều lượng an toàn của melamine cho
người lớn là 0,63 mg/kg/ngày, và cho trẻ em là 0,32 mg/kg/ngày. Chú ý “kg” là trọng lượng
cơ thể. Nếu lượng melamine trong sữa là 10 mg/kg (hay 10 ppm), một em bé uống trên 0,30
kg sữa thì có thể vượt ngưỡng an toàn cho phép.

Hậu quả của Melamine:
Làm ô nhiễm môi trưng:
Nhà hóa học người Đức tên Justus von Liebig là người đầu tiên tổng hợp melamine vào
năm 1834. Trong phương pháp tổng hợp của Justus von Liebig, calcium cyanamide
7
(CaCN2) được chuyển thành dicyandiamide sau đó được nung nóng để tạo melamine. Ngày
nay urê được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất melamine. Phương trình hóa học như
sau:
6(NH2)2CO → C3H6N6 + 6NH3 + 3CO2
Trước hết, urê được phân tách tạo axit cyanic (HNCO) (phản ứng cần nhiệt độ cao):
(NH2)2CO → HCNO + NH3
Tiếp theo là phản ứng polyme hóa axit cyanic tạo dioxit cácbon và melamine (phản ứng tỏa
nhiệt):
6HCNO → C3H6N6 + 3CO2
Xét toàn bộ quá trình, phản ứng tạo melamine là phản ứng cần nhiệt độ cao. Chính vì vậy,
melamine cũng là tạp chất trong sản xuất urê.
Quy trình kết tinh và rửa melamine làm sản sinh một lượng lớn nước thải có hại nếu
chúng được xả trực tiếp vào môi trường. Thông thường nước thải được cô thành dạng rắn
(có thể chứa đến 75% melamine) nhưng thuận tiện và an toàn hơn trong cho quản lý và xử
lý.
Sự ảnh hưởng đến các nhà sản xuất sữa:
Người tiêu dùng ngần ngại mua sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa hay bột ngũ cốc
nhập từ Trung Quốc (và có thể cả hàng nội địa) còn người sản xuất và nhà kinh doanh thì
điêu đứng khi sữa làm ra không bán được hay chờ kiểm tra
Thậm chí ảnh hưởng đến chính phủ Trung Quốc:
Từ khi các sản phẩm sữa nhiễm độc này bị phanh phui trước công luận chưa đầy hai
tuần trước, cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng tới hoạt động của hầu hết các công ty chế biến
sản phẩm sữa lớn của Trung Quốc, trong đó có Yili Industrial Group Co. and Mengniu Dairy
Group Co. Sản phẩm của họ bị đưa khỏi giá bán hàng trên khắp đất nước và cả ở các vùng
lãnh thổ thuộc Trung Quốc là Hong Kong và Macau.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã thể hiện quyết tâm và nỗ lực cao để giải quyết vụ rắc rối
này. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phải lên truyền hình để kêu gọi đặt sự an toàn của cộng đồng
lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự.
Hiệp hội các Sản phẩm Sữa Trung Quốc khẳng định tiếp tục thu mua sữa cho nông dân,
những người chịu tác động trực tiếp của việc các nhà máy sữa phải hoạt động cầm chừng sau
vụ này.
Nhưng nghiêm trọng nhất vẫn là hậu quả ảnh hưởng tới sức khỏe :
Melamine có thể gây sỏi thận và dẫn đến suy thận. Sản phẩm sữa bột nhiễm độc đã cướp
đi sinh mạng của 2 trẻ và khiến 1.253 bé phải nhập viện vì sỏi thận tính đến 16/9/2008.
8
Chính chất này cũng bị cho là đã khiến cho một loạt chó và mèo bị chết ở Mỹ do được
cho ăn thức ăn chứa melamine và những thành phần gây độc hại. Các nhà khoa học Mỹ đưa
ra một giả thuyết là chất này được kết hợp với hóa chất khác, Axít xyanuric, gây suy thận ở
động vật.
Melamine được biết đến như một chất gây hại nếu nuốt, hít và có thể hấp thụ qua da, mắt
và đường hô hấp, có thể gây kích thích khi tiếp xúc với melamine, nếu tiếp xúc lâu dài,
melamine sẽ gây ung thư và ảnh hưởng đến bộ phận sinh sản.
Qua những hậu quả kể trên, có thể thấy sản xuất và kinh doanh sữa chứa Melamine là
hoạt động hết sức vô nhân đạo!
IV. PHẢN ỨNG CỦA CÁC NHÀ CHỨC TRÁCH
Từ phía chính phủ Trung Quốc:
Chính phủ Trung Quốc cũng đã thể hiện quyết tâm và nỗ lực cao để giải quyết vụ rắc rối
này. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phải lên truyền hình để kêu gọi đặt sự an toàn của cộng đồng
lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự.
Hiệp hội các Sản phẩm Sữa Trung Quốc khẳng định tiếp tục thu mua sữa cho nông dân,
những người chịu tác động trực tiếp của việc các nhà máy sữa phải hoạt động cầm chừng sau
vụ này.
Đại diện tập đoàn sữa Tam Lộc đã lên tiếng xin lỗi, những kẻ bán melamine và nhân vật
có trách nhiệm của các hãng sữa chứa melamine đã bị khởi tố và chịu hình phạt của pháp
luật.

9
Từ phía Việt Nam:
Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã tiến hành thanh tra , kiểm tra công tác
bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đứng trước cơn bão về sự bùng nổ sũa nhiễm Melamine,Bộ Y tế đã triển khai các hoạt
động thanh tra, kiểm tra công tác bảo đảm ATVSTP, Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
về bảo đảm ATVSTP, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết
phòng tránh.
Ban chỉ đạo liên nghành vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã có các biện pháp xử lý đối
với sữa nhiễm Melamine không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ,đang bị các cơ quan
chức năng cấm lưu thông.
Đối với nguồn sữa và nguyên liệu sữa, sản phẩm sữa có nhiễm melamine được nhập
chính ngạch từ Trung Quốc, Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao phối hợp
giải quyết tái xuất cho doanh nghiệp; khuyến khích cơ chế doanh nghiệp chủ động liên hệ,
thương thảo trực tiếp với các doanh nghiệp của Trung Quốc.Đối với sản phẩm sữa nhập lậu,
không có nguồn gốc xuất xứ, Bộ Y tế sẽ làm việc với Bộ Công thương để trao đổi phương án
xử lý theo quy định.
Còn đối với các loại sữa và nguyên liệu sữa có kết quả âm tính với melamine nhưng
chưa được công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo qui định, Bộ Y tế hướng dẫn doanh nghiệp
công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo đúng qui định hiện hành và xử lý vi phạm hành chính;
đồng thời giải tỏa cho các doanh nghiệp lưu thông hàng.
V. PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NGĂN CHẶN HÀNH VI KINH DOANH PHI ĐẠO ĐỨC
NÀY?
Bộ y tế và các tố chức đã có sự can thiệp kịp thời nhưng chúng ta phải đặt ra câu hỏi liệu
rằng sự việc này có còn tái diễn và phải làm gì để có thể ngăn chặn được sự xuất hiện của
các sản phẩm chứa chất độc hại,không chỉ với sữa mà là tất cả các loại thực phẩm nói chung.
Về phía nh' nước v' pháp luật:
Tăng cường kiểm tra,kiểm sát hoạt động của doanh nghiệp
Nhà nước, các nghành và cơ quan chức năng cần giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động
của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp bằng cách ban hành các bộ luật,sớm hoàn thiện hành

lang pháp lý, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời tuân giữ được đạo đức văn hóa
của cá nhân, doanh nghiệp.
Có những biện pháp khuyến khích cá nhân,doanh nghiệp nâng cao đạo đức kinh doanh
của mình,đồng thời có các chế tài xử phạt thích đáng đối với các cá nhân,doanh nghiệp vi
phạm.
Đạo đức là một phạm trù mà con người luôn cần vươn lên để đạt tới nó, rất khó để kiểm
soát nó vì nó vượt xa hơn tuân thủ đạo đức rất nhiều.Với đạo đức kinh doanh vấn đề còn
phức tạp hơn vì tuân thủ đạo đức kinh doanh trong ngắn hạn thường đồng nghĩa với việc
không đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, trong khi lợi nhuận mới là mục đích chính
của cá nhân và doanh nghiệp. Vì thế các cơ quan cần có những biện pháp khuyến khích
doanh nghiệp có thành tích trong đạo đức kinh doanh như các giải thưởng: Sao Vàng Đất
Việt, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bông Hồng Vàng…, các giải thưởng sẽ giúp cho uy tín
thương hiệu của cá nhân,doanh nghiệp tạo được sự tin tưởng và một chỗ đứng nhất định
trong lòng khách hàng.
10
Cần nghiên cứu để bổ sung hệ thống pháp luật Việt Nam tạo cơ sở pháp lý vững chắc
cho đạo đức kinh doanh.
Cần tăng cường tuyên truyền,giáo dục, nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh ở Việt
Nam.
Thực tế ,các biện pháp pháp luật như phạt tiền,kỉ luật…. có thể đem lại một sự hài lòng
cho một số người, nhưng khó l' giải pháp lâu d'i cho kĩ nghệ thực phẩm. Luật pháp chỉ
là biện pháp bề mặt, bề ngoài, áp dụng cho mọi người; đạo đức mới là biện pháp bề trong ở
mỗi con người nên cần có biện pháp để giáo dục ngay chính trong bản thân các doanh
nghiệp.
Về phía doanh nghiệp:
Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức được rằng vấn đề đạo đức trong kinh doanh là
một vấn đề quan trọng nhưng nhiều doanh nghiệp lúng túng không biết phải làm thế nào để
đưa vấn đề này vào trong các hoạt động của mình.
Mỗi ngành nghề đều có những qui ước đạo đức cho chuyên ngành. Đối với những ngành
nghề có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, qui ước đạo đức là một điều tuyệt đối

không thể thiếu. Bởi thực phẩm không chỉ là dinh dưỡng và mùi vị, mà còn đóng vai trò
quan trọng trong công cuộc phòng bệnh ở qui mô cộng đồng. V) vậy, ngo'i pháp chế ra,
vấn đề an to'n thực phẩm cần phải được quản lí bằng đ!o đ$c. Mục đích của pháp luật là
duy trì trật tự xã hội, còn mục tiêu của qui ước đạo đức là làm tốt nội tâm của cá nhân, giúp
cho cá nhân hướng thiện. Với luật, trừng phạt là biện pháp chế tài bề ngoài; còn với đạo đức
mỗi cá nhân là một quan tòa của chính mình.
Trước khi tạo ra một sản phẩm,thì các doanh nghiệp hãy đặt sức khỏe và an sinh của
người tiêu thụ, đặc biệt là trẻ em lên trên hết và ưu tiên trước hết; duy trì thực phẩm có độ an
toàn cao nhất và chất lượng cao nhất mà công nghệ hiện tại cho phép. Ngoài ra, kĩ nghệ thực
phẩm cần phải hợp tác với các cơ quan chức năng của Nhà nước và các nhóm bảo vệ người
tiêu thụ trong việc phát triển những điều lệ và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo qui ước của
Tổ chức y tế thế giới.
Nếu giới Y khoa có những tiêu chuẩn đạo đức hành nghề (Y đức), thì kĩ nghệ sản xuất
thực phẩm cũng cần phải có những qui ước đạo đức cho ngành. Ngành Y có phương châm
“Trước hết, không hại người”; kĩ nghệ thực phẩm cũng cần phải có một phương châm tương
tự như “Không sản xuất ra những thực phẩm độc hại, những thực phẩm mà cá nhân nhà sản
xuất không dám dùng cho bữa ăn gia đình của họ”.
Do đó, đã đến lúc kĩ nghệ thực phẩm cần phát triển những tiêu chí đạo đức kinh doanh
tương tự như y đức và đạo đức khoa học trong ngành y. Một qui ước đạo đức như thế có thể
giúp cho công chúng nhận diện những cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh thiếu đạo đức và
góp phần cải tiến tình trạng an toàn thực phẩm.
Bản thân các doanh nghiệp khi tạo ra các sản phẩm cần ý thức được rằng họ cần làm nó
trên chính tình yêu thương của mình.Chúng ta hãy đặt ra câu hỏi rằng tại sao các nước Châu
Âu,họ cũng ăn,cũng uống,cũng sử dụng các dịch vụ chăm sóc nhưng cuộc sống của họ tốt,da
dẻ đẹp,tuổi thọ cao.Trong khi chúng ta cung ăn,cũng uống…nhưng tỉ lệ mắc bệnh ung thư
của nước ta nằm trong tốp đầu thế giới.
Ngay khi còn trong vòng tay cha mẹ,khi ngồi trên ghế nhà trường và ngay cả khi bắt đầu
một sự nghiệp mới chúng ta hãy giáo dục con em mình hiểu rõ ý nghĩa của chữ “Đạo” và
chữ “Đức”.
VI. KẾT LUẬN

11
Tóm lại cũng như văn hóa, đạo đức nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng là những
phạm trù phức tạp, cần nhiều thời gian để hoàn thiện và phát triển. Ở nước ta hiện nay, trong
đội ngũ các nhà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không phải tất cả đều đã có đạo
đức kinh doanh. Qua vụ bê bối sữa nhiễm Melamine, chúng ta càng hiểu rõ tầm quan trọng
của vấn đề đạo đức.
Vì vậy việc giáo dục và tự rèn luyện đạo đức kinh doanh lành mạnh với các doanh
nghiệp là việc làm hết sức cần thiết, phải làm một cách có kế hoạch và thường xuyên.
Là một quốc gia đang phát triển,mới tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, những phạm
trù như văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh còn khá mới mẻ, chính phủ Việt Nam cần
có những chủ trương nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho người dân và doanh nghiệp về
vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, hội nhập quốc tế Bộ Giáo Dục Đào Tạo cũng cần
khuyến khích các trường cao đẳng, đại học đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với xu
hướng toàn cầu hóa, đây là yếu tố thuận lợi để thể hiện truyền thống đạo đức lâu đời của
người Việt Nam từ đó duy trì phát triển bền vững và nâng cao đời sống cho người dân. /
12
MỤC LỤC:
Mục Trang
Lời mở đầu 2
I. Đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp 3
II. Thực trạng về việc kinh doanh dưới chuẩn mực đạo
đức
4
III. Melamine và hậu quả của Melamine 6
IV. Phản ứng của các nhà chức trách 8
V. Phải làm gì để ngăn chặn hành vi phi đạo đức này? 9
VI. Kết luận 10

×