Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.93 KB, 59 trang )

1
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Nền kinh tế thị trường, lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực của
các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo cho
doanh nghiệp có lợi, phát triển không ngừng và nâng cao lợi ích người lao
động thì trong chính sách quản lí, mọi doanh nghiệp phải tìm cách tiết kiệm
chi phí tiền lương trên một sản phẩm. Nếu biết sử dụng sức lao động thì sẽ
tiết kiệm được chi phí về lao động, góp phần phấn đấu trong chiến lược
giảm giá thành, hạ thấp chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và nâng
cao đời sống vật chất cho bản thân người lao động cùng gia đình họ góp
phần ổn định xã hội.
Tiền lương vừa là chi phí đối với doanh nghiệp nhưng đồng thời là thu nhập
của người lao động. Doanh nghiệp phải tìm cách đảm bảo mức thù lao tương xứng
với kết quả của người lao động thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, gắn bó phấn
đấu vì doanh nghiệp nhưng cũng đảm bảo tối thiểu hóa chi phí tiền lương trong giá
thành để tạo thế cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều đó thì công các hạch
toán tiền lương là phương tiện là công cụ quản lí hữu hiệu của doanh nghiệp. Mỗi
doanh nghiệp dựa vào chế độ về tiền lương do Nhà nước ban hành để áp dụng hợp
lí vào doanh nghiệp mình. Đó là công việc không đơn giản đòi hỏi kế toán viên luôn
phải tìm tòi đê hoàn thiện hơn trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng cho nhà quản lí
đồng thời là chỗ dựa đáng tin cho người lao động.
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
1
2
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex là một công ty sử dụng rất
nhiều lao động. Công ty có nhiều mô hình kinh doanh do đó công tác hạch
toán tiền lương và quản lý sử dụng quỹ lương là những vấn đề được công
ty đặc biệt quan tâm. Công tác này được tổ chức tốt sẽ giúp cho công ty có
cái nhìn đúng đắn trong việc tập hợp chi phí và vạch ra được hướng đi


đúng đắn trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Là sinh viên chuyên ngành kế toán và nhận thức được những vấn đề
thiết thực trên, cũng như được sự chỉ dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn
và Anh Chị tại công ty thực tập. Em đã chọn đề tài: “Hạch toán tiền lương
và các khoản trích theo lương tại Công ty Bảo hiểm” .
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Mục tiêu chung
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Bảo hiểm
PJICO, Chi nhánh Sóc Trăng, Văn phòng Trà Vinh qua 3 năm: 2011, 2012, 2013.
2.1 Mục cụ thể
Xây dựng một cơ sở lý luận chung về lao động và tiền lương một cách khái
quát, ngắn gọn, súc tích để làm nền tảng lý thuyết cho việc phân tích đề tài trên.
Tìm hiểu tình hình chung và những đặc trưng trong hoạt động kinh doanh
của đơn vị nghiên cứu.
Tìm hiểu công tác kế toán tiền lương và tính lương của công ty. So sánh kiến
thức lao động - tiền lương ở trường so với thực tế ở công ty để đưa ra một số giải
pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương ở công ty và ở trường.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là công tác kế toàn tiền lương và các
khoản trích theo lương tại bảo hiểm Petrolimex Chi nhánh Sóc Trăng, Văn phòng
Trà Vinh.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu của đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
2
3
- Thu thập thông tin
- Thống kê mô tả
- Phân tích và so sánh

5. PHẠM VI SỬ DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
5.1 Phạm vi không gian
- Đề tài được thực hiện tại công ty Bảo hiểm PJICO, Chi nhánh Sóc Trăng,
Văn phòng Trà Vinh tại 243, Phan Đình Phùng, Phường 7, Thành phố Trà Vinh,
tỉnh Trà Vinh
5.2 Phạm vi thời gian
- Thời gian nghiên cứu đề tài bắt đầu từ ngày 12/4/2014 đến 10/07/2014
- Đề tài phân tích số liệu qua 3 năm từ 2011 đến 2013
Phần 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
1.1.1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương là phần hao phí sức lao động, là phần thù lao mà người lao động
được hưởng sau khi làm việc cho doanh nghiệp, cống hiến về mặt thời gian hoặc tạo
ra sản phẩm dựa trên thoả thuận giữa người lao động và doanh nghiệp theo chế độ
quản lý tiền lương. Tiền lương vừa là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động,
vừa là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
Do đó việc chi trả tiền lương hợp lý, phù hợp có tác dụng tích cực thúc đẩy người
lao động hăng say trong công việc, tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến bộ khoa
học kỹ thuật. Các DN sử dụng có hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm chi phí tăng
tích lũy cho đơn vị.
1.1.2. Nội dung của quỹ tiền lương
Tiền lương trả cho người lao động bao gồm: Lương chính, lương phụ và các
khoản phụ cấp mang tính chất lương theo quy định của nhà nước.
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
3
4
- Lương chính: Là khoản lương chủ yếu trả cho người lao động được căn cứ
vào ngành bậc chuyên môn, chức trách, khối lượng công việc được giao và theo

thang bậc lương.
- Lương phụ: Là khoản tiền trả thêm cho người lao động trong thời gian
không tham gia thực hiện nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng chế độ theo quy
định như: Nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ tết, làm thêm giờ, Nó được xác định trên
cơ sở khối lượng tính chất và khối lượng được giao căn cứ vào mức lương cơ bản
cho người lao động.
Các khoản phụ cấp mang tính chất lương của người lao động, là các khoản
trả thêm cho công nhân viên do đảm nhận thêm các trách nhiệm quản lý hoặc làm
việc trong ngành nghề độc hại hoặc làm thêm ca.

1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán
Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến
động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và
kết quả lao động.
Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền
lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.
Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao
động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT) và kinh phí công
đoàn (KPCĐ), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền
luơng, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH,
BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh
Lập báo cáo về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN thuộc phạm vi trách
nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
1.2. NỘI DUNG QUỸ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
1.2.1. Quỹ BHXH
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động
khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Luật Bảo hiểm xã hội quy định có 2 loại BHXH, là BHXH bắt buộc và
BHXH tự nguyện:
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
4
5
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động
và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao
động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp
với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.
BHXH bắt buộc đối với các đối tượng sau:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm
công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
Hằng tháng, người lao động sẽ đóng 6% mức tiền lương, tiền công vào quỹ
hưu trí và tử tuất. Cũng từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho
đến khi đạt mức đóng là 8%.
Người sử dụng lao động đóng 16% tiền lương và được tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh.
1.2.2. Quỹ BHYT
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối
tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT.
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người
quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức thì

mức trích lập BHYT bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công hằng tháng của người lao
động, trong đó người sử dụng lao động đóng góp 3% và người lao động đóng góp
1,5%.
1.2.3. Quỹ KPCĐ
KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp.
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
5
6
Theo quy định hiện hành KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương
phải trả cho từng kỳ kế toán và được tính hết vào chi phí SXKD, trong đó 1% dành
cho công đoàn cơ sở hoạt động và 1% nộp cho công đoàn cấp trên.
1.2.4. Bảo hiểm thất nghiệp
Theo Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc áp dụng đối với
đối tượng lao động và người sử dụng lao động như sau:
- Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm
việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không
xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu
tháng với người sử dụng lao động.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động
trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác,
tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có
sử dụng từ mười lao động trở lên.
Bảo hiểm thất nghiệp được tính bằng cách tính theo tỉ lệ 2% trên tiền lương
phải trả cho người lao động. Trong đó người sử dụng lao động đóng 1% tiền lương
và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động đóng 1%.
Tỉ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo qui định hiện hành:
BHX

H
BHYT KPCĐ BHT
N
TỔNG
Doanh nghiệp 16% 3% 2% 1% 22%
Người LĐ 6% 1.5% 1% 8.5%
Tổng 22% 4.5% 2% 2% 30.5%
Bảng 1. Các khoản trích theo tỉ lệ qui định
1.3. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
6
7
Hiện nay, việc tính trả lương cho người lao động được tiến hành theo hai
hình thức chủ yếu: hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo
sản phẩm.
1.3.1. Hình thức trả lương theo thời gian
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo
thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động. Tiền
lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc
của người lao động tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của
doanh nghiệp. Trong mỗi thang lương, tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ
thuật chuyên môn và chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền
lương nhất định.
Tiền lương trả theo thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn
hay tính theo thời gian có thưởng
1.3.1.1. Trả lương theo thời gian giản đơn
*Trả lương theo thời gian giản đơn = Lương căn bản + Phụ cấp theo chế độ
khi hoàn thành công việc và đạt yêu cầu
Tiền lương tháng là tiền lương đã được qui định sẵn đối với từng bậc lương
trong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao

động. Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với
công nhân viên chức.
Tiền lương phải trả trong tháng đối với DNNN:
* Mức Lương tháng = Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc * (hệ số lương +
tổng hệ số các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định)
Tiền lương phải trả trong tháng đối với các đơn vị khác:
* Lương tháng = [(Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc * (hệ số lương + hệ
số các khoản phụ cấp được hưởng theo qui định)/ số ngày làm việc trong tháng
theo qui định ] * số ngày làm việc thực tế trong tháng.
Lương tuần là tiền lương được tính và trả cho một tuần làm việc:
* Lương tuần = (mức lương tháng *12)/52.
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
7
8
Lương ngày là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được áp
dụng cho lao động trực tiếp hưởng lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân
viên trong thời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp
đồng ngắn hạn.
*Lương ngày = Mức lương tháng / số ngày làm việc trong tháng theo qui
định(22 hoặc 26)
Lương giờ là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, thường được áp dụng để trả
lương cho người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm cơ
sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm.
* Lương giờ = Mức lương ngày / Số giờ làm việc theo qui định (8)
1.3.1.2 - Trả lương theo thời gian có thưởng
Là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền lương
trong sản xuất kinh doanh như: thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
NSLĐ, tiết kiệm NVL, … nhằm khuyến khích người lao động hoàn thành tốt các
công việc được giao.
* Trả lương theo thời gian có thưởng = Trả lương theo thời gian giản đơn +

các khoản tiền thưởng
* Nhận xét : Trả lương theo thời gian là hình thức thù lao được chi trả cho
người lao động dựa trên 2 căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật
hay nghiệp vụ của họ.
+ Ưu điểm : đơn giản, dễ tính toán.
+ Nhược điểm : Chưa chú ý đến chất lương lao động, chưa gắn với kết quả lao
động cuối cùng, do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất
lao động.
1.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
8
9
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo
kết quả lao động, khối lượng sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu
chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị
sản phẩm, lao vụ đó.
Tiền lương tính theo sản phẩm có thể được thực hiện theo những cách sau:
1.3.2.1. Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp
Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động hay cho
một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Theo cách tính này tiền
lương được lĩnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn
thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc là
không vượt hoặc vượt mức quy định.
* Tiền lương được lĩnh trong tháng = Số lượng sản phẩm, công việc hoàn
thành * Đơn giá tiền lương
1.3.2.2 - Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp
Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm những
công việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy móc thiết bị trong các
phân xưởng sản xuất, bảo dưởng máy móc thiết bị v.v Tiền lương theo sản phẩm
gián tiếp cũng được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao

động. Theo cách tính này, tiền lương được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản
phẩm của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp do
Doanh nghiệp xác định. Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người
phục vụ SX quan tâm đến kết quả hoạt động SXKD vì gắn liền với lợi ích kinh tế
của bản thân họ.
* Tiền lương được lĩnh trong tháng = Tiền lương được lĩnh của bộ phận trực
tiếp sản xuất * tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp
1.3.2.3 - Tiền lương theo sản phẩm có thưởng
Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp, kết hợp với chế độ
khen thưởng do doanh nghiệp quy định như thưởng do tăng năng suất lao động, tiết
kiệm nguyên vật liệu v.v
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
9
10
1.3.2.4 - Tiền lương tính theo sản phẩm luỹ tiến
Ngoài việc trả lương theo sản phẩm trực tiếp, doanh nghiệp còn căn cứ vào
mức độ vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ vượt luỹ
tiến. Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng cao thì số tiền lương tính
thêm càng nhiều. Lương theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ
việc tăng năng suất lao động nên được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết
để đẩy nhanh tốc độ sản xuất, … Việc trả lương này sẽ làm tăng khoản mục chi phí
nhân công trong giá thành sản phẩm.
*Tiền lương sản phẩm có thửơng của mỗi công nhân sản xuất=lương sản
phẩm trực tiếp * thưởng vượt mức
Trong đó:
*Lương sản phẩm trực tiếp=số lượng sản phẩm hoàn thành * đơn giá lương
sản phẩm
*Thưởng vuợt mức= tỷ lệ thưởng vượt định mức* số lướng sản phẩm của số
vượt mức
Ví dụ: tại doanh nghiệp, có mức thưởng lũy tiến cho số sản phẩm vượt mức

như sau:
Tỷ lệ vượt đinh mức tỷ lệ thưởng theo lương của số sản phẩm vượt mức
- Từ 1 đến 10% 10%
- Từ 10% đến 20% 20%
- từ 20% đến 30 % 30%
Trong tháng công nhân C theo qui đinh sản suât 4.000 sản phẩm. thực tế sản
xuất là 4.500 sản phẩm (vượt 500 sản phẩm hay >10% định mức). Đơn giá tiền
lương cho một sản phẩm là 150 đồng. Yêu cầu tính lương phải trả cho công nhân C.
Giải:
Lương trực tiếp của công nhân C=4.500*150=675.000đ
Thưởng vượt mức=500*150*20%=15000
Tổng tiền lương phải trả =675000 +15000 =690.000đ
1.3.2.5 - Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
10
11
Tính cho từng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán.
Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng
công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định
Nhận xét: Trả lương theo sản phẩm là hình thức thù lao được chi trả cho người
lao động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và đạt
được yêu cầu chất lượng đã qui định.
* Ưu điểm : Chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động với kết quả
lao động cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động.
* Nhược điểm : tính toán phức tạp
1.3.3. Cách tính lương trong một số trường hợp đặc biệt
Doanh nghiệp phải trả lương khi người lao động làm ngoài giờ có thể là trả
lương làm thêm giờ hoặc trả lương làm việc vào ban đêm.
1.3.3.1. Đối với lao động trả lương theo thời gian
Nếu làm thêm ngoài giờ thì doanh nghiệp sẽ trả lương như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương thực trả * 150% hoặc 200% hoặc
300% * Số giờ làm thêm
Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức 200% áp
dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; 300% áp dụng đối với giờ làm
thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định của Bộ Luật lao
động. Nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì chỉ phải trả phần chênh lệch
50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm nếu làm ngày bình thường;
100% nếu là ngày nghỉ hàng tuần; 200% nếu là ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương
theo qui định.
Nếu làm việc vào ban đêm:
Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương thực trả * 130% * Số giờ
làm việc vào ban đêm
Nếu làm thêm giờ vào ban đêm
*Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương làm việc vào ban đêm *
150% hoặc 200% hoặc 300%
1.3.3.2. Đối với doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm
Nếu làm thêm ngoài giờ thì doanh nghiệp sẽ trả lương như sau:
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
11
12
Tiền lương làm thêm giờ = Số lượng sản phẩm, công việc làm thêm * (Đơn
giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày * 15% hoặc
200% hoặc 300%)
Đơn giá tiền lương của những sản phẩm, công việc làm thêm được trả bằng
150% so với đơn giá sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày
thường; 200% nếu là ngày nghỉ hàng tuần; 300% nếu là ngày lễ, ngày nghỉ có
hưởng lương theo qui định.
Nếu làm việc vào ban đêm:
Tiền lương làm việc vào ban đêm = Số lượng sản phẩm công việc làm thêm *
(Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày * 130%)

Nếu làm thêm giờ vào ban đêm
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Số lượng sản phẩm, công việc làm
thêm * (Đơn giá tiền lương làm thêm vào ban ngày * 130%) *150% hoặc 200%
hoặc 300%
1.4. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG
1.4.1. Chứng từ kế toán
- Bảng chấm công
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH
- Bảng thanh toán lương
- Bảng thanh toán tiền thưởng
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
12
13
- Bảng phân bổ lương
- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội
1.4.2. Tài khoản sử dụng
* TK 334 “ Phải trả cho công nhân viên” : TK này được dùng để phản ánh các
khoản phải trả cho công nhân viên của DN về tiền lương, tiền công, tiền thưởng,
BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của DN. Nội dung và kết cấu
của TK 334
TK 334 “ Phải trả cho công nhân viên”
SDĐK : phản ánh số tiền đã trả lớn hơn
số phải trả về tiền lương , tiền công,
tiền thưởng và các khoản khác cho
người lao động tồn đầu kỳ
SDĐK : Các khoản tiền lương, tiền
công, tiền thưởng có tính chất lương và
các khoản khác còn phải trả cho người

lao động tồn đầu kỳ
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền
thưởng có tính chất lương, BHXH và
các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng
trước cho người lao động.
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền
thưởng có tính chất lương, BHXH và
các khoản khác phải trả, phải chi cho
người lao động.
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
13
14
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương,
tiền công của người lao động.
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
SDCK : phản ánh số tiền đã trả lớn hơn
số phải trả về tiền lương , tiền công,
tiền thưởng và các khoản khác cho
người lao động.
SDCK : Các khoản tiền lương, tiền
công, tiền thưởng có tính chất lương và
các khoản khác còn phải trả cho người
lao động.

TK 334 có 2 TK cấp 2
TK3341 – Phải trả công nhân viên
TK3348 – Phải trả người lao động.
* TK 338 “Phải trả phải nộp khác”
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
14

15
TK 338 “Phải trả phải nộp khác”
SDĐK: Khoản đã trích chưa sử dụng hết còn
tồn đầu kỳ
- BHXH phải trả cho công nhân viên. - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo
chế độ quy định
- Chi kinh phí công đoàn tại DN. - BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù
- Khoản BHXH và KPCĐ đã nộp lên cơ quan
quản lý cấp trên.
- Chi mua BHYT cho người lao động
- Chi BHTN cho người lao động
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
SDCK: Khoản đã trích chưa sử dụng hết
TK 338 có các TK cấp 2 như sau :
TK 3382 : KPCĐ
TK 3383 : BHXH
TK 3384 : BHYT
TK 3389 : BHTN
1.4.3. Định khoản nghiệp vụ phát sinh
(1) Khi tạm ứng lương cho người lao động, căn cứ số tiền thực chi phản ánh số
tiền chi tạm ứng, kế toán ghi :
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
(2) Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương hoặc bảng phân bổ lương, kế
toán xác định số tiền lương phải trả cho người lao động tính vào chi phí của các đối
tượng có liên quan:
Nợ TK241: Đối với tiền lương trả cho bộ phận XDCB
Nợ TK 622: Đối với công nhân trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627: Đối với công nhân phục vụ và quản lý tại phân xưởng.

Nợ TK 641: Đối với nhân viên thuộc bộ phận bán hàng.
Nợ TK 642: Đối với nhân viên thuộc bộ phận quản lý DN.
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
15
16
Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả.
Ghi chú: số tiền ghi Bên Nợ của các TK trên bao gồm: Tiền lương chính, tiền
lương phụ, phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân
viên phục vụ và quản lý phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý DN.
(3) Hàng tháng, căn cứ tổng tiền lương thực tế phải trả cho các đối tượng và tỷ
lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định, kế toán tiến hành trích BHXH,
BHYT, KPCĐ :
Nợ TK 622: 22% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp SX.
Nợ TK 627: 22% trên tổng tiền lương phải trả cho CN phục vụ và QLPX.
Nợ TK 641: 22% trên tổng tiền lương phải trả cho NV bộ phận bán hàng.
Nợ TK 642: 22% trên tổng tiền luơng phải trả cho NV bộ phận QLDN.
Nợ TK 334: 8,5% trên tổng tiền luơng phải trả trong tháng.
Có TK 338: Tổng mức trích BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN.
( Chi tiết : 3382, 3383, 3384, 3389)
(4) Khi xác định tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng:
Nợ TK 431(4311)
Có TK 3341
- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng
Nợ TK 3341
Có TK 111, 112
(5) Khi tính BHXH phải trả cho công nhân viên (Trợ cấp ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động)
Nợ TK 3383
Có TK 334
- Khi thanh toán BHXH cho CNV

Nợ TK 334
Có TK 111, 112
(6) Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên (như tiền tạm ứng còn
thừa, tiền bồi thường, tiền phạt, nợ phải thu khác, …) :
Nợ TK 334
Có TK 141: Tiền tạm ứng
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
16
17
Có TK 1388: Tiền bồi thường và các khoản phải thu khác
(7) Khi tính thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên phải nộp cho nhà nước
theo quy định:
Nợ TK 334
Có TK 3335
(8) Khi thanh toán lương còn lại cho CNV
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
(9) Khi giữ hộ lương cho CNV (tiền lương CNV chưa lãnh sau khi phát lương)
Nợ TK 334
Có TK 3388
(10) Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho CNV bằng sản phẩm, hàng hoá :
- Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 334: Tổng giá trị thanh toán
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ (giá chưa thuế)
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
- Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 334: Tổng giá trị thanh toán
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ (giá có thuế)
(11) Căn cứ chứng từ nộp tiền cho cơ quan quản lý về BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN.

Nợ TK 338 (3382, 3383,3384,3389)
Có TK 111, 112
(12) Chi tiêu kinh phí công đoàn tại DN :
Nợ TK 3382
Có TK 111, 112
(13) Khoản trợ cấp BHXH, Doanh nghiệp đã chi theo chế độ được cơ quan
BHXH hoàn trả, khi nhận được khoản hoàn trả :
Nợ TK 111,112
Có TK 338 (3383)
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
17
18
(14) BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù
Nợ TK 111,112
Có TK 338 (3382,3383)
1.5. KẾ TOÁN TRÍCH TRƯỚC T1ỀN LƯƠNG NGHỈ PHÉP CỦA
CÔNG NHÂN SẢN XUẤT
Hàng năm theo quy định công nhân trong danh sách của DN được nghỉ phép
mà vẫn hưởng đủ lương. Tiền lương nghỉ phép được tính vào chi phí sản xuất một
cách hợp lý vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Để đảm bảo cho giá thành
không bị đột biến tăng lên, tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi
phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch. Cuối năm sẽ tiến
hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế tiền lương
nghỉ phép. Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ được thực hiện đối với công nhân
trực tiêp sản xuất.
* Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương của CNSX = Tổng tiền lương
nghỉ phép phải trả cho CNSX theo kế hoạch trong năm/Tổng tiền lương chính phải
trả cho CNSX theo kế hoạch trong năm
* Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNSX theo kế hoạch trong năm =
Số CNSX trong DN * mức lương bình quân 1 CNSX * Số ngày nghỉ phép thường

niên 1 CNSX

SVTH: Nguyễn Ánh Kim
18
19
1.5.1. Tài khoản sử dụng
TK 335 “Chi phí phải trả”
SDĐK : khoản đã trích trước chưa sử
dụng hết còn tồn đầu kỳ
- Các khoản chi phí thực tế phát sinh
được tính vào chi phí phải trả
- Các khoản chi phí đã được trích trước
vào chi phí sxkd
- Số chênh lệch về chi phí phải trả > số
chi phí thực tế được ghi giảm chi phí
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
SDCK: Khoản đã trích trước chưa sử
dụng hết còn tồn cuối kỳ
1.5.2. Định khoản nghiệp vụ phát sinh
(1) Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của
công nhân sản xuất:
Nợ TK 622
Có TK 335
(2) Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất:
Nợ TK 335
Có TK 334
(3) Khi trích trước tiền lương nghỉ phép kế toán chưa trích BHXH, BHYT,
KPCĐ theo khoản lương này. Do đó khi nào đã xác định được tiền lương nghỉ phép
thực tế phải trả thì kế toán mới tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên số tiền
lương nghỉ phép thực tế phải trả:

Nợ TK 622: Phần tính vào chi phí
Nợ TK 334: Phần khấu trừ vào lương
Có TK 338: Trích trên số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả
(4) Cuối năm tiến hành điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phải trả. Nếu
có chênh lệch sẽ xử lý như sau:
- Nếu Số thực tế phải trả > số trích trước, kế toán tiến hành trích bổ sung
phần chênh lệch vào chi phí:
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
19
20
Nợ TK 622
Có TK 335
- Nếu Số thực tế phải trả < số trích trước, kế toán hoàn nhập số chênh lệch để
ghi giảm chi phí:
Nợ TK 335
Có TK 622
Ví dụ: Tại một DN trong 5/2010 có phát sinh một số tình hình sau: (đơn vị :
1.000 đồng)
1/ Tiền lương phải trả cho công nhân viên:
- Bộ phận sản xuất phân xưởng 55.000
- Bộ phận QLPX 7.500
- Bộ phận bán hàng: 4.000
- Bộ phận QLDN: 5.000
2/ Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo chế độ qui định.
3/ Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt để chi lương kỳ I: 30.000
4/ Chuyển tiền gởi ngân hàng nộp BHXH 5.000
5/ Chi tiền lương kỳ 1 cho công nhân viên 30.000 bằng tiền mặt
6/ Trích tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất theo tỷ lệ 3% tiền lương thực
tế phải trả.
7/ BHYT trừ vào lương công nhân viên 715

8/ Tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất ở 2.000
9/ Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt để chi lương kỳ 2 và các khỏan khác
36.590
10/ khỏan bồi thường trừ vào lương 1.900
11/ chi lương kỳ 2 bằng tiền mặt 34.000
Định khỏan:
1/ Nợ TK 622 55.000 2/ Nợ TK 622 12.100
Nợ TK 627 7.500 Nợ TK 627 1.650
Nợ TK 641 4.000 Nợ TK 641 880
Nợ TK 642 5.000 Nợ TK 642 1.100
Có TK 334 71500 Nợ TK 334 6.077,5
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
20
21
Có Tk 338 21.807,5
3/ Nợ TK 111 30.000
Có TK 112 30.000
4/ Nợ TK 3383 5.000
Có TK 112 5.000
5/ Nợ TK 111 30.000
Có TK 334 30.000
6/ Nợ TK 622 1.650
Có TK 335 1.650
7/ Nợ TK 334 715
Có TK 3384 715
8/ Nợ TK 335 2.000
Có TK 334 2.000
9/ Nợ TK 111 36.590
Có TK 112 36.590
10/ Nợ TK 334 1.900

Có TK 138 1.900
11/ Nợ TK 334 34.000
Có TK 111 34.000
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
21
22
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI BẢO HIỂM PETROLIMEX
CHI NHÁNH SÓC TRĂNG - PHÒNG ĐẠI DIỆN TRÀ VINH
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX
(PJICO)
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên Tiếng Việt: Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm PETROLIMEX
- Tên Tiếng Anh: Petrolimex Insurance Corporation
- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO)
- Ngày thành lập: 15/06/1995
- Vốn điều lệ: 710 tỷ đồng
- Các Quỹ dự phòng Nghiệp vụ 2012: 1048 tỷ đồng
- Số lượng nhân viên: trên 1.680 người
- Số lượng Đại lý: trên 3.420 đại lý
- Chi nhánh: trên 49 chi nhánh
- Doanh thu 2012: 2.380 tỷ đồng
Thị phần BH 2012: 11 % thị trường bảo hiểm VN
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) là doanh nghiệp cổ phần
được thành lập theo Giấy phép số 1873/GP-UB ngày 8 tháng 6 năm 1995 do Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp với thời gian hoạt động là 25 năm. Vốn
điều lệ ban đầu của công ty là 55 tỷ đồng. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đủ
tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 06/TC/GCN ngày 27
tháng 5 năm 1995 của Bộ Tài chính. Ngày 15 tháng 4 năm 2004, PJICO nhận Giấy

phép điều chỉnh số 06/GPĐC12/KDBH của Bộ Tài Chính cho phép Công ty bổ
sung vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng. Ngày 26 tháng 04 năm 2007, PJICO nhận Giấy
phép điều chỉnh số 06/GPĐC19/KDBH của Bộ Tài chính cho phép Công ty bổ sung
vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng.
PJICO hoạt động theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Điều lệ hoạt động đã
được Đại Hội đồng Cổ đông thông qua. Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
22
23
thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 15/06/1995 và
Đăng ký kinh doanh thay đổi lần 4 số 060256 ngày 21/12/2006. Lĩnh vực hoạt động
kinh doanh chính của PJICO gồm Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm
và đầu tư tài chính.
Năm 2012 nền kinh tế xã hội nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều Công ty bảo hiểm phi
nhân thọ có doanh thu và lợi nhuận giảm sút. Trong bối cảnh đó, PJICO vẫn đạt
được những kết quả kinh doanh tích cực. Tổng doanh thu đạt 2.380 tỷ đồng, trong
đó doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 1.966 tỷ đồng tăng trưởng 5% so với năm 2011.
Lợi nhuận đạt 130 tỷ đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức 12%, đạt mức chi trả theo nghị quyết
của ĐHĐCĐ kỳ trước.
Ngày 25/03/2013 vừa qua, Bộ tài chính đã cấp giấy phép điều chỉnh số
67/GPĐC01/KDBH cho PJICO. Theo đó Công ty PJICO sẽ chuyển mô hình tổ
chức hoat động sang Tổng công ty với tên gọi chính thức là: TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX.
Với kết quả hoạt động kinh doanh xuất sắc, PJICO đã được bầu chọn:
- Giải thưởng Sao đỏ năm 2003
- Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2000
- Huân chương lao động hạng III năm 2000
- Thương hiệu Mạnh năm 2004.
2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động

2.1.2.1 Chức năng
Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ kinh doanh hết sức quan trọng đối với một
công ty bảo hiểm, tính đến nay trung bình hàng năm Công ty nhận trách nhiệm bảo
hiểm tổng trị giá tài sản hàng trăm nghìn tỷ đồng. Nhiều công trình có giá trị đến
200-300 triệu USD được khách hàng tham gia bảo hiểm với PJICO là nhờ vào
mạng lưới quan hệ quốc tế và các nhà tái bảo hiểm có uy tín trên Thế giới đứng sau
hỗ trợ. Với một mạng lưới dịch vụ trải dài rộng khắp, PJICO nhận bảo hiểm ở mọi nơi,
mọi rủi ro trong cả nước. Hiện nay, PJICO đang nhận bảo hiểm hàng nghìn công trình lớn
nhỏ với tổng giá trị lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng, trong đó có rất nhiều công trình mà giá
trị bảo hiểm đã lên tới hàng trăm triệu Dollar Mỹ như: toà nhà Deawoo, cao ốc Diamond
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
23
24
Praha, cảng xăng dầu B12, trung tâm HITC, Cầu Bãi Cháy, Nhà máy Xi măng Hải
Phòng
Từ khi thành lập đến nay Công ty đã chủ động xây dựng được phương án tái
bảo hiểm hàng năm, mở rộng quan hệ tái bảo hiểm trực tiếp với hàng chục công ty
tái bảo hiểm lớn trên thế giới như: Munich Re, Swiss Re, Cologne Re, Hannover
Re, ERC, Willis Faber, LLoy'd Công ty luôn quán triệt quan điểm kinh doanh
bảo hiểm là một hoạt động có tính nhân đạo và đã giải quyết nhanh chóng, kịp thời
và thoả đáng hàng chục nghìn vụ bồi thường với tổng số tiền là hàng trăm tỷ đồng
để bù đắp kịp thời các tổn thất, thiệt hại của khách hàng. Góp phần ổn định kinh
doanh và đời sống cho các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế ngay khi có tổn thất,
thiệt hại do các nguyên nhân khách quan, chủ quan gây ra.
2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động
Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO hoạt động trên mọi miền đất nước nói chung
và chi nhánh Sóc Trăng nói riêng. Chi nhánh Sóc Trăng có hai phòng là phòng Bạc
Liêu và phòng Trà Vinh, riêng phòng Trà Vinh thì họat động tại 07 huyện và thị xã
của tỉnh Trà Vinh. Lĩnh vực hoạt động của công ty bảo hiểm PJICO gồm :
- Kinh doanh bảo hiểm Phi Nhân Thọ:

+ Bảo hiểm xe cơ giới;
+ Bảo hiểm con người ;
+ Bảo hiểm hàng hải: hàng hóa xuất nhập khẩu, vận chuyên nội địa;
+ Bảo hiểm tàu thủy ;
+ Bảo hiểm kỹ thuật;
+ Bảo hiểm tài sản.
- Nhượng và nhận tái bảo hiểm;
- Dịch vụ giám định, điều tra:
+ Tính toán phân bổ tổn thất;
+Đại lý giám định;
+ Xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba.
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
24
25
- Đầu tư tài chính.
- Phát triển nhà và các hoạt động liên quan đến bất động sản vvv…

2.1.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO có trụ sở chính đặt tại tầng 21-22 tòa nhà
MIPEC -229 Tây Sơn- Đống Đa- Hà Nội. Là một công ty cổ phần có nhiều chi
nhánh, gồm 49 chi nhánh năm rải rác khắp 3 miền đất nước (Bắc, Trung, Nam). Là
công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên ra đời tại Việt Nam, PJICO luôn luôn không
ngừng lớn mạnh, và đã có được một hình ảnh, một niềm tin thực sự trong tâm trí
khách hàng. Kể từ khi thành lập đến nay Công ty Bảo hiểm PJICO cho tới nay là
công ty đứng hàng thứ 3 trên thị trường Việt Nam về bảo hiểm phi nhân thọ.
2.1.4. Tổ chức quản lý của đơn vị
2.1.4.1. Bộ máy tổ chức
SVTH: Nguyễn Ánh Kim
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị

Ban Kiểm Sóat
Tổng Giảm Đốc
Phó Tổng GĐPhó Tổng GĐPhó Tổng GĐ
Các Chi nhánh
Văn Phòng diện
Đại lý
25

×