Tải bản đầy đủ (.pdf) (353 trang)

cơ sở khoa học xây dựng bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 353 trang )

bộ t pháp




báo cáo phúc trình




đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ

CƠ Sở KHOA HọC XÂY DựNG Bộ GIáO TRìNH
CHUẩN ĐàO TạO ĐạI HọC LUậT



Chủ nhiệm đề tài: TS. LÊ MINH TÂM











7539
22/10/2009




Hà Nội 2009


1
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống các sách được dùng trong trường đại học, bao gồm:
Sách giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách hướng dẫn, sách
bài tập, thực hành… thì giáo trình bao giờ cũng có vị trí đặc biệt quan trọng.
Giáo trình là tài liệu chính thức, chứa đựng những kiến thức cơ bản nhất của
mỗi môn học, học phần được biên soạn một cách công phu, khoa học, có hệ
thống, phù hợp mục tiêu, yêu cầ
u, phương pháp đào tạo và trình độ nhận
thức của sinh viên. Cũng chính vì thế mà trong trường đại học, bộ giáo trình
chuẩn được coi là dấu hiệu thể hiện năng lực và uy tín của đội ngũ cán bộ
giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mỗi trường và là một trong những tiêu
chí cơ bản để đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo của trường đại học.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, mỗi trường đại học đều có hướng xây
dựng và không ngừng hoàn thiện bộ giáo trình chuẩn của mình.
Công tác đào tạo đại học luật nước ta có sự chậm trễ lớn so với các
lĩnh vực đào tạo khác, vì vậy việc phát triển các yếu tố bảo đảm chất lượng
đào tạo nói chung, trong đó có việc xây dựng hệ thống giáo trình tài liệ
u
còn hạn chế. Mặc dù, trong những năm vừa qua Trường Đại học Luật Hà
Nội và một số cơ sở đào tạo luật khác ở nước ta đã có nhiều cố gắng trong
việc xây dựng các giáo trình đào tạo đại học luật và đã đạt được những kết

quả nhất định. Tuy nhiên, có thể nói chất lượng của nhiều giáo trình đào
tạo đại họ
c luật đang được sử dụng trong các cơ sở đào tạo luật ở nước ta
hiện nay còn thấp, thậm chí rất thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực
trạng này như: chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức, năng lực và trình
độ của người viết còn hạn chế, chế độ nhuận bút thấp… Nhưng trước hết
phải kể đến là cho đến nay chúng ta vẫ
n chưa có được kế hoạch và giải

2
pháp khả thi cho việc xây dựng bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật và
việc nghiên cứu để xây dựng cơ sở khoa học cho việc xây dựng, đánh giá
thẩm định giáo trình dường như còn bỏ ngỏ hoặc mới dừng ở ý tưởng của
một số nhà lãnh đạo, nhà giáo, nhà khoa học có tâm huyết với công tác đào
tạo luật.
Trong tình hình đó, việc triển khai nghiên cứu một cách toàn diệ
n để
hình thành cơ sở khoa học nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ giáo trình chuẩn
đào tạo đại học luật là nhu cầu có tính thời sự, cấp thiết và có nhiều ý nghĩa
đối với đào tạo đại học luật ở nước ta hiện nay. Đặc biệt, với chủ trương đổi
mới giáo dục đại học mà một trong những nhiệm vụ trọng tâm là chuyển từ
chế
độ đào tạo theo niên chế sang chế độ đào tạo theo học chế tín chỉ, việc
xây dựng một bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật sẽ có vai trò quan
trọng trong đào tạo đại học luật ở nước ta hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về
giáo trình, giáo trình chuẩn đào tạ
o đại học luật và xây dựng luận cứ khoa
học cho việc xây dựng bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật ở nước ta

trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhu cầu kinh tế - xã hội và địa chỉ áp dụng
 Kết quả nghiên cứu của đề tài trước hết sẽ được sử dụng để xây
dựng bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luậ
t của Trường Đại học Luật Hà
Nội, góp phần thiết thực cho việc thực hiện đổi mới nội dung chương trình
và phương pháp đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội, nâng cao chất
lượng đào tạo và nâng cao uy tín của Trường Đại học Luật Hà Nội.
 Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị thiết thực cho việc thẩm
định hệ th
ống giáo trình của các cơ sở đào tạo đại học luật ở Việt Nam nhằm
thực hiện thống nhất Chương trình khung đào tạo ngành luật do Bộ trưởng

3
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để áp dụng chung cho các trường đại học
đào tạo luật ở Việt Nam.
 Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo cho các cơ sở
đào tạo luật ở Việt Nam trong việc đánh giá lại hệ thống giáo trình của cơ sở
mình và tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo trình mới vừa bảo
đảm tính thống nh
ất vừa bảo đảm tính phong phú và đa dạng của hệ thống
giáo trình tài liệu phục vụ cho đào tạo đại học luật và các bậc học khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Phân tích,
tổng hợp, khảo sát thực tiễn, thống kê, so sánh và hệ thống hóa.
5. Các chuyên đề được nghiên cứu chính của đề tài
- Tính chất, đặc điểm, nội dung và hình thức của giáo trình đ
ào tạo
đại học.
- Bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật - quan niệm, tiêu chí, giá

trị và phạm vi sử dụng.
- Về những đặc trưng của giáo trình chuẩn dành cho hệ đào tạo đại
học luật ở Việt Nam.
- Thực trạng của bộ giáo trình dùng để giảng dạy trong một số cơ sở
đào tạo đại học luật tại Việt Nam.
- Giáo trình trong các c
ơ sở đào tạo luật ở một số nước trên thế giới
và một vài đề xuất ban đầu.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới giáo trình môn học Lý
luận về nhà nước và pháp luật ở các cơ sở đào tạo đại học luật ở nước ta
hiện nay.
- Xây dựng giáo trình chuẩn Luật Hiến pháp.

4
- Cơ sở khoa học xây dựng giáo trình Luật hành chính - chương trình
đại học.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng giáo trình môn Luật dân sự.
- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - thực trạng và hướng hoàn thiện.
- Xây dựng giáo trình chuẩn Luật thương mại - lý luận và thực tiễn.
- Quan điểm về việc xây dựng giáo trình Luật lao động chuẩn
- Phương pháp và kỹ năng viết giáo trình Luật tố tụng hình sự
trong
đào tạo đại học luật.
- Giáo trình Luật quốc tế trong đào tạo đại học luật ở nước ngoài.
- Nâng cao hiệu quả dạy học thông qua việc áp dụng bài giảng điện tử.
6. Lực lượng tham gia đề tài
6.1. Ban chủ nhiệm đề tài
- Chủ nhiệm đề tài: GS.TS Lê Minh Tâm - Trường Đại học Luật
Hà Nội.
- Thư ký đề tài: TS Nguyễ

n Quốc Hoàn - Trường Đại học Luật
Hà Nội.
6.2. Các cộng tác viên tham gia viết các chuyên đề
- GS.TS Lê Hồng Hạnh - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- PGS.TSKH Lê Cảm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- TS. Bùi Ngọc Cường - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- PGS.TS Nguyễn Văn
Động - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- TS. Lưu Bình Nhưỡng - Trường Đại học Luật Hà Nội.

5
- TS. Trần Minh Hương - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- PGS.TS Thái Vĩnh Thắng - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- TS. Phạm Công Lạc - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- TS. Hoàng Thị Sơn - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- TS. Trương Quang Vinh - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- TS. Tôn Quang Cường - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6
Phần thứ nhất
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO TRÌNH ĐẠI HỌC,
GIÁO TRÌNH CHUẨN VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG
BỘ GIÁO TRÌNH CHUẨN ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC LUẬT

1.1. Giáo trình - khái niệm và những đặc điểm cơ bản
Trong đào tạo bậc đại học, giáo trình có vai trò quan trọng và là một
trong những tài liệu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo, b
ởi lẽ nó chứa

đựng nội dung kiến thức cơ bản - tiêu chí đặt ra đòi hỏi sinh viên trong quá
trình học tập phải lĩnh hội. Tùy theo tính chất đặc thù của từng môn học,
ngành học mà mỗi giáo trình được biên soạn với nội dung và hình thức
không giống nhau. Tuy nhiên, việc biên soạn một bộ giáo trình chuẩn phục
vụ cho việc đào tạo là cần thiết đối với bất cứ cơ sở đ
ào tạo nào. Chất lượng
của giáo trình thể hiện năng lực chuyên môn, năng lực đào tạo và khả năng
nghiên cứu khoa học của cơ sở đào tạo. Bên cạnh giáo trình - tài liệu được
sử dụng chính thức trong các cơ sở đào tạo thì các tài liệu khác cũng có vai
trò nhất định.
Có nhiều loại sách, tài liệu giảng dạy được sử dụng cho quá trình
giảng dạy, học tập và nghiên c
ứu trong các trường đại học như giáo trình,
sách giáo khoa, sách chuyên khảo, tập bài giảng trong đó giáo trình có một
vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Hiện nay, có những quan niệm khác
nhau về vị trí, vai trò của giáo trình trong hệ thống tài liệu được sử dụng
trong các trường đại học. Thậm chí, còn có những câu trả lời khác nhau đối
với câu hỏi: "Giáo trình được sử dụng trong các cấp đào tạo nào, đại học hay
cả đại học và trung h
ọc chuyên nghiệp?". Tuy nhiên, các nhà giáo dục đều
có chung một quan niệm giáo trình là tài liệu chính thức, chứa đựng những
kiến thức cơ bản nhất của mỗi môn học (hoặc học phần), được biên soạn
một cách khoa học, có hệ thống nhằm đạt những mục tiêu nhất định của

7
chương trình đào tạo, định hướng cho phương pháp dạy - học và kiểm tra
đánh giá kết quả môn học (học phần) đối chiếu với mục tiêu ấy.
Vì vậy, giáo trình, nói một cách khái quát nhất, là một loại sách được
biên soạn theo từng môn học (học phần) để sử dụng chính thức trong các
khoa, trường đại học. Giáo trình có một số đặc điểm cơ bản là

1
:
Thứ nhất, về cấu trúc nội dung, giáo trình luôn có tính bao quát và
tính hệ thống. Nội dung của giáo trình bao gồm các kiến thức cơ bản, toàn
diện, phổ biến và tương đối ổn định của một môn học (học phần), được biên
soạn một cách khoa học với hệ thống kiến thức được sắp xếp hợp lý, phù
hợp với yêu cầu giảng dạy và học tập củ
a môn học. Mỗi môn học (học phần)
trong chương trình đào tạo đều có những mục tiêu xác định, hay nói cách
khác, mỗi môn học đều nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết
đáp ứng mục tiêu của chương trình đào tạo. Vì vậy, giáo trình phải phù hợp
với nội dung và mục đích của mỗi môn học (học phần) và phải đáp ứng
được mục tiêu chung củ
a chương trình đào tạo nói chung.
Dung lượng kiến thức được trình bày trong mỗi giáo trình là vừa đủ,
không thừa cũng không thiếu so với mục tiêu và yêu của của môn học (học
phần). Tổ chức nội dung của giáo trình có ba bậc gồm: Khối kiến thức cốt
lõi - cần biết đây là khối kiến thức bắt buộc cho tất cả sinh viên nhằm đạt
mục tiêu cơ bản nhất của môn họ
c; Khối kiến thức hữu ích - nên biết là khối
kiến thức dành cho sinh viên ham học hỏi, muốn tìm hiểu sâu thêm vấn đề
đang nghiên cứu; Khối kiến thức bổ trợ - có thể biết là khối kiến thức giới
thiệu các vấn đề liên quan tới chủ để đang nghiên cứu, giúp sinh viên hiểu rõ
hơn lịch sử của vấn đề hay xu thế phát triển của vấn đề trong tương lai.
Th
ứ hai, giáo trình là tài liệu chính thức của khoa, trường đại học.
Việc biên soạn, lựa chọn và cho sử dụng giáo trình do người có thẩm quyền
của cơ sở đào tạo quyết định. Thông thường, giáo trình do cá nhân hoặc tập
thể giảng viên và các nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực chuyên ngành


1. Ở đây chỉ xin nêu những đặc trưng chung của giáo trình để so sánh với các sách và tài liệu khác.

8
biên soạn và được Hội đồng khoa học của cơ sở đào tạo thẩm định và được
cơ sở đào tạo quyết định việc sử dụng chính thức giáo trình đó trong việc
giảng dạy và nghiên cứu của cơ sở đào tạo.
Thứ ba, về hình thức, giáo trình được in dưới hình thức trang trọng,
có đủ các yếu tố cần thiết của mộ
t tài liệu chính thức của cơ sở đào tạo.
Với những đặc trưng đã nêu, theo đúng nghĩa của từ, thì giáo trình
chỉ có trong các cơ sở đào tạo đại học, mặc dù trên thực tế khái niệm giáo
trình thường được dùng để chỉ cả những tài liệu chính thức được dùng trong
các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Nhiều nhà khoa học đồng
ý với quan niệm này. Ví dụ, theo GS. Vă
n Tân, thì "Giáo trình là tập những
bài giảng về một bộ môn trong trường đại học"
2
. Còn GS. Vũ Ngọc Khánh
thì định nghĩa: "Giáo trình là tài liệu giáo khoa được biên soạn và sử dụng
trong từng khoa, từng trường đại học, chưa được nhà nước phê duyệt làm
sách giáo khoa chung cho cả nước"
3
.
Một điểm đáng chú ý là, bên cạnh tính cơ bản, toàn diện, phổ biến,
chính thức, chuẩn mực và tương đối toàn diện, giáo trình còn có tính gợi mở
và tính định hướng. Việc xác định mức độ và cân đối các đặc tính nói trên
của giáo trình như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu, yêu cầu nội
dung đào tạo của các trường đại học và cách nhìn nhận, thể hiện các vấn đề
c
ủa người có trách nhiệm của cơ sở đào tạo và các tác giả biên soạn giáo

trình. Vì vậy, trong cùng một môn học hay học phần, có thể có nhiều giáo
trình khác nhau được sử dụng trong các cơ sở đào tạo đại học. Đây là điểm
khác biệt cơ bản giữa sách giáo trình với sách giáo khoa và các tài liệu khác.
1.2. Giáo trình chuẩn - quan niệm và tiêu chí xác định
Chương trình đào tạo đại học có nhiều môn học/học phần khác nhau,
được chia thành hai khối kiến thức chủ yếu là: Khối kiến thức giáo dục đại
cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Đây chỉ là sự phân chia về

2. Xem: Văn tân, Từ điển Tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội, 1994, tr.351.
3. GS.Vũ Ngọc Khánh, Từ điển Văn hoá giáo dục Việt Nam, NXB Thông tin, Hà Nội 2003, tr.133.

9
đại thể và có tính ước lệ. Trong khối kiến thức giáo chuyên nghiệp lại bao
gồm ba khối kiến thức đó là: Kiến thức cơ sở của khối ngành, kiến thức cơ
sở của ngành và kiến thức chuyên ngành. Đi sâu hơn, trong khối kiến thức
chuyên ngành lại có kiến thức chuyên nghiệp và kiến thức bổ trợ, các môn
học/học phần bắt buộc và các môn học/học phầ
n tự chọn… Hơn thế, trong
xu hướng giáo dục đại học hiện đại, mỗi khoa, trường đào tạo đại học phải
luôn chủ động tìm tòi, sáng tạo để điều chỉnh mục tiêu, phát triển nội dung,
chương trình và đổi mới phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đào
tạo trong nước và hội nhập quốc tế. Vì vậy, quan điểm của ng
ười quản lý cơ
sở đào tạo, của hội đồng khoa học đào tạo cũng như của cán bộ giảng dạy
trong mỗi cơ sở đào tạo về vị trí, vai trò, mục tiêu, dung lượng kiến thức,
phương pháp giảng dạy môn học/học phần trong chương trình đào tạo có thẻ
cũng khác nhau. Tất cả những điều đó đều tác động đế
n công tác xây dựng
giáo trình, đặc biệt là quan niệm về giáo trình chuẩn.
Từ sự phân tích trên, có thể thấy khái niệm giáo trình chuẩn chỉ có

tính tương đối và nó chỉ phù hợp khi được vận dụng trong phạm vi bộ môn,
khoa, trường đào tạo đại học. Ở phạm vi rộng hơn, khái niệm giáo trình
chuẩn được hiểu tương đồng với khái niệm sách giáo khoa. Việc xác định
các tiêu chí của giáo trình chuẩn do bộ từng bộ môn, khoa, trường
đề ra, phù
hợp với mục tiêu, chương trình và phương pháp đào tạo của mỗi cơ sở đào
tạo. Tuy nhiên, bộ môn, khoa, trường đều là những bộ phận của hệ thống
giáo dục quốc gia và suy rộng hơn là của hệ thống giáo dục quốc tế và luôn
chịu sự tác động và ảnh hưởng của các yếu tố chung. Vì vậy, mặc dù mỗi cơ
sở đào tạo có th
ể có những tiêu chí riêng đối với trình chuẩn của cơ sở mình,
nhưng cũng luôn phải tính đến đến các tiêu chí chung đối với một giáo trình
đại học.
Giáo trình chuẩn đào tạo đại học phải đáp ứng được các tiêu chí
chung cơ bản là: (i) tính học thuật; (ii) tính thực tiễn; (iii) tính mở; (iv) Tính
liên thông; (v) tính truyền thống và tính hiện đại; (vi) tính hấp dẫn; (vii) tính

10
phù hợp với mục tiêu, chương trình và phương pháp đào tạo; (viii) có cấu
trúc khoa học và hình thức trang trọng.
i. Tính học thuật. Đây là giá trị hàng đầu của giáo trình đại học.
Tính học thuật đòi hỏi, giáo trình phải thể hiện được những kiến thức khoa
học có tính lý luận cơ bản, toàn diện, phổ biến và tương đối ổn định của một
bộ môn khoa học với h
ệ thống khái niệm, luận điểm, nguyên tắc, phương
pháp có tính chất chìa khóa, nhằm để trang bị cho sinh viên phương pháp tư
duy khoa học về môn khoa học, trên cơ sở đó sinh viên có thể chủ động định
hướng và tự học hỏi mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ không ngừng.
ii. Tính thực tiễn. Tính thực tiễn của giáo trình thể hiện trên hai bình
diện, hai hướng, hai phương pháp tiếp cận và giải quyế

t vấn đề có liên hệ rất
mật thiết với nhau: Từ thực tiễn để luận chứng, khái quát hóa thành lý luận
(khái niệm, luận điểm, nguyên tắc, phương pháp và kinh nghiệm) và từ
những khái quát về lý thuyết để xem xét, bình luận, nhận xét về những vấn
đề thực tiễn để chứng minh và gợi mở.
iii. Tính mở. Tính mở của giáo trình là tiêu chí vừa có tính khách
quan lại vừa có tính chủ quan; vừa là nhu cầu lạ
i vừa là đòi hỏi. Vì giáo
trình chỉ có thể và chủ yếu là phải chứa đựng những vấn đề có tính cơ bản,
toàn diện, phổ biến và tương đối ổn định của một bộ môn khoa học, vì vậy
tính gợi mở của giáo trình là cần thiết để hướng dẫn sinh viên chủ động học
hỏi, tham khảo mở rộng kiến thức và nâng cao trình độ. Mặt khác, giáo trình
có tính thực tiễ
n, nó phải phản ánh hơi thở của cuộc sống, mà đời sống xã
hội thì biến đổi không ngừng, việc đổi mới và hoàn thiện giáo trình luôn
được đặt ra không thể định vị và cầu toàn. Hơn nữa, tính gợi mở sẽ tạo ra
một tâm lý tốt cho người dạy và người học, tạo động cơ và thái độ không ỷ
lại vào giáo trình mà luôn có ý thức tìm tòi khám phá không ngừng.
iv. Tính liên thông. Giáo trình không phải là tài liệu duy nhất được
s
ử dụng trong quá trình giáo dục đại học. Mỗi loại tài liệu như sách tham
khảo, chuyên khảo, hướng dẫn, bài tập… đều có vị trí và vai trò quan trọng.

11
Vì vậy, giáo trình cần thể hiện đúng những nội dung thiết yếu, cần thiết, việc
soạn thảo giáo trình cần tính đến mối quan hệ tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau
giữa giáo trình với các loại sách và tư liệu khác.
v. Tính truyền thống và tính hiện đại. Đây là tiêu chí phản ánh giá
trị văn hóa của giáo trình. Tiêu chí này đòi hỏi người biên soạn giáo trình
phải có sự hiểu biết sâu rộng nh

ững kiến thức lý thuyết, thực tiễn, kinh
nghiệm, biết chọn lọc, kế thừa và phát triển các yếu tố hợp lý và sắp xếp các
vấn đề một cách khoa học, để bảo đảm cho giáo trình có chất lượng và có
sức hấp dẫn.
vi. Tính hấp dẫn. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng. Có
thể nói một cách hình ảnh rằng, người viết giáo trình như một thày thuốc,
các kiến thức mang tính h
ọc thuật, tính thực tiễn, tính mở, tính liên thông,
tính truyền thống và hiện đại, tính thời sự… như những vị thuốc bổ quý giá.
Nhưng nếu không có phương pháp tốt để sử dụng các vị thuốc đó một cách
hợp lý thì cũng không thể có được một thang thuốc bổ cao cấp. Vì vậy, tính
hấp dẫn của giáo trình luôn được đặt ra để bảo đảm giáo trình có chất lượng
và được đón nh
ận nồng nhiệt, tạo động cơ cho việc giảng dạy và học tập, thu
hút sự chú ý và tạo cơ sở cho sự năng động và sáng tạo trong giảng dạy và
học tập.
vii. Tính phù hợp với mục tiêu, chương trình và phương pháp đào
tạo. Đây vừa là tiêu chí chung, vừa là tiêu chí riêng. Vì tùy thuộc vào mục
tiêu, chương trình, phương pháp đào tạo của các khoa, trường đại học vừa có
thống nhất ở nh
ững nét chung, vừa mang những đặc điểm riêng của mỗi cơ
sở. Theo đó, tính chất, nội dung, hình thức của giáo trình luôn phải đáp ứng
những yêu cầu chung và riêng đó.
viii. Có cấu trúc khoa học và hình thức trang trọng. Đây là tiêu
chí không đơn thuần chỉ là về mặt kỹ thuật mà còn chứa đựng yếu tố khoa
học sâu sắc. Bởi vì, hình thức của giáo trình luôn là hình thức biểu hiện cụ
thể
của nội dung. Giáo trình có cấu trúc bên trong khoa học là sự thể hiện rõ

12

nét của nội dung khóa học của giáo trình. Hình thức trang trọng thể hiện tính
chính thức và tính văn hóa của giáo tình, góp phần quan trọng vào việc tạo
ra tâm lý tôn trọng giá trị đích thực của giáo trình trong quá trình giáo dục
đại học.
Ngoài những tiêu chí trên, giáo trình chuẩn đại học luật còn có tiêu
chí đặc thù đó là phải bảo đảm tính pháp lý. Tính pháp lý được quán triệt và
xuyên suốt trong tất cả các vấn đề từ nội dung, phương pháp tiếp cận, đến
cách thức và ngôn ngữ biểu đạt nữa.
1.3. Giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật
1.3.1. Giáo trình đào tạo đại học luật ở các cơ sở đào tạo đại học
luật ở nước ngoài và sự cần thiết của việc xây dựng giáo trình chuẩn đào
tạo đại học luật ở Việt Nam
Chương trình đào tạo cử nhân luật được coi là đào t
ạo cơ bản ở bậc
đại học và vì thế phổ biến ở các cơ sở đào tạo ở nhiều nước trên thế giới.
Mỗi trường đều có những chương trình đào tạo với những đặc thù và thế
mạnh riêng có những tương đồng nhất định. Thông thường các chương trình
đào tạo trong các trường cùng một hệ thống pháp luật như Common Law
hay Civil Law thì có nhiều nét tương
đồng hơn. Những chương trình đào tạo
cử nhân luật được thực hiện dựa trên sự kết hợp nhiều yếu tố khác nhau
trong đó giáo trình và tài liệu có vai trò đặc biệt quan trọng. Tầm quan trọng
của giáo trình tài liệu đối với các chương trình đào tạo ở nhiều nước thể hiện
ở một số điểm sau:
Thứ nhất, đa số các cơ sở
đào tạo cử nhân luật trên thế giới đều
hướng quá trình đào tạo vào việc tự học của sinh viên. Sinh viên được
hướng dẫn tự nghiên cứu nhiều hơn so với lên lớp nghe giảng. Việc tự học
của sinh viên đòi hỏi phải có hệ thống sách tham khảo, giáo trình đầy đủ.
Việc so sánh các chương trình đào tạo của một số cơ sở đào tạo ở các nướ

c
với chương trình của Trường Đại học Luật sẽ thấy rõ điều này.

13
Thứ hai, việc đảm bảo cho sinh viên có được những giáo trình cần
thiết buộc giảng viên hoặc phải tự mình biên soạn giáo trình, tài liệu tham
khảo hoặc phải tìm hiểu, đọc và giới thiệu cho sinh viên hoặc cung cấp cho
họ dưới dạng tài liệu phát tay (hand-out). Hệ quả của quá trình này là trách
nhiệm của giảng viên được nâng cao. Tình trạng một bài giảng được sử
dụng lặp đi lặp lại trong nhiều khóa
đào tạo không thể xảy ra.
Giáo trình luật được coi là một trong những loại tài liệu mà sinh viên
luật cần phải được trang bị khi theo học ở các chương trình đào tạo cơ bản
(đào tạo cử nhân). Tuy nhiên, cách tiếp cận và vai trò của giáo trình không
giống nhau ở các môn học. Thông thường ngay ở các môn học được coi là
bắt buộc, giáo trình cho các môn học khác nhau vẫn không được qui định
thống nhất. Chẳng hạn, Luật Hiến pháp đượ
c coi là môn bắt buộc cho
chương trình đào tạo cử nhân luật và môn học này do các giáo sư khác nhau
đảm nhiệm. Trong trường hợp này Luật Hiến pháp I do giáo sư A đảm
nhiệm, còn Luật Hiến pháp II do giáo sư B đảm nhiệm. Sinh viên có thể
đăng ký theo lớp học giáo sư A hoặc giáo sư B giảng dạy. Sinh viên theo
học các môn học này có thể được yêu cầu sử dụng một hoặc hai giáo trình
nhất định nào đó rất khác nhau. Việc chỉ định giáo trình,
đúng hơn là sách
nào cần đọc hoàn toàn do giáo sư A hay B xác định. Ngoài ra, các tài liệu
khác có thể được giáo sư A hay B giới thiệu và sinh viên cũng buộc phải đọc
các tài liệu đó. Nhìn chung, sinh viên ở các trường đại học ở nước ngoài,
nhất là đại học luật, phải đọc một số lượng tài liệu rất lớn. Tại Trường Luật
Harvard, sinh viên thường phải đọc từ 120 đến 150 trang sách mỗi ngày, có

khi còn nhiều hơn.
Quan ni
ệm giáo trình khá khác nhau ở mỗi nước. Giáo trình
(textbook) được coi là sách được sử dụng chính thức cho việc dạy và học
một môn học nhất định trong các trường học
4
. Theo định nghĩa này và cũng
như trong thực tế giảng dạy và học tập ở các trường đại học ở nhiều nước thì

4. American Heritage Dictionary. Third Edition. Houghton Miffin Company. Page 1857.

14
giáo trình không nhất thiết phải do cơ sở đào tạo biên soạn và phát hành,
không nhất thiết phải do một hội đồng nào đó của cơ sở đào tạo thông qua.
Trong chương trình các môn luật của các cơ sở đào tạo ở Australia như
Trường đại học Quốc gia Australia (Australian National University), Đại
học Canbera (University of Canbera); Trường đại học New South Wales
(University of New South Wales), Đại học Melbourne
5
(University of
Melbourne) đều không xác định tài liệu chính thức cho môn học. Các môn
học được liệt kê chi tiết với thời lượng và nội dung cụ thể, giáo sư hay giảng
viên thực hiện môn học đó. Ví dụ, trong chương trình đào tạo thạc sĩ về luật
công ty và chứng khoán, Trường đại học Melbourne đã liệt kê chi tiết 30 môn
học như kế toán dành cho luật sư, giao dịch mua bán công ty, Thương mại điện
tử, Lu
ật chứng khoán, Tài chính công ty v.v Trường cũng liệt kê các giáo sư
trong và ngoài nước tham gia thực hiện các môn giảng này. Không một chỉ
dẫn nào về tài liệu chính thức mà sinh viên buộc phải sử dụng khi theo học
chương trình thạc sĩ chuyên về luật công ty và chứng khoán này

6
.
Trong các chương trình đào tạo của Đại học Harvard cũng có tình
trạng tương tự. Trong toàn bộ các chương trình đào tạo ở các cấp học khác
nhau, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, Trường cũng chỉ liệt kê các môn học, thời
lượng, các yêu cầu đối với việc tích lũy kiến thức chứ không hề có bất cứ
chỉ dẫn nào về tài liệu giáo trình được sử dụ
ng chính thức trong các môn
học. Chương trình đào tạo thiết kế cho cho năm học 2004-2005
7
liệt kê 400
môn học về các chuyên ngành khác nhau bao gồm 40 môn về luật tổ chức
kinh doanh, thương mại và tài chính, 30 môn học về luật hiến pháp và lý
luận về pháp luật; 15 môn học về luật hình sự v.v không có chỉ dẫn nào về
tài liệu sử dụng chính thức cho môn học.
Trong chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia Singgapo, chúng
ta cũng chỉ có thể tìm thấy các môn học, các yêu cầu của môn học và tên

5. Xem Studying law in Australia 2005. CALD 2004. IưSN 1038-975X.
6. Law 2004. Postgraduate Handbook. Faculty of Law, University of Melbourne.
7.

15
tuổi các giáo sư, giảng viên sẽ đảm nhiệm môn học đó. Trong toàn bộ những
liệt kê về môn học của các chương trình đào tạo khác nhau (cử nhân, thạc sĩ,
tiến sĩ) không có chỉ dẫn nào về tài liệu mà sinh viên cần phải mua, mượn
hay vào thư viện để đọc
8
.
Khác với ở các nước đã nêu, trong chương trình đào tạo của các

trường đại học tại Liên bang Nga thì có các chỉ dẫn về tài liệu. Có lẽ ảnh
hưởng của mô hình đào tạo dưới thời kỳ Xô viết vẫn còn để lại những dấu
ấn sâu đậm. Trước đây, trong các chương trình giảng dạy ở các trường đại
học trong thời kỳ Xô viết, sinh viên được thông báo những yêu cầu c
ụ thể
của môn học và tài liệu chính thức, tài liệu tham khảo mà sinh viên phải tìm
kiếm để đọc. Đối với các môn thuộc khoa học chính trị Mác - Lênin, tài liệu
tham khảo chính thức là các tác phẩm kinh điển và giáo trình được qui định
trong chương trình. Đối với các môn luật thì tài liệu học tập chính thức là
các giáo trình luật được xác định trong chương trình.
Việt Nam cũng có tình trạng giống như ở Liên bang Nga. Sinh viên
luật ở các cơ sở
đào tạo của Việt Nam học theo các giáo trình được chọn
làm tài liệu chính thức. Sinh viên phải theo đúng các kiến thức được thể hiện
trong giáo trình. Các kiến thức này thường được coi là chuẩn ở mức độ nhất
định. Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên được xác định căn cứ vào
mức tiếp thu các kiến thức từ giáo trình. Việc mở rộng kiến thức ra ngoài
phạm vi giáo trình không đượ
c khuyến khích, thậm chí chứa đựng rủi ro bị
giảng viên cho điểm kém.
Như vậy, có thể thấy rõ một sự khác nhau khá xa trong cách tiếp cận
vấn đề học liệu ở các nước. Đối với một số nước (không nhiều) các cơ sở
đào tạo xác định giáo trình chính thức của môn học được sử dụng. Sinh viên
buộc phải học theo giáo trình này có kèm theo một số tài liệu, giáo trình
khác mang tính chất tham khả
o. Mỗi môn học gần như chỉ có một giáo trình
được chọn chính thức. Cách tiếp cận này đối với vấn đề học liệu có những

8. Xem.


16
ưu điểm của nó. Ưu điểm dễ nhận thấy là nó tạo ra được sự thống nhất giữa
những người dạy về nội dung của môn học hay môn học. Để đánh giá mức
độ tiếp thu của sinh viên thì giáo trình chính thức cũng tạo ra được sự thống
nhất nhất định và đó chính là ưu điểm thứ hai.
Thứ ba, việc biên soạn giáo trình chính thứ
c về cơ bản là do đội ngũ
giảng viên của cơ sở đào tạo thực hiện và do Hội đồng khoa học và đào tạo
(hay định chế tương tự) xem xét và hiệu trưởng quyết định. Thực tế này dẫn
đến một hệ quả tích cực là giảng viên được thu hút sâu hơn vào hoạt động
nghiên cứu tài liệu và chuẩn bị giảng dạy.
Tuy nhiên, cũng có thể thấy ngay là cách ti
ếp cận này có những hạn
chế rất lớn. Hạn chế đáng lưu ý nhất là khả năng tiếp cận của sinh viên đối
với những thành tựu của khoa học pháp lý rất thấp. Bị gò trong những kiến
thức đã module hóa, sinh viên không muốn vươn đến những tri thức khác.
Tiếp đó, bản thân giáo viên cũng chỉ biết đến giáo trình của mình, chăm lo
cho nó kể cả từ việc b
ảo vệ các quan điểm đến việc tiêu thụ sách. Tình trạng
giảng viên buộc sinh viên phải mua sách của mình soạn ra không phải là
điều hiếm thấy trong thực tiễn của Việt Nam và của các cơ sở đào tạo luật.
Một hạn chế tiếp theo là việc sử dụng giáo trình chính thức của một trường
tạo ra một tính cục bộ, sự thiếu năng động trong việc tiếp thu nh
ững thành
tựu từ các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khác. Trong khi có những giáo trình,
những chuyên khảo do các nhà khoa học nổi tiếng biên soạn về một môn
khoa học cụ thể không được sử dụng thì nhiều cơ sở đào tạo lại buộc các
giảng viên vừa mới tốt nghiệp biên soạn giáo trình riêng. Tuy nhiên, hạn chế
lớn nhất của cách tiếp cận này đối với vấn đề học li
ệu là sự thụ động của

sinh viên trong việc tự học tập và nghiên cứu.
Chính vì những hạn chế này, phần lớn các cơ sở đào tạo trên thế giới
không chọn giải pháp buộc phải có giáo trình chính thức cho các môn học.
Các cơ sở đào tạo này đặt ra các yêu cầu rất chi tiết đối với mỗi môn học.
Người học và người dạy phải làm sao đạt được những yêu cầu
đó, còn cách

17
thức làm sao đạt được chúng thì hoàn toàn do giảng viên quyết định. Ví dụ,
trong chương trình đào tạo luật của Đại học Melbourne việc học môn học
Luật môi trường quốc tế cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Người học cần đánh giá được nhu cầu đối với Luật môi trường
quốc tế và sự phát triển của nó;
- Hiểu biết các nguyên tắc cơ bản, các quan điể
m cơ bản của Luật
môi trường quốc tế;
- Phân tích một cách có phê phán sự đóng góp của các án lệ và hiệp
ước, các định chế vào sự phát triển của luật môi trường quốc tế;
- Chỉ ra được các điểm yếu của chế độ môi trường quốc tế hiện tại và
phương thức khắc phục chúng, hoàn thiện luật môi trường quốc tế.
- Phát triển kỹ nă
ng tư duy pháp lý phê phán, nghiên cứu pháp lý
thông qua việc đánh giá các vấn đề liên quan đến luật môi trường quốc tế.
Nội dung của môn học cũng được xác định khá cụ thể. Những vấn
đề cơ bản của môn học này là: Nhu cầu đối với luật môi trường quốc tế và
sự phát triển của nó; các nguyên tắc và quan điểm cơ bản cần cho việc nhận
thức luật môi trường quốc t
ế; các định chế, các chủ thể bị lôi cuốn vào việc
định hình và thực thi luật môi trường quốc tế; các án lệ và các hiệp ước chủ
yếu về luật môi trường quốc tế; sự liên quan của luật môi trường quốc tế đối

với Australia về các vấn đề như thay đổi khí hậu, di sản thiên nhiên, đa dạng
sinh học.
Một lý do khác là hiện nay ở các cơ ở đào tạ
o, những môn học mà
chúng ta quen gọi là ngành khoa học luật được chia nhỏ thành các môn học
khác nhau. Việc chia nhỏ này nhằm tạo cho người học chọn không phải toàn
bộ môn học mà chỉ những phân có liên quan tới chuyên ngành của mình để
học. Những môn học nhỏ này có độ liên thông khá cao giữa các cơ sở đào
tạo nên việc lựa chọn chúng để học thay thế cho các môn học khác nhau rất

18
dễ được thực hiện. Ví dụ môn, người nào theo học chuyên ngành luật hình
sự ở Trường đại học Luật Havớt sẽ tìm thấy 15 môn học sau đây
9
:
1. Tố tụng hình sự nâng cao
2. Chứng cứ (môn A1 và A2)
3. Chứng cứ (của B1, B2, và B3)
4. Chứng cứ
5. Luật hình sự Liên bang
6. Luật sư công
7. Luật hình sự quốc tế;
8. Vai trò của công tố;
9. Nhập môn về bào chữa: Tư pháp hình sự
10. Nhập môn về bào chữa: Triển vọng của hoạt động công tố
11.
Lịch sử pháp luật: Lịch sử Luật Tố tụng hình sự Mỹ
12. Các vấn đề về khủng bố;
13. Nghề luật: Chiến thuật, Đạo đức trong tranh tụng hình sự;
14. Khủng bố trong thế kỷ 21

15. Xử lý các chứng cứ khoa học tại tòa án.
Nếu ở các cơ sở đào tạo khác có những môn học tương tự thì sinh viên
có thể theo học
ở đó nếu vì lý do nào đó không học được ở trường Havớt.
Dĩ nhiên, việc chia nhỏ các môn học như thế thì khó có thể đòi hỏi
có giáo trình chính thức vì các môn học thay đổi theo năm học. Có môn học
năm này được thực hiện song năm sau không được thực hiện do không có
người chọn, không có giảng viên thích hợp hay do giảng viên chuyển sang nơi
khác. Toàn bộ tài liệu mà sinh viên cần tham khảo đều do giảng viên xác định

9.

19
và nêu trong chương trình môn học (syllabus). Thông thường, giảng viên
hướng dẫn để sinh viên đọc các cuốn sách mà theo họ sinh viên có thể có điều
kiện đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà cơ sở đào tạo đặt ra đối với môn học. Bất
cứ cuốn sách nào về môn học, bất luận của giáo sư nào, trong nước hay nước
ngoài, đều có thể được sử dụng để học theo chỉ dẫn c
ủa giảng viên. Bên cạnh
đó, những sinh viên nhận thêm bộ tài liệu do các giáo sư thu thập hệ thống
hóa. Sinh viên nếu không đọc các cuốn sách được giáo sư gợi ý và không
đọc tập tài liệu phát trước khi lên lớp thì khó có thể hiểu nổi giáo sư đang giảng
điều gì. Khi bị chỉ định nêu quan điểm của mình về các vấn đề mà giáo sư
đưa ra trong giờ giảng thì việc không đọc trước tài liệu sẽ đặt sinh viên vào
một trạng thái bất lợi về kết quả học tập và cả về danh dự bản thân. Không
thể hai ba lần giảng viên hỏi đều trả lời không biết hoặc không hiểu sự kiện
mà giảng viên đang đề cập xuất phát từ đâu. Như thế, sự đa dạng về tài liệu
(đồng nghĩa với sự đa dạng về kiến thức) giúp cho sinh viên có m
ột cách nhìn
bao quát và đầy đủ hơn kể cả về thực tiễn lẫn lý luận, trong phạm vi một

nước và cả tầm quốc tế đối với nội dung đang được học tập và nghiên cứu.
1.3.2. Giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật ở Việt Nam
Với việc tiếp cận vấn đề học liệu của các trong các trường đại học
của nhiều n
ước trên thế giới và thực tiễn đào tạo đại học luật của Việt Nam
hiện nay, vấn đề được đặt ra là có cần hay không cần giáo trình chính thức
cho từng môn học trong chương trình đào tạo đại học luật?
Hiện tại, các cơ sở đào tạo luật ở nước ta đã có các giáo trình cho
phần lớn các môn học như Luật tài chính, Luật ngân hàng, Luật hình sự,
Luật tố tụng dân sự v.v Các giáo trình mới của các môn học này cũng
được biên soạn trong thời gian gần đây nhằm đáp ứng với những thay đổi rất
lớn trong chương trình đào tạo. Với thực trạng đào tạo luật hiện nay, xét cả
về đội ngũ lẫn các điều kiện khác, việc xác định các giáo trình được sử dụng
cho các môn học cụ thể vẫn cần được duy trì. Đi
ều này xuất phát từ những
lý do cơ bản sau đây:

20
Một là, nền khoa học pháp lý của ta chưa phát triển đến mức độ có
thể tạo ra những công trình kinh điển, có giá trị lớn về học thuật ở tầm
quốc gia đối với các môn học luật. Chẳng hạn, nếu như ở lĩnh vực sử học,
ngôn ngữ chúng ta có những công trình lớn của GS. Trần Văn Giàu, GS.
Phạm Huy Thông, GS. Vũ Khiêu, GS. Nguyễn Tài Cẩn có thể dùng làm
giáo trình ho
ặc tài liệu học tập chính thức ở nhiều trường mà không gặp
phải sự phản ứng nào do thiếu tính chính xác, tính hàn lâm của chúng thì
ngược lại ở lĩnh vực luật học chưa có được điều kiện này. Điều này cũng
dễ hiểu vì khoa học pháp lý Việt Nam còn quá non trẻ, lại gắn liền với
nhiều thay đổi cơ bản trong đời sống, chính trị của đất nướ
c trong hai chục

năm vừa qua. Trong hoàn cảnh này, việc giáo viên tự chọn ra một vài cuốn
sách làm tài liệu chính thức cho việc giảng dạy và học tập một môn luật cụ
thể khó tạo ra được sự đồng thuận. Sự can thiệp của Hội đồng khoa học và
đào tạo hay định chế tương ứng vào vấn đề học liệu là nhằm tạo ra sự đồng
thuận đó.
Hai là, ch
ương trình đào tạo và cách thực hiện như hiện nay chưa
cho phép giảng viên đại học, thậm chí giảng viên sau đại học tự lựa chọn
học liệu cần thiết cho môn giảng của mình. Mỗi môn giảng không phải chỉ
do một giảng viên thực hiện mà do 3, 4 người, thậm chí 8, 9 người thực
hiện. Chính sự tham gia của nhiều giảng viên như vậy dẫn đến nhu cầu phải
thống nh
ất nội dung giảng và tài liệu giảng dạy. Giáo trình chính thức của
cơ sở đào tạo có khả năng đáp ứng đòi hỏi này.
Ba là, vấn đề phương pháp đào tạo. Có thể nhận thấy dễ dàng rằng,
phần lớn các môn học, môn học trong Trường Đại học Luật Hà Nội cũng
như các cơ sở đào tạo khác đều được thực hiện theo phương pháp thuy
ết
giảng. Giảng viên lên lớp thuyết giảng, thậm chí đọc cho sinh viên những
kiến thức được xác định trong giáo trình. Bám sát giáo trình được coi như là
một yêu cầu bắt buộc đối với người giảng. Việc mở rộng kiến thức chỉ có
thể xảy ra với giảng viên có kinh nghiệm, chịu khó nghiên cứu và có nhiều

21
thông tin. Việc mở rộng kiến thức so với giáo trình trong thực tế là không
nhiều. Tuy ở mức độ đáng kể, các giảng viên của Trường Đại học Luật Hà
Nội cũng như ở các cơ sở đào tạo khác đang áp dụng các phương pháp đào
tạo mới song về cơ bản thì phương pháp thuyết giảng (lecturing) vẫn đang
thắng thế. Với phương pháp thuyết gi
ảng, việc buộc sinh viên đọc thêm tài

liệu theo hướng dẫn của giảng viên rất hạn chế. Giảng viên không có cơ hội
kiểm tra xem học viên có tuân thủ yêu cầu đọc tài liệu hay không. Trong khi
đó, trong các cơ sở đào tạo ở nước ngoài, với phương pháp đối thoại, giảng
theo vấn đề hoặc theo tình huống, giảng viên hoàn toàn có cơ hội kiểm tra
việc sinh viên có tuân thủ yêu cầu đọc tài liệu và tự phát triển kiế
n thức của
mình hay không. Khi thuyết giảng, nhất là trong điều kiện giảm tải thời
lượng đứng trên bục như hiện nay, giảng viên không thể có điều kiện kiểm
tra việc tự học của sinh viên. Dù có yêu cầu sinh viên đọc bài này hay bài
kia, song nếu thiếu sự kiểm tra thì giảng viên không thể buộc sinh viên phải
thực hiện nhiệm vụ được giao. Tính thụ động của giảng viên tất yếu dẫ
n đến
tính thụ động và đối phó của sinh viên trong học tập. Tình trạng này có thể
nhìn thấy rõ ở nhiều cơ sở đào tạo đại học nói chung và đào tạo đại học luật
nói riêng ở nước ta. Vì thế, việc chuyển từ chế độ đào tạo theo niên chế sang
chế độ đào tạo theo tính chỉ là một trong những giải pháp để khắc phục
những hạn chế
đó.
Thế nào là một giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật? Khía cạnh
đầu tiên cần xem xét là khái niệm chuẩn. "Chuẩn" trong tiếng Việt có nghĩa
là đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định và cũng có nghĩa là hoàn thiện ở mức
độ có thể trở thành tiêu chí so sánh. Từ đó có thể suy ra rằng giáo trình
chuẩn là giáo trình đạt đến mức hoàn thiện cao, trở thành giáo trình được sử
dụng để xác đị
nh mức độ hoàn thiện của các giáo trình khác hoặc giáo trình
đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định. Hiểu theo nghĩa thứ nhất thì các
giáo trình được sử dụng trong các cơ sở đào tạo luật của Việt Nam hiện nay
khó được coi là hoàn thiện. Chẳng hạn, kết quả khảo sát giáo trình được sử

22

dụng tại Đại học Luật Hà Nội được thực hiện năm 1999
10
cho thấy một số
điểm sau đây: Tính hấp dẫn của giáo trình chưa cao. Phần lớn các ý kiến
khảo sát đánh giá mức hấp dẫn là khả quan hoặc trung bình. Độ chính xác
khoa học của các giáo trình được đánh giá là khả quan chiếm tỷ lệ cao. Phần
lớn giáo trình được đánh giá ở mức trung bình theo nhiều tiêu chí khác nhau.
Những cố gắng của tập thể cán bộ giảng dạy của Trường đã c
ải thiện một
cách đáng kể hệ giáo trình cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, nhìn
nhận một cách khách quan khó khẳng định rằng các giáo trình của Trường
Đại học Luật Hà Nội chuẩn theo nghĩa hoàn thiện. Như vậy, ở thời điểm
hiện nay, chúng ta tìm cách xây dựng các giáo trình chuẩn thì nên hiểu từ
khía cạnh này hay không. Liệu chúng ta có thể xây dựng được những giáo
trình mà các cơ quan có thẩm quyền c
ăn cứ vào đó để xác định mức độ
chuẩn của các giáo trình được sử dụng trong các cơ sở đào tạo khác không?
Nếu không thì chuẩn ở đây cần hiểu như thế nào. Điều này có nghĩa chuẩn
mà chúng ta nêu ở đây là chuẩn của trường, của ngành hay của quốc gia.
Ở một khía cạnh khác, "chuẩn" theo nghĩa đáp ứng các tiêu chí nhất
định. Việc hiểu chuẩ
n theo nghĩa này có khá nhiều khía cạnh cần làm rõ:
Các tiêu chí mà giáo trình cần đạt là tiêu chí nào? Trong trường hợp này
chúng ta xây dựng giáo trình không phải để đạt đến mức độ trở thành hình
mẫu. Rõ ràng chúng ta đang đi tìm hình mẫu để xây dựng những giáo trình
cần có. Vậy hình mẫu đó ra sao? Tiêu chí cho hình mẫu đó là gì? Tiêu chí
đó áp dụng cho thời điểm nào?. Như vậy, để xác định giáo trình chuẩn, điều
quan trọng đầu tiên là xây dựng hệ tiêu chí. Để đ
ánh giá giáo trình hay bất
cứ sự vật nào đều cần có hệ tiêu chí. Vì thế xây dựng giáo trình chuẩn theo

nghĩa này thì cần phải xác định các tiêu chuẩn mà giáo trình cần đạt được.
Phần trên của báo cáo tổng quan đã đưa ra các tiêu chí của một giáo trình

10. Khảo sát này được Nhóm nghiên cứu đề tài giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện năm
1999. Đối tượng khảo sát là sinh viên và cựu sinh viên các hệ đào tạo khác nhau của Trường. Các kết quả
được tổng hợp từ 163 phiếu nhận lại được. Ngoài khảo sát này, hiện nay chưa có cơ sở đào luật nào tạo tiến
hành khảo sát toàn diện như vậy về giáo trình. Thời gian khảo sát tuy đã cách cách
đây khá lâu song số liệu
của chúng vẫn có giá trị vì nhiều giáo trình tái bản với sự sửa đổi nhỏ.

23
chuẩn. Tuy nhiên, cần phải làm rõ hơn nữa "chuẩn" trong phạm vi đề tài này
là chuẩn cho sự hoàn thiện hay là các tiêu chuẩn tối thiểu mà giáo trình cần
đạt được.
Trên cơ sở quan niệm về giáo trình và giáo trình chuẩn nói chung
được phân tích ở trên, gắn với những đặc điểm của việc đào tạo đại học luật,
chúng tôi cho rằng:
Giáo trình chuẩn dành cho hệ đào tạo Đại học ngành Luật là tài liệu
chính thứ
c dành cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập mà nội dung của
nó bao gồm các thông tin và các kiến thức khoa học cơ bản, tiên tiến và đảm
bảo chất lượng đào tạo ở trình độ Đại học về môn học pháp lý chuyên
ngành có liên quan trong lĩnh vực luật học và được thừa nhận chung bởi đa
số các nhà khoa học - luật gia thuộc chuyên ngành đó, do cá nhân hoặc tập
thể giảng viên (cộng tác viên) của Bộ
môn tương ứng biên soạn và được Hội
đồng khoa học-đào tạo của cơ sở đào tạo Luật có Bộ môn ấy thẩm định để
thông qua theo đúng quy trình, đồng thời được một Nhà xuất bản có thẩm
quyền phát hành theo đúng các quy định chung của pháp luật.
Đào tạo đại học có mục tiêu là giúp cho người học nắm vững được

kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về
một ngành nghề, có khả
năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành
được đào tạo. Mỗi chuyên ngành đào tạo đại học khác nhau có những đặc
điểm khác nhau về nội dung, chương trình, thời gian, phương pháp khác
nhau vì vậy các tài liệu được sử dụng trong quá trình đào tạo cũng khác
nhau. Đào tạo đại học luật có những đặc trưng riêng xuất phát từ chương
trình, m
ục đích và phương pháp. Chính vì vậy các tài liệu nói chung và giáo
trình nói riêng được sử dụng trong đào tạo đại học luật cũng có những đặc
trưng riêng của nó phù hợp với mục tiêu và nội dung của chương trình.
Giáo trình đào tạo đại học luật chỉ có thể đạt chuẩn khi đáp ứng được
những tiêu chí của giáo trình đã được phân tích ở trên. Tuy nhiên, xuất phát
từ những điểm đặc thù của
đào tạo đại học luật, chúng tôi cho rằng, ngoài

24
việc thỏa mãn những tiêu chí của một giáo trình chuẩn nói chung, giáo trình
đào tạo đại học luật cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, giáo trình đào tạo đại học luật phải chứa đựng hệ thống
các khái niệm và quan điểm, quan niệm được xây dựng trên cơ sở khoa học
và đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn pháp luật tr
ở thành những khái niệm,
quan điểm phổ biến trong khoa học pháp lý. Hệ thống pháp luật của mỗi
quốc gia được xây dựng trên cơ sở lý luận nhất định vì vậy, để hiểu được
các vấn đề của pháp luật thực định cũng như xử lý được những vấn đề có thể
nảy sinh trong cuộc sống đòi hỏi sinh viên phải được trang bị nền tả
ng lý
luận khoa học, các quan điểm, quan điểm mà các nhà làm luật dựa vào đó để
xây dựng hệ thống pháp luật của mình. Vì lẽ đó, nội dung của giáo trình đào

tạo đại học luật phải thể hiện được những kiến thức khoa học, với một hệ
thống khái niệm, luận điểm nguyên tắc phổ biến trong khoa học pháp lý đã
được sử dụng trong th
ực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật.
Thứ hai, giáo trình đào tạo đại học luật luôn gắn liền với những quy
định pháp luật và thực tiễn Việt Nam, có so sánh, đối chiếu với pháp luật và
thực tiễn nước ngoài. Nghiên cứu và giảng dạy pháp luật trước hết là phải
nghiên cứu và hiểu được các quy định của pháp luật thực định, cơ sở lý luận
và thực tiễn của các quy
định đó. Vì thế, giáo trình đào tạo luật luôn phải
gắn liền với những quy định của pháp luật và phải là cơ sở cho việc giải
quyết những vấn đề mà thực tiễn pháp lý đặt ra.
Thứ ba, đảm bảo sự thống nhất giữa các phần khác nhau của một
giáo trình cũng như sự thống nhất giữa các giáo trình của các khoa học pháp
lý khác nhau. Pháp luật là một hệ thố
ng các quy phạm pháp luật, vì vậy, việc
nghiên cứu, giảng dạy pháp luật phải đảm bảo tính hệ thống, không làm mất
đi tính lôgíc và hệ thống chặt chẽ vốn có của toàn bộ hệ thống pháp luật.
Mặc dù, hệ thống quy phạm pháp luật được phân định thành các ngành luật
và các chế định pháp luật khác nhau, nhưng chúng vẫn giữ được mối liên hệ
thống nhất. Vì vậy, việc biên soạn các giáo trình cho từng môn h
ọc hoặc học

×