Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài tập: Tâm lý học quản lý pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.55 KB, 13 trang )

Bài làm
Câu 1: Có những hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến nào trong tập thể?
* Khái niệm chung về tập thể:
Tập thể là một nhóm người có tổ chức phối hợp với nhau một cách
chặt chẽ trong hoạt động vì một mục đích chung sự tồn tại và phát triển của
tập thể dựa trên cơ sở thoả mãn và kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và
lợi ích chung.
Tập thể luôn có hai loại cấu trúc chính thức và không chính thức. Cấu
trúc chính thức của tập thể là hệ thống tổ chức của bộ máy, cơ quan đơn vị
được thành lập do pháp luật quy định. Còn cấu trúc không chính thức cuả tổ
chức là các tổ chức tồn tại không bằng con đường chính thức.
* Một số hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến trong tập thể:
- Mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể:
+ Mối quan hệ chính thức là mối quan hệ được pháp luật qui định,
được xã hội thừa nhận và được ghi thành văn bản chính thức. Mối quan hệ
này thường tạo nên hệ thống phòng, ban có tính chất hành chính.
+ Mối quan hệ không chính thức là mối quan hệ có tính chất tâm lý
riêng tư nảy sinh trong quá trình giao tiếp, tiếp xúc hàng ngày giữa các cá
nhân không theo một qui định nào cả, nó mang đậm tính cảm xúc cá nhân.
Và nó bao gồm các hiện tượng sau:
+ Sự lây truyền tâm lý trong tổ chức , đây là hiện tượng phổ biến nhất
và cũng được thể hiện rõ nét hơn cả trong số các hiện tượng tâm lý xã hội,
thường xảy ra trong một tập thể các tổ chức cơ quan, biểu hiện của nó rất đa
dạng và phong phú
- Cơ chế lây truyền là từ người này sang người khác qua tác động của
tiếp xúc trực tiếp, hay đó là cơ chế tác động qua lại giữa các cá nhân trong
tập thể. Kết quả của nó là tạo ra một trạng tháI xúc cảm chung của một
nhóm một tập thể lao động, cơ chế này còn gọi là cơ chế bắt chước
-ảnh hưởng của lan truyền tâm lý có thể là tích cực hay cả tiêu cực, tuỳ
thuộc vào nguyên nhân của hiện tượng lan truyền này
- Nguyên nhân gây ra sự lan truyền tâm lý rất khác nhau và đa dạng,


tất cả những tác nhân kích thích tới giác quan của con người gây ra những
ảnh hưởng xấu tới cá nhân và hoạt động chung cuả tập thể, cùng với tự kỷ
ám thị, bắt chước, lây truyền tâm lý trong một số trường hợp có thể gây nên
sự hoảng loạn trong tập thể. Vì vậy người lãnh đạo quản lý cần quan tâm tới
hiện tượng lây truyền tâm lý để kịp thời ngăn chặn hạn chế những lây truyền
tâm lý tiêu cực, cũng như tạo điều kiện cho những nhân tố tích cực có thể
lan truyền nhanh trong tổ chức
+ Dư luận tập thể: đây là một hiện tượng tâm lý xã hội khá phổ biến
trong tập thể, là sản phẩm tất yếu của sự tác động qua lại giữa mọi người
trong tập thể, đó là hình thức thể hiện tâm trạng xã hội trước những sự kiện,
hiện tượng hành vi xảy ra trong tập thể, biểu thị tâm tư nguyện vọng cuả họ
- Dư luận tập thể tổ chức cơ quan có sức mạnh to lớn tác động tới mọi
cá nhân, nhân cách của mỗi người trong tập thể và cả tập thể. Nó điều chỉnh
hành vi của cá nhân và hành vi chung cuả tập thể. Dư luận được coi như là
một công cụ kiểm tra một cách chính xác nhanh nhạy và tuyệt đối ở mọi lúc,
mọi nơi hành vi của con người
- Dư luận trong cơ quan tổ chức có thể phân chia thành dư luận chính
thức và không chính thức. Dư luận chính thức là dư luận được mọi người
lãnh đạo ủng hộ, còn dư luận không chính thức là dư luận không được lãnh
đạo ủng hộ
- Dư luận có thể là do thông tin chính xác nó sẽ có tác động tích cực
tới sự phát triển của tập thể. Ngược lại dư luận có thể là sai ảnh hưởng xấu
tới tâm lý của cả tập thể. Do vậy người lãnh đạo phải quan tâm tới dư luận
trong tập thể và sử dụng nó như một phương tiện quản lý giáo dục cá nhân
và tập thể, kịp thời nắm bắt dư luận trong tập thể để điều chỉnh cho phù hợp
+ Bầu không khí tâm lý trong tổ chức là trạng thái tâm lý trong tập thể
là nét đặc trưng phản ánh thực trạng các mối quan hệ nảy sinh trong hoạt
động của tập thể, bao gồm mối quan hệ về tình cảm giữa các cá nhân, các bộ
phận của tập thể trên cơ sở các mối quan hệ chính thức cũng như không
chính thức trong tổ chức, cơ quan đó

- Bầu không khí này nó còn biểu hiện mức độ hòa hợp giữa các đặc
điểm tâm lý trong quan hệ trên nhân cách của họ và được hình thành từ tháI
độ của mọi người trong tổ chức, cơ quan đối với công việc, bạn bè đồng
nghiệp và người lãnh đạo của họ.
- Bầu không khí trong tập thể tổ chức đóng vai trò to lớn đối với mỗi
cá nhân và cả hoạt động chung của tập thể. Nó thẩm thấu vào ý thức của mỗi
cá nhân riêng lẻ và tạo ra một ảnh hưởng rõ rệt đối với họ. Bầu không khí
lành mạnh thân ái sẽ tạo nên tâm trạng vui vẻ, tinh thần phấn khởi cho mỗi
cá nhân và điều này sẽ làm tăng năng suất lao động, nêu cao tinh thần làm
việc điều này chỉ có thể có lợi cho tổ chức , ngược lại bầu không khí ngột
ngạt căng thẳng sẽ gây ra các xúc cảm tiêu cực cho các thành viên ở những
tổ chức cơ quan như vậy thường xuất hiện những xung đột mâu thuẫn trở
ngại cho hoạt động của tổ chức.
- Bầu không khí tâm lý trong tập thể các tổ chức cơ quan chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, nghiên cứu những yếu tố cấu thành bầu
không khí tâm lý trong các cơ quan tổ chức có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong
hoạt động lãnh đạo và quản lý. Hiện nay người ta thường xét tới một số khía
cạnh sau:
- Phong cách làm việc của người lãnh đạo
- Sự tương hợp về mặt tâm lý giữa các thành viên
- Điều kiện vật chất, làm việc
- Chế độ đãi ngộ, các chính sách, bản thân công việc…
- Việc xây dựng bầu không khí lành mạnh trong tập thể là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo, quản lý, để làm được điều
này cần phải cho mỗi cá nhân cảm thấy được thoả mãn trong cuộc sống tại
tổ chức mình
- Để cải thiện được bầu không khí trong tổ chức thì các nhà quản lý
phải chăm lo đến cả đời sống tinh thần, lợi ích vật chất của các thành viên
trong tổ chức
+ Truyền thống tập thể cũng là một hiện tượng tâm lý quan trọng

trong các cơ quan tổ chức, truyền thống là kết quả của quá trình hoạt động
của tập thể được ghi lại dưới những hình thức những khái niệm và quy tắc
điều chỉnh hành vi, cách ứng xử cuả các cá nhân trong tập thể. Trong tập thể
các cá nhân phải bảo vệ và xây dựng vững chắc truyền thống tốt đẹp cuả tập
thể mình
Truyền thống cũng được coi là nhân tố rất vững chắc là chất xúc tác hoà
hợp cá nhân với tập thể thành một thể thống nhất tạo nên nét đặc trưng của
tập thể đó
+ Xung đột tâm lý trong tổ chức:
Xung đột tập thể là những mâu thuẫn mang tính chất đối kháng nảy sinh
giữa con người với con người trong quá trình hoạt động cùng nhau trong tập
thể. Đây là một vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong hoạt động của tập thể tổ
chức, đó là hiện tượng tâm lý vốn có của con người
Xung đột thường có hai loại :
- Cá nhân với cá nhân: loại xung đột này xuất hiện do hàng loạt các
nguyên nhân khác nhau như không tương hợp về mặt tâm lý, hiểu nhầm, bất
đồng quan điểm, suy nghĩ, tình cảm… Xung đột cá nhân có thể xảy ra theo
các hình thức như xung đột giả trong xung đột này chỉ có một người chống
đối lại một người khác công khai hoặc không công khai.
Xung đột tương đồng là cả hai bên đều tích cực tham gia, loại xung
đột này rất phức tạp.
Xung đột có thể diễn biến thông thường ngày một tiến triển, hay xung
đột này mang tính quyết liệt dữ dội, ngay từ đầu và tiến tới bùng nổ khi đã
có xung đột ngấm ngầm từ lâu.
Các cuộc xung đột có thể kết thúc khác nhau, kết thúc giả tạo khi
người xung đột tưởng mâu thuẫn đó đã được giải quyết nhưng thực chất là
không, thoái trào là xung đột chuyển trạng thái âm, giải quyết , dập tắt xung
đột.
- Cá nhân với tập thể: đây là xung đột cá đặc biệt, nguyên nhân có thể
xuất phát từ phía cá nhân hay tổ chức. Đối với loại xung đột này khi giải

quyết cần đảm bảo các nguyên tắc sau: tính khách quan và sự nhượng bộ cần
thiết, nguyên tắc này đòi hỏi cả hai bên phải thiện chí và bình tĩnh để giải
quyết xung đột.
Tính phân minh là việc tham gia giải quyết xung đột công bằng, sáng
suốt.
Giữ khoảng cách và thái độ tự chủ để giảm căng thẳng giữa hai bên
xung đột.
Bảo đảm tính linh hoạt mềm dẻo.
Xuất phát từ các nguyên tắc trên để giải quyết xung đột cần phải sử
dụng các biện pháp sau đây:
- Thuyết phục là dùng người trung gian hoà giải khi mâu thuẫn đã trở
nên phức tạp, người trung gian hoà giải khi mâu thuẫn đã trở nên phức tạp,
người trung gian phải là người có uy tín và công minh.
- Biện pháp hành chính chỉ áp dụng khi biện pháp thuyết phục không
có hiệu quả đó là các biện pháp, chia tách những xung đột không để họ cùng
nhóm hay tập thể.
Trên mọi biện pháp để chặn đứng cuộc xung đột như mệnh lệnh của
cấp trên, áp lực quần chúng
Tập thể là một nhóm người có tổ chức phối hợp với nhau một cách
chặt chẽ trong hoạt động vì một mục đích chung sự tồn tại và phát triển của
tập thể dựa trên cơ sở thoả mãn và kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và
lợi ích chung.
Một tập thể luôn có các đặc điểm cơ bản như sau:
- Là một nhóm người cùng nhau tiến hành hoạt động chung vì mục
đích động cơ chung.
- Có sự tổ chức chặt chẽ có kỷ luật trách nhiệm với nhau.
- Trong tập thể có thể phân chia thành 3 loại tập thể cơ sở là tập thể
nhỏ nhất trong đó không còn có sự phân chia chính thức nào, và mọi người
trong đó giao tiếp với nhau trực tiếp thường xuyên, có tình cảm rõ rệt với
nhau.

- Tập thể bậc hai là bộ phận cuả cơ quan xí nghiệp tổ chức hành chính
nhà nước.
- Tập thể chính thức là một phạm trù rộng lớn, trong tập thể này các
mục đích và các quan hệ dựa trên ý nghĩa xã hội sâu xa hơn và xuất phát từ
nhiệm vụ của xã hội.
- Tập thể luôn có hai loại cấu trúc chính thức và không chính thức.
Cấu trúc chính thức của tập thể là hệ thống tổ chức của bộ máy, cơ quan đơn
vị được thành lập do pháp luật quy định. Còn cấu trúc không chính thức cuả
tổ chức là các tổ chức tồn tại không bằng con đường chính thức.
+ Các giai đoạn phát triển: Các tổ chức hay các cơ quan nào của nhà
nước hay không của nhà nước cũng đều được hình thành theo một quy luật
nhất định và phải trải qua các giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn thứ nhất: tập thể mới được hình thành, mọi người vừa mới
tập trung lại, không ai biết ai, giữa các thành viên chưa có mối quan hệ qua
lại. Khi vào tập thể các mối quan hệ đã bắt đầu nảy sinh trên cơ sở công
việc, mọi người đều cố gắng khẳng định mình và kỷ luật tập thể bắt đầu
được thiết lập để hạn chế các xung đột trong tập thể bắt đầu được thiết lập để
hạn chế các xung đột trong tập thể, kiểm soát các phần tử tiêu cực để không
cho họ manh những thói hư tật xấu vô ý thức vào tổ chức. Trong thời kỳ này
nhiệm vụ của người lãnh đạo, quản lý là ổn định tổ chức, đề cao kỷ luật lao
động, phong cách quản lý thích hợp ở thời kỳ này là phong cách lãnh đạo
chuyên chế, sử dụng mệnh lệnh để điều hành công việc của tổ chức.
- Giai đoạn thứ hai: Mối liên hệ giữa cá nhân các thành viên đã trở
nên chặt chẽ hơn, kỷ luật lao động được củng cố vững chắc và đã bước đầu
hình thành các hạt nhân tích cực và trở thành chỗ dựa cho người quản lý, vai
trò của người lãnh đạo lúc này là biết phát huy chức năng, vai trò của các
nhân tố, tích cực này trong tổ chức, ở giai đoạn này người lãnh đạo cần phải
biết kết hợp được 2 phong cách lãnh đạo, chuyên chế và dân chủ.
- Giai đoạn thức 3: Thời kỳ này tổ chức và cơ quan đã đạt được trình
độ phát triển cao, ý thức trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chức được

nâng cao, mỗi một thành viên đều nhận thức rõ về nhiệm vụ chung của tổ
chức, kỷ luật tập thể ngày càng được củng cố, mối quan hệ giữa các thành
viên ngày càng được củng cố và bền vững. Trong giai đoạn này nhà lãnh đạo
phải chuyển hẳn sang phong cách lãnh đạo dânchủ.
Như vậy khi nghiên cứu các giai đoạn phát triển của tổ chức cho thấy toàn
bộ sự phát triển cuả tổ chức trước hết là sự hoàn thiện liên tục những mối
quan hệ xã hội của nó. Quản lý lãnh đạo có hiệu quả đòi hỏi nhà quản lý
phải nắm được quy luật hình thành và phát triển của tập thể.
Câu 2: Đơn vị nơi bạn công tác cần xem xét những hiện tượng tâm lý xã
hội phổ biến trong tập thể. Bạn hãy giúp đơn vị mình?
Bản thân là một cán bộ công chức công tác trong lĩnh vực Bảo hiêm xã
hội, là cơ quan chuyên môn lo công tác an sinh xã hội, tạo điều kiện cho đội
ngũ lao động có sự chuẩn bị tốt về sức khoẻ trong thời gian công tác và cả
lúc về già. Là người nhiều năm làm công tác này tôi thấu hiểu sức khoẻ của
lực lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự vững mạnh của
đội ngũ công chức, của chính quyền nhà nước và là nền tảng sự phát triển
của các doanh nghịêp, không có gì khác hơn là phải có một đội ngũ lao động
thực sự giỏi, tinh nhuệ trong công tác chuyên môn mình phụ trách, muốn
vậy chúng ta phải làm tốt công tác chăm lo cho đời sống người lao động,
việc chăm lo sức khoẻ cho người lao động phải cần có một sự quan tâm đặc
biệt mọi lúc mọi nơi, có một chiến lược chăm lo sức khoẻ toàn diện, quan
trọng hơn hết của một nhà quản lý là hiểu được tâm lý cán bộ, tránh được
những mâu thuẫn tiêu cực làm giảm năng suất lao động, phá hoại khối đoàn
kết trong nội bộ cơ quan, nội bộ có đoàn kết mới vững mạnh. Muốn được
như vậy thì bản thân nhà quản lý phải hiểu được Tâm lý và nắm được các
quy luật hình thành và phát triển tâm lý.
Thực trạng tất yếu trong các cơ quan là luôn luôn có xung đột, chúng
chỉ khác nhau về quy mô tính chất. Tuy nhiên, không phải lúc nào khái niệm
xung đột cũng đều được hiểu theo nghĩa xấu. Xung đột là quá trình trong đó
một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng

tiêu cực bởi một bên khác. Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực
hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột. Vấn đề đặt
ra cho các nhà quản lý không chỉ ở chỗ nắm bắt được những vấn đề lý luận
về xung đột, điều quan trọng là nhà quản lý phải tiến hành giải quyết nó như
thế nào, bởi giải quyết xung đột là một công việc vô cùng quan trọng trong
quá trình quản lý.
Các tổ chức hay các cơ quan nào của nhà nước hay không của nhà
nước cũng đều được hình thành theo một quy luật nhất định và phải trải qua
các giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn thứ nhất: tập thể mới được hình thành, mọi người vừa mới tập
trung lại, không ai biết ai, giữa các thành viên chưa có mối quan hệ qua lại.
Khi vào tập thể các mối quan hệ đã bắt đầu nảy sinh trên cơ sở công việc,
mọi người đều cố gắng khẳng định mình và kỷ luật tập thể bắt đầu được
thiết lập để hạn chế các xung đột trong tập thể bắt đầu được thiết lập để hạn
chế các xung đột trong tập thể, kiểm soát các phần tử tiêu cực để không cho
họ mang những thói hư tật xấu vô ý thức vào tổ chức. Trong thời kỳ này
nhiệm vụ của người lãnh đạo, quản lý là ổn định tổ chức, đề cao kỷ luật lao
động, phong cách quản lý thích hợp ở thời kỳ này là phong cách lãnh đạo
chuyên chế, sử dụng mệnh lệnh để điều hành công việc của tổ chức
- Giai đoạn thứ hai: Mối liên hệ giữa cá nhân các thành viên đã trở nên chặt
chẽ hơn, kỷ luật lao động được củng cố vững chắc và đã bước đầu hình
thành các hạt nhân tích cực và trở thành chỗ dựa cho người quản lý, vai trò
của người lãnh đạo lúc này là biết phát huy chức năng, vai trò của các nhân
tố, tích cực này trong tổ chức, ở giai đoạn này người lãnh đạo cần phải biết
kết hợp được 2 phong cách lãnh đạo, chuyên chế và dân chủ.
- Giai đoạn thức 3: Thời kỳ này tổ chức và cơ quan đã đạt được trình độ phát
triển cao, ý thức trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chức được nâng
cao, mỗi một thành viên đều nhận thức rõ về nhiệm vụ chung của tổ chức,
kỷ luật tập thể ngày càng được củng cố, mối quan hệ giữa các thành viên
ngày càng được củng cố và bền vững. Trong giai đoạn này nhà lãnh đạo phải

chuyển hẳn sang phong cách lãnh đạo dânchủ. Như vậy khi nghiên cứu các
giai đoạn phát triển của tổ chức cho thấy toàn bộ sự phát triển cuả tổ chức
trước hết là sự hoàn thiện liên tục những mối quan hệ xã hội của nó. Quản lý
lãnh đạo có hiệu quả đòi hỏi nhà quản lý phải nắm được quy luật hình thành
và phát triển của tập thể.
1. Kiểm tra kiến thức bản thân
Theo các chuyên gia phân tích, trước khi khởi nghiệp, mỗi người cần biết
được điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì. Để làm được điều này, doanh
nghiệp cần xem lại những gì mình biết và không biết về việc quản lý. Hãy
kiểm lại những kinh nghiệm của mình và những người đi trước xem những
gì là có lợi và điểm gì phải thay đổi. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra những tính
cách tốt và xấu từ những ông chủ cũ và tận dụng kiến thức đó cho mình.
2. Tìm một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm
Bạn có thể tìm ngay trong chỗ làm của mình một người quản lý đã có kinh
nghiệm, có uy tín, theo dõi học hỏi họ những thói quen, cách xử thế tốt rồi
sau đó vận dụng. Bạn cũng có thể học kinh nghiệm từ những người quản lý
giỏi ở nơi khác hoặc khi thân tình hơn có thể nhờ họ cố vấn cho mình.
3. Học cách lắng nghe và hiểu người khác
Bí quyết để thành công trong vai trò lãnh đạo là biết cách giao tiếp và đánh
giá chính xác nhân viên của mình. Đó là phần thách thức nhất trong việc
quản lý của nhiều nhà chuyên nghiệp khi ở trong tình thế chuyển từ một
người bạn sang vị trí điều khiển. Khi thiết lập mối quan hệ với một tập thể
mới, điều quan trọng là phải thẳng thắn và trung thực.
Ngoài ra, đánh giá thực tế, khả năng làm việc của nhân viên và nói chuyện
với họ về chất lượng công việc cũng cần thiết và phải làm thường xuyên,
song tránh nặng nề, quy chụp mặc dù bạn vẫn phải luôn yêu cầu họ làm tốt.
4. Biết khuyến khích động viên nhân viên làm việc
Một người lãnh đạo tốt là người biết cách đào tạo, hỗ trợ và khích lệ nhân
viên mình. Nếu bạn không dành thời gian hỗ trợ nhân viên và bảo đảm đáp
ứng nhu cầu hợp lý của họ thì họ khó có thể ủng hộ bạn làm tốt mọi việc.

Rich Moore, một chuyên gia cao cấp tại Hiệp hội Quản lý AAMI ở Mỹ, đã
nói: “Nhà quản lý hiệu quả nhất là người biết được tài năng của từng đối
tượng và dành thời gian để tìm hiểu nhân viên của mình".
5. Học lại - tự đào tạo lại
Đừng bao giờ coi việc học hành của mình đã đủ mà nên thường xuyên học
lại. Hiện nay có nhiều tổ chức cung cấp các khóa phát triển kỹ năng quản lý
và cũng có nhiều hội thảo xoay quanh vấn đề này, bạn đừng bỏ lỡ những cơ
hội để có thể học thêm chúng. Nếu bạn không có thời gian tham dự theo
cách truyền thống thì hình thức đào tạo trực tuyến có thể giúp ích cho bạn.
Qua phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng việc áp dụng một kiểu
phong cách lãnh đạo nào đó vào trong hoạt động quản trị kinh doanh không
đơn giản là áp dụng nguyên bản một kiểu phong cách nào đó vào trong thực
tiễn sản xuất kinh doanh mà đòi hỏi người quản trị phải vận dụng một cách
linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu phong cách lãnh đạo thích hợp tuỳ vào
những điều kiện, tình huống cụ thể của doang nghiệp. Như vậy, áp dụng
phong cách quản lý của các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam vào
trong hoạt động quản trị kinh doanh cũng phải tuân theo cách làm trên.
Theo đề xuất của chúng tôi thì một phong cách lãnh đạo phù hợp với các đặc
điểm đặc thù của Việt Nam sẽ là phong cách lãnh đạo mà ở đó người lãnh
đạo phải có tính quyết đoán thể hiện qua các phẩm chất dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm, tự tin, ra được những quyết định kịp thời trong những
tình huống khó khăn. Bên cạnh đó người lãnh đạo tạo ra được nhiều những
điều kiện thuận lợi để cấp dưới phát huy hết năng lực, trí lực, óc sáng tạo,
lòng nhiệt tình vào công việc, có hệ thống chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ
luật kịp thời thích đáng nhằm động viên người lao động phát huy mọi tiềm
năng, ổn định tinh thần và đảm bảo được cuộc sống.
Các luồng thông tin trong quản lý phải luôn được đảm bảo theo các
kênh từ trên xuống dưới, từ cấp dưới lên trên. Và một đặc điểm quan trọng
trong phong cách quản lý này đó là phải tính tới những đặc điểm dân tộc,
đạo đức, văn hoá của người Việt Nam.

Như vậy có thể nói rằng một phong cách lãnh đạo tốt là một sản phẩm
mang tính trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong
cách sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác
nhau đồng thời nó phù hợp với các đặc điểm văn hóa Việt Nam./.

×