Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

TỈ LỆ BỆNH DA VÀ NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN CÁC HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG QUÂN SỰ QUÂN ĐOÀN 4 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.57 KB, 25 trang )

TỈ LỆ BỆNH DA VÀ NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN CÁC HỌC VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG QUÂN SỰ QUÂN ĐOÀN 4


TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh da trong lực lượng quân đội rất phổ biến kể cả trong chiến tranh lẫn
trong thời bình, nhưng vẫn có ít nghiên cứu về vấn đề này đặc biệt trong những năm
gần đây ở Việt Nam.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh da và những yếu tố liên quan đến bệnh da trên các học
viên trường cao đẳng quân sự quân đoàn 4.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Khám bệnh da và phát phiếu thu thập thông tin cho
400 học viên trường cao đẳng quân sự quân đoàn 4 được chọn mẫu ngẫu nhiên vào
mẫu nghiên cứu.
Kết quả: Có tổng số 400 học viên thỏa đủ các tiêu chí chọn mẫu được cho vào mẫu
nghiên cứu. Tỉ lệ hiện mắc bệnh da của các học viên trường cao đẳng quân sự quân
đoàn 4 là 85,5% (342/400). Các nhóm bệnh da thường gặp theo thứ tự là nhóm trứng
cá-nang lông (70,2%), nhóm nhiễm trùng (bao gồm cả nhiễm vi rút, vi trùng, nấm, ký
sinh trùng) là 33%, nhóm rối loạn sắc tố da là 20,5%, nhóm dị ứng-miễn dịch chiếm
10,8%, nhóm bệnh da khác chiếm 15,2% trong tổng số các nhóm bệnh da. Trong đó,
các bệnh da thường gặp là: mụn trứng cá (66,4%), lang ben (18,75%), tàn nhang -
sạm da (6,7%), nấm da (6,4%), chàm (6,1%), chai tay chân (6,1%), dị ứng (5%), viêm
da mủ (4,4%) trong tổng số các loại bệnh da. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê
(P<0,05) giữa bệnh da chung với tiền căn bệnh da, tình trạng sau học tập tại trường
làm tăng tỉ lệ hiện mắc bệnh da chung, nhất là thời gian học tập sau 1-3 tháng. Bệnh
da chung và nhóm bệnh nhiễm trùng liên quan đến tình trạng tắm ngay sau luyện tập
(tình trạng tắm ngay sau luyện tập có thể hạn chế sự khởi phát bệnh da chung và
nhóm bệnh nhiễm trùng). Nhóm bệnh nhiễm trùng liên quan có ý nghĩa thống kê với
số lần tắm mỗi ngày (số lần tắm ít ≤ 1 lần/ngày có thể thúc đẩy khởi phát bệnh nhiễm
trùng hơn số lần tắm ≥2 lần/ngày).
Kết luận: Tỉ lệ hiện mắc bệnh da ở các học viên trường cao đẳng quân sự quân đoàn
4 là 85,5%. Một số yếu tố liên quan với bệnh da chung như tiền căn bệnh da, tình


trạng sau khi tham gia học tập tại trường, cũng như có sự liên quan giữa tình trạng vệ
sinh da (số lần tắm mỗi ngày, tình trạng tắm ngay sau luyện tập) nhóm bệnh da nhiễm
trùng và bệnh da chung.
ABSTRACT
PREVALENCE AND RELATED FACTORS OF SKIN DISEASES
IN MILITARY PERSONNEL AT 4TH ARMY CORPS COLLEGE
Nguyen Tat Thang, Nguyen Thi Dao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 316 - 323
Background: Skin diseases are very popular in military personnel in War and Peace,
but there are few studies about this problem, special in Viet Nam.
Objective: To define the prevalence and related factors of skin diseases in military
personnel at 4th army corps college.
Methods: A cross-sectional study. We perfomed skin examination on 400 trainees at
4th army corps college and issued questionnaires to them.
Results: 400 trainees satisfied the sample criteria were included in the study. The
prevalence of trainees’s skin diseases at 4th army corps college was 85.5%. Four
common group of skin diseases were acne-follicle (70.2%), infection (included virus,
bacteria, parasite, fungus) 33%, skin pigment disorder (20.5%), allergy-immune
(10.8%); others (15.2%). And common skin diseases were acne (66.4%), pityriasis
versicolor (18.75%), freckle-melasma (6.7%), fungus infection (6.4%), eczema
(6.1%), corn on sole of foot/hand (6.1%), allergy (5%), pyoderma (4.4%). Some
acquired skin diseases were satistically related to some factors (P<0.05). Skin diseases
were associated with history of skin diseases. Skin diseases were risen in trainees
after studying at college, especially after 1-3 months. Skin diseases and group of
infectious skin diseases were related to taking a bath after immediately practising, i.e,
taking a bath immediately after practising can reduce skin diseases and group of
infectious skin diseases). Group of infectious skin diseases were associated with times
of bathing every day (less then one time per day can impulse to rise infectious skin
diseases against more than two times).
Conclusion: The prevalence of trainees skin diseases at 4

th
army corps college was
85.5%. There are some factors associated with skin conditions as history of skin
diseases, after studying at college and personal hygiene (especilally taking a bath).
MỞ ĐẦU
Bệnh da trong lực lượng quân đội rất phổ biến kể cả trong thời kỳ chiến tranh lẫn thời
bình, mặc dù mô hình bệnh da đặc trưng có những thay đổi tùy vào từng thời điểm,
từng quốc gia và từng vùng khí hậu với tỉ lệ thay đổi từ 16,3%-52,47 %.
Ở Việt Nam, bệnh da trong lực lượng quân đội cũng đã được quan tâm từ rất lâu với
một số nghiên cứu bệnh da trong quân đội miền Bắc Việt Nam trong thời kì chiến
tranh đến khi hòa bình. Nhưng với sự khác biệt về khí hậu giữa hai miền Nam-Bắc
Việt Nam và đã hơn 15 năm trong công cuộc công nghiệp hóa-xã hội hóa của đất
nước, bệnh da trong quân đội hầu như đã ít còn được đề cập đến như trước trong khi
mỗi mô hình bệnh da đều thay đổi theo từng thời điểm, và tùy từng đối tượng. Mặt
khác, bệnh da trong quân đội gần đây trên thế giới cũng coi là bệnh da nghề nghiệp
nên vấn đề bệnh da trong lực lượng quân đội càng đáng quan tâm hơn. Và hơn nữa,
bệnh da ở đối tượng học viên quân đội nhất là ở miền Nam Việt Nam cũng như các
thói quen vệ sinh cá nhân liên quan như thế nào đến sự khởi phát các bệnh da vẫn
chưa được khảo sát. Trong những trường đào tạo học viên quân đội thì trường cao
đẳng quân dự quân đoàn 4 là một trường lớn tuyển quân cho tất cả các tỉnh phía Nam.
Tất cả những lí do trên đã thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài “Tỉ lệ bệnh da và những
yếu tố liên quan trên các học viên trường cao đẳng quân sự quân đoàn 4”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ bệnh da và những yếu tố liên quan đến bệnh da trên các học viên trường
cao đẳng quân sự quân đoàn 4.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Xác định tỉ lệ bệnh da chung, tỉ lệ các nhóm bệnh da và tỉ lệ các loại bệnh da trên
các học viên trường cao đẳng quân sự quân đoàn 4.
2. Mô tả tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng của các sang thương da, tỉ lệ phân bố số

lượng bệnh da trên từng học viên, và sự ảnh hưởng của bệnh da lên khả năng học
tập tại trường.
3. Xác định mối liên quan giữa bệnh da và một số yếu tố như: trình độ học vấn,
tiền căn bệnh da, tiền căn dị ứng, thói quen hút thuốc, thời gian tham gia học tập
tại trường, thói quen vệ sinh cá nhân của các học viên trường cao đẳng quân sự
quân đoàn 4.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
400 học viên được chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống trong số 1200 học viên của
trường cao đẳng quân sự quân đoàn 4 đủ các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn đưa vào
-Đồng ý tham gia nghiên cứu và trả lời đầy đủ bảng thu thập thông tin
Tiêu chuẩn loại trừ
Không đồng ý tham gia nghiên cứu và không đồng ý trả lời đầy đủ bảng thu thập thông
tin.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang
Nội dung nghiên cứu
-Khám bệnh da và chẩn đoán bệnh da theo tiêu chuẩn chẩn đoán qui định của ngành
da liễu Việt Nam hoặc dựa trên các tính chất lâm sàng đặc trưng được mô tả từ y văn.
Hội chẩn với Bộ môn Da liễu ĐHYD TPHCM để chẩn đoán những trường hợp khó
hoặc không rõ ràng.
-Phát phiếu thu thập thông tin cho tất cả các đối tượng nghiên cứu bao gồm cả phần
hành chánh và phần ghi nhận các yếu tố liên quan.
-Chụp một số hình bệnh da tiêu biểu trên các học viên có bệnh da.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành khám và phát phiếu thu thập thông tin
cho 400 học viên và tất cả đều đồng ý tham gia nghiên cứu và điền đầy đủ vào bảng
thu thập thông tin.
Trong số 400 học viên được khám, chúng tôi ghi nhận có 342 học viên bị bệnh da

chiếm 85,5% (342/400).
Tỉ lệ phân bố các nhóm bệnh da và các bệnh da
Bảng 1. Tỉ lệ phân bố các nhóm bệnh da
Tên nhóm b
ệnh
da
T
ổng
số
T
ỉ lệ %
trong TS
bệnh
(n=342)
T
ỉ lệ %
trong
mẫu
nghiên
cứu
(n=400)
Nhóm nhi
ễm
trùng
113 33% 28,3%
Nhóm d
ị ứng,
miễn dịch
37 10,8% 9,3%
Nhóm r

ối loạn s
ắc
tố
70 20,5% 17,5%
Nhóm tr
ứng cá,
nang lông
240 70,2% 60%
Nhóm khác
52 15,2% 13%
Bảng 2.Tỉ lệ phân bố các bệnh da thường gặp
Bệnh da Tỉ lệ (%)
Mụn trứng cá 66,4
Lang ben 18,7
Tàn nhang, sạm da 6,7
N
ấm da 6,4
Chai tay, chân 6,1
Chàm 6,1
Dị ứng 5
Viêm da mủ 4,6
Tiêu sừng điểm l
òng bàn
chân
4,4
Bệnh da khác 0,9-3,5
Bảng 3. Mối liên quan giữa tiền căn bệnh da và bệnh da
Ti
ền căn bệnh
da


Không
(n=281)


(n=119)

2
Giá
trị P

OR
(CI=95%)

Bệnh
da
chung

229
(67%)
113
(33%)
12,22

0,000

4,277
Bảng 4. Mối liên quan giữa tiền căn dị ứng và bệnh da chung.
Ti
ền căn dị

ứng

Không
(n=397)

Có (=3)

2
Giá
trị P

OR
(CI=95%)

Bệnh
da
chung

339
(99,1%)

3
(0,9%)

1,000* 0,513


Bệnh
da d


ứng
15
(88,2%)

2
(11,8%)

29,938*

0,000

0,019
(*)phép kiểm chính xác Fisher
Bảng 5. Mối liên quan giữa bệnh da chung và thời gian tham gia học tập tại trường

Bệnh
da
chung

2
Giá
trị P

OR
(CI=95%)

<1
tháng
(n=89)
70

Khoảng
thời
gian
học tại
trường
≥1 272
4,33 0,037

0,523
tháng
(n=311)

≤3
tháng
(n=312)

272
>3
tháng
(n=88)
70
3,277

0,072


1-3
tháng
(n=223)


202
<1tháng
và > 3
tháng
(n=177)

140
10,502

0,001

2,542
<1
tháng
(n=89)
70
1-3
tháng
202
10,531

0,005


(n=223)

>3
tháng
(n=88)
70

Bảng 6. Mối liên quan giữa bệnh da và tình trạng tắm ngay sau luyện tập.
Tình tr
ạng tắm
ngay sau luy
ện
tập

Không
(n=265)


(n=135)

2
Giá
trị P

OR
(CI=95%)

Bệnh
da
chung

234
(68,4%)

108
(31,6%)


4,972

0,026

0,53
Nhóm
nhi
ễm
trùng

85
(75,2%)

28
(24,8%)

5,669

0,017

0,554
Nhóm
dị
ứng-
miễn
24
(64,8%)

13
(35,2%)


0,035

0,852


dịch
Nhóm
rối
loạn
sắc tố

37
(81,4%)

33
(18,6%)

0,443

0,3
Nhóm
trứng
cá-
nang
lông
162
(67,5%)

78

(32,5%)

0,419

0,517


Nhóm
khác
32
(61,5%)

20
(39,5%)

0,593

0,441


Bảng 7. Mối liên quan giữa bệnh da và số lần tắm mỗi ngày
Số lần tắm mỗi ngày

≤1 lần
(n=
279)
2 lần
(n=116)

≥3 lần


(n=5)

2
Giá
trị P
B
ệnh da
chung
244
(71,3%)

93
(27,2%)

5
(1,5%)

4,346

0,113*

Số lần tắm mỗi ngày

≤1 lần
(n=
279)
2 lần
(n=116)


≥3 lần

(n=5)

2
Giá
trị P
Nhóm
nhiễm
trùng
91
(80,5%)

22
(19,5%)

0
(0%)
9,526

0,009*

Nhóm d

ứng-
miễn
dịch
19
(51,3%)


15
(40,5%)

3
(8,2%)

1,192

0,09*

Nhóm
r
ối loạn
sắc tố
50
(71,4%)

16
(22,8%)

4
(5,8%)

1,666

0,1*
Nhóm
trứng cá-
nang
lông

172
(71,7%)

65
(27,1%)

3
(1,2%)

1,076

0,584*

Nhóm
khác
38
(73%)
14
(27%)
0
(0%)
0,931

0,628*

Bảng 8. Bệnh da và số lần tắm mỗi ngày
S
ố lần tắm mỗi
ngày


≤ 1 lần

(n=279)

≥2 lần
(n=121)

2
Giá
trị P

OR
(CI=95%)

B
ệnh da
chung
244
(71,3%)

98
(28,7%)

2,844

0,092


Nhóm
nhiễm

trùng
91
(80,5%)

22
(19,5%)

8,676

0,003

2,178
Nhóm d

ứng-mi
ễn
dịch
19
(51,3%)

18
(48,7%)

1,541

0,11
Nhóm r
ối
lo
ạn sắc

tố
50
(71,4%)

20
(28,6%)

0,113

0,736


Nhóm
trứng cá-
nang lông

172
(71,7%)

68
(28,3%)

1,045

0,307


S
ố lần tắm mỗi
ngày


≤ 1 lần

(n=279)

≥2 lần
(n=121)

2
Giá
trị P

OR
(CI=95%)

Nhóm
khác
38
(73%)
14
(27%)
0,314

0,576


Lang ben

48
(75%)

16
(25%)
0,995

0,328


N
ấm
mông,bẹn

17
(77,2%)

5
(22,8%)

0,624

0,429


BÀN LUẬN
Tỉ lệ hiện mắc bệnh da
Tỉ lệ hiện mắc bệnh da của học viên trường cao đẳng quân sự quân đoàn 4 là 85,5%,
đây là một tỉ lệ khá cao, so với những nghiên cứu của E.M. Higgins, K.Ismail, K.Lant
năm 2002 cho thấy tỉ lệ bệnh da chung của các cựu chiến binh vùng vịnh chiếm
42,7%, có lẽ đây là một nghiên cứu hồi cứu, sự hồi tưởng những vấn đề về da không
quan trọng có lẽ đã không được đề cập đến. Và tỉ lệ chúng tôi tìm được hầu như cũng
cao hơn những nghiên cứu khác về bệnh da trong quân đội trên thế giới như một ví dụ

khác như một nghiên cứu bệnh da trên quân đội ở trạm xá Oslo thuộc Na-uy cũng chỉ
thấy tỉ lệ 16,3%
(Error! Reference source not found.)
. Có lẽ sự xuất hiện bệnh da chịu ảnh hưởng
về di truyền, chủng tộc và điều kiện khí hậu đã một phần nào lí giải được sự khác biệt
này. So với các công trình nghiên cứu bệnh da trong quân đội ở trong nước cũng cho
thấy tỉ lệ bệnh ngoài da của chúng tôi cao hơn, ví dụ như nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Cảnh Cầu, Nguyễn Xuân Hiền năm 1987 cho biết tỉ lệ bệnh da ở các đơn vị
bộ đội chiếm 30-40%. Hay nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Cầu năm 1992 qua khám ở
13 đơn vị với 4655 bộ đội cho thấy bệnh ngoài da chiếm đến 45,15%
(Error! Reference
source not found.)
. Cũng như vậy, nghiên cứu gần đây hơn của Dương Văn Khiêm,
Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Ngọc Thụy (1993) về bệnh ngoài da ở 1698 bộ đội thuộc
nhiều đơn vị khác nhau cho thấy bệnh ngoài da chiếm 52,47%
(Error! Reference source not
found.)
, Nếu xét về khía cạnh bệnh da nghề nghiệp thì kết quả của chúng tôi cũng hầu
như cao hơn những đối tượng trong những ngành nghề khác, ví dụ như nghiên cứu
bệnh da trên công nhân xăng dầu của Khúc Xuyền năm 1998 cho thấy tỉ lệ bệnh da
chiếm 32,43%, hay của Hoàng Thị Thu Hương năm 2007 cũng ghi nhận bệnh da trên
công nhân xăng dầu chiếm 67,13%, hoặc nghiên cứu bệnh da trên công nhân ở nông
trường sông Hậu năm 2002 của Huỳnh Văn Bá đã ghi nhận tỉ lệ bệnh da cũng chiếm
đến 62,85%
(Error! Reference source not found.)
, hay nghiên cứu bệnh da nghề nghiệp ở lực
lượng quân đội ở Singapore cũng chỉ ở 7,3%. Sự khác biệt này không phải là một
điều khó lí giải vì mỗi đối tượng, mỗi độ tuổi trên các nghiên cứu khác nhau trên các
vùng địa lí khác nhau có những mô hình bệnh lí khác nhau và sự đáp ứng khác nhau
cho dù có cùng chịu những yếu tố môi trường giống nhau như ánh nắng, nhiệt độ cao,

môi trường ẩm ướt… giống nhau.
Nhưng vì sao khi tình hình kinh tế-xã hội, điều kiện sinh hoạt của các bộ đội cũng
như các học viên quân đội đã được cải thiện đáng kể về nguồn nước, dinh dưỡng,
điều kiện nhà ở, nơi lưu trú mà tỉ lệ hiện mắc bệnh da vẫn còn cao thậm chí còn cao
hơn như vậy? Có thể do những lí do sau:
Tuổi khảo sát trong nghiên cứu của chúng tôi là 16-25 tuổi, là độ tuổi chiếm tỉ lệ bệnh
trứng cá-nang lông nhiều nhất, làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ngoài da chung của chúng tôi
so với những nghiên cứu khác.
Nghiên cứu của chúng tôi đề cập đến nhiều trường hợp bệnh trứng cá nhẹ cũng nằm
trong nhóm bệnh lí có thể đã làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ngoài da của nghiên cứu chúng
tôi cao hơn những những nghiên cứu khác mà có thể đã không đề cập đến.
Do sự khác biệt về thời tiết, khí hậu hai miền Nam, Bắc Việt Nam cũng là nguyên
nhân gây ra sự khác biệt này, vì khí hậu miền Nam Việt Nam đa số là nắng nóng và
mưa nhiều khác với miền Bắc có khí hậu bốn mùa ôn hòa hơn.
Tỉ lệ phân bố các nhóm bệnh da và các loại bệnh da
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh trứng cá nang lông chiếm tỉ lệ cao
nhất (70,2%), nhóm bệnh nhiễm trùng đứng hàng thứ hai với 33%, nhóm rối loạn sắc
tố da chiếm 20,5%, nhóm bệnh dị ứng-miễn dịch chiếm 10,8%, còn lại 15,2% là các
bệnh khác trong tổng số các bệnh da, hay là chiếm tỉ lệ nhóm trứng cá-nang lông
(60%), nhóm nhiễm trùng (28,3%), nhóm rối loạn sắc tố (17,4%), nhóm dị ứng-miễn
dịch (9,3%), nhóm khác (13%) trong tổng số quân số khám.
Trong đó bệnh mụn trứng cá chiếm 66,4%, lang ben 18,7%, tàn nhang và sạm da
chiếm 6,7%, nấm mông-bẹn chiếm 6,4%, chàm 6,1%, dị ứng 5%, viêm da mủ 4,6%,
tiêu sừng điểm lòng bàn chân (pitted keratolysis) 4,4%.
Ta có thể thấy mô hình bệnh da của các học viên quân đội có một sự khác biệt so với
mô hình bệnh da chung của dân số, theo thống kê của các cơ sở khám chữa bệnh có
các chuyên gia da liễu thì tỉ lệ bệnh da được phản ánh như sau: chàm và bệnh da dị
ứng vẫn đứng đầu danh sách, kế đến là bệnh nấm cạn, bệnh lông tóc móng, bệnh da
nhiễm khuẩn, vảy nến…
.


So với những nghiên cứu trong nước của tác giả Nguyễn Cảnh Cầu (1992)
(Error!
Reference source not found.)
, qua khám 13 đơn vị bộ đội với 4655 người thuộc các quân binh
chủng khác nhau, và qua các mùa nóng lạnh của hai năm 1991 và 1992 cho thấy cơ
cấu bệnh da chiếm nhiều nhất vẫn là nhóm bệnh nhiễm trùng (34,31%) đặc biệt là
nấm da 18,38%, lang ben 5,8%, ghẻ 4,38%, viêm da liên cầu 3,95%, viêm da mủ
1,8%, eczema 2,66% còn nhóm bệnh trứng cá-nang lông chỉ nằm trong nhóm
những bệnh khác chiếm 8,16%. So với nghiên cứu của Dương Văn Khiêm, Nguyễn
Khắc Viện, Nguyễn Ngọc Thụy (1993)
(Error! Reference source not found.)
nghiên cứu về cơ
cấu bệnh ngoài da ở 1698 người thuộc nhiều đơn vị bộ đội cho biết nấm da chiếm
18,25%, lang ben 5,71%, ghẻ 7,83%, viêm da liên cầu 6,89%, viêm da mủ 3,82%,
eczema 2,3%, bệnh ngoài da khác 7,65% so với quân số khám. Hay nghiên cứu gần
đây hơn nữa có nghiên cứu của Trần Việt Hùng (1995)
(Error! Reference source not found.)
trên
630 bộ đội cho thấy tỉ lệ bệnh ngoài da chiếm 46,85%, trong đó nấm da chiếm
40,74%, viêm da liên cầu 13,42%, ghẻ 16,44%, lang ben 8,56%, viêm da mủ 3,01%,
eczema 2,25%, bệnh khác 15,28% so với tổng số các bệnh ngoài da thu thập được.
So với cả những nghiên cứu ngoài nước như bệnh da ở lực lượng quân đội ở Pune,
Ấn Độ năm 1997 trên 8123 người cho thấy tỉ lệ các bệnh da theo thứ tự sau: nấm da
17,2%, ký sinh trùng 7,8%, viêm da mủ 3,6%, chàm 11,7%, sẩn vảy 13,5%, mụn
8,7%, rụng tóc 6,2% , hay nghiên cứu trên các cựu chiến binh vùng vịnh năm 2002
cho thấy mô hình bệnh da sau: nấm da 10%, viêm nang lông 2,05%, nhiễm trùng
1,2%, mụn 3,5%, dày sừng nang lông 1,8%, vảy nến 3,5%, chàm 18,2%, viêm da tiết
bã 5,8%, dày sừng ánh sáng 2,6%, bệnh khác 9,3%
Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng, cơ cấu bệnh ngoài da trong nghiên cứu của chúng

tôi thu được có những sự khác biệt, bệnh nấm da trong nghiên cứu của chúng tôi đã
không còn là bệnh chiếm đa số nữa, chỉ có 6,4% đứng hàng thứ tư sau những bệnh
trứng cá, rối loạn sắc tố da, lang ben. Trong đó lang ben chiếm tỉ lệ 18,7% là tỉ lệ cao
hơn những nghiên cứu trước đây, có thể do bệnh thường gặp ở giai đoạn hoạt động
mạnh (dậy thì, thanh thiếu niên)

là những đối tượng nghiên cứu của chúng tôi. Và đặc
biệt bệnh mụn trứng cá chiếm đến 66,4%, gấp nhiều lần những nghiên cứu khác
nhưng là một kết quả phù hợp vì lứa tuổi khảo sát trong nghiên cứu của chúng tôi là
16-25 tuổi là lứa tuổi chiếm tỉ lệ bệnh trứng cá cao nhất so với các bệnh lí da khác.
Bệnh da do nhiễm vi khuẩn chúng tôi thống kê viêm da mủ chỉ có 6,4%, nhiều hơn
nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Cầu chỉ có 3,04%, nhưng tác giả lại phân loại thêm
viêm da liên cầu chiếm đến 13,42%, nếu tính chung thì tỉ lệ vẫn cao hơn của chúng
tôi. Còn những bệnh khác tỉ lệ cũng thay đổi nhưng không đáng kể. Nhưng có những
bệnh ngoài da chiếm tỉ lệ khá cao trong những nghiên cứu của các tác giả trước như
bệnh ghẻ thì không có trường hợp nào trong nghiên cứu của chúng tôi có thể do điều
kiện sinh hoạt của các đối tượng nghiên cứu đã thay đổi, tình trạng vệ sinh đã cải
thiện đáng kể, hiện nay mỗi học viên đều có chỗ ngủ riêng với chăn mền, chiếu
gối riêng biệt và một lí do khác nữa là bệnh ghẻ thường chỉ có tính chất “dịch”
(Error!
Reference source not found.)
, có thể chỉ xảy ra ở một đơn vị riêng biệt, và sẽ kiểm soát được
ngay từ đầu nếu đơn vị đó biết nhanh chóng phát hiện, cách li và điều trị sớm. Hay
bệnh da miliaria trong nghiên cứu lính hải quân ở đảo Guam năm 1965 cho thấy tỉ lệ
rất cao 66%, hoặc binh lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng cho thấy tỉ lệ bị
miliaria rất cao và là một trong những nguyên nhân quan trọng làm mất sức lực chiến
đấu của binh lính, nhưng cũng không có trường hợp nào được ghi nhận trong nghiên
cứu của chúng tôi, có lẽ sự khác biệt của chủng tộc, sự thích nghi của các cá thể trong
môi trường khí hậu khác nhau đã mang đến sự khác biệt rất lớn này. Hay như bệnh lí
ở chân Pitted keratolysis (tiêu sừng điểm lòng bàn chân) chiếm đến 48,5% ở binh lính

Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam cũng chỉ thấy có rất ít trong nghiên cứu của chúng
tôi 4,4%, nhưng cũng phù hợp với tỉ lệ của các nghiên cứu của các tác giả trong nước
chiếm 2,2% trong tổng số 7,16% các bệnh khác của tác giả Trần Việt Hùng 1995
(Error! Reference source not found.).

Tóm lại, mặc dù có những sự khác biệt từ ít đến nhiều so với những kết quả nghiên
cứu khác của các tác giả trong nước cũng như ngoài nước nhưng xét về khía cạnh
mẫu nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trong hoàn cảnh hiện tại thì kết quả này
trong dân số chúng tôi nghiên cứu cũng khá phù hợp vì lứa tuổi mẫu nghiên cứu là từ
16-25 tuổi (đó chính là lứa tuổi có tỉ lệ bệnh trứng cá nang lông nhiều nhất, đặc biệt là
bệnh mụn trứng cá). Và với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm như ở Việt Nam, tỉ lệ
bệnh nhiễm (bao gồm cả nhiễm vi khuẩn, vi nấm, virus…) chiếm 28,3% cũng là hợp
lý so với tỉ lệ bệnh da do nhiễm của dân số chung ở Việt Nam với số liệu thống kê
chưa đầy đủ khoảng 23,77%
(Error! Reference source not found.)
mặc dù so với mô hình bệnh da
của Châu Á thì tỉ lệ này vẫn còn cao hơn (theo mô hình Bệnh da ở Châu Á năm 2007
bệnh da do nhiễm chiếm 14,1%) do sự khác biệt về tập quán, chủng tộc và khí hậu.
Như vậy chúng tôi thiết nghĩ rằng, mỗi đối tượng nghiên cứu khác nhau, mỗi một
phạm trù nhận định bệnh lí ngoài da khác nhau, và được thực hiện trong những điều
kiện khác nhau, thời điểm khác nhau thì có sự khác biệt là điều dễ hiểu, mặt khác theo
nhận định tại hội nghị Da Liễu thường niên ở Mỹ năm 2006 mô hình bệnh da của
châu Á, châu Mỹ đang có xu hướng thay đổi, bệnh da nhiễm khuẩn đang nhường chỗ
cho bệnh da dị ứng, bệnh sắc tố và bệnh trứng cá
.
Và đây cũng là xu hướng bệnh da
trong nghiên cứu của chúng tôi theo chiều hướng thay đổi trên. Có lẽ để xác định điều
này cần có những nghiên cứu trên qui mô lớn hơn, trên nhiều đối tượng và khu vực
hơn trong phạm vi cả nước mới có thể kết luận cụ thể được.
Sự liên quan giữa bệnh da và các yếu tố được khảo sát

.Bệnh da và tiền căn bệnh da, tiền căn dị ứng
Theo kết quả nghiên cứu có mối liên quan giữa tiền căn bệnh da và sự khởi phát bệnh
da với P<0,001, (với OR = 4,277), đây cũng là một kết quả phù hợp theo nhận định
những trường hợp có tiền căn bệnh da dễ mắc bệnh da hơn của những tác giả như
Nguyễn Cảnh Cầu, Chu Văn Thế…
(Error! Reference source not found.)

Không có sự khác biệt có ý nghĩa P>0,05 giữa bệnh da chung và tiền căn dị ứng
nhưng khảo sát chi tiết giữa tiền căn dị ứng và bệnh da dị ứng có sự khác biệt có ý
nghĩa P<0,001 với (OR = 0,019; CI=95%), nhưng tiền căn dị ứng không phải là một
yếu tố thuận lợi để khởi phát tình trạng bệnh dị ứng, có thể do môi trường tiếp xúc
khác nhau ở những thời điểm khác nhau hoặc những học viên đã từng có tiền căn dị
ứng sẽ biết cách phòng tránh các yếu tố dị nguyên để tránh bùng phát bệnh dị ứng.
Bệnh da và thời gian học tập trước hay sau tại trường
Trong tổng số học viên bị bệnh da, có 73% học viên khởi phát bệnh da sau học tập tại
trường gấp gần 3 lần số học viên đã bị bệnh da trước khi học tập tại trường (27%),
chứng tỏ sau khi học tập tại trường có khả năng làm tăng tần suất mắc bệnh ngoài da
của các học viên. Điều này đã được đề cập đến nhiều lần, chứng tỏ sự ảnh hưởng của
môi trường luyện tập trong trường quân sự đã ảnh hưởng trên sự khởi phát bệnh da ở
các học viên là rất rõ ràng.
Cũng như trong kết quả khảo sát chi tiết hơn mối liên quan giữa khoảng thời gian
tham gia học tập tại trường (< 1 tháng, 1-3 tháng, >3 tháng) và sự khởi phát bệnh da
chung cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa với P<0,001 và kết quả khảo sát ở những
đối tượng có thời gian học tập tại trường < 1 tháng so với những đối tượng học tại
trường ≥1 tháng cũng có sự khác biệt P<0,05 với (OR= 0,523;CI=95%) càng chứng
tỏ môi trường luyện tập tại trường với những chế độ luyện tập nặng nhọc cũng như
dưới ảnh hưởng của môi trường luyện tập đã có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tình trạng
khởi phát bệnh da. Đó cũng là một kết quả phù hợp so với những tư liệu đã được đề
cập đến trong y văn.
Nhưng kết quả cũng cho thấy những đối tượng có thời gian học tập tại trường lâu > 3

tháng so với những đối tượng học tại trường dưới 3 tháng lại không có sự khác biệt
nào, và cũng không làm tăng tỉ lệ các đối tượng bị bệnh da (20,5% ở những đối tượng
học >3 tháng so với 59% ở những đối tượng học tại trường 1-3 tháng) có thể là do sự
thích nghi của các học viên với môi trường luyện tập, sự hồi phục của khả năng kháng
kiềm và trung hòa kiềm của da và quá trình được điều trị tại đơn vị đã làm giảm tỉ lệ
bệnh da trên những đối tượng này.
(Error! Reference source not found.)

Bệnh da và số lần tắm mỗi ngày
Không có sự khác biệt có ý nghĩa P > 0,05 giữa số lần tắm mỗi ngày với khởi phát
bệnh da chung nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa P < 0,01 giữa số lần tắm mỗi ngày
đối với tình trạng bệnh nhiễm trùng. Và kết quả khảo sát giữa số lần tắm ≤ 1 lần/ngày
và ≥2 lần trong ngày cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa P<0,05 đối với tình trạng
bệnh nhiễm trùng với OR=2,178. Theo kết quả trên cho thấy cũng như tình trạng tắm
ngay sau luyện tập thì số lần tắm càng nhiều thì càng giảm tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm
trùng (bao gồm cả vi khuẩn, nấm…) có lẽ là sự vệ sinh da để làm sạch mồ hôi, bụi
đất… sau khi luyện tập là một trong những yếu tố quan trọng để làm giảm tỉ lệ bệnh
nhiễm trên da ở các học viên quân đội, nó cũng phù hợp với nhận định của các tác giả
cho rằng sự ứ đọng mồ hôi lâu làm urê biến thành amoniac gây kiềm hóa da từ 6,5-7
thích hợp cho vi khuẩn và nấm phát triển
(Error! Reference source not found.)

KẾT LUẬN
Tỉ lệ hiện mắc bệnh da ở các học viên trường cao đẳng quân sự quân đoàn 4 là
85,5% với các nhóm bệnh da thường gặp như nhóm trứng cá-nang lông (70,2%),
nhóm nhiễm trùng 33%, nhóm rối loạn sắc tố 20,5%, nhóm dị ứng miễn dịch
10,8%, nhóm khác 15,2%. Và các bệnh lí da thường gặp là mụn trứng cá (66,4%),
lang ben (18,7%), tàn nhang, sạm da (6,7%), nấm da (6,4%), chai tay chân (6,1%),
chàm (6,1%), dị ứng (5%), viêm da mủ (4,6%), tiêu sừng điểm lòng bàn chân
(4,4%)… Một số yếu tố liên quan với bệnh da chung như tiền căn bệnh da, tình

trạng sau khi tham gia học tập tại trường, cũng như có sự liên quan giữa tình trạng
vệ sinh da (số lần tắm mỗi ngày, tình trạng tắm ngay sau luyện tập) nhóm bệnh da
nhiễm trùng và bệnh da chung.
KIẾN NGHỊ
Cần duy trì công tác khám chữa bệnh định kỳ cho các học viên đang tham gia học tại
trường nhằm phát hiện, điều trị và dự phòng các bệnh lý ngoài da.
Củng cố, cải tạo hệ thống nước và điều kiện vệ sinh cho học viên để nâng cao chất
lượng sống và phòng tránh bệnh tật.
Nâng cao kiến thức của các cán bộ Y tế cơ quan, đặc biệt về chuyên khoa da liễu để
họ có thể phát hiện và điều trị kịp thời cho các đối tượng bị bệnh da tại trường.

×