Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

TÁO BÓN Ở TRẺ MẪU GIÁO QUẬN GÒ VẤP doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.23 KB, 13 trang )

TÁO BÓN Ở TRẺ MẪU GIÁO QUẬN GÒ VẤP

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của táo bón ở trẻ tại các
trường mẫu giáo quận Gò Vấp niên khoá 2007- 2008 và tỷ lệ các kiến thức, thái độ
của bà mẹ trong chăm sóc táo bón ở trẻ em.
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Kết quả: Khảo sát 695 trẻ và 695 bà mẹ về vấn đề táo bón và cách chăm sóc trẻ táo
bón, cho kết quả như sau: Tỉ lệ trẻ táo bón 7,3%; nam: nữ = 1,3: 1. Táo bón ở lứa tuổi
36- 48 tháng là 54,9%, 58,8% trẻ có triệu chứng bón lần đầu < 24 tháng tuổi; Tỉ lệ các
đặc điểm lâm sàng: khó đi tiêu 98%, đau khi tiêu 100%, đi tiêu < 3 lần/ tuần 33,3%,
phân có máu 33,3%, có khối phân cứng khi thăm trực tràng 56,9%. Kiến thức về táo
bón của bà mẹ: phòng ngừa đúng 13,4%, nhận biết táo bón đúng 28,2%, thái độ đúng
trong chăm sóc trẻ táo bón 18,3%. Nguồn thông tin cung cấp cho bà mẹ từ: truyền
hình 55,1%, sách 51,6%, nhân viên y tế 22,2% và người xung quanh 36,2%.
Kết luận: Đặc điểm táo bón ở trẻ mẫu giáo quận Gò Vấp tương tự y văn và các
nghiên cứu khác. Có một tỉ lệ đáng kể các bà mẹ trong nghiên cứu chưa có kiến thức
đầy đủ về táo bón ở trẻ em. Vấn đề táo bón ở trẻ chưa được quan tâm đúng mức.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF CONSTIPATION IN PRESCHOOL CHILDREN AT
GO VAP DISTRICT AND MATERNAL KNOWLEGDGE AND ATTITUDE IN
CONSTIPATION MANAGEMENT
Le Thi Hong Minh, Hoang Le Phuc, Tran Thi Thanh Tam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 142 - 147
Objectives: To investigate the rate of epidemiologic and clinical characteristics in
preschool children at the kindergartens at Go Vap district in the year of 2007-2008
and the rate of maternal knowledge and attitude about constipation management.
Study design: Cross- sectional descriptive study.
Results: 695 children and their 695 mothers were recruited. The general constipation
prevalence rate was 7.3%; and of 36-48 months of age was 54.9%, the first symptoms
of constipation were seen before 24months of age in 58.8%. The ratio of constipated


boys to girls was 1,3:1. Clinical characteristics: hard bowel movement (BM) 98%,
pain with BMs 100%, BM frequency < 3 times/week 33.3%, blood with BM 33.3%
and rectal impaction 56.9%. Good maternal knowledge was reported in 13.4% of
prevention, 28.2% of identifying constipation, and 18.3% of attitude toward taking
care of constipated children. Mothers achieved information from TV in 55.1%, from
books in 51.6%, from medical practitioners in 22.2% and from the others in 36.2%.
Conclusion: The characteristics of constipation in preschool children at Go Vap
district were similar to the literature and the other studies. A lot of their mothers
didn’t have adequate good knowledge. Constipation children wasn’t paid enough
attention at the moment.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự thải phân bình thường được coi là dấu hiệu sức khoẻ của trẻ mọi lứa tuổi. Táo bón
là một dạng rối loạn sự thải phân
(Error! Reference source not found.)
. Táo bón ở trẻ em là vấn đề
thường gặp trên toàn cầu, là chủ đề nghiên cứu được quan tâm ở nhiều quốc gia và
châu lục: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Châu Á. Tỉ suất hiện mắc của
bệnh thay đổi từ 0,7 đến 29,6%
(Error! Reference source not found.) (Error! Reference source not found.)
.
Nguyên nhân của táo bón trẻ em rất đa dạng, nhưng qua giai đoạn sơ sinh nguyên
nhân thường gặp nhất của táo bón là chức năng
(Error! Reference source not found.) (Error! Reference
source not found.) (Error! Reference source not found.)
. Táo bón chức năng gây nhiều hậu quả về y
học và xã hội nếu tiến triển nặng hoặc trở thành táo bón mãn tính
(Error! Reference source not
found.) (Error! Reference source not found.) (Error! Reference source not found.) (Error! Reference source not found.)
.
Vấn đề điều trị không phức tạp, nhưng thời gian điều trị duy trì và theo dõi kéo dài

(Error! Reference source not found.)
nên rất cần có sự hiểu biết và hợp tác của người chăm sóc
trẻ. Ở nước ta cho tới nay táo bón trẻ em còn là vấn đề bỏ ngỏ. Nghiên cứu của chúng
tôi nhằm xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của táo bón ở trẻ tại các trường
mẫu giáo trong quận Gò Vấp và thăm dò sự hiểu biết của bà mẹ về vấn đề táo bón và
thái độ trong chăm sóc trẻ táo bón.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Trẻ lứa tuổi mẫu giáo tại các trường mẫu giáo quận Gò Vấp niên khóa 2007- 2008 và
các bà mẹ của trẻ trong trường.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Theo hướng dẫn của hội tiêu hoá và dinh dưỡng nhi khoa Bắc Mỹ (NASPHGAN):
Trẻ được xác định có táo bón khi các biểu hiện sau kéo dài ≥ 2 tuần trước chẩn đoán:
* Tiêu < 3 lần/ 1 tuần kèm tiêu đau và tiêu phân cứng hoặc
* Tiêu đau kèm tiêu khó và tiêu phân cứng
Xử lý dữ liệu
Xử lý bằng phần mềm EPI DATA, SPSS for Windows. Tính các tỉ lệ, nhận xét các tỉ
lệ giữa nhóm trẻ táo bón và không táo bón, tỉ lệ các kiến thức, thái độ trong chăm sóc
trẻ táo bón giữa các nhóm bà mẹ phân bố theo trình độ học vấn, nghề nghiệp của bà
mẹ bằng phép kiểm chi bình phương.
Tính độ tin cậy của các câu hỏi trắc nghiệm bằng chỉ số Cronbach’s Alpha.
KẾT QUẢ – BÀN LUẬN
Tỉ lệ táo bón của trẻ mẫu giáo quận Gò Vấp theo tiêu chuẩn đoán của
NAPHSGAN
Đặc điểm dịch tễ của trẻ trong nghiên cứu
Giới tính
Tỉ lệ trẻ nam: nữ trong lô nghiên cứu = 1,1: 1 và trẻ táo bón có tỉ lệ nam: nữ =1,3:1.
Không có sự khác biệt về giới tính trong nhóm trẻ táo bón, ghi nhận này tương tự y

văn và các nghiên cứu khác
Tuổi
Tỉ lệ trẻ trong nghiên cứu phân bố theo nhóm tuổi: 36- 48 tháng, 49- 60 tháng và ≥ 61
tháng lần lượt là 35,1%, 34,8%, 28,3%. Táo bón gặp ở cả 3 nhóm tuổi nhưng nhiều
hơn ở lứa tuổi 36- 48 tháng với 28/ 51 trẻ táo bón (54,9%). Thời điểm triệu chứng táo
bón xuất hiện lần đầu tiên tập trung ở giai đoạn trẻ ≤ 24 tháng chiếm tỉ lệ 58,8%
Đặc điểm lâm sàng của trẻ trong nghiên cứu
Tb Không tb

n= 51 n= 644
Đi tiêu < 3 lần / tuần 17 (33,3%)

5 (0,78%)

Phân c
ứng (type
1,2,3)
51 (100%) 230
(35,7%)
Thời gian ti
êu phân
cứng

0 – 13 ngày 0 167
(25,9%)
14 - 59 ngày 16 (31,3%)

10 (1,5%)

Tb Không tb


≥ 60 ngày 35 (68,6%)

19 (2,9%)

Có đau khi đi tiêu: 51 (100%) 119
(18,5%)
Có khó đi tiêu 50 (98%) 156
(24,2%)
Có máu theo phân 17 (33,3%)

20 (3,1%)

Có đi tiêu kh
ối phân
lớn
11 (21,6%)

23 (3,6%)

Có són phân 3 (5,9%) 10 (1,5%)

Có hành vi giữ phân 9 (17,6%) 17 (2,6%)

Có vết nứt hậu môn 3 (5,9%) 11 (1,7%)

Có sa niêm m
ạc trực
tràng
0 5 (0,78%)


Có kh
ối phân lớn khi
thăm trực tràng
29 (56,9%)

52 (8,1%)

Hầu hết trẻ táo bón (50/51 trẻ) đều có biểu hiện khó thải phân, trẻ phải gắng sức suốt
thời gian thải phân, trẻ nhăn mặt hoặc rên rỉ khi rặn, rặn đỏ mặt, rặn lâu > 10 phút. Có
170 trẻ (24,5%) đau khi tiêu, biểu hiện thường gặp là trẻ khóc, than đau hậu môn
trong và sau khi thải phân, trẻ có thể đau bụng trước khi tiêu hoặc trong khi tiêu, một
số trẻ khóc, không chịu đi tiêu vì sợ đau. Tiêu đau hiện diện ở 51/51 trẻ táo bón. Triệu
chứng ít đi tiêu <3 lần/ tuần có ở 22/695 trường hợp trong nghiên cứu và có trong
17/51(33,3%) trẻ táo bón.
Thăm trực tràng có khối phân cứng hiện diện ở 56,8% trẻ táo bón, nứt hậu môn ở
3/51 trẻ chiếm tỉ lệ 6,8% và són phân 5,9% trường hợp trẻ táo bón.
Dịch tễ của bà mẹ
Các bà mẹ của trẻ trong nghiên cứu, đa phần có trình độ học vấn cao từ cấp 3 trở lên
(73,9%). Nhóm bà mẹ trình độ học vấn cấp 1 chiếm 1,9%. Nghề nghiệp chủ yếu là
công nhân, viên chức nhà nước (61,7%), các bà mẹ làm công việc lao động chân tay
như thợ hồ, uốn tóc, tạp vụ chiếm tỉ lệ 6,8%. Nhìn chung trình độ học vấn và nghề
nghiệp của các bà mẹ phản ánh mức độ dân trí khá cao.
Kiến thức của các bà mẹ về vấn đề táo bón
Kiến thức về nhận biết táo bón
Trong phần câu hỏi trắc nghiệm, trên 80% bà mẹ đồng ý triệu chứng đau khi thải
phân hoặc khó thải phân là biểu hiện của táo bón, cao hơn so với nghiên cứu của Potts
và của Kathleen: triệu chứng đau, sự gắng sức khi đi tiêu và độ cứng của phân ít được
chú ý đến
(Error! Reference source not found.) (Error! Reference source not found.)

. Có 30% bà mẹ không
đồng ý táo bón khi trẻ đi tiêu ít < 3 lần/ tuần, thông thường đối với các bà mẹ, khi trẻ
đi tiêu không đều mỗi ngày được hiểu là ít đi tiêu. 577 (83%) bà mẹ trả lời đúng ≥ 2
biểu hiện của táo bón, 117 bà mẹ (16,8%) trả lời sai.
Trong phần câu hỏi mở, phần đông các bà mẹ ghi nhận táo bón khi khó đi tiêu
(48,2%) hoặc đau khi tiêu (28,6%) và khi tiêu phân cứng, lớn, phân vón cục (25,3%).
Biểu hiện it đi tiêu chỉ 14,4% bà mẹ ghi nhận. 16,1% bà mẹ trả lời không đúng về
biểu hiện của táo bón. Tỉ lệ bà mẹ trả lời đúng biểu hiện táo bón ở trẻ trong phần câu
hỏi mở thấp hơn rất nhiều so với trong câu trắc nghiệm về vấn đề này. Điều này phản
ánh nhiều bà mẹ chưa có kiến thức thực sự mà chỉ cảm nhận điều đó là đúng và đoán
câu trả lời trong phần câu hỏi trắc nghiệm
Kiến thức về nguyên nhân táo bón
Đa số các bà mẹ biết chế độ ăn uống không hợp lý như ăn ít rau, trái cây, uống nước
không đủ gây táo bón (96,6% và 83,1%). Nghiên cứu của Warren, Ip và Roma cho
thấy tỉ lệ táo bón tăng ở những trẻ ăn ít rau quả, trẻ táo bón có chế độ ăn ít chất xơ
đáng kể so với trẻ không táo bón
(Error! Reference source not found.) (Error! Reference source not found.)
(Error! Reference source not found.) (Error! Reference source not found.).
Trên 70% bà mẹ không biết các
vấn đề về tâm lý như sợ dơ, sợ đau, thay đổi thói quen sinh hoạt, stress tâm lý … cũng
có thể đưa tới táo bón. Trong thực tế, yếu tố tâm lý thường được để ý đến. Một số
nghiên cứu đã ghi nhận có sự rối loạn hành vi mức độ cao ở trẻ táo bón có kèm theo
tiêu són hoặc không có tiêu són
(Error! Reference source not found.) (Error! Reference source not found.)
(Error! Reference source not found.) (Error! Reference source not found.) (Error! Reference source not found.)
.
Tương tự như vậy, chỉ có 12,7% bà mẹ biết ngoài chế độ ăn uống táo bón có thể là
triệu chứng của bệnh lý khác và 60% bà mẹ không biết trẻ ít vận động cũng dễ bị táo
bón
(Error! Reference source not found.)

. Số bà mẹ trả lời đúng ≥ 3 nguyên nhân gây táo bón là
345(49,6%).
Kiến thức về hậu quả của táo bón
89,8% bà mẹ biết táo bón lâu ngày sẽ gây ra bệnh trĩ và gần 50% các bà mẹ biết các
hậu quả khác của táo bón như sa niêm mạc trực tràng (45,1%), ảnh hưởng sự phát
triển tâm lý và sinh hoạt của trẻ (46,8%) nhưng rất ít bà mẹ biết về són phân (24,8%).
Theo y văn, ứ phân chức năng do kìm giữ phân là nguyên nhân của 3- 5% bệnh nhân
tới gặp bác sĩ nhi tổng quát và 25% trường hợp tới bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá nhi.
Són phân cũng thường được các bà mẹ hiểu lầm là trẻ tiêu chảy
(Error! Reference source not
found.)
. Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về hậu quả của táo bón là 40,3%.
Kiến thức về xử trí khi trẻ táo bón
Có 32,7% bà mẹ đồng ý nên đưa trẻ đi khám khi có triệu chứng táo bón, 24,6% bà mẹ
chọn bơm thuốc vào hậu môn để trẻ đi tiêu được trong trường hợp cấp và sau đó đưa
trẻ đi khám, 17,6% bà mẹ chỉ sử dụng thuốc bơm hậu môn cho trẻ để giải quyết tình
trạng táo bón tại nhà, tỉ lệ này trong nghiên cứu của Potts là 38% và tỉ lệ bà mẹ đưa
trẻ đi khám khi có táo bón là 62,6% cao hơn nghiên cứu của Potts với 23% trường
hợp bà mẹ hỏi ý kiến bác sĩ khi con táo bón. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có
khoảng 20% bà mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống để giải quyết vấn đề táo bón ở trẻ. Ip
và cộng sự ghi nhận 58% cha mẹ tin rằng để giải quyết vấn đề táo bón của con họ chỉ
cần điều chỉnh chế độ ăn và 23% hỏi ý kiến của bác sĩ.
62,9% bà mẹ chọn cách xử trí đúng khi trẻ táo bón.
Kiến thức về dự phòng táo bón
Hầu hết các bà mẹ cho rằng một chế độ ăn uống với nhiều rau, trái cây, uống đủ nước
có thể ngừa táo bón, 15,9% bà mẹ biết tập thói quen đi tiêu đều đặn hàng ngày cho trẻ
cũng rất quan trọng để dự phòng táo bón. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phân
cứng và tiêu không thường xuyên ở trẻ như chế độ ăn có nhiều thực phẩm gây bón và
thiếu chất xơ, trẻ không có thói quen đi tiêu đều đặn, trẻ đã trải qua cảm giác đau khi
thải phân… Các nghiên cứu cho thấy phản ứng cố nhịn đi tiêu lúc ban đầu dần dần sẽ

trở thành một phản xạ tự động gây ra tình trạng co thắt cơ hậu môn ngoài trong khi
đang đại tiện, làm phân khó thải ra ngoài
(Error! Reference source not found.)
. Vì vậy ở một số
trẻ hành vi nhịn đi tiêu vì lý do đơn giản như ham chơi, sợ dơ hay lạ chỗ… nếu không
được điều chỉnh có nguy cơ đưa tới táo bón
(Error! Reference source not found.)
. Số ít bà mẹ
(13,4%) trả lởi được ≥ 3 cách phòng ngừa táo bón theo đúng định nghĩa. Điều này có
lẽ do các bà mẹ chưa biết đầy đủ về các nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ ngoài chế
độ ăn uống nên việc phòng ngừa cũng chỉ tập trung vào điều chỉnh chế độ ăn.
Kiến thức chung về táo bón
Tỉ lệ các bà mẹ có kiến thức đúng về nhận biết táo bón rất cao (83%) trong phần câu
hỏi trắc nghiệm nhưng tỉ lệ trả lời đúng về vấn đề này là 28,2% trong phần câu hỏi
mở. Ở phần kiến thức về xử trí có 62,9% bà mẹ trả lời đúng. Còn lại 50- 60% bà mẹ
trả lời sai trong phần kiến thức về nguyên nhân và hậu quả của táo bón. 13,4% bà mẹ
có kiến thức đúng về phòng ngừa. Vì vậy số bà mẹ có kiến thức chung về vấn đề táo
bón đúng chỉ đạt tỉ lệ 48,1%.
Thái độ của bà mẹ trong chăm sóc táo bón ở trẻ
81% bà mẹ trả lời táo bón nguy hiểm cho trẻ, 77,6% bà mẹ đồng ý táo bón cần điều
trị và theo dõi lâu dài. Tuy nhiên một tỉ lệ khá cao các bà mẹ lựa chọn giải quyết vấn
đề táo bón ở trẻ tại nhà (77%), chỉ 18,3% bà mẹ có thái độ đúng trong chăm sóc trẻ
táo bón. Vấn đề táo bón ở trẻ còn bị xem nhẹ và chưa được các bà mẹ quan tâm đúng
mức.
Nguồn cung cấp thông tin táo bón cho bà mẹ
Chủ yếu các bà mẹ có được kiến thức về táo bón qua theo dõi trên truyền hình
(55,1%) và qua sách (51,6%). Kiến thức được cung cấp từ nhân viên y tế chỉ 22,2%,
kết quả này tương tự trong nghiên cứu của Potts
(Error! Reference source not found.)
.

Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ trong chăm sóc trẻ táo bón và đặc điểm
dịch tễ của mẹ
Tỉ lệ bà mẹ học vấn cấp 3 trở lên có xu hướng trả lời đúng về kiến thức táo bón nhiều
hơn bà mẹ trình độ học vấn cấp 1 và cấp 2, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê P> 0,05. Thái độ của bà mẹ trong chăm sóc trẻ táo bón không khác biệt giữa
các bà me có trình độ học vấn và nghề nghiệp khác nhau.
Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ trong chăm sóc trẻ táo bón của nhóm bà
mẹ có con táo bón và không táo bón
Phần nhận biết táo bón trong câu hỏi trắc nghiệm, kết quả trả lời của các bà mẹ có
con táo bón và không táo bón không có sự khác biệt. Tuy nhiên trong phần câu hỏi
mở về vấn đề này, 23/51(46,9%) bà mẹ có con táo bón và 173/607(28,5%) bà mẹ
nhóm có con không táo bón ghi nhận đúng biểu hiện táo bón ở trẻ, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê P= 0,002. Các bà mẹ có con táo bón đã ghi nhận đúng triệu chứng của
táo bón ở trẻ vì con của họ đã trải qua các triệu chứng này khi bé bị táo bón.
10/51 bà mẹ có con táo bón có thái độ đúng trong chăm sóc táo bón ở con (19,6%) và
trong nhóm bà mẹ có con không táo bón có 117/633 bà mẹ có thái độ đúng chiếm tỉ lệ
18,5%. Kết quả cho thấy thái độ đúng của các bà mẹ có con táo bón và không táo bón
đều thấp tương đương nhau.
KẾT LUẬN _ ĐỀ XUẤT
Khảo sát 695 trẻ mẫu giáo quận Gò Vấp niên khoá 07- 08 và tìm hiểu kiến thức của
các bà mẹ về vấn đề táo bón và cách chăm sóc trẻ táo bón, chúng tôi có một số kết
luận sau: tỉ lệ táo bón ở trẻ là 7,3%, tương tự y văn. Không có khác biệt giữa nam và
nữ. Tỉ lệ trẻ táo bón cao ở lứa tuổi 36- 48 tháng (54,9%), trẻ có triệu chứng bón lần
đầu < 24 tháng tuổi là 30/51 trường hợp. Tỉ lệ các kiến thức, thái độ đúng của bà mẹ
về táo bón ở trẻ không cao, trình độ học vấn và nghề nghiệp không có ảnh hưởng đến
kiến thức, thái độ đúng của bà mẹ. Tỉ lệ nguồn thông tin cung cấp cho bà mẹ các kiến
thức về táo bón ở trẻ từ nhân viên y tế 22,2%.
Từ kết quả thu dược chúng tôi xin đề xuất một vài ý kiến: Tiến hành khảo sát thêm tỉ
lệ táo bón ở trẻ lứa tuổi ≤ 24 tháng. Bác sĩ tăng cường trao đổi hướng dẫn kiến thức
về táo bón ở trẻ nhỏ cho cha mẹ trong các lần khám bệnh, theo dõi. Thông tin rộng rãi

về táo bón ở trẻ trên bảng thông tin của khoa, trên trang web bệnh viện và phát tờ
bướm cho thân nhân trẻ.

×