Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Kinh tế vĩ mô - chương 3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.72 KB, 26 trang )

CHƯƠNG 3
TỔNG CUNG - TỔNG CẦU
I. CUNG VÀ TỔNG CUNG
1. Khái niệm
Cung là số lượng hàng hoá mà người bán sẵn sàng cung ứng với các
mức giá khác nhau.
Tổng cung là tổng khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
của nền sản xuất xã hội cung cấp cho xã hội đó trong một thời gian nhất định
(ký hiệu là AS).
Tổng cung liên quan đến sản lượng tiềm năng (Qp - Potential Output),
“Sản lượng tiềm năng (potential output) là mức sản lượng đạt được trong khi
nền kinh tế tồn tại một mức thất nghiệp bằng với "thất nghiệp tự nhiên".
Hay sản lượng tiềm năng là mức sản lượng mà nền kinh tế sẽ sản xuất
được nếu tất cả các yếu tố sản xuất được sử dụng hết.
Thất nghiệp tự nhiên (Natural Unemployment) bao gồm thất nghiệp cơ
học và thất nghiệp cơ cấu.
2. Các loại tổng cung
2.1. Xét theo tính hiện thực
- Tổng cung khả năng (tiềm năng): đó là khả năng cung ứng tối đa của
nền sản xuất xã hội.
- Tổng cung thực tế: Là cung đã hoặc sẽ xuất hiện do nhu cầu thực tế của
thị trường.
Thông thường AS
r
thường nhỏ hơn AS
p
.
2.2. Xét theo tính sẵn sàng của tổng cung
- Tổng cung trong ngắn hạn (AS
SR
): Đó là toàn bộ công suất thiết kế của


nền sản xuất xã hội.
- Tổng cung dài hạn (AS
LR
- LAS): đó là cung chưa sẵn sàng, nhiều yếu tố
cấu thành cung chỉ mới ở dạng các yếu tố riêng rẽ.
1
Tổng cung dài hạn là đường thẳng song song với trục tung và cắt trục
hoành ở mức sản lượng tiềm năng. (trên đồ thị là đường LAS).
Về mặt dài hạn, chi phí đầu vào đã điều chỉnh thì các doanh nghiệp không
còn động lực để tăng sản lượng. Giá cả sẽ tăng lên nhanh chóng để đáp ứng với
sự thay đổi của tổng cầu. Hay nói cách khác, trong thời gian dài, mức sản lượng
bị quy định (điểu chỉnh) bởi khối lượng tư bản, lao động và công nghệ hiện có.
Nh ư vậy , nó không phụ thuộc vào mức giá ⇒ do đó đường LAS là đường thẳng
đứng.
2.3. Xét theo tính khả thi của AS
- Tổng cung chủ quan: đó là tổng cung mong muốn của các doanh nhân,
nó luôn có xu hướng vươn tới A S tiềm năng.
- AS khả thi (hiện thực): đó là cung có thể được thị trường bao tiêu hết.
- AS hiệu quả: Đó là AS mà doanh nhân có lợi nhất nếu thực hiện.
3. Các yếu tố cấu thành AS
Đó là các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất. Điều đó khác với cơ cấu
của cung. Bao gồm 4 yếu tố: tài nguyên, lao động, vốn, tiến bộ khoa học kỹ
thuật.
- Tài nguyên:
Không có tài nguyên sẽ không có cung, tài nguyên bao gồm nhiều loại,
trong đó có đất đai là tài nguyên quan trọng nhất.
- Lao động:
Đây là nhân tố quan trọng nhất và có ý nghĩa quyết định nhất. Tổng cung
tăng lên hoặc giảm xuống là do sự thay đổi về số lượng và chất lượng của lực
lượng lao động.

- Vốn:
Bao gồm vốn vật chất, vốn nhân lực và tiền tệ, ở đây đề cập chủ yếu đến
vốn vật chất như máy móc, thiết bị, và các sức tự nhiên bị con người chinh phục,
tham gia cùng con người trong quá trình khai thác và chế biến tài nguyên.
- Tiến bộ kỹ thuabt: đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến mức tăng
tổng cung.
4. Cấu trúc của tổng cung
2
AS gồm hai phần là cung trong nước và cung cho nước ngoài.
Cung trong nước là phần đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Đó chính
là phần còn lại của GDP sau khi trừ đi phần xuất khẩu và phần sản phẩm không
thể phân phối được (bộ phận này gồm bộ phận tăng trưởng tự nhiên của ngành
lâm nghiệp, chăn nuôi trong GDP).
Cung cho nước ngoài là tổng giá trị xuất khẩu tính theo thống kê của Hải
quan.

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung thực tế
- Giá cả hàng hóa (P): khi giá cả thấp, các hãng kinh doanh có thể sản
xuất ít hơn sản lượng tiềm năng. Với mức giá cao hơn thì ngược lại có nghĩa là
giá cả càng cao thì mức tổng cung sẽ càng lớn.
- Chi phí sản xuất: nếu chi phí càng cao, các hãng kinh doanh sẽ sản xuất
ít hơn sản lượng tiềm năng và ngược lại. Như vậy, chi phí sản xuất càng thấp thì
mức tổng cung càng lớn, bởi vì chi phí sản xuất liên quan đến mức doanh lợi của
các hãng sản xuất.
- Giá cả hàng hóa tương tự hoặc thay thế.
- Mục tiêu lợi nhuận của nhà sản xuất: nếu lợi nhuận tăng họ sẽ tăng
cung và ngược lại.
- Năng lực trình độ sản xuất: các hãng kinh doanh luôn muốn tăng sản
lượng của mình để đạt tới sản lượng tiềm năng. Do vậy, tổng cung còn chịu ảnh
hưởng của các yếu tố làm tăng sản lượng tiềm năng đó là L, K, R (natu ral

resources), T.
3
T ng ổ
cung
xã h iộ
Cung
trong
n cướ
Cung
n c ướ
ngoài
T ng giá tr SX ổ ị
trong n c (tr ướ ừ
b ph n không ộ ậ
th phân ph i ể ố
đ c)ượ
T ng giá tr ổ ị
xu t kh uấ ẩ
= +
+=
6. Biểu cung (bảng cung)
Biểu cung là một bảng mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hoá mà
các doanh nghiệp sẵn sàng và có khả năng cung cấp ở mỗi mức giá với điều
kiện các yếu tố khác được giữ cố định.
Ví dụ: Biểu cung về dầu hoả
Giá bán (USD/thùng) Lượng cung (nghìn thùng/tháng)
50 36
40 32
30 24
20 14

10 0
7. Đường tổng cung
7.1. Khái niệm
Đường cung (AS - Aggregate supply) là đường mô tả mối quan hệ giữa số lượng
hàng hoá mà người bán sẵn sàng cung ứng với các mức giá khác nhau.
Khi mức giá càng cao (các yếu tố khác không đổi) thì người bán càng
cung cấp thêm nhiều hàng hoá cho thị trường. Vì vậy đường cung là đường dốc
lên.
Khi giá bán tăng (giảm) thì mức cung hàng hoá sẽ di chuyển tăng lên
(giảm đi) dọc theo đường cung.
Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung: Chi phí sản xuất của giá cả hàng
hoá khác, khoa học công nghệ, năng suất lao động
7.2. Đồ thị đường AS và giá cả sản phẩm dịch vụ

4
S n l ng ả ượ
ti m n ngề ă
AS
E
P
Q
LAS
Ý nghĩa:
- Vị trí ngang của AS miêu tả giới hạn cực tiểu số lượng hàng hóa hoặc
dịch vụ mà người sản xuất sẽ bán ra trong một số điều kiện nhất định. Khi các
điều kiện này thay đổi AS sẽ dịch sang trái hoặc sang phải.
- Hướng đi lên của đường cong biểu thị số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ
mà người sản xuất sẽ bán ra ở từng mức giá trong điều kiện xác định.
- Đường AS có đặc điểm:
+ Khi Q < Qp: thì AS hơi dốc.

+ Khi Q > Qp: thì AS rất dốc.
Điều này nói lên rằng, ở dưới mức sản lượng tiềm năng, một sự thay đổi
nhỏ về giá cả đầu ra sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tăng nhanh sản lượng để
đáp ứng nhu cầu đang tăng lên. Bởi vì, trong ngắn hạn, đứng trước giá đầu vào
cố định, họ có thể đồng thời tăng sản lượng và tăng giá chút ít để thu lợi nhuận.
Chứng tỏ độ dốc đường AS nói lên tương quan giữa tốc độ tăng giá với
tốc độ tăng cung, thể hiện ở công thức sau:
P
P
Q
Q
Es


=
Trong đó: ∆P là mức tăng giá
∆Q là mức tăng sản lượng cung ứng.
+ Độ dốc AS tăng ⇒ Es >1, có nghĩa là lợi suất tăng dần (Có nghĩa là sự
thay đổi nhỏ của giá dẫn đến sự thay đổi lớn hơn của lượng cung)
+ Độ dốc AS giảm ⇒ Es <1, có nghĩa là lợi suất giảm dần (Có nghĩa là
khi giá cả thay đổi lớn nhưng người sản xuất phản ứng nhẹ với sự thay đổi của
giá cả).
+ Khi Es = 0, thì AS không có tính co dãn (AS vuông góc với trục hoàn h
- Nghĩa là cung của hàng hóa là một số lượng cố định bất kể giá cả như thế nào).
+ Khi Es = ∞ ⇒ AS hoàn toàn co dãn (AS vuông góc với trục tung – có
nghĩa là khi sản lượng thay đổi vô hạn nhưng giá không thay đổi hoặc thay đổi
rất ít).
5
7.3. Đường tổng cung và thị trường lao động
a. Đường tổng cung -

Trong kinh tế thị trường, giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố
này quyết định vị trí, độ dốc của đường AS. Có hai yếu tố chính đó là tiền công
và quy mô tài sản cố định.
- Tiền công (W): P phụ thuộc nhiều W, đặc biệt trong ngắn hạn. Vì ở các
nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tiền công có tỷ trọng cao trong giá
thành sản phẩm. Tiền công lại phụ thuộc vào trạng thái của thị trường lao động,
tức là phụ thuộc vào cung - cầu lao động và tình trạng thất nghiệp, chuỗi diễn
tiến là:
Tỷ lệ thất nghiệp cao⇒ W⇓⇒ Thu nhập giảm ⇒ C⇓ ⇒ AD⇓⇒ AS⇓⇒
thất nghiệp tăng.
- Quy mô tài sản cố định:
Số lượng tài sản cố định tăng lên sẽ làm tăng sản lượng tiềm năng và giảm
giá cả của sản phẩm.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn sự thay đổi của tiền công (việc làm - thất
nghiệp) là yếu tố chủ yếu quyết định sự thay đổi giá cả.
Vậy, tiền công trong thị trường thay đổi như thế nào? Vấn đề này, các nhà
kinh tế học cổ điển và kinh tế học trường phái Keynes có những quan điểm trái
ngược nhau:
* Trường phái cổ điển
Cho rằng tổng cung là một đường thẳng đứng, cắt trục hoành ở mức sản
lượng tiềm năng Y
*
. Đường tổng cung dựa trên giả thuyết rằng, các thị trường,
trong đó đặc biệt là thị trường lao động, hoạt động một cách hoàn hảo.
Giá cả sẽ điều chỉnh linh hoạt sao cho số lượng hàng hoá sản xuất ra đúng
bằng số lượng mà mọi người mong muốn mua vào.
Tiền công cũng linh hoạt điều chỉnh cho đến khi nào tất cả mọi người
muốn làm việc tại mức tiền công đó đều có việc làm và các doanh nghiệp sử
dụng đúng số lượng nhân công mà họ muốn thuê.
Khi tiền công điều chỉnh linh hoạt thì thị trường lao động luôn luôn ở

trạng thái cân bằng, không có thất nghiệp. Nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng
6
nhân công. Một khi toàn bộ lực lượng lao động được sử dụng hết, thì không thể
gia tăng sản lượng trên mức hiện có, vì thế tổng cung sẽ cắt trục hoành ở mức
sản lượng tiềm năng.
Do nhân công đã được sử dụng hết, các hãng cạnh tranh nhau để giành
giật nhân công, đẩy lương và giá lên cao, đáp ứng nhu cầu đang tăng lên: đường
tổng cung vì thế mà rất dốc và sẽ thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng.
* Trường phái Keynes
Đường tổng cung theo trường phái Keynes là đường nằm ngang. Đường
này ngụ ý rằng các doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng mọi khối lượng sản phẩm
cần thiết ở mức giá đã cho (P
*).
Đường tổng cung Keynes dựa trên giả thiết là các thị trường trong đó, đặc
biệt là thị trường lao động không phải lúc nào cũng cân bằng, và trong nền kinh
tế luôn có tình trạng thất nghiệp.
Do luôn có thất nghiệp, các DN có thể thuê mướn bao nhiêu nhân công
cũng được với mức lương đã cho. Do đó, họ cũng có thể cung ứng cho mọi nhu
cầu mà không cần tăng giá.
Từ những trình bày trên, có nhận xét:
(1) 2 trường hợp đặc biệt của đường tổng cung phản ánh 2 thái cực trái
ngược nhau của tổng cung. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau đó là do
quan niệm về sự hoạt động của giá cả và tiền công trong nền KTTT. Theo trường
phái cổ điển, giá cả và tiền công là linh hoạt. Theo Keynes chúng là cứng nhắc.
7
P AS
Y
Y
*
P

AS
Y
P
*
(2) Đường tổng cung cổ điển là thẳng đứng, còn đường tổng cung của
Keynes là đường nằm ngang. Vậy trong thực tế đường tổng cung ngắn hạn có độ
dốc như thế nào?
Hầu hết các nhà kinh tế học ngày nay cho rằng thị trường lao động sẽ điều
chỉnh từ từ cho đến khi đạt trạng thái cân bằng. Nói cách khác, giá cả và tiền
công không hoàn toàn linh hoạt và cũng không hoàn toàn cứng nhắc. Đường
tổng cung phù hợp với thực tế hơn là đường có độ dốc nhất định và phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố.
b. Đường tổng cung thực tế ngắn hạn
Đường tổng cung thực tế ngắn hạn được xây dựng trên cơ sở kết hợp ba
mối quan hệ sau, trong thời kỳ ngắn hạn:
- Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm.
- Mối quan hệ giữa việc làm và tiền công.
- Mối quan hệ giữa tiền công và giá cả.
* Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm, hay là giữa sản lượng và lao
động, thể hiện trong hàm sản xuất:
Hàm sản xuất theo lao động phản ánh sự phụ thuộc của sản lượng
(đầu ra) vào lượng lao động được sử dụng (yếu tố đầu vào) trong điều kiện các
yếu tố khác cố định.
Y = f (L, )
Y - sản lượng thực tế.
L - lao động được sử dụng vào sản xuất.
Đồ thị:
8
Y
L

Lo
Y
o
Y = f (L )
Khi tăng dần lượng lao động được sử dụng thì năng suất biên của lao động
có khuynh hướng giảm dần. Do đó, khi lượng lao động sử dụng tăng đều thì sản
lượng sẽ tăng ít dần đi, làm cho đồ thị của hàm sản xuất Y = f(L) có dạng như
hình trên.
Trong đó: Năng suất biên của lao động là con số phản ánh mức sản
lượng tăng thêm khi tăng thêm một đơn vị lao động được sử dụng.
MP
L
= ∆Y/∆L
* Mối quan hệ giữa việc làm và tiền công
Đến lượt mình, w
r
trong thị trường lao động vận động để phản ứng lại
những mất CB trong thị trường này. Nếu có TN, w
r
⇓, nếu cần sử dụng nhiều lao
động thì w
r
⇑. Tuy vậy, cũng không hoàn toàn linh hoạt. Nó được điều chỉnh sau
một thời gian.
Đường Phillip đơn giản mô tả mối quan hệ giữa tiền công và thất nghiệp
có dạng:
W = W
-1
(1 -ε.U) (1)
W - tiền công.

W
-1
- tiền công thời kỳ trước.
ε - Hệ số phản ánh độ nhạy cảm giữa tiền công và thất nghiệp.
U - tỷ lệ thất nghiệp
U = 1 - L/L
*
(2)
L - lao động được sử dụng vào sản xuất.
L
*
- lao động ở mức toàn dụng.
Mặt khác, giữa lao động và sản lượng cũng có mối quan hệ. Mối quan hệ
này được thể hiện rõ nếu thay L và L
*
bằng cách:
L = a.Y
L
*
=a.Y
*
(3)
a - số giờ công được sử dụng để sản xuất 1 đơn vị sản lượng.
Thay (3, 2) vào (1), có:
W = W
-1
1 + ε(Y/Y
*
- 1) (4)
9

Như vậy, sản lượng thực tế càng cao so với sản lượng tiềm năng thì tiền
công cũng càng cao.
* Mối quan hệ giữa chi phí tiền công và giá cả
Các doanh nghiệp sẽ định giá cả cho sản phẩm của họ sao cho có thể bù
đắp được chi phí và có lãi.
Theo cách định giá giản đơn, giá cả của sản phẩm sẽ bằng chi phí cộng
thêm phần lợi nhuận tính trên chi phí, vì vậy:
P = a.W(1+f ) (5)
P - giá cả.
a.W - chi phí tiền công.
f - tỷ suất lợi nhuận ( f = lợi nhuận/chi phí)
Thay (5) bằng (4), có:
P = a.(1 +f )W
-1
1 + ε(Y/Y
*
- 1) (6)
Biểu thức 6 cho thấy mối quan hệ giữa giá cả, tiền công và sản lượng.
7.4. Đường tổng cung
Từ (6) nếuthay:
P
-1
= a(1+f ).W
-1
Và λ = ε/Y
*
Thu được:
P = P
-1
1 + λ ( Y -Y

*
) (7)
(7) là biểu thức đường tổng cung giản đơn, khi trong nền kinh tế giá cả và
tiền công không hoàn toàn linh hoạt. Giá cả tăng cùng với sản lượng.
Đường tổng cung có 3 tính chất sau:
10
P
P
-1
Y
Y
*
AS
AS'
AS"
- Độ dốc của đường AS phụ thuộc vào λ.
- Vị trí của đường AS phụ thuộc vào mức giá tiêu biểu của thời kỳ trước.
Nó đi qua mức sản lượng tiềm năng tại P = P
-1
.
- Đường AS dịch chuyển theo thời gian, phụ thuộc vào sản lượng. Nếu sản
lượng kỳ này cao hơn SL tiềm năng, thì sau một thời gian tiền lương sẽ ⇑ và giá
cả sẽ tăng. Đường AS dịch chuyển lên phía trên, đến đường AS’. Ngược lại,
đường AS sẽ dịch chuyển xuống đến AS’’.
II. CẦU VÀ TỔNG CẦU
1. Khái niệm
1.1 Định nghĩa
Cầu (D - Demand) Là số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sẵn sàng
mua và có khả năng mua ở mức giá khác nhau.
Tổng cầu (AD- Aggregate Demand) là tổng khối lượng hàng hoá và dịch

vụ mà các chủ thể kinh tế muốn mua ở mỗi mức giá chung trong một khoảng
thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định.
1. 2. Một số loại cầu
1.2.1. Xét theo chủ thể cầu
- Cầu của hộ gia đình: Đó là các vật phẩm và dịch vụ dân dụng.
- Cầu của các doanh nghiệp: đó là TLSX như máy móc, NVL,…
- Cầu của CP: Các hàng hóa dịch vụ công cộng.
- Cầu của thị trường quốc tế: là tổng giá trị xuất khẩu tính theo thống kê
của hải quan.
1.2.2. Xét theo chu trình tái sản xuất xã hội
a. Cầu đầu tư
Là nhu cầu hiện vật của toàn xã hội ứng với vốn đầu tư trong nước vào
một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Kết cấu:
Cầu đầu tư = cầu đầu tư TSCĐ + cầu đầu tư TSLĐ
Cầu đầu tư TSCĐ là tổng đầu tư TSCĐ trong toàn xã hội.
b. Cầu tiêu dùng
11
Là toàn bộ HHVD dân sinh phạm trù định lượng chung về nhu cầu hàng
tiêu dùng của toàn xã hội trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Kết cấu:
Cầu tiêu dùng = cầu tiêu dùng cá nhân + cầu tiêu dùng công cộng
Tóm lại:
Tổng cầu = cầu đầu tư + cầu tiêu dùng + cầu quốc tế
= cầu đầu tư TSCĐ + cầu đầu tư TSLĐ + cầu tiêu dùng công
cộng + cầu tiêu dùng cá nhân + tổng giá trị xuất khẩu
c. Xét theo công dụng sinh sống đối với con người
Gồm cầu ăn, mặc, ở, đi lại,
d. Xét theo nội dung vật chất
Cầu lương thực, vật liệu xây dựng, điện năng,

e. Xét theo hình thái biể hiện
Cầu vật chất, dịch vụ.
f. Xét theo công dụng kinh tế
Cầu tư liệu sinh hoạt, cầu tư liệu sản xuất.
g. Xét theo tính hiện thực của cầu
- Cầu khả năng: Còn được coi là nhu cầu, mang tính chất nguyện vọng,
nếu có tiền sẽ mua.
- Cầu tiềm năng: Đó là cầu tối đa trong điều kiện cụ thể của thu nhập
quốc dân.
3. Các mô hình tổng cầu
3.1. Tổng cầu trong mô hình đơn giản
Giả định nền kinh tế chỉ có hai tác nhân chủ yếu: DN và HGĐ.
Tổng cầu (AD - Aggregate Demand) là toàn bộ lượng hàng hóa và dịch
vụ mà các hộ gia đình và các doanh nghiệp dự kiến chi tiêu, tương ứng với
mức thu nhập của họ.
AD = C + I
AD - tổng cầu.
C - chi tiêu của hộ gia đình.
I - cầu đầu tư của hộ gia đình và doanh nghiệp.
12
Hàm tiêu dùng C = f(Y) phản ánh mối quan hệ giữa tổng tiêu dùng và tổng
thu nhập. Hàm tiêu dùng có dạng:
YMPCCC .+=
Y - thu nhập (trong mô hình giản đơn Y = YD).

C
- Tiêu dùng tự định
MPC (Marginal Propensity to Consume) - tiêu dùng biên hay
khuynh hướng tiêu dùng cận biên ( 0 < MPC < 1): Phản ánh lượng thay đổi của
tiêu dùng khi thu nhập khả dụng thay đổi 1 đơn vị.

Mối liên hệ giữa tiêu dùng (C) và tiết kiệm (S)
S = Y - C hay Y = C + S (Vì không có CP nên Y = Yd)
Từ hàm C suy ra được hàm S:
S = -C + (1 - MPC)Y
S = -
YMPSC .+

MPS - xu hướng tiết kiệm biên hay tiết kiệm biên (Marginal Propensity to
Save): Phản ánh lượng thay đổi của tiết kiệm khi thu nhập khả dụng thay đổi một
đơn vị (0 < MPS < 1)
Từ công thức (a) và (b) ta có hệ quả: MPC + MPS = 1
Đồ thị:
13
∆C
∆Y
(a)
MPC =
∆S
∆Y
(b)
MPS =
E
C
YMPCCC .+=
Y
C
45
o
-C
S = -

Y
b. Hàm đầu tư
Đầu tư tư nhân có thể chia làm ba dạng:
- Máy móc - nhà xưởng.
- Nhà cửa - Bất động sản.
- Hàng tồn kho.
Hàm đầu tư theo sản lượng I = f(Y) phản ánh sự phụ thuộc của lượng đầu
tư dự kiến sản lượng dự kiến vào SLQG.
- Khi tăng hay giảm đầu tư cũng không ảnh hưởng đến sản lượng quốc
gia. Nếu điều đó đúng thì I = f(Y) là một hàm hằng. Đồ thị nằm ngang như
hình a.
Hàm đầu tư tổng quát:
I =
YMPII .+
MPI (Marginal Propensity to Invest): Khuynh hướng đầu tư biên hay đầu
tư biên
I
: Đầu tư tự định
Ngoài ra hàm đầu tư còn có dạng phụ thuộc vào sản lượng và lãi suất:
I = I + MPI
(Y)
.Y - MPI
(i)
.i
14
I =I + MPI.Y
MPI
I
Y
I = I

MPI
I
Y
Hình a: u t không ph thu c vào Đầ ư ụ ộ
s n l ngả ượ
Hình b: u t đ ng bi n v i Đầ ư ồ ế ớ
s n l ngả ượ
Trong mô hình đơn giản này ta giả định:
I =
I

* Hàm tổng cầu và phương pháp xác định sản lượng cân bằng
Hàm tổng cầu theo sản lượng cho biết mức tổng cầu (hay tổng chi
tiêu) phụ thuộc vào sản lượng như thế nào.
Vì : AD = C + I
⇒ AD =
IYMPCC ++ .
Hay:
AD = (C + I) + MPC.Y (*)
Giả định doanh nghiệp có thể và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nền
kinh tế. Lúc này, sản lượng cân bằng sẽ phụ thuộc vào tổng cầu. Nếu tổng cầu
giảm, các doanh nghiệp không thể bán hết sản phẩm mà họ sản xuất ra. Hàng tồn
kho không dự kiến sẽ chất đống. Ngược lại, khi AD tăng, họ phải tung hàng dự
trữ ra bán. Hàng tồn kho giảm dưới mức dự kiến. Do vậy, khi giá cả và tiền công
cố định, thị trường hàng hoá và dịch vụ sẽ đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn, khi
tổng cầu hoặc tổng chi tiêu dự kiến đúng bằng sản lượng thực tế sản xuất ra
trong nền kinh tế.
Ở trạng thái cân bằng ngắn hạn, lượng hàng tồn kho không dự kiến sẽ
bằng 0. Nói cách khác, trong cân bằng ngắn hạn, sản lượng sản xuất ra đúng
bằng sản lượng mà các hộ gia đình cần để tiêu dùng và các DN cần để đầu tư.

Dự kiến chi tiêu không bị phá vỡ do thiếu hàng hoá. Ngược lại, các doanh
nghiệp cũng không SX nhiều hơn mức có thể bán được. Vậy, cân bằng ngắn hạn
sản lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu?
Có 2 cách: Cách 1, Theo phương trình
⇔ Y = AD (**)
Từ (*) , (**) ⇔ Y = (C + I) + MPC.Y
Cách 2, Theo đồ thị:
Để vẽ đồ thị hàm tổng cầu, trước hết vẽ hàm tiêu dùng C, sau đó tịnh tiến
đường này theo chiều thẳng đứng một đoạn đúng bằng I. Đường thẳng thu được
15
1 - MPC
1
x (C + I )Yo =
là đường biểu thị hàm tổng cầu AD, đường AD cắt đường 45
0
tại điểm E. Do E
nằm trên đường 45
0
, nên tại E thu nhập trên trục hoành bằng giá trị chi tiêu trên
trục tung.

SL Y
o
chính là mức sản lượng cân bằng. Nó nằm tương ứng với giao điểm
giữa đường tổng cầu AD = f(Y) với đường 45
0
.
* Số nhân tổng cầu hay số nhân chi tiêu
Từ:
Nếu gọi:

Suy ra: Y
o
= m (C + I)
m là số nhân chi tiêu (Aggregate Expenditure Multiplier): cho biết sản
lượng sẽ thay đổi bao nhiêu khi có thay đổi một đơn vị trong mức chi tiêu không
phụ thuộc vào thu nhập.
3.2. Tổng cầu trong nền kinh tế đóng có Chính phủ
- Chi tiêu của Chính phủ và tổng cầu
AD = C + I + G
G - chi tiêu hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ.
Giả định: G =
G
16
AD = C + I
C + I
Yo
Y
Chi tiêu
E
45
o
O
C
C = C + MPC.Y
1
1 - MPC
x( C + I )Y
o
=
1 - MPC

1
m =
MPS
1
Hay m =
G = G
G
Y
- Khi chưa có thuế thì:
AD = C + I + G =
GIC ++
+ MPC.Y
Sản lượng cân bằng ⇔ AD = Y
⇒ Y
o
=
)(
1
1
GIC
MPC
++

⇒ Y
o
=m
)( GIC ++
Điều đó cho thấy, chi tiêu của Chính phủ cũng có số nhân bằng số nhân
chi tiêu của tiêu dùng và đầu tư. Vì vậy, khi G thay đổi một lượng là ∆G thì Y
cũng thay đổi:

∆Y = m . ∆G
Trường hợp thuế phụ thuộc vào thu nhập
T = t.Y (t - thuế suất)
YD = Y - t.Y = (1-t).Y
Y
o
= m’
)( GIC ++
(*)
m': số nhân chi tiêu của nền kinh tế đóng, có tính tới yếu tố của CP.
Từ (*) ⇒ tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu của Chính phủ có cùng một số
nhân. Nói cách khác, trong nền kinh tế đóng, tác dụng của việc tăng chi tiêu của
Chính phủ đến sản lượng cân bằng cũng giống như tác dụng của việc hộ gia đình
tăng thêm tiêu dùng và các doanh nghiệp tăng thêm đầu tư vậy.
17
E
1
Y
1
Y
2
AD = C + I + G
AD = C + I
E
2
Chi tiêu
Y
T ng c u và s n l ng cân b ng c a n n kinh t óng có s tham ổ ầ ả ượ ằ ủ ề ế đ ự
gia c a Chính phủ ủ
1 - MPC(1-t)

1
)( GIC ++
Y
o
=
3.3. Tổng cầu trong nền kinh tế mở
Trong mô hình này, sẽ mở rộng đến khu vực ngoại thương, tức là khu vực
xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Gọi: NX = X - IM là cán cân thương mại (còn gọi là giá trị xuất khẩu ròng).
NX > 0: Thặng dư mậu dịch (xuất siêu).
NX < 0: Thâm hụt mậu dịch (nhập siêu)
NX = 0: Cán cân thương mại cân bằng
⇒ AD = C + I + G + X - IM
Giả định:
X =
X
(Còn có dạng: X =
X
- n.i)
IM = MPM .Y
MPM (Marginal Propensity to Import) là xu hướng nhập khẩu cận biên
Hàm IM còn có dạng: IM =
M
+ MPM.Y
Đồ thị:
⇒ AD = C + I + G + X + MPC (1-t) - MPM .Y
⇒ Y
o
=m”
)( XGIC +++

18
1 - MPC(1-t) + MPM
1
x( C + I +G + X )Y
o
=
IM = + MPM.Y
M
Y
Đồ thị:
Đồ thị tổng cầu và sản lượng trong nền kinh tế mở có độ dốc nhỏ hơn độ
dốc của nền kinh tế đóng vì hệ số góc của nó nhỏ hơn hệ số góc của đường kia
một lượng là MPM.
42. Các yếu tố chi phối cầu
42.1. Giá cả của hàng hóa dịch vụ: giá cả và cầu nghịch biến
42.2. Giá cả hàng hóa tương tự hoặc có khả năng thay thế
P
hàng hóa thay thế
đối với một mặt hàng nào đó biến động, thì cầu về hàng hóa
này sẽ biến động theo và sự biến động diễn ra theo hướng thuận chiều.
42.3. Thu nhập của người tiêu dùng
YD tăng thì AD tăng và ngược lại.
42.4. Số lượng người mua trên thị trường
Số người tiêu dùng càng đông thì AD càng lớn và ngược lại.
42.5. Sở thích của người tiêu dùng
Đây là mối quan hệ tỷ lệ thuận, và quan hệ này rất khó định lượng.
4 2.6. Sự biến động của chính cơ cấu tổng cầu
19
E
1

AD = C + I + G
AD = C + I + G + X - IM
45
o
Chi tiêu
E
2
X
Y
1
Y
2
Y
Như trên đã biết tổng cầu gồm ba bộ phận hợp thành là cầu về đầu tư, cầu
tiêu dùng và nhu cầu nước ngoài. Nhưng cầu đầu tư và cầu tiêu dùng là những
nhân tố quyết định tổng cầu.
a. Sự biến động của cầu đầu tư và ảnh hưởng của nó tới tổng cầu
Cầu đầu tư tỷ lệ thuận với AD.
Đầu tư tăng sẽ làm biến đổi nội dung vật chất của tổng cầu: Cầu đầu tư
tăng làm cho tỷ lệ tích lũy sẽ tăng lên, tỷ lệ tiêu dùng giảm xuống ⇒ các sản
phẩm phục vụ đầu tư tăng như nguyên, nhiên vật liệu,… tăng lên ⇒ từ đó nền
sản xuất sẽ chuyển từ nền sản xuất nhiều tư liệu sinh hoạt sang nền sản xuất
nhiều tư liệu sản xuất.
b. Sự ảnh hưởng của cầu tiêu dùng đến tổng cầu
* Các nhân tố chi phối cầu tiêu dùng
- Tổng cung: đây là nhân tố cơ bản nhất, quyết định sự gia tăng quỹ tiêu
dùng, vì về cơ bản tiêu dùng bị hạn chế bởi trình độ phát triển của sản xuất.
- Tỷ lệ các bộ phận khi phân phối thu nhập quốc dân.
Sản xuất phát triển và thu nhập quốc dân tăng lên mới chỉ là tiền đề để
tăng quỹ tiêu dùng.

Trong điều kiện nhất định, sự tăng của quỹ tiêu dùng còn do tỷ lệ giá trị
sản xuất cuối cùng dành cho tích lũy và tiêu dùng quyết định.
Nguyên tắc xác định mức tối đa của quỹ tiêu dùng là phải đảm bảo mức
tối thiểu của quỹ tích lũy nghĩa là phải đảm bảo cho các doanh nghiệp tiến hành
tái sản xuất giản đơn một cách bình thường. Mức tối thiểu của quỹ tiêu dùng do
cơ cấu dân cư và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên quyết định. Nguyên tắc xác định mức
tối thiểu của quỹ tiêu dùng là phải đảm bảo mức tiêu dùng bình quân đầu người
trong thời gian kế hoạch không thấp hơn mức tối thiểu. Nếu thấp hơn mức tối
thiểu thì sẽ ảnh hưởng tới việc cải thiện tố chất người lao động.
- Giá trị, giá trị sử dụng và giá cả của hàng tiêu dùng:
Giá trị của hàng hóa thể hiện đẳng cấp chất lượng, giá cả tỷ lệ nghịch với
với cầu tiêu dùng.
20
- Một số nhân tố khác: thể chế phân phối thu nhập quốc dân là một nhân tố
quan trọng có ảnh hưởng tới việc hình thành quỹ tiêu dùng trong thực tế đó là
thuế, chế độ tiền lương, tiền công tối thiểu, tâm lý, tập quán,….
* Ảnh hưởng của cầu tiêu dùng tới tổng cầu
Cầu tiêu dùng tăng ⇒ giảm tích lũy ⇒ giảm đầu tư ⇒ giảm tổng cầu.
Cầu tiêu dùng giảm ⇒ tăng tích lũy ⇒ tăng đầu tư ⇒ tăng tổng cầu.
42.7. Sự ảnh hưởng của cầu xuất khẩu tới tổng cầu
Xuất khẩu (X) tăng lên thì tổng cầu tăng và ngược lại.
Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác tác động tới AD đó là: nhập khẩu
(IM), mức cung tiền (MS), tiết kiệm (S), thuế trực thu (Td).
5. Bảng cầu, lượng cầu và đường cầu
Bảng cầu (biểu cầu) là bảng mô tả sự biến thiên lượng cầu trong mối
tương tác với một nhân tố nào đó mà lượng cầu có quan hệ nhân quả.
Lượng cầu là số lượng một loại hàng hóa nào đó mà người tiêu dùng
muốn mua với một mức giá cả nhất định trong một điều kiện nhất định của các
nhân tố khác.
Ví dụ: Biểu cầu về dầu hoả

Giá bán (USD/thùng) Lượng cầu (nghìn thùng/tháng)
50 18
40 20
30 24
20 30
10 40
* Đường tổng cầu (AD)
Đường cầu là đường mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hoá mà người
tiêu dùng sẵn sàng mua và có khả năng mua với các mức giá khác nhau.
21
Vì khối lượng hàng hoá tỷ lệ nghịch với giá cả, nên đường cầu dốc xuống
về phía phải. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá cả và sản lượng được gọi là luật
cầu. Luật cầu tồn tại hay đường cầu dốc xuống là do:
- Khi giá của một mặt hàng nào đó giảm thì số người có khả năng mua sẽ
tăng lên; khi giá tăng lên thì người mua sẽ giảm đi;
- Khi giá giảm xuống thì bản thân người tiêu dùng muốn mua nhiều hơn.
- Khi giá của hàng hoá thay đổi thì sẽ diễn ra sự di chuyển của các mức
cầu trên đường cầu của chính hàng hoá đó.
- Độ cong của AD thể hiện sự biến thiên của mức độ phụ thuộc của cầu
vào giá. Đường AD luôn có dạng cong (hyperbol) chứng tỏ mức độ phụ thuộc
của cầu vào giá tăng dần.
Độ cong của AD thể hiện sự co dãn của cầu, kí hiệu là E
d
.
E
d
= (∆Q/Q)/( ∆P/P)
Khi E
d
= 0, cầu hoàn toàn không co dãn (AD vuông góc với trục hoành)

E
d
= ∞ là cầu hoàn toàn co dãn (AD vuông góc với trục tung).
Nếu đường AD thẳng, có góc nghiêng nào đó với cả hai trục tung - hoành
thì có nghĩa là tốc độ tăng, giảm cầu bằng tốc độ giảm, tăng giá.
Các yếu tố khác với giá khi thay đổi thì sẽ diễn ra sự dịch chuyển của
đường cầu. Chẳng hạn, khi giá hàng hoá thay thế tăng làm cho đường cầu dịch
chuyển sang trái, ngược lại đường cầu dịch chuyển sang phải.
III. SỰ CÂN BẰNG AD - AS
1. Đồ thị cân bằng cung cầu
22
Q
B
P A
C
D
E
AD
Nền kinh tế đạt được trạng thái cân bằng khi AD = AS
Khi tổng cung (AS) hoặc tổng cầu (AD) dịch chuyển thì điểm cân bằng sẽ
thay đổi. Hai đường này dịch chuyển khi có các yếu tố khác với giá làm thay đổi
tổng cầu hoặc tổng cung.
2. Nội hàm của đồ thị
2.1. Đường tổng cầu AD
Đường tổng cầu có thể dịch chuyển qua phải và qua trái tùy từng trường
hợp tác động của các yếu tố ngoài giá.
2.2. Đường tổng cung trong ngắn hạn
- Ban đầu tương đối thoải: có nghĩa là giá tăng chậm, thậm chí không tăng,
cung vẫn tăng để hòa vốn.
- Khi cung thực tế đạt mức hòa vốn, đường tổng cung bắt đầu dốc ngược,

có nghĩa là giá tăng nhiều mà cung chỉ tăng chút ít.
Điều này nói lên rằng, khi cung thực tế chưa đạt tới mức hòa vốn, nhà sản
xuất chưa dám tăng giá để người tiêu dùng có thể chấp nhận được nhờ đó mà thu
hồi vốn. Nhưng khi đã thu hồi vốn rồi, doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận bằng
tăng giá bán mà không cần tăng sản lượng.(Nhưng chỉ xét trong ngắn hạn khi giá
đầu vào chưa kịp thay đổi, công suất chưa sử dụng hết,…).
23
Yp
AS
E1
Y
Y1
P1
P
AD
Y
- Khi cung tăng đến mức tiềm năng mà tổng cầu vẫn tăng thì chỉ làm tăng
mức giá chứ không làm tăng sản lượng, đó là cung trong ngắn hạn.
Vì vậy, đường tổng cung ngắn hạn thực tế là 1 đoạn thẳng có độ dốc
dương, cắt đường biểu diễn sản lượng tiềm năng tại điểm tương ứng với mức giá
của thời kỳ.
- Nếu các yếu tố khác làm tăng khả năng cung ứng thì đường AS dịch
chuyển sang phải, làm tăng chi phí sản xuất thì đường AS dịch chuyển lên trên.
Còn nếu làm giảm thì dịch chuyển ngược lại.
2.3. Sự cân bằng AD - AS trong ngắn hạn
Vị trí E
o
phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Vị trí của các đường tổng cung (AS) và tổng cầu (AD). Khi 1 trong 2
đường này, hoặc cả hai đường cùng thay đổi vị trí, thì điểm E

o
sẽ dịch chuyển.
- Độ dốc hai đường AS và AD.
Đồ thị minh họa độ dốc AS và AD:
24
P
o
Y
AD
Y
o
AS
P
E
o
P
AD
2
Y
Y
2
AD
1
AS
Y
1
P
AD
Y
Y

*
p
AD’
AS
P
2
P
1
Hình a Hình b
Trường hợp (a): Đường AS nằm ngang, sự dịch chuyển vị trí của đường
tổng cung chỉ dẫn đến sự thay đổi sản lượng.
Trường hợp (b): Đường AS thẳng đứng, sự thay đổi của tổng cầu chỉ dẫn
đến sự thay đổi giá.
Cần phân biệt giữa cân bằng và cân đối:
- Cân bằng trong kinh tế học thường là cân bằng thị trường
- Cân đối là sự hợp lý của cơ cấu.
3. Sự điều chỉnh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
3.1. Điều chỉnh ngắn hạn (hình a)
Giả sử nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng toàn dụng Eo. Giả định
AD tăng, AD dịch chuyển sang phải và lên trên. Cầu tăng làm cho các hãng sẽ
tăng thêm sản lượng một cách tương ứng, cho đến khi đạt được mức sản lượng
E'. Trạng thái cân bằng ngắn hạn được thiết lập. Tại E', cả sản lượng và giá cả
đều tăng. Giá cả và sản lượng tăng lên đến mức nào phụ thuộc vào độ dốc đường
AS.
3.2. Điều chỉnh trung hạn (hình b)
Ở trạng thái cân bằng ngắn hạn E’, cầu về lao động trên thị trường lao
động tăng lên. Do tiền công chưa thể điều chỉnh trong ngắn hạn do bị ràng buộc
bởi các hợp đồng lao động dài hạn, qúa trình này sẽ được thực hiện ở trung hạn.
Do vậy, ở trung hạn, W tăng lên ⇒ CPSX tăng ⇒ DN buộc phải thu hẹp sản
xuất ở mỗi mức giá cho trước ⇒ AS dịch đến AS’. Trạng thái cận bằng được

thiết lập ở điểm E”.
3.3. Điều chỉnh dài hạn (hình b)
Trong chừng mực mà sản lượng còn vượt quá sản lượng tiềm năng, thì
đường tổng cung tiếp tục giảm và giảm đến mức sản lượng toàn dụng nhân công.
Nền kinh tế đạt mức cân bằng dài hạn E".
25
P '
Y
AD '
Y
o
AS
P
E

'
AD
P
o
E
o
Y '
Y
AD '
AS
P
E

'
AD

E
o
AS '
E

"
E

"'

×