Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006 “HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI” part 7 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 10 trang )

45
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 2: BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG
Hoạt động nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản
Trồng trọt: LVHTS Đồng Nai hiện
có khoảng 1,8 triệu ha đất nông
nghiệp (chiếm 48,7% diện tích toàn
lưu vực). Hoạt động canh tác trên LVS
đã gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường nước do việc sử dụng phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật không
đúng quy cách.
Việc khai thác và cải tạo đất phèn
trên một số vùng như Long An, Củ
Chi, Bình Chánh (thành phố Hồ Chí
Minh), cộng với việc sử dụng phân
bón có đặc tính chua làm gia tăng
mức độ axít hóa nước sông Sài Gòn
và Vàm Cỏ Đông.
Chăn nuôi:
Lâm Đồng, Bình Thuận và Đồng Nai
là những khu vực có hoạt động chăn
nuôi phát triển rất mạnh trong lưu vực
(Hình 2.54). Tổng lượng nước thải từ
hoạt động chăn nuôi trên toàn LVS là
khoảng 147.300 m
3
/ngày. Hầu hết
lượng nước thải này đều được đổ


xuống các nguồn nước mặt, gây ô
nhiễm môi trường.
Nuôi trồng thuỷ sản:
Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản
nước ngọt phát triển rộng trên toàn lưu
vực (nuôi cá bè, nuôi trong ao hồ, hồ
chứa nước ). Tổng diện tích nước mặt
nuôi trồng thủy sản của các đòa phương
trên toàn lưu vực khoảng 71.800 ha, sản
lượng nuôi đạt xấp xỉ 500.000 tấn/năm.
Nước thải và chất thải từ hoạt động
nuôi trồng thuỷ sản thường không được
kiểm soát, không qua xử lý mà thải trực
tiếp vào môi trường nước, gây tác động
đáng kể đến chất lượng nước mặt trong
LVS. Thêm vào đó, các sự cố do tôm, cá
nuôi chết hàng loạt không được xử lý
kòp thời cũng là nguồn gây ô nhiễm môi
trường nước mặt nghiêm trọng.
Khung 2.13. Khai thác các vùng đất chua
phèn ở hạ lưu LVHTS Đồng Nai
Vùng hạ lưu LVHTS Đồng Nai có 351.478 ha
đất phèn chiếm tỷ lệ 24,3% đất nông nghiệp
(1.448.667 ha). Các vùng đất phèn đã được
khai thác triệt để cho sản xuất nông nghiệp
và do đó gây ảnh hưởng rất xấu tới chất
lượng nước vùng hạ lưu các sông Sài Gòn và
Vàm Cỏ.
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005
Hình 2.54. Số lượng gia súc (trâu, bò, lợn) của một số tỉnh thuộc LVHTS Đồng Nai qua các năm

Nguồn: Niên giám thống kê 2005
Hoạt động giao thông vận tải thủy
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có
nhiều sông lớn, rộng, sâu và luồng lạch
ổn đònh, đặc biệt là khu vực hạ lưu sông
Đồng Nai, Sài Gòn, Nhà Bè, Soài Rạp,
Vàm Cỏ, Thò Vải Những khu vực này
có các điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển giao thông thủy và hệ thống cảng
nước sâu trong khu vực.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
hiện có tổng số 37 cảng lớn nhỏ với khả
năng tiếp nhận các tàu từ 1.000 - 30.000
DWT. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ
thống các cảng kéo theo số lượng tàu
thuyền gia tăng. Đây là một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
nước mặt do việc xả thải dầu cặn và các
chất thải có nguồn gốc dầu mỡ khoáng.
Theo nhiều công trình nghiên cứu thì khối
lượng dầu phát sinh trong quá trình vệ
sinh các tàu chở dầu chiếm khoảng 0,67%
trọng tải tàu. Hiện nay, các tàu sông
thường súc rửa vệ sinh tàu và đổ thải
ngay tại chỗ đã gây ô nhiễm dầu trên một
số sông rạch khu vực hạ lưu của LVS.
Các sự cố tràn dầu đang ngày càng gia
tăng do các vụ va chạm, chìm tàu chở dầu
Đối với tỉnh ven biển như Bà Ròa - Vũng
Tàu thì số lượng sự cố tràn dầu còn lớn hơn

vì ngoài hoạt động giao thông vận tải thủy
còn có công nghiệp khai thác dầu khí.
Sự cố môi trường do vỡ đường ống
dẫn dầu vào các bồn chứa xăng dầu tại
các kho cảng nằm ven sông Đồng Nai -
Sài Gòn cũng là nguồn gây ô nhiễm môi
trường nước vùng hạ lưu của LVS.
Chất thải rắn
Vấn đề gia tăng dân số đã kéo theo
khối lượng chất thải rắn cũng gia tăng
và gây quá tải về sức chứa đối với các
bãi rác. Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm
đáng kể đối với môi trường nước.
Chất thải công nghiệp và các chất thải
y tế nguy hại tuy phát sinh với khối lượng
ít nhưng đang có xu hướng tăng lên trong
những năm gần đây (Hình 2.56).
46
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 2: BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG
Khung 2.14. Sự cố tràn dầu tại Tp. Hồ Chí Minh
từ 2003- 2005
Vụ va chạm giữa tàu Fortune và xà lan chở
dầu An Giang ngày 12/1/2003 làm tràn 388 m
3
dầu DO.
Tai nạn chìm tàu chở dầu Hồng Anh- Cty
TNHH Trọng Nghóa (do gió to sóng lớn) ngày
20/3/2003 làm tràn 600 tấn dầu FO.

Tai nạn đâm va vào cầu cảng chở dầu Kasco
ngày 21/1/2005 làm tràn 300 m
3
dầu DO.
Sự va chạm giữa tàu Hồ Tây 1 và xà lan Hàm
Luông ngày 06/4/2005 làn tràn 5,40 m
3
dầu DO.
Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường
Tp. Hồ Chí Minh 2005
Hình 2.55. Lượng rác thải đô thò phát sinh
và thu gom của các tỉnh/thành phố LVHTS
Đồng Nai năm 2003
Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2004
Hình 2.56. Lượng rác thải công nghiệp nguy hại
phát sinh tại LVHTS Đồng Nai
Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2004
47
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 2: BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG
Trên lưu vực hiện có 73 bãi rác với
các quy mô khác nhau đang hoạt động.
Trong đó, chỉ có bãi rác Gò Cát, Phước
Hiệp (Tp. Hồ Chí Minh) và khu liên
hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình
Dương (Bình Dương) về cơ bản đạt yêu
cầu bãi chôn lấp hợp vệ sinh, các bãi
rác còn lại đều là những bãi rác không
đúng quy cách.

Suy giảm diện tích rừng đầu nguồn
Trong giai đoạn 1990 - 2002, diện tích
rừng đầu nguồn ở LVHTS Đồng Nai đã
giảm 107.300 ha, tương ứng với mức
giảm bình quân hàng năm là 8.942
ha/năm. Hiện nay, diện tích này còn
khoảng 950.000 ha (Viện Môi trường và
Tài nguyên, 2003).
Suy giảm diện tích rừng dẫn tới gia
tăng nguy cơ xói mòn, giảm khả năng
giữ nước. Nước mưa chảy tràn qua các
vùng đất canh tác nông nghiêp mang
theo rất nhiều tác nhân ô nhiễm (bùn
đất, phèn, dư lượng phân bón, thuốc
trừ sâu ) đã góp phần gây ô nhiễm
môi trường nước của LVS.
Khung 2.15. Ô nhiễm nước do nước rỉ rác từ
Bãi rác Đông Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Bãi rác Đông Thạnh là bãi rác lớn thứ hai ở tp.
Hồ Chí Minh và Việt Nam hiện nay, tổng diện
tích khoảng 40 ha. Do không được chống
thấm nên nước dò rỉ từ rác thấm xuống đất
gây ô nhiễm các tầng nước ngầm. Rất nhiều
giếng đào và giếng khoan của dân cư xung
quanh khu vực bãi rác trong vòng cự ly 2km từ
tường bao không còn sử dụng được vì nước
rất đen và bốc mùi hôi thối.
Bên cạnh đó nước rò rỉ từ bãi rác (chủ yếu là
từ các hồ tích trữ nước rác) ra ngoài hệ thống
bờ bao gây thiệt hại nặng nề đến đời sống

sản xuất và sinh hoạt của nhân dân: cá nuôi,
heo, gà vòt bò chết, năng suất hoa màu giảm
sút Nước rác từ các hồ tích trữ (khoảng
200.000 m
3
với nồng độ COD trung bình từ
40.000 - 50.000 mg/l) chưa được xử lý đạt yêu
cầu và không có lối thoát, hầu như bò thấm hết
xuống các tầng nước ngầm.
Ngoài ra các sự cố vỡ bờ bao (xảy ra vào các
ngày 2/6/2000, 17/7/2000 và 23/7/2000) làm
cho một lượng lớn nước rác và rác trong bãi
rác tuôn tràn ra ngoài, gây ô nhiễm nghiêm
trọng môi trường xung quanh và làm thiệt hại
đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân quanh vùng.
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2004
Sông Thò Vải
Nguồn: Ảnh tư liệu
48
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 2: BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG
Những tác động khác có liên quan
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có
lợi thế đòa hình biến đổi, độ dốc cao tạo
điều kiện cho phát triển từ rất sớm các
công trình thủy điện. Ngoài ra, việc xây
dựng các hồ chứa ở khu vực thượng
nguồn để điều tiết, phân phối lại dòng

chảy, phục vụ cho tưới tiêu nông
nghiệp, cấp nước sinh hoạt, tạo cảnh
quan môi trường cũng phát triển
mạnh. Tuy nhiên, những hoạt động này
cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chế độ thủy
văn ở vùng hạ lưu từ đó ảnh hưởng đến
độ bền vững của đường bờ, gây xâm
nhập mặn cũng như ảnh hưởng đến khả
năng tự làm sạch của dòng chảy.
Đặc tính dòng chảy cũng ảnh hưởng
đến khả năng tiếp nhận và tự làm sạch
của dòng sông. Lưu lượng dòng chảy
trung bình năm của sông Sài Gòn thấp
hơn rất nhiều lần so với các sông khác
trong lưu vực, điều này chứng tỏ khả năng
tự làm sạch của sông Sài Gòn kém hơn
hẳn so với các sông khác. Trong khi đó tải
lượng ô nhiễm trên sông Sài Gòn lại cao
hơn rất nhiều lần, do đó mức độ ô nhiễm
trên sông Sài Gòn thường ở mức rất cao.
Khung 2.16. Tác động của việc thay đổi
tính chất dòng chảy
Đoạn sông Đồng Nai từ Biên Hòa (Đồng Nai)
trở lên thượng lưu có nhiều nơi bò sạt lở nghiêm
trọng mà một phần nguyên nhân là do năng
lượng dòng nước khi đi qua hồ Trò An thay đổi.
Trong tương lai, việc chuyển nước từ sông Bé
sang sông Sài Gòn (sau khi hoàn thành công
trình Phước Hòa) sẽ góp phần cải thiện chất
lượng nước tự nhiên của sông Sài Gòn vốn

đang bò axit hóa nặng nề, đồng thời còn cho
phép cải thiện khả năng tự làm sạch của sông.
Tuy nhiên, lượng nước đổ về hạ lưu sông Đồng
Nai khi đó sẽ giảm đi, xâm nhập mặn có thể
lấn sâu hơn và mức độ ô nhiễm sẽ tăng cao.
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005
Bảng 2.12. Tương quan giữa lưu lượng dòng chảy, tải lượng BOD
5
và khả năng tự làm sạch
của các sông chính trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005
Tải lượng BOD
5
(kg/ngµy)

Lưu lượng
dòng chảy
trung bình
n¨m (m
3
/s)
Tõ c¸c
khu ®« thÞ
®ỉ ra
Tõ c¸c
KCN ®ỉ
ra
Tỉng
céng
Tải lượng BOD

5

trªn mçi m
3

nước s«ng
(g/m
3
) (hƯ sè R)
S¬ bé ®¸nh
gi¸ kh¶ n¨ng
tù lµm s¹ch
S«ng La Ngµ
171,5
7.920
0
7.920
0,53
Tèt
S«ng BÐ
255,2
5.824
0
5.824
0,26
RÊt tèt
S«ng Sµi Gßn
93,5
162.399
12.549

174.948
21,66
RÊt kÐm
S«ng Vµm Cá
169,7
17.153
280
17.443
1,19
Kh¸
S«ng §ång Nai
871,8
51.327
5.145
56.472
0,75
Tèt
49
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 2: BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG
2.4.3. Dự báo ô nhiễm
Dựa trên các số liệu quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của các đòa
phương, vùng kinh tế trong lưu vực,
3 kòch bản đã được xây dựng để tính
toán nguy cơ và mức độ ô nhiễm môi
trường trên lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai: (1) Kòch bản 1: Lượng nước
thải trong lưu vực tăng theo số liệu quy

hoạch, nhưng không được xử lý; (2) Kòch
bản 2: Lượng nước thải trong lưu vực
tăng theo số liệu quy hoạch, nhưng được
xử lý 30%; và Kòch bản 3: Lượng nước
thải vào sông đều đã được xử lý đạt tiêu
chuẩn nước thải.
Nguồn gây ô nhiễm đối với lưu vực
hệ thống sông Đồng Nai chủ yếu từ
nước thải sinh hoạt và các hoạt động
sản xuất, giao thông vận tải, Theo các
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của các tỉnh trong khu vực, có thể dự
báo tới năm 2010, lượng nước thải đổ
vào hệ thống sông Đồng Nai sẽ tăng
mạnh (khoảng từ 1,5 tới 1,7 lần so với
năm 2005). Cá biệt, tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai,
lượng nước thải sẽ tăng nhiều hơn và
hệ quả là chất lượng nước sông sẽ giảm
đi nhiều: nồng độ BOD
5
tăng khoảng
1,4 lần; tổng Ni-tơ tăng trung bình 1,3
lần; tổng Phốt-pho tăng 1,2 lần, cá biệt
có những nơi tăng khoảng 1,5 lần, ví dụ
như tại khu vực Nhà Bè.
Như vậy, theo kết quả tính toán bởi
mô hình có thể thấy rằng chất lượng
nước hệ thống sông Đồng Nai sẽ được
cải thiện đáng kể nếu các nguồn xả thải

được xử lý 30% hoặc đạt tiêu chuẩn
nước thải trước khi đổ vào sông.
Hình 2.57 Nồng độ BOD
5
năm 2005 và dự báo cho
năm 2010 với các kòch bản khác nhau
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn
và Môi trường, 2006
Hình 2.58. Tổng Ni-tơ năm 2005 và dự báo cho
năm 2010 với các kòch bản khác nhau
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn
và Môi trường, 2006
Hình 2.59. Tổng Phốt-pho năm 2005 và dự báo
cho năm 2010 với các kòch bản khác nhau
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn
và Môi trường, 2006
50
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 2: BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG
3.1. ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHOẺ
CON NGƯỜI
Các con sông là nguồn cung cấp nước
sinh hoạt chính cho đô thò và nông thôn.
Đặc biệt người dân ở vùng nông thôn và
những người có thu nhập thấp thường
sử dụng trực tiếp nước sông bò các chất
gây ô nhiễm nước có nguồn gốc trong tự
nhiên (một số vi sinh vật, kim loại
nặng ) hoặc từ quá trình sản xuất và

sinh hoạt (hóa chất, thuốc bảo vệ thực
vật, kim loại nặng, dầu, các chất ô
nhiễm hữu cơ, ). Đây là nguyên nhân
dẫn đến các bệnh đường ruột, phụ khoa,
da liễu thậm chí gây ra bệnh ung thư…
Nguồn nước ô nhiễm tác động trực tiếp
tới sức khỏe con người thông qua ăn
uống và sinh hoạt.
Trong 3 LVS Cầu, Nhuệ - Đáy và hệ
thống sông Đồng Nai, tại những nơi có
dòng chảy ô nhiễm đi qua tỷ lệ mắc các
bệnh liên quan đến chất lượng nước mặt
tương đối cao.
Trong LVS Cầu, tỉnh Bắc Kạn (có
nước sông Cầu và các phụ lưu ít bò ô
nhiễm) và Thái Nguyên (sử dụng chủ
yếu nước hồ Núi Cốc cho nước cấp sinh
hoạt), số người mắc các bệnh về đường
tiêu hoá ít hơn so với các tỉnh phía hạ
nguồn như Vónh Phúc, Bắc Ninh, Bắc
Giang và Hải Dương (Hình 3.1).
Nước sông Nhuệ - Đáy bò ô nhiễm đã
ảnh hưởng tới sức khoẻ của cộng đồng
trong lưu vực. Điều này được thể hiện
qua sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh về
đường tiêu hoá tại những tỉnh chòu ảnh
hưởng trực tiếp của chất lượng nước
sông Nhuệ (Hà Nam, Hà Tây) so với các
51
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 3: CÁC THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM NƯỚC TẠI 3 LƯU VỰC SÔNG
Chương III.
CÁC THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM NƯỚC
TẠI 3 LƯU VỰC SÔNG
Khung 3.1. Tác động tích luỹ của kim loại
nặng và hoá chất bảo vệ thực vật
Khi môi trường nước có hàm lượng kim loại
nặng cũng như các hoá chất bảo vệ thực vật
vượt mức quy đònh, những chất này sẽ được
tích lũy trong các loài động thực vật thuỷ sinh
và cây trồng. Thực phẩm này khi chuyển hoá
trong cơ thể con người, các chất nguy hại sẽ
được tích tụ, đến khi vượt ngưỡng cho phép
sẽ làm rối loạn chức năng nhiều cơ quan
trong cơ thể, có thể dẫn một số bệnh nguy
hiểm như gây đột biến gen, ung thư, thiếu
máu, các bệnh tim mạch (cao huyết áp, rối
loạn tuần hoàn máu, viêm tắc mạch ngoại vi,
bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và
não), các loại bệnh ngoài da (biến đổi sắc tố,
sạm da, sừng hoá, ung thư da ), tiểu đường,
bệnh gan và các vấn đề liên quan tới hệ tiêu
hoá, các rối loạn ở hệ thần kinh hoặc dẫn
đến tử vong.
Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2005
Hình 3.1. Tỷ lệ người dân mắc bệnh tiêu chảy
tại các tỉnh thuộc LVS Cầu
(% mắc bệnh trên tổng dân số)
Nguồn: Bộ Y tế, 2005

tỉnh ít chòu ảnh hưởng (Ninh Bình, Nam
Đònh) và không bò ảnh hưởng (Hoà
Bình) (Hình 3.2).
Trong những năm gần đây, tỷ lệ
người dân mắc các bệnh có liên quan
đến nước tại các tỉnh thuộc LVHTS
Đồng Nai cũng tương đối cao.
Trong một tỉnh, các huyện/thò có
dòng sông bò ô nhiễm đi qua, tỷ lệ mắc
các bệnh trên cũng lớn hơn so với những
huyện/ thò khác. Chẳng hạn, trong tỉnh
Hà Tây (LVS Nhuệ - Đáy), các huyện
nằm cạnh sông Nhuệ có tỷ lệ mắc bệnh
lỵ và bệnh tiêu chảy cao hơn hẳn so với
các huyện khác. (Hình 3.3)
Một ví dụ điển hình khác là tại tỉnh
Bình Dương (LVHTS Đồng Nai), 3 huyện
Phú Giáo, Dó An, Thuận An không chòu
ảnh hưởng của nước sông ô nhiễm nên
tỷ lệ mắc bệnh lỵ và tiêu chảy thấp hơn
rất nhiều so với các huyện gần sông Sài
Gòn như Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên,
là những khu vực bò ô nhiễm nước sông
tương đối nặng.
Tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến chất
lượng nước mặt tại các xã ven sông
thường cao hơn so với các xã không bò ảnh
hưởng của nước sông (Hình 3.4 và 3.5).
52
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 3: CÁC THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM NƯỚC TẠI 3 LƯU VỰC SÔNG
Hình 3.2. Tỷ lệ người dân mắc bệnh tiêu hóa
tại một số tỉnh trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy,
các năm 2001 - 2005
(% mắc bệnh trên tổng dân số)
Nguồn: Bộ Y tế, 2005
Hình 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh lỵ và bệnh tiêu chảy
của một số huyện/thò trong tỉnh Hà Tây năm 2005
(% mắc bệnh trên tổng dân số)
Nguồn: Bộ Y tế, 2005
Hình 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh lỵ và bệnh tiêu chảy
của một số huyện/thò tỉnh Bình Dương năm 2005
(% mắc bệnh trên tổng số dân của huyện/thò)
Nguồn: Bộ Y tế, 2005
Hình 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy tại một số tỉnh
trong LVHTS Đồng Nai
(% mắc bệnh trên tổng dân số)
Nguồn: Bộ Y tế, 2005
Trong số những người mắc bệnh liên
quan đến nguồn nước thì trẻ em chiếm tỷ
lệ khá cao. Đây là đối tượng nhạy cảm,
sức khoẻ dễ bò ảnh hưởng bởi các điều
kiện môi trường (Khung 3.2 và Hình 3.6).
Ngoài ra, trong 3 lưu vực sông hiện
đang tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh cho
cộng đồng do ảnh hưởng ô nhiễm nước.
Theo chuỗi thức ăn, các chất độc hại sẽ
tích luỹ trong thực phẩm (rau, cá ) rồi
chuyển hoá và tích tụ lâu dài trong cơ

thể con người. Nếu không quản lý hiệu
quả, hạn chế việc sử dụng tràn lan hoá
chất bảo vệ thực vật, kiểm soát các
nguồn thải từ hoạt động sản xuất công
nghiệp thì nguy cơ nhiễm các bệnh do ô
nhiễm nước sẽ ngày càng tăng.
53
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 3: CÁC THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM NƯỚC TẠI 3 LƯU VỰC SÔNG
Hình 3.6. Tỷ lệ mắc các bệnh lỵ (lỵ trực trùng và
lỵ amíp) tại các xã thuộc 3 huyện của tỉnh Hà Nam
(% mắc bệnh trên tổng dân số)
Nguồn: Viện Đòa lý, 2005
Hình 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy tại các xã
thuộc 3 huyện của tỉnh Hà Nam
(% mắc bệnh trên tổng dân số)
Nguồn: Viện Đòa lý, 2005
Hình 3.8. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh trên tổng số
người mắc bệnh của Thái Nguyên
Nguồn: Sở TN&MT Thái Nguyên, 2006
Khung 3.2. Kết quả điều tra về bệnh tật do
nguồn nước sông Nhuệ của tỉnh Hà Nam
Trên đòa bàn tỉnh có tới 21% trẻ em dưới 5 tuổi
tại xã Hoàng Tây bò mắc bệnh tiêu chảy. Tại
2 xã Hoàng Tây, Nhật Tân (huyện Kim Bảng),
có tới 86% trẻ em mắc bệnh giun đũa, 76%
mắc bệnh giun tóc và 9% mắc bệnh giun
móc. Tỷ lệ mắc các bệnh về mắt, ngoài da và
phụ khoa cao.

Nguồn: Viện Đòa lý, 2005
3.2. ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN NƯỚC CẤP
Mặc dù trong những thập niên gần
đây chính phủ đã có chính sách đầu tư
cung cấp nước sạch nhưng vẫn chưa đáp
ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân
nghèo. Người dân sinh sống trong khu
vực nông thôn và vùng núi cao không
được tiếp cận với hệ thống nước sạch
hoặc thiếu nước cho sinh hoạt. Giữa các
nhóm có thu nhập khác nhau, mức độ
được tiếp cận với nước sạch cũng khác
nhau. Ví dụ, tại đồng bằng sông Hồng,
chỉ có hơn 50% số dân nghèo được tiếp
cận với nguồn nước sạch, trong khi đó
tỷ lệ này là hơn 90% ở nhóm người dân
có thu nhập cao. Tỷ lệ này ở các vùng
khác còn thấp hơn nhiều. (Hiện trạng
cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường
và sức khỏe người dân ở nông thôn Việt
Nam - Báo cáo đánh giá của Chính phủ
và các nhà tài trợ, 2005).
Tại khu vực đô thò, mặc dù tỷ lệ
người dân được sử dụng nước sạch là
cao hơn nhưng với những người dân
nghèo, khả năng tiếp cận với nước sạch
vẫn rất hạn chế.
Tại khu vực nông thôn, tỷ lệ người
dân được sử dụng nước sạch trung bình
toàn quốc năm 2005 là 66%, trong khi đó

tỷ lệ này ở LVS Cầu là 61%, LVS Nhuệ -
Đáy là 70% và LVHTS Đồng Nai là 67%
(Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn, Bộ NN&PTNT, 2006)
Việc đầu tư hệ thống xử lý nước sinh
hoạt cho một hộ gia đình thường vượt
quá mức thu nhập bình quân và mức
sống của người dân nông thôn. Do đó,
phần lớn người dân nông thôn khai thác
và sử dụng trực tiếp nước sông hoặc các
thuỷ vực xung quanh phục vụ cho sinh
hoạt. Khi nguồn nước mặt bò ô nhiễm thì
đây chính là yếu tố làm gia tăng bệnh
tật của người dân tại các tỉnh thuộc LVS,
đặc biệt là các tỉnh phía hạ lưu.
Sông Đáy và một số sông trong lưu
vực, hiện đang là nguồn nước cấp cho nhà
máy nước thò xã Phủ Lý (Hà Nam), Tp.
Ninh Bình (Ninh Bình), huyện Ý Yên,
Nghóa Hưng (Nam Đònh) và một số xã
nằm dọc hai bên bờ sông. Một số nơi khác
54
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 3: CÁC THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM NƯỚC TẠI 3 LƯU VỰC SÔNG
Khung 3.3. Gần 60.000 dân Hà Nam
phập phồng lo thiếu nước
Do nguồn nước ngầm bò nhiễm mặn, không
thể khai thác, nên gần 60.000 dân của thò xã
Phủ Lý, tỉnh Hà Nam chỉ còn trông chờ vào

nguồn nước duy nhất từ 2 nhà máy số 1 và 2,
khai thác nước từ sông Nhuệ và Đáy. Tuy
nhiên, vào mùa cạn, hai sông này bò ô nhiễm
nghiêm trọng, các nhà máy đã phải ngưng
hoạt động.
Theo Công ty Cấp nước Hà Nam, do nước
sông Đáy bò ô nhiễm, thò xã Phủ Lý thiếu nước
sinh hoạt bắt đầu từ năm 2001 và tình trạng
này ngày càng trầm trọng. Gần đây nhất là
cuối tháng 10/2005 và từ 9/11 đến
14/12/2005, nước sông Nhuệ, Đáy đen kòt,
bốc mùi hôi thối. Nhà máy nước số 1 nằm tại
xã Phù Vân (cách ngã ba sông Nhuệ - Đáy
khoảng 400 m về phía thượng lưu) với công
suất 10.000 m
3
một ngày đêm đã phải đóng
cửa. Nhà máy nước số 2 nằm tại xã Thanh
Sơn (cách nhà máy số 1 khoảng 4 km) với
công suất 15.000 m
3
/ngày đêm cũng phải
ngừng hoạt động.
Nguồn: Vnexpress, ngày 23/3/2006
Hình 3.9. Tình hình cấp nước ở nông thôn
tại các tỉnh lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Nguồn: Văn phòng Chương trình mục tiêu Quốc gia
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 2004

×