Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006 “HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI” part 6 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 10 trang )

35
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 2: BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG
Chất thải rắn
Chất thải rắn là một trong các
nguồn gây ô nhiễm đối với chất
lượng nước mặt trong lưu vực. Cùng
với quá trình phát triển của các
ngành kinh tế, quá trình đô thò hoá
và sự gia tăng dân số, tổng lượng
chất thải rắn trong lưu vực cũng
không ngừng gia tăng (đặc biệt đối
với khu vực đô thò). Trong tổng
lượng chất thải rắn phát sinh, lượng
rác thải sinh hoạt chiếm tới 80%, phần
còn lại là từ các cơ sở sản xuất công
nghiệp.
Trong lượng chất thải rắn phát
sinh, chất thải công nghiệp và y tế
nguy hại mặc dù có khối lượng ít,
nhưng nếu như không được xử lý
theo đúng quy trình sẽ là nguy cơ gây
nguy hại cho sức khoẻ con người và
môi trường.
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn nhìn
chung đạt ở mức thấp. Ở vùng nông
thôn, tỷ lệ thu gom đạt rất thấp
(trung bình là 20%). Ở các thành phố
lớn thì tỷ lệ thu gom chất thải rắn
sinh hoạt là cao hơn. Chất thải rắn


thường được vứt bừa bãi hoặc chất
đống ven sông, hồ gây ô nhiễm
nguồn nước mặt trong lưu vực.
Hiện nay, vấn đề thu gom và vận
chuyển chất thải rắn đô thò và công
nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu. Ngoài trừ bãi rác Nam Sơn của
Hà Nội, các bãi rác khác ở lưu vực
sông Nhuệ - Đáy nói chung đều ở
tình trạng công nghệ chôn lấp lạc
hậu. Đây cũng là một nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường nước mặt
cũng như nước ngầm trong lưu vực.
Hình 2.36. Lượng rác thải đô thò phát sinh
và thu gom của các tỉnh trong LVS Nhuệ - Đáy
năm 2003
Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2004
Hình 2.37. Lượng rác thải đô thò phát sinh
và thu gom của Hà Nội qua các năm
Nguồn: Công ty Môi trường đô thò Hà Nội, 2005
Hình 2.38. Khối lượng chất thải y tế phát sinh
của tỉnh Hà Nam
Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Hà Nam, 2006
2.3.3. Dự báo ô nhiễm
Theo số liệu điều tra phục vụ quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
các tỉnh trong lưu vực, có thể dự báo
lượng nước thải từ nay đến năm 2010
sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là Thủ đô
Hà Nội và tỉnh Hà Tây. Dự báo đến

năm 2010, lượng nước thải của Tp. Hà
Nội tăng 1,2 lần; Hà Tây tăng 1,9 lần
so với năm 2005.
Để tính toán nguy cơ và mức độ
ô nhiễm môi trường trên các lưu vực
sông, 3 kòch bản đã được lựa chọn:
(1) Kòch bản 1: Lượng nước thải trong
lưu vực tăng theo số liệu quy hoạch,
nhưng không được xử lý; (2) Kòch bản
2: Lượng nước thải trong lưu vực
tăng theo số liệu quy hoạch, nhưng
được xử lý 30%; và Kòch bản 3:
Lượng nước thải vào sông đều đã
được xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải.
Kết quả tính toán được thể hiện
trên các hình 2.39, 2.40 và 2.41.
Trong trường hợp không có các
biện pháp hợp lý để bảo vệ môi
trường, như xử lý nước thải trước khi
đổ vào sông, thì đến năm 2010, chất
lượng nước sông Nhuệ - Đáy sẽ càng
xấu đi: nồng độ BOD tăng khoảng 1,2-
1,5 lần; tổng Ni - tơ tăng từ 1,2 - 1,85
lần; tổng Phốt - pho tăng đến hơn 2
lần; tổng Coliform tăng từ 1,3 đến
hơn 2 lần.
36
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 2: BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG

Hình 2.39. Nồng độ BOD
5
năm 2005 và dự báo
cho năm 2010 với các kòch bản khác nhau
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn
và Môi trường, 2006
Hình 2.40. Tổng Ni - tơ năm 2005 và dự báo cho
năm 2010 với các kòch bản khác nhau
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn
và Môi trường, 2006
Hình 2.41. Tổng Phốt - pho năm 2005 và dự báo
cho năm 2010 với các kòch bản khác nhau
Nguồn: Viện khoa học Khí tượng Thuỷ văn
và Môi trường, 2006
2.4. LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG
ĐỒNG NAI
2.4.1 Hiện trạng ô nhiễm
Trải rộng trên đòa bàn nhiều tỉnh, lưu
vực hệ thống sông Đồng Nai chòu ảnh
hưởng mạnh của nhiều nguồn tác động trên
toàn lưu vực. Phần hạ lưu của nhiều sông
trong lưu vực đã bò ô nhiễm nghiêm trọng,
trong đó, có đoạn đã trở thành sông "chết".
Sông Đồng Nai có nhiều đoạn đã bò
ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là
vùng hạ lưu
Nước sông Đồng Nai, đoạn từ nhà máy
nước Thiện Tân đến Long Đại - Đồng Nai
đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn
lơ lửng, đáng chú ý là đã phát hiện hàm

lượng chì vượt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995
đối với nguồn loại A. Trong đoạn sông
này, chất rắn lơ lửng thường vượt tiêu
chuẩn từ 3 - 9 lần, giá trò COD vượt từ
1,8 - 2,8 lần, giá trò DO thấp dưới giới
hạn cho phép.
Trên đoạn sông từ khu vực trạm bơm
cấp nước Hóa An đến trạm Cát Lái,
qua đòa bàn Tp. HCM cho thấy chất
lượng nước tương đối ổn đònh từ năm
2001 đến nay; hàm lượng BOD
5
dao
động trong khoảng 2 mg/l, đạt tiêu
chuẩn chất lượng nước mặt dùng làm
nguồn cấp nước sinh hoạt. Hàm lượng
dầu dao động từ 0,025 đến 0,029 mg/l,
trong khi TCVN quy đònh không cho
phép dầu hiện diện trong nguồn nước
dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Ô
nhiễm vi sinh ở mức cao tại các khu vực
Hóa An và Cát Lái, nhưng đã có chiều
hướng giảm trong vài năm gần đây
(Hình 2.42).
Chất lượng nước sông của khu vực hạ lưu:
Giá trò DO giảm xuống rất thấp, SS vượt
từ 2- 2,5 lần TCVN 5942 - 1995 (loại B).
Vùng này cũng đã bò nhiễm mặn
nghiêm trọng, nước sông ở khu vực này
không thể sử dụng cho mục đích cấp

nước sinh hoạt và tưới tiêu.
Hệ thống sông Sài Gòn bò ô nhiễm
nghiêm trọng, chủ yếu là ô nhiễm
chất hữu cơ, vi sinh và một số nơi đã
có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng
Chất lượng nước trên các đoạn sông
trung lưu bò ô nhiễm cục bộ bởi các chất
hữu cơ. Đó là khu vực cầu Bến Súc, cửa
sông Thò Tính Kết quả quan trắc tại
các khu vực cho thấy, giá trò DO đạt
thấp, N-NH
4
+
vượt TCVN 5942 - 1995
(loại A). Riêng vùng cửa sông Thò Tính
hàm lượng N-NH
4
+
vượt gần 30 lần
tiêu chuẩn.
Nước sông bắt đầu bò ô nhiễm từ khu vực
cửa sông Thò Tính và tăng dần về phía hạ lưu.
Mức độ ô nhiễm ngày càng tăng trong những
năm gần đây: kết quả quan trắc cho thấy
pH và DO xuống rất thấp, đặc biệt là
vùng tiếp giáp với khu vực cầu An Lộc,
An Hạ (Tp. Hồ Chí Minh) DO không đạt
TCVN 5942-1995 (loại B).
37
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 2: BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG
Hình 2.42. Diễn biến Coliform tại Hóa An
trên sông Đồng Nai
Nguồn: Sở TN&MT TP. Hồ Chí Minh, 2005
Qua kết quả phân tích chất lượng nước
từ năm 2000 đến nay, tại các trạm quan
trắc Phú Cường, Bình Phước và Phú An,
sông Sài Gòn khu vực Tp. Hồ Chí Minh
cho thấy nước sông tại các khu vực này
đã bò ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là ô nhiễm
dầu và vi sinh. Giá trò DO dao động từ
0,7 - 2,7mg/l, không đạt tiêu chuẩn
chất lượng nước mặt dùng làm nguồn
cấp nước sinh hoạt, theo TCVN 5942-
1995 (loại A). Các giá trò BOD
5
dao
động từ 2 - 6 mg/l, cũng không đạt
tiêu chuẩn chất lượng nước mặt dùng
làm nguồn cấp nước sinh hoạt (Hình
2.43). Hàm lượng dầu đo được dao
động khoảng 0,03mg/l, trong khi tiêu
chuẩn quy đònh không cho phép dầu
hiện diện trong nguồn nước dùng làm
nguồn cấp nước sinh hoạt (Hình 2.44).
Khu vực này cũng bò ô nhiễm vi
sinh (Coliform) ở mức cao, vượt từ 3
đến 168 lần tiêu chuẩn cho phép và
có xu hướng tăng dần từ thượng

nguồn, khu vực Phú Cường, về phía
hạ lưu, trạm Bình Phước và Cát Lái
(Hình 2.45).
Tại khu vực Nhà Bè – Cần Giờ
(phía sau hợp lưu sông Sài Gòn và
sông Đồng Nai), khu vực Nhà Bè và
Lý Nhơn (trên sông Nhà Bè), Tam
Thôn Hiệp (trên sông Đồng Tranh) và
Vàm Cỏ (cửa sông Vàm Cỏ): chất
lượng nước sông tại khu vực Nhà Bè
– Cần Giờ không có dấu hiệu ô
nhiễm hữu cơ. Giá trò DO và BOD
5
vẫn đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN
5942 - 1995 (loại B). Mức độ ô nhiễm
dầu có xu hướng giảm trong những
năm gần đây. Ô nhiễm vi sinh vẫn ở
mức cao và có chiều hướng gia tăng
so với cùng kỳ các năm trước.
38
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 2: BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG
Hình 2.43. Diễn biến BOD
5
tại các trạm trên sông
Sài Gòn - khu vực Tp. HCM
Nguồn: Sở TN&MT Tp.Hồ Chí Minh, 2006
Hình 2.44. Diễn biến dầu mỡ qua các năm tại
một số trạm trên sông Sài Gòn

Nguồn: Sở TN&MT Tp. Hồ Chí Minh, 2006
Hình 2.45. Diễn biến Coliform tại một số trạm
trên sông Sài Gòn
Nguồn: Sở TN&MT Tp. Hồ Chí Minh, 2006
39
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 2: BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG
Chất lượng nước của các sông khác
trong lưu vực cũng đang bò suy giảm
Chất lượng nước của một số sông nhánh
khác như sông Bé, Đa Nhim - Đa Dung phần
hạ lưu cũng đang diễn biến theo chiều hướng
xấu đi. Hàm lượng sắt trên sông Bé rất cao,
vượt TCVN 5942-1995 (loại A) từ 10 - 12,5
lần, điều này khiến cho việc sử dụng
nước sông để cấp nước sinh hoạt gặp rất
nhiều khó khăn. Ngoài ra, vào mùa mưa,
nước sông thường rất đục.
Sông Vàm Cỏ đã bò ô nhiễm hữu cơ. Giá trò
đo được của các thông số đặc trưng cho ô
nhiễm hữu cơ đều tương đối cao, vượt
TCVN 5942-1995 (loại A). Khu vực cầu
Kênh Xáng (Tây Ninh, thượng lưu sông
Vàm Cỏ Đông) là khu vực chòu ô nhiễm
nặng nhất, trong những tháng cuối năm,
giá trò DO thấp hơn TCVN nhiều lần.
Trong khi đó, N-NH
4
+

lại vượt TCVN
5942-1995 (loại A) nhiều lần. Chất lượng
nước sông không còn đảm bảo tiêu chuẩn
sử dụng cho mục đích cấp nước.
Ô nhiễm nhất trong lưu vực, sông Thò Vải
có một đoạn sông "chết" dài trên 10 km. Đó
là đoạn sông từ sau khu vực hợp lưu
Suối Cả - Sông Thò Vải khoảng 2 km đến
khu công nghiệp Mỹ Xuân. Nước bò ô
nhiễm hữu cơ nghiêm trọng, có màu nâu
đen và bốc mùi hôi thối kể cả thời gian
triều lên và triều xuống. Giá trò DO
thường xuyên dưới 0,5 mg/l (giá trò thấp
nhất tại khu vực cảng Vedan (0,04 mg/l)
(Hình 2.47). Với giá trò DO gần bằng 0
như vậy, các loài sinh vật không còn khả
năng sinh sống. Thông số N-NH
4
+
cũng
vượt quá TCVN 5942-1995 (loại B) từ
3 - 15 lần, giá trò Coliform vượt TCVN
(loại B) từ vài chục đến hàng trăm lần.
Hàm lượng Thuỷ ngân tại khu vực
cảng Vedan, cảng Mỹ Xuân vượt 1,5 - 4
lần, Kẽm vượt 3 - 5 lần TCVN 5942-1995
(loại B).
Hình 2.46. Diễn biến BOD
5
tại một số khu vực

trên sông Vàm Cỏ Tây
Nguồn: Sở TN&MT Long An, 2006
Hình 2.47. Diễn biến DO dọc theo sông
Thò Vải (đợt đo giữa tháng 5/2006)
Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2006
Hình 2.48. Diễn biến NH
4
+
tại sông Thò Vải
(sau cống xả nhà máy bột ngọt Vedan)
Nguồn: Sở TN&MT Bà Ròa - Vũng Tàu, 2005
40
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 2: BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG
Hệ thống ao hồ, kênh rạch trong
khu vực đô thò trên LVHTS Đồng Nai
đã bò ô nhiễm nghiêm trọng
Ô nhiễm nước mặt tại các kênh rạch nội
thành thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang
trở thành một trong những vấn đề nổi cộm của
lưu vực sông. Khu vực nội thành của thành
phố hiện có 5 hệ thống kênh rạch tiêu
thoát nước chính. Hầu hết các kênh rạch
này đã bò ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm vi
sinh ở mức cao. Vào mùa khô, ô nhiễm trở
nên đặc biệt nghiêm trọng do khả năng tự
làm sạch của thủy vực kém hơn mùa mưa.
Đặc biệt, giá trò Coliform tại hầu hết các
kênh rạch đều ở mức rất cao, vượt TCVN

5942 - 1995 (loại B) từ hàng nghìn đến vài
chục nghìn lần (Hình 2.49).
Nhiều kênh rạch trong thành phố đã
trở thành các kênh nước thải. Tại đây, giá
trò BOD
5
vượt 5-16 lần TCVN 5942 - 1995
(loại B) (Hình 2.50). Theo kết quả quan
trắc, hệ thống kênh Tân Hóa - Lò Gốm
bò ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Giá trò
DO xấp xỉ bằng 0, tình trạng này kéo
dài trong suốt gần 10 năm nay cho thấy
đây thực sự là hệ thống kênh chết,
không còn khả năng tự làm sạch. Trên
suốt chiều dài kênh, không khí hai bên
bờ bò ô nhiễm nghiêm trọng bởi mùi hôi
thối bốc lên từ lòng kênh, một số đoạn
có hiện tượng tắc nghẽn kênh do lượng
rác thải ứ đọng quá nhiều.
Hình 2.49. Giá trò Coliform tại các kênh chính
của Tp. Hồ Chí Minh năm 2005
Nguồn: Cục BVMT
Hình 2.50. Hàm lượng BOD
5
tại một số kênh rạch
của Tp. Hồ Chí Minh năm 2005
Nguồn: Viện Tài nguyên và Môi trường, 2005
Nhiều nhà máy, khu công nghiệp và cảng
được xây dựng dọc sông Thò Vải
Nguồn: Cục BVMT

Khung 2.10. Tình hình ô nhiễm một số suối
tại các khu đô thò trên LVHTS Đồng Nai
Suối Săn Máu (Trung tâm Tp. Biên Hòa,
Đồng An) bò ô nhiễm do nước thải hỗn hợp
của thành phố Biên Hòa. Nước suối cũng bò ô
nhiễm hữu cơ và ô nhiễm vi sinh nghiêm trọng
(giá trò DO chỉ đạt 1,6 mg/l, Coliform vượt 240
lần TCVN 5942 - 1995 loại B.
Suối Ba Bò (Thủ Đức, Tp. HCM): bò ô nhiễm
hữu cơ do tiếp nhận nước thải từ KCN Đồng
Nai, Sóng Thần (Bình Dương) và từ khu dân
cư dọc 2 bên suối. Giá trò BOD
5
vượt 3,5 lần,
DO thấp dưới tiêu chuẩn 5 lần TCVN 5945-
1995 (loại B).
Nguồn: Báo cáo Tổng quan và đánh giá nhận xét
về tình hình môi trường và thực trạng quản lý,
bảo vệ nguồn nước ở LVHTS Đồng Nai, 2004
2.4.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm
Trên lưu vực hệ thống sông Đồng
Nai có nhiều nguồn nước thải gây ô
nhiễm nước sông. Phần này trình bày
theo thứ tự từ các nguồn nước thải gây
ô nhiễm nhiều nhất cho đến các nguồn
gây ảnh hưởng ít hơn, theo thứ tự:
nước thải công nghiệp, khai thác
khoáng sản, làng nghề, sinh hoạt, y tế,
nông nghiệp,
Hiện nay, LVHTS Đồng Nai đang chòu

áp lực mạnh mẽ của gia tăng dân số, đô
thò hóa và phát triển kinh tế, đặc biệt là
các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Ngoài ra môi trường nước
còn chòu tác động mạnh bởi hoạt động
phát triển thủy điện - thủy lợi, việc sử
dụng ngày càng nhiều phân bón hóa
học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông
nghiệp, hoạt động khai thác khoáng sản,
phát triển giao thông vận tải thủy
Trong số các nguồn thải có lưu lượng
thải lớn, nước thải sinh hoạt và nước thải
công nghiệp đóng góp tỷ lệ lớn nhất, với tải
lượng các chất ô nhiễm rất cao.
Nước thải công nghiệp
Theo thống kê đến hết năm 2004,
trên LVS có 9.147 doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp (trong đó thành phố
Hồ Chí Minh chiếm hơn 60%). Trong
số đó, có rất nhiều cơ sở sản xuất
phân tán, nằm xen kẽ trong các khu
dân cư, do đó công tác quản lý, kiểm
soát nguồn và lượng thải thường rất
khó khăn.
Xét về tổng lượng nước thải, bình
quân một ngày, lưu vực sông tiếp nhận
khoảng 480.000 m
3
nước thải từ các khu
công nghiệp và các cơ sở sản xuất công

nghiệp phân tán trên lưu vực.
Hoạt động của các KCN và KCX
Tính đến giữa năm 2006, trên lưu vực
có 56 KCN và KCX đang hoạt động (chủ
yếu tập trung ở các tỉnh thuộc vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam), trong số đó chỉ
có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải
tập trung, còn lại đều xả trực tiếp vào
nguồn nước, gây tác động lớn đến chất
lượng nước của các nguồn tiếp nhận.
41
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 2: BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG
Khung 2.11. Xử lý nước thải của các KCN
và KCX tại Tp. Hồ Chí Minh
Theo thống kê, các KCN, KCX của thành phố
Hồ Chí Minh có tổng lượng nước thải khoảng
30.000 m
3
/ngày. Trong đó chỉ khoảng gần 6.000
m
3
/ngày được xử lý (chiếm gần 20% tổng lượng
nước thải). Tuy nhiên, tỷ lệ nước thải được xử lý
đạt tiêu chuẩn TCVN còn ít hơn nhiều.
Nguồn: Sở TN&MT Tp. Hồ Chí Minh, 2006
Hình 2.51. Số doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp tại các tỉnh/thành phố
thuộc LVHTS Đồng Nai

Nguồn: Niên giám thống kê 2005
Nước sông Thò Vải Nguồn: Cục BVMT
42
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 2: BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG
Các KCN và KCX tập trung đóng góp
một lượng lớn nước thải (khoảng 120.000
m
3
/ngày) vào LVS. Trong đó, lớn nhất là
nước thải từ các KCN và KCX của Đồng
Nai (57,2%), tiếp đó là Tp. Hồ Chí Minh
(23%) và Bình Dương (9%) (Hình 2.52).
Nguồn tiếp nhận nước thải của các
KCN này là khu vực trung lưu và hạ lưu
sông Đồng Nai (KCN của Đồng Nai,
Bình Dương), sông Sài Gòn (KCN của
Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương) và sông
Thò Vải (KCN, cảng nước sâu của Đồng
Nai, Bà Ròa - Vũng Tàu). Cùng với lượng
lớn nước thải sinh hoạt, nước thải từ các
KCN và các cơ sở công nghiệp phân tán
đã gây ô nhiễm nghiêm trọng khu vực
hạ lưu sông Đồng Nai, sông Sài Gòn.
Đặc biệt sông Thò Vải đã bò ô nhiễm rất
nghiêm trọng (vùng trung lưu đã trở
thành “đoạn sông chết”).
Hoạt động khai thác khoáng sản
Hiện nay, hoạt động khai thác khoáng

sản phát triển tương đối mạnh trong lưu
vực. Nhóm khoáng sản kim loại tập
trung chủ yếu ở khu vực thượng lưu
(Lâm Đồng, Đồng Nai), nhóm khoáng
sản phi kim (cát, đá, đất sét ) tập trung
ở vùng hạ lưu (Bình Dương, Tp. Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Long An). Các hoạt
động khai thác đang là một nguyên
nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng
nước mặt (kể cả ô nhiễm kim loại nặng).
Khai thác quặng Bôxit (Lâm Đồng -
thượng nguồn sông Đồng Nai) và khai
thác vàng (khoảng 50 điểm quặng và mỏ
vàng tập trung ở phía bắc tỉnh Đồng
Nai, Lâm Đồng và một phần phía nam
tỉnh Đắk Nông): chủ yếu là hoạt động
khai thác lộ thiên, phương tiện khai thác
rất thủ công. Hoạt động khai thác sử
dụng đến hàng trăm nghìn m
3
nước; việc
đào bới, rửa xói từ hàng chục đến trăm
nghìn tấn đất, thải ra suối đã làm ô
nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai.
Hình 2.52. Tỷ lệ lưu lượng nước thải từ
các khu công nghiệp tập trung của một số
tỉnh/thành phố trong LVHTS Đồng Nai
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005
T¶i lưỵng c¸c chÊt « nhiƠm (kg/ngµy)
§Þa phương

Sè KCN
KCX
Sè nhµ m¸y
KCN cã hƯ thèng
xư lý nưíc th¶i
tËp trung
Lưu lượng
nưíc th¶i
(m
3
/ngµy)
TSS
BOD
5

COD
Tỉng N
Tỉng P
TPHCM
15
982
7
27.205
5923,5
12826,0
28389,2
508,1
256,0
§ång Nai
17

608
6
67.680
8316,9
6264,1
46828,0
920,0
261,4
Bình Dương
12
613
7
10.620
409,7
223,7
651,2
132,3
16,5
BR-VT
06
89
1
6.100
298,2
366,4
1056,8
42,4
8,2
Long An
05

47
0
1.717






T©y Ninh
01
68
0
5.000
(*)





Tỉng céng
56
2.355
21
118.322







Bảng 2.8. Tổng hợp nguồn thải từ các khu công nghiệp tại một số tỉnh/thành phố thuộc
lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005
(
*
)
số liệu ước tính
43
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 2: BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG
Khai thác cát: cát được khai thác là
cát bồi tích trên các sông vùng hạ lưu
của lưu vực (chủ yếu là sông Đồng Nai,
Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, Nhà Bè và Soài
Rạp). Các hoạt động khai thác ở khu vực
hạ lưu đã có những ảnh hưởng tới môi
trường nước, đặc biệt việc khai thác cát
trên sông Đồng Nai đã dẫn đến hậu quả
làm rạn nứt, sụt lở đất hai bên bờ sông.
Nước thải làng nghề
Theo số liệu năm 2002, khu vực phía
Nam Trung Bộ và Nam Bộ có tổng số
491 làng nghề với 291 xí nghiệp, hợp tác
xã sản xuất. Các dạng làng nghề bao
gồm: chế biến thực phẩm, chiếu cói, sơn
mài, mây tre, gốm sứ, thêu, dệt, chế biến
gỗ, chế biến kim loại và một số loại hình
làng nghề khác. Trong đó, làng nghề chủ

yếu là mây tre (27,9%), chiếu cói (19,4%),
chế biến gỗ (11,2%), gốm sứ (6,9%)
Phần lớn các cơ sở tiểu thủ công
nghiệp tại các làng nghề có thiết bò, công
nghệ đơn giản, mặt bằng sản xuất nhỏ,
khả năng đầu tư cho hệ thống xử lý nước
thải rất hạn chế, do đó đã gây ô nhiễm
môi trường khá trầm trọng, với những
đặc trưng khác nhau cho mỗi loại hình.
Nước thải sinh hoạt
Hiện nay trên toàn lưu vực có 77 khu
đô thò với dân số khoảng 8,4 triệu người
(chiếm 60% dân số toàn lưu vực). Phân
bố các khu đô thò không đồng đều, tập
trung nhiều nhất trên LVS Sài Gòn. Khu
vực từ trung tâm Tp. Hồ Chí Minh đến
Thò xã Thủ Dầu Một tập trung khoảng
gần 6 triệu dân. Tốc độ đô thò hóa
nhanh, trong khi đó hạ tầng kỹ thuật đô
thò phát triển không tương xứng, làm gia
tăng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.
Các khu đô thò hàng ngày thải vào hệ
thống sông Đồng Nai trung bình khoảng
992.000 m
3
nước thải sinh hoạt. Tất cả
các đô thò trên LVS đều chưa có hệ
thống xử lý nước thải sinh hoạt. Đây là
nguồn thải lớn, gây ô nhiễm môi trường
lưu vực, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ và

vi sinh vật.
T¶i lưỵng c¸c chÊt « nhiƠm (kg/ngµy)
Lµng nghỊ
BOD
5

COD
SS
N tỉng
P tỉng
CN
NH
4
+
Lµng nghỊ chÕ biÕn tinh bét s¾n
Trµ Cỉ
217,7
544,4
281,9
42,7
7,2
1,0
-
Lµng nghỊ t¬ t»m B¶o Léc
144,6
379,2
310,2
984,0
132,0
-

742,2

Tªn lµng nghỊ
§Þa chØ
Sè hé
s¶n
xt
Lưu lưỵng
nưíc th¶i s¶n
xt (m
3
/n¨m)
Lưu lưỵng nưíc
th¶i sinh ho¹t
(m
3
/n¨m) (*)
Lµng nghỊ chÕ biÕn tinh bét
s¾n Trµ Cỉ
Êp Trµ Cỉ, x· B×nh Minh, hun
Thèng NhÊt, tØnh §ång Nai
65
105.480
83.424
Lµng nghỊ gèm sø Thn An
X· Hưng §Þnh, hun Thn An,
tØnh B×nh Dư¬ng
800
-
211.846

Lµng nghỊ s¬n mµi, thđ c«ng
mü nghƯ Tư¬ng B×nh HiƯp
X· Tư¬ng B×nh HiƯp, thÞ x· Thđ
DÇu Mét, tØnh B×nh D ư¬ng
200
-
406.698
Lµng nghỊ t¬ t»m B¶o Léc
TX B¶o Léc, tØnh L©m §ång
5.000
180.000
4.701.200

Bảng 2.9. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải tại một số làng nghề trong lưu vực
Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, 2002
Bảng 2.10. Một số làng nghề điển hình trên lưu vực
Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, 2002
44
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2006
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Chương 2: BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG
Trong LVS, thành phố Hồ Chí Minh
đóng góp lượng nước thải sinh hoạt lớn
nhất (77,5%). Hạ lưu sông Sài Gòn,
đoạn chảy qua trung tâm thành phố Hồ
Chí Minh, nước sông đã bò ô nhiễm
nghiêm trọng do đây là khu vực tiếp
nhận lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất
của thành phố.
Đồng Nai là đòa phương đóng góp

lượng nước thải sinh hoạt lớn thứ 2
trong lưu vực. Hạ lưu sông Đồng Nai là
nơi tiếp nhận chủ yếu lượng thải này,
đặc biệt đoạn sông qua thành phố Biên
Hòa (tiếp nhận 87% tổng lượng nước
thải sinh hoạt của tỉnh) môi trường nước
đã bò ô nhiễm hữu cơ nặng.
Nước thải y tế
Hầu hết các bệnh viện và trung tâm y
tế trong LVS đều chưa có hệ thống xử lý
nước thải hoặc đã có nhưng xử lý chưa
triệt để (Khung 2.12).
Lượng nước thải này hầu hết được
thải trực tiếp vào hệ thống tiếp nhận
nước thải sinh hoạt và được đưa vào
nguồn nước mặt trong LVS. Đây là
nguồn tiềm ẩn nguy cơ lan truyền dòch
bệnh qua môi trường nước.
T¶i lưỵng c¸c chÊt « nhiƠm (kg/ngµy)
§Þa phư¬ng
TSS
BOD
5

COD
N-NH
4
+

P

tỉng

DÇu mì
L©m §ång
22.824
14.658
27.138
951
517
2.603
B×nh Thn
1.000
594
1.074
43
24
90
§¾k N«ng
2.972
1.765
3.193
128
72
269
B×nh Phưíc
7.448
4.494
8.170
317
177

707
B×nh Dư¬ng
21.209
12.596
22.789
911
511
1.916
T©y Ninh
14.366
8.695
15.821
613
340
1.377
Long An
14.994
9.134
16.655
639
354
1.467
§ång Nai
34.620
22.512
41.820
1435
776
4.082
TPHCM

255.787
175.126
329.857
10.380
5.467
34.461
Toµn lưu vùc
375.220
249.574
466.517
15.417
8.238
46.972

Bảng 2.11. Tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải đô thò của một số tỉnh/thành phố
trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai năm 2004
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005
Khung 2.12. Nước thải y tế tại Tp. Hồ Chí Minh
Theo thống kê, toàn thành phố có 109 bệnh
viện và trung tâm y tế với tổng lượng nước thải
khoảng 17.000 m
3
/ngày. Trong đó có khoảng
13.000 m
3
/ngày đã được xử lý (chiếm 78%
tổng lượng nước thải). Tuy nhiên, tỷ lệ nước
thải bệnh viện được xử lý đạt tiêu chuẩn
TCVN 6772 - 2000 mới chỉ chiếm 26% so với
tổng lượng thải.

Nguồn: Sở TN&MT Tp. Hồ Chí Minh, 2006
Hình 2.53. Tỷ lệ nước thải y tế ước tính theo
số gường bệnh của các tỉnh/thành phố trong
LVHTS Đồng Nai
Nguồn: Niên giám thống kê 2005

×